Đề tài Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix

- "Nam quốc sơn hà” - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ đã như một thông điệp nhắn nhủ với quân xâm lược sẽ chuốc lấy thất bại nếu xâm phạm bờ cõi Đại Việt

Nam quốc sơn hà

(Lý Thường Kiệt)

 Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

 Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ

 Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

 Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

 Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

 

 

 

 

 

 -"Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường,

nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng" và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang.

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ******************* Trường: THPT Trần Hưng Đạo Lớp: 10C1 Người thực hiện: Tổ 3 Danh sách tổ 3: Nguyễn Minh Đức Trần Bảo Ngọc Hồ Duy Sơn Dương Thị Thu Trần Thị Thu Trần Lưu Tiến Huỳnh Thị Kim Trang Phạm Thị Trang Bùi Thị Tú Trinh Phạm Nguyễn Tường Vi Tống Tường Vi Lâm Thị Kim Xuân Văn học trung đại Việt Nam phát triển trong sự phát triển mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, tinh thần thời đại và những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. 1.Chủ nghĩa yêu nước - "Nam quốc sơn hà” - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ đã như một thông điệp nhắn nhủ với quân xâm lược sẽ chuốc lấy thất bại nếu xâm phạm bờ cõi Đại Việt Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Dịch thơ Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. -"Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng" và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài  “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang... (Phạm Văn Đồng) Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Hỡi ôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ. … Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê, bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. Khá thương thay: Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ. Ôi ! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ. Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ. Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm; vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số. Nhưng nghĩ rằng: Tấc đất ngọn rau ơn Chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó. Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió. Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ. Ôi thôi thôi ! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ. Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. Ôi ! Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ. Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ. Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó. Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ. Hỡi ôi thương thay ! - Khi Lê Lợi lên ngôi vua và cử Nguyễn Trãi viết bài cáo này để báo cho toàn dân biết về sự nghiệp kháng chiến thành công của nghĩa quân Lam Sơn và nêu cao khát vọng xây dựng đất nước ḥa binh thịnh trị. Bài đại cáo này đã được người xưa mệnh danh là "thiên cổ hùng văn" (hùng văn muôn thuở ), người nay coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai (sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà) của dân tộc.  Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) Từng nghe:  Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,  Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;  Như nước đại Việt ta từ trước,  Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,  Nước non bờ cõi đã chia,  Phong tục Bắc Nam cũng khác;  Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;  Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;  Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,  Song hào kiệt thời nào cũng có.  Cho nên:  Lưu Cung tham công nên thất bại;  Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;  Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô  Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã  Việc xưa xem xét.  Chứng cứ còn ghi.  - “ Phú sông Bạch Đằng’’ là tác phẩm nói lên sự tự hào trước truyền thống lịch sử Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu ) Khách hữu:  Quải hạn mạn chi phong phàm,  Thập hạo đãng chi hải nguyệt.  Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,  Mộ u thám hề Vũ Huyệt.  Cửu Giang, Ngũ Hồ,  Tam Ngô, Bách Việt.  Nhân tích sở chí,  Mị bất kinh duyệt.  Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách nhi,  Tứ phương tráng chí do khuyết như dã.  Nãi cử tiếp hề trung lưu,  Túng Tử Trường chi viễn du.  Thiệp Đại Than khẩu,  Tố Đông Triều đầu.  Để Bạch Đằng giang,  Thị phiếm thị phù. Dịch thơ Khách có kẻ:  Giương buồm giong gió chơi vơi,  Lướt bể chơi trăng mải miết.  Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,  Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.  Cửu Giang, Ngũ Hồ,  Tam Ngô, Bách Việt.  Nơi có người đi,  Đâu mà chẳng biết.  Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,  Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.  Bèn giữa dòng chừ buông chèo,  Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.  Qua cửa Đại Than,  Ngược bến Đông Triều,  Đến sông Bạch Đằng,  Bát ngát sóng kình muôn dặm,  Thướt tha đuôi trĩ một màu.  Nước trời một sắc,  Phong cảnh ba thu.  -Nếu bài “Binh Ngô đại cáo” là khúc ca thắng trận của người anh hùng thì thơ (Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập) là tấm lòng, là tâm thế của Ức Trai. “Côn Sơn ca” là bài hát về suối, đá, thông, trúc, là tình yêu quê hương, là những suy ngẫm buồn lo về cuộc đời, về kiếp ngươi hữu hạn trong dòng chảy vô hạn của thời gian. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn đã trở thành tâm hồn của Ức Trai. Côn Sơn ca ( Nguyễn Trãi ) Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm. Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. Về đi sao chẳng sớm toan, Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi. Muôn chung chín vạc làm gì, Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi. Đồng, Nguyên để tiếng trên đời, Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan. Lại kia trên núi Thú San, Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu. Hai đàng khó sánh hiền ngu, Đêu làm cho thoả được như ý mình. 2. Chủ nghĩa nhân đạo -Cảnh quân thù đày đọa dân lành vô tội:  Thất thủ kinh đô Ngày thời nó điệu như tù,  Đụng đâu (nó) đánh đấy, nổi u nổi nần.  Ngùi ngùi thân lại tủi thân,  Ngày bắt đi mần đêm bỏ thảm thương.  Bữa ăn bữa uống không thường,  Một ngày bát gạo, cơm lương muối vừng.  Lo ăn lo uống cho xong. - “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi. Cảnh Nhàn... (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chỗ lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao (Trích tập Bạch vân quốc ngữ thi) -Bài thơ “Thương vợ” ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, của người phụ nữ đảm đang chịu thương chịu khó vì chồng con. Thương vợ ( Tú Xương) Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phần Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. -“Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc : Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu dẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. Thu điếu (Nguyễn Khuyến) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng nước theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo  - Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thưong cảm đối với phụ nữ, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt trong trái tim họ. Và một lần nữa ta bắt gặp điều đó qua những câu thơ rất đỗi chân thành trong bài thơ Tự tình 2 trong chùm thơ Tự tình được viết nên từ những cung bậc tình cảm dừơng như đang làm rối bời tâm trạng nhà thơ... Tự tình ( Hồ Xuân Hương ) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn. Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con. -Vẻ đẹp của người trai thời Trần không chỉ thể hiện ở cái tư thế, khí phách, tầm vóc, sức mạnh mà còn thể hiện ở cái chí,cái tâm của người tráng sĩ. Cái chí, cái tâm ấy gắn liền với quan niệm chí làm trai. Theo Phạm Ngũ Lão chí làm trai phải gắn liền với hai chữ công danh, Chí làm trai này mang tinh thần, tư tưởng tích cực, gắn với ý thức trách nhiệm, lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm cho đời). Chí làm trai đó được coi là món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. Quan niệm lập công danh đã trở thành lý tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến. Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão ) Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. Dịch nghĩa: Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh, Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu -Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương bất hủ làTruyện Kiều. Truyện Kiều ( Nguyễn Du ) …Một tay gây dựng cơ đồ Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành Bó thân về với triều đình Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu Áo xiêm ràng buộc lấy nhau Vào luồng ra cúi công hầu mà chi Sao bằng riêng một biên thùy Sức này đã dễ làm gì được nhau Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai … -Tác phẩm “Lục Vân Tiên” của ông lại không hề mang âm sắc cao đạo của chuông vàng khánh bạc. Nó tự nhiên và giản dị như phù sa sông bồi. Nó nảy mầm xanh lá như cây gặp đất phù sa. Mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật của ông chất chứa một phần yêu thương, khao khát của nhân dân. Bởi nó đã nói thay tư tưởng, tiếng lòng của những con người khai sơn phá thạch: mọi triết lý đều thấm vào hành vi ứng xử, thành những câu ca phập phồng hơi thở cuộc sống; mọi ràng buộc phép tắc bị cởi bỏ, được nhân dân đan dệt thành chiếc võng đạo lý, ru bao giấc mơ đầy màu sắc tín ngưỡng dân gian.  Lục Vân Tiên ( Nguyễn Đình Chiểu ) Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ!" (câu thứ 125) "Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân." Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: "Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây." "Trước gây việc dữ tại mầy", "Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng." Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay, Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. Dẹp rồi lũ kiến chòm ong, Hỏi: "Ai than khóc ở trong xe này?" Thưa rằng: "Tôi thiệt người ngay," "Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ. "Trong xe chật hẹp khôn phô, "Cúi đầu trăm lạy, cứu cô tôi cùng." Vân Tiên nghe nói động lòng, Đáp rằng:"Ta đã trừ dòng lâu la". "Khoan khoan ngồi đó chớ ra, "Nàng là phận gái, ta là phận trai. "Tiểu thư con gái nhà ai, "Đi đâu nên nỗi mang tai bất kỳ.

File đính kèm:

  • docvan hoc tu TK X den het TK XIX.doc
Giáo án liên quan