Đề tài Những kinh nghiệm giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách trên toàn hành tinh chúng ta. Trong những năm gần đây ý thức bảo vệ môi trường của con người xuống cấp. Con người hủy hoại môi trường khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai đe dọa, thường xuyên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt sức khỏe con người.

 Chính vì vậy: Nhà nước ta đã có “Luật quốc gia” về bảo vệ môi trường năm 1993. Trong luật đã nhấn mạnh “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ SỰ NGHIỆP CỦA TOÀN DÂN”.

 Hiểu biết về môi trường những hành vi thái độ của con người đối với môi trường, phải được xem là một trong những giá trị nhân cách trong toàn bộ hệ thống nhân cách của con người. Giáo dục Mầm non là một trong những nấc thang hình thành nhân cách. Vì vậy không thể không tiến hành giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo. Để đảm bảo tính liên thông ngay từ lứa tuổi Mầm non, chúng ta cần phải hình thành cho những chủ nhân tương lai của đất nước những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về môi trường thiên nhiên xung quanh giúp trẻ có thái độ hành vi ứng xử đúng đắn. Biết cách dung hòa với thiên nhiên, sống với thiên nhiên Thông qua đó giáo dục cái đẹp cái thiện.

 Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người trong cộng đồng nhận thức và quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.

 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chúng, biết cách sống tích cực, thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể, trí tuệ. Trong thực tế việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở các trường mầm non hiện nay là một vấn đề còn nhiều hạn chế, giáo viên mới chỉ chú ý đến dạy trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường trong một số hoạt đông: Vệ sinh, qua hoạt động ngoài trời, hoạt động góc mới chỉ mang tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm, nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép trong các tiết học chưa được giáo viên quan tâm và chưa làm thường xuyên.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những kinh nghiệm giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LỤC YÊN TRƯỜNG MẦM NON MƯỜNG LAI. ---aéb --- ĐỀ TÀI NHỮNG KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoa Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: Mẫu giáo 3+4 tuổi Đơn vị: Trường mầm non Mường Lai Mường Lai, ngