Đề tài Nghiên cứu chương trình Địa lý lớp 9

Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" vững bước đi lên CNXH, muốn tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát triển giáo dục và đào tạo - phát huy nguồn lực con người, là một yếu tố giúp cho quá trình phát triển và hội nhập của đất nước nhanh và bền vững.

Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng bới một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động nắm bắt tốt khoa học và công nghệ hiện đại, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng và xu thế toàn cầu hoá hiện nay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu chương trình Địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" vững bước đi lên CNXH, muốn tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát triển giáo dục và đào tạo - phát huy nguồn lực con người, là một yếu tố giúp cho quá trình phát triển và hội nhập của đất nước nhanh và bền vững. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng bới một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động nắm bắt tốt khoa học và công nghệ hiện đại, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng và xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS, tôi nhận thấy muốn tạo ra nguồn lực con người - một thế hệ trẻ có đầy đủ hành trang để bước vào tương lai thì không chỉ có đủ kiến thức về Văn, Toán, Lý, Hoá... mà còn phải hiểu biết đầy đủ về khoa học Địa lý. Địa lí là môn học có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Bởi môn Địa lí góp phần làm cho học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người. Muốn học sinh lĩnh hội được các kiến thức đó, giáo viên cần trang bị cho các em những kĩ năng địa lí cần thiết, một trong những kĩ năng quan trọng của môn học là kĩ năng khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê. Vậy làm thế nào để học sinh sử dụng các bảng số liệu thống kê đạt hiệu quả trong việc khai thác kiến thức, tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập môn Địa lí hơn nữa và một phần nào đó giúp cho các đồng nghiệp khi sử dụng các kỹ năng cơ bản hướng dẫn học sinh khai thác các bảng số liệu thống kê được dễ dàng và bớt đi khó khăn?. Với những trăn trở đó, tôi đã chọn đề tài này. II. Nhiệm vụ của đề tài. - Tìm hiểu cơ sở lí luận và kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng khai thác bảng số liệu thống kê địa lí - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học Địa lí nói chung và kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê địa lí của học sinh khối 9 trường THCS Hoằng Hải - Hoằng Hoá - Từ kết quả nghiên cứu đưa ra cách hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu thống kê và tìm ra các bước tiến hành rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí 9, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí ở bậc THCS. III. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu chương trình Địa lý lớp 9 - Kĩ năng khai thác các bảng số liệu thống kê địa lý của học sinh các lớp 9A, 9B, trường THCS Hoằng Hải - Hoằng Hoá. - Các giờ dạy của môn học Địa lý và các giờ thao giảng của giáo viên trường THCS Hoằng Hải - Hoằng Hoá IV. Phươpháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, tôi đã tiến hành bằng các phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Với phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu lí thuyết về rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh; Các chuyên đề tập huấn thay sách giáo khoa cho giáo viên; Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Viện KHGD; tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí... để rút ra được kỹ năng tốt nhất, truyền thụ, hướng dẫn các em trong quá trình khai thác kiến thức qua các bảng số liệu thống kê. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát việc học tập bộ môn Địa lý của học sinh, mức độ nắm bắt kĩ năng khai thác bảng số liệu thống kê của học sinh và viện rèn luyện kĩ năng khai thác bảng số liệu thống kê cho học sinh của giáo viên trong Nhà trường nhằm thu thập các thông tin cần thiết về phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê của giáo viên và kết quả học tập bộ môn của học sinh 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: - Nghiên cứu đồ dùng dạy học và giáo án của giáo viên. - Nghiên cứu khả năng tiếp nhận của học sinh sau một quá trình học tập. 4. Phương pháp so sánh: So sánh các phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ bảng số liệu mới với các phương pháp cũ để thấy được hiệu quả của phương pháp mới. 5. Phương pháp chứng minh: chứng minh bằng số liệu đối chứng cụ thể qua các năm học. B. phần nội dung Phần I. Cơ sở lý luận Địa lý học sẽ là một ngành khoa học có phạm trù rộng lớn tính thực nghiệm, nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng địa lý xảy ra bên bề mặt Trái đất mà còn tìm cách giải thích phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố địa lý cũng như cũng thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần vào việc phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế xã hội nước nhà. Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Việc dạy và học môn Địa lý ở trường THCS muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với phần lý thuyết, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê địa lí là một yêu cầu bắt buộc và có tác dụng lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong qúa trình học tập. Các bảng số liệu thống kê có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành các tri thức về địa lí tự nhiên cũng như địa lí kinh tế - xã hội. Chúng "soi sáng và giải thích được nhiều khái niệm và quy luật địa lí". Nhiều luận điểm, lí thuyết có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn khi có số liệu chứng minh. Trong địa lí kinh tế - xã hội, nhờ những số liệu mà học sinh có thể xác định được cơ cấu của các ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của từng lãnh thổ Cho học sinh làm quen với phương pháp sử dụng và phân tích các số liệu là một trong những biện pháp làm tăng vốn hiểu biết về thực tiễn của các em, vì các số liệu không chỉ có trong các tài liệu địa lí mà chúng còn được giới thiệu rộng rãi trên các báo, các tạp chí, các tài liệu thông tin đại chúng, mà qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả. Do vậy, nên khi dạy bộ môn Địa lý thì người giáo viên cần phải trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê địa lí, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của các em, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Phần II. Cơ sở thực tiễn 1. Đại bộ phận các giờ Địa lý ở trong Nhà trường, học sinh đều xem nhẹ, coi đây là môn học "phụ" nên chất lượng học tập chưa cao, do đó, kiến thức Địa lí nói chung còn rất hạn chế. 2. Trong SGK Địa lí 9 có tổng số 52 bảng số liệu thống kê, nhưng qua thực trạng dạy cũng như đi dự giờ rút kinh nghiệm một số tiết dạy thì tôi nhận thấy có những tiết giáo viên gặp những phần dạy có số liệu thống kê thì rất lúng túng trong truyền đạt cho học sinh hoặc là bỏ qua. Từ đó học sinh sau khi học xong bài không hiểu bài, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tư duy sáng tạo của các em, không đáp ứng được mục tiêu của bài học đề ra. 3. Thực trạng về thực trạng về chất lượng: Qua kết quả học tập nhiều năm học trước và cụ thể là thống kê khảo sát chất lượng sau học kì I của học sinh khối 9 trường THCS Hoằng Hải - Hoằng Hoá năm học 2005 - 2006 như sau: Lớp 9A: Lớp đối chứng. Lớp 9B: Lớp thực nghiệm. Lớp Tổng số bài Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 9A 39 0 0 5 12 24 62 10 26 9B 40 0 0 3 8 26 65 11 27 Qua bảng thống kê kết quả trên rõ ràng kết quả học tập chưa cao, chưa có học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh khá còn ít, loại TB và yếu nhiều, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng chung của sự nghiệp giáo dục và sự phát triển xã hội. Trước thực trạng đó, tôi luôn nghiên cứu tài liệu, học hỏi điều chỉnh trong từng tiết học giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, phát huy tính tư duy sáng tạo, gây hứng thú học tập bộ môn, chú trọng rèn luyện được các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9. Phần III: Các biện pháp thực hiện Các biện pháp chung: - Trước hết trong từng bài giảng phải chuẩn bị thật chu đáo về mặt bài soạn, giáo viên phải biết phân tích kỹ nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Định rõ kiến thức trọng tâm, trọng điểm, phân biệt đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức thứ yếu, những kĩ năng nào cần phải rèn luyện từ đó giáo viên lập tiến trình cho bài giảng thật logíc, tạo điều kiện cho sự tiếp thu kiến thức của học sinh. - Tổ chức cho học sinh khai thác tốt kênh hình, kết hợp kênh chữ, giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách chủ động chọn vẹn. Đồng thời qua giờ dạy có điều kiện để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả và gây được hứng thú học tập bộ môn. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình và yếu kém, nhằm phát huy trí lực của 3 đối tượng học sinh. Qua hệ thống câu hỏi phát hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi có tính chất giúp các em tư duy tổng hợp, từ đó các em có thể nắm kiến thức một cách chủ động, phát triển trí tư duy lôgíc. - Rèn luyện kỹ năng tư duy Địa lý, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát, xác định các mối liên hệ địa lý . - Sử dụng linh hoạt khéo léo các phương pháp phù hợp với nội dung từng phần hay từng bài giảng . - Đa dạng hoá các hình thức hoạt động của học sinh (Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động theo cặp, cả lớp...) giúp các em tăng cường hứng thú và tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức. 2. Xây dựng các bước tổ chức cho học sinh phân tích bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa Địa lí 9 2.1. Tổ chức học sinh xác định nội dung bảng số liệu thống kê: - Yêu cầu học sinh đọc tiêu đề của bảng - Đọc đề mục các cột. - Xác định đơn vị tính và thời điểm đi kèm với số liệu. - Đọc phần chú thích ở cuối bảng (nếu có) 2.2. Tổ chức tiến hành phân tích bảng số liệu thống kê - Xác định mục đích của việc phân tích bảng số liệu. - Hướng dẫn học sinh tìm ra được mối quan hệ giữa các số liệu. - Tính toán, xử lí, quy đổi từ số liệu thô sang số liệu tinh (%; số lần) nếu cần. - Xác định các giá trị cực đại và các giá trị cực tiểu. - Phân tích nội dung từng vấn đề, so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột và hàng. 2.3. Tổ chức học sinh tiến hành nhận xét bảng số liệu thống kê - Từ kết quả phân tích, đưa ra những nhận xét, kết luận cần thiết. - Kết hợp với kênh chữ và PTDH khác để lí giải nhận xét. - Vận dụng kiến thức đã có và liên hệ thực tế để giải thích kết luận. 3. Tổ chức giảng dạy về phân tích bảng số liệu thống kê Địa lí lớp 9 Để giảng dạy thành công về phân tích bảng số liệu thống kê sách giáo khoa Địa lí lớp 9 cần phải: GV: Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa chuẩn bị giáo án, xác định rõ mục tiêuvề kiến thức và kĩ năng mà học sinh phải đạt được qua từng bảng số liệu thống kê. GV: Phải chuẩn bị đầy đủ bảng phụ, lược đồ, tranh ảnh... HS: Chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên. Tổ chức cho học sinh học về bảng số liệu thống kê sách giáo khoa Địa lý 9 có thể áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: - Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh. - Sử dụng bảng phụ trong đó chứa đựng được những yêu cầu chủ yếu của câu hỏi, bài toán... - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Giáo viên có thể chia từ 2 đến 5 học sinh thành cặp hoặc nhóm thảo luận cử ra đại diện nhóm trưởng (tổ chức cho học sinh thảo luận), thư kí (ghi nội dung thảo luận). Khi sử dụng phương pháp này giáo viên là người tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi, phân tích bảng số liệu thống kê theo các bước. 4. Những điểm cần lưu ý khi rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê địa lí cho học sinh: - Không bỏ qua số liệu nào. - Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào chi tiết. - Tuỳ điều kiện thích hợp, giáo viên có thể đưa thêm các bảng số liệu ngoài SGK phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học nhưng số liệu phải chính xác. Đồng thời không nên lạm dụng quá mức các bảng số liệu thống kê gây nên sự nhàm chán cho học sinh và quá tải cho chương trình. - Đặt ra các câu hỏi để giải đáp, phân tích, tổng hợp các số liệu phải chính xác, phù hợp nhằm tìm ra kiến thức mới. Sau khi xây dựng được các biện pháp, yêu cầu như trên, tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn ở khối lớp 9 năm học 2006 - 2007. Vì điều kiện thời gian và quy mô có hạn nên trong sáng kiến này tôi chỉ đưa ra một số ví dụ về rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê địa lí như sau: a/ Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu qua bảng 2.2 (Mục III: Cơ cấu dân số - Bài 2: Dân số và gia tăng dân số - trang 9, SGK Địa lí 9): Bảng 2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi ở Việt Nam (%). Nhóm tuổi Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0 - 14 21,8 20,7 20,1 18,9 17,4 16,1 15 - 59 23,8 26,6 25,6 28,2 28,4 30,0 60 trở lên 2,9 4,2 3,0 4,2 3,4 4,7 Tổng số 48,5 51,5 48,7 51,3 49,2 50,8 * Mục tiêu: - Qua bảng số liệu học sinh thấy được cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên, tỉ số giới tính đang dần tiến tới cân bằng. - Học sinh biết cách khai thác bảng số liệu về dân số. * Tiến trình phân tích bảng số liệu: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng cho biết: + Nội dung của bảng số liệu ? HS: => Cơ cấu dân số theo giới tính và theo nhóm tuổi + Các đối tượng thể hiện trong bảng ? HS: => Thể hiện 3 nhóm tuổi (0 - 14; 15 - 59; 60 trở lên; tổng số), tỉ lệ nam - nữ của từng nhóm tuổi, 3 năm (1979; 1989; 1999) + Đơn vị tính của bảng ? HS: => % Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp với nội dung: + So sánh tỉ lệ của 3 nhóm tuổi ? HS: => nhóm tuổi 15 - 59 chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó đến nhóm tuổi 0 - 14, thấp nhất là nhóm tuổi trên 60. + Sự thay đổi tỉ lệ của từng nhóm tuổi qua các năm ? HS: => 0 - 14: giảm 15 - 59: tăng Trên 60: tăng. + Giữa 2 nhóm dân số nam và nữ, nhóm nào có tỉ lệ lớn hơn ? HS: => nhóm nữ. + Giữa 2 nhóm dân số nam và nữ, tỉ lệ từng nhóm thay đổi như thế nào ? HS: => tỉ lệ nhóm nữ đang tăng lên, nam giảm đi. Bước 3: Giáo viên tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận cùng nội dung: ? Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta thời kì 1979 - 1999 ? Bằng hiểu biết của mình hãy giải thích nhận xét đó ? => Các nhóm thảo luận 5 phút, giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt kiến thức: - Nước ta vẫn là nước có dân số trẻ, nhưng cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong và trên tuổi lao động đang tăng lên. Tỉ số giới tính đang tiến dần tới sự cân bằng. Mặc dù học sinh đã được làm quen với bảng số liệu thống kê ở các lớp dưới nhưng bảng 2.2 là một trong những bảng số liệu đầu tiên của chương trình Địa lí 9 nên cần hướng dẫn các em phân tích một cách chi tiết như trên, khi gặp các bảng số liệu sau các em sẽ hình dung được các bước khai thác để tìm ra kiến thức cần thiết đồng thời làm cơ sở cho việc rèn luyện các kĩ năng cao hơn. b/ Hướng dẫn học sinh phân tích bảng 9.1 (Mục I: Lâm nghiệp - Bài 9 trang 34 SGK Địa lí 9). Bảng 9.1. Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha) Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng 4733,0 5397,5 1442,5 11573,0 * Mục tiêu: - Qua bảng số liệu học sinh thấy được tài nguyên rừng nước ta gồm 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Biết tỉ lệ của từng loại rừng và độ che phủ rừng năm 2000. - Học sinh có kĩ năng xử lí và khai thác số liệu về diện tích rừng. * Tiến trình phân tích bảng số liệu: Bước 1: Lúc này học sinh đã có kĩ năng xác định nội dung bảng số liệu thống kê nên giáo viên đi thẳng vào câu hỏi: CH: Quan sát bảng 9.1 cho biết năm 2000 nước ta có diện tích rừng là bao nhiêu, có những loại rừng nào ? HS: => Nước ta có diện tích rừng là 11573 nghìn ha với 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Bước 2: Phân tích bảng số liệu: CH: Dựa vào bảng 9.1, tính cơ cấu các loại rừng và độ che phủ rừng ở nước ta ? => Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tính cơ cấu, quy đổi số liệu ra phần trăm (%) bằng cách lấy số liệu của từng đối tượng chia cho tổng rồi nhân với 100. Ví dụ: Rừng sản xuất = 4733,0 x 100 11573,0 => Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành bảng: Bảng cơ cấu diện tích rừng nước ta, năm 2000 (%) Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng 40,8 46,7 12,5 100 - Tương tự, khi đã biết diện tích rừng và diện tích lãnh thổ nước ta, yêu cầu học sinh tính độ che phủ rừng năm 2000: Độ che phủ rừng = 11573,0 x 100 = 35,1% 32924,7 Bước 3: Nhận xét về cơ cấu và độ che phủ rừng: CH: Dựa vào kết quả số liệu đã xử lí, em hãy nhận xét về cơ cấu rừng nước ta? HS: => Gồm 3 loại rừng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ lớn, rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ nhỏ. Giáo viên: Đưa bảng số liệu về diện tích rừng/người năm 1995: Lãnh thổ Diện tích rừng/người (ha/người) Việt Nam 0,14 Châu á 0,40 Thế giới 1,60 CH: Dựa vào số liệu đã xử lí và bảng trên, em có nhận xét gì về tỉ lệ rừng ở Việt Nam ? HS: => Độ che phủ rừng ở nước ta còn thấp. Đến đây ngoài biết đọc bảng số liệu thông thường học sinh còn có thêm kĩ năng xử lí số liệu sang % và biết kết hợp với nội dung SGK để nêu lên đặc điểm của đối tượng địa lí. c. kết luận 1. Kết quả Sau khi tiến hành khảo sát kết quả giảng dạy theo các bước và các yêu cầu đã đề ra, tôi nhận thấy hiệu quả đem lại rất khả quan. Số lượng học sinh nắm bài hiểu bài cao hơn. thông qua việc sử dụng phương pháp này, học sinh đã được trang bị kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê nên không chỉ giáo viên giảng dạy thấy nhẹ nhàng và kiểm soát được hoạt động của học sinh mà còn phát huy được tính tích cực sáng tạo và hứng thú của các em trong việc lĩnh hội kiến thức. Vì vậy chất lượng được nâng cao rõ rệt, cụ thể được khảo sát học kì I năm học 2006 - 2007 như sau: Lớp 9A: Lớp đối chứng. Lớp 9B: Lớp thực nghiệm. Lớp Số bài Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 9A 39 1 2,5 8 20,5 24 61,5 6 15,5 9B 40 5 12,5 13 32,5 22 55 0 0 Từ khảo sát kết quả cho thấy chất lượng giáo dục của lớp 9B kết quả cao so với lần 1: học sinh giỏi 12,5%; khá 32,5%; số học sinh yếu không còn. So với lớp 9A (lớp đối chứng) thì chất lượng của 9B tăng cao rõ rệt. Với kết quả thực nghiệm này thì ta thấy rõ ràng các biện pháp, yêu cầu đã đưa ra ở trên là đúng đắn nên đã mang lại hiệu quả cao, góp phần đạt được mục tiêu của giáo dục đề ra. Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu giảng dạy về phân tích bảng số liệu thống kê trong chương trình Địa lí lớp 9 tôi nhận thấy: Với kiểu biên soạn sách giáo khoa mới hiện nay hầu hết các bài học đều sử dụng bảng số liệu thống kê thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sau: Kĩ năng xác định nội dung và cấu tạo của một bảng số liệu thống kê địa lí. Kỹ năng xác định, phân loại được yêu cầu đề ra từ bảng số liệu thống kê. Kỹ năng xử lý số liệu. Kỹ năng nhận xét, giải thích từ bảng số liệu thống kê. Với kiểu bài kiến thức có sử dụng số liệu thống kê nói chung và trong Địa lí 9 nói riêng, trong quá trình giảng dạy nên tuân theo 3 bước như đã giới thiệu, đó là: Bước 1: Tổ chức học sinh xác định nội dung bảng số liệu. Bước 2: Hướng dẫn học sinh xử lý, phân tích số liệu. Bước 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét, giải thích bảng số liệu. Trong các bước nói trên đặc biệt chú trọng đến bước 2, thông qua bước này giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện được kỹ năng xử lý số liệu thống kê. Từ đó có thể học sinh nắm được kiến thức và áp dụng được cho chương trình học tập địa lí nói chung và địa lí 9 nói riêng. Khi tiến hành rèn luyện kĩ năng khai thác các bảng số liệu thống kê địa lí cho học sinh, giáo viên cần chú ý các vấn đề: Không bỏ qua số liệu nào. Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào chi tiết. Tuỳ điều kiện thích hợp, giáo viên có thể đưa thêm các bảng số liệu ngoài SGK phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học nhưng số liệu phải chính xác. Đồng thời không nên lạm dụng quá mức các bảng số liệu thống kê gây nên sự nhàm chán cho học sinh và quá tải cho chương trình. Đặt ra các câu hỏi để giải đáp, phân tích, tổng hợp các số liệu phải chính xác, phù hợp nhằm tìm ra kiến thức mới. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động của học sinh (Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động theo cặp, cả lớp...) 2. Kiến nghị, đề xuất Do thời gian nghiên cứu và năng lực có hạn nên tôi chỉ mới nghiên cứu một lĩnh vực nhỏ trong quá trình thực hiện thay sách giáo khoa mới. Tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp, các nhà giáo dục tiếp tục mở rộng nghiên cứu để tìm các giải pháp, biện pháp tốt nhất để áp dụng vào công cuộc cải cách giáo dục của Nhà nước. Qua đề tài của mình, tôi mong muốn giáo viên cần quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng số liệu thống kê địa lí nói chung cho học sinh vì đây là một trong những kĩ năng cần thiết học sinh phải có mới có thể chủ động, tự giác, yêu thích và học tập tốt được bộ môn Địa lí, đặc biệt là phần Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam. Hơn nữa, khi học sinh đã có kĩ năng này thì việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Các trường và các cơ quan hữu quan cần tăng cường các phương tiện dạy học tối thiểu, cần thiết cho việc giảng dạy và học tập bộ môn như: sách giáo khoa, tập bản đồ, at lát, các loại bản đồ treo tường, tranh ảnh ,băng hình... tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập Địa lí. Học sinh và phụ huynh: Học sinh cần có cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò, vị trí của môn Địa lí trong hệ thống giáo dục. Cần phải chịu khó học bài, chú ý nghe giảng, làm bài tập ở nhà... Phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã được rút ra qua thực tế giảng dạy và sử dụng thấy có hiệu quả. Vì điều kiện và khả năng còn hạn chế nên chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp sau mỗi lần viết đề tài . Hoằng hải ngay 5 tháng 4 năm 2008 Người thực hiện Lê Thị Thái Hoà Tài liệu tham khảo 1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân của Bộ GD & ĐT - 2002. 2. Thiết kế bài giảng Địa lý 9 tập 1, 2. 3. Sách giáo viên Địa lý lớp 9 4. Sách giáo khoa Địa lý 9. 5. Lí luận dạy học Địa lí- NXB ĐHQG Hà Nội - 2002 6. Rèn luyện kĩ năng địa lí - NXB Giáo Dục - 1999

File đính kèm:

  • docthu se biet.doc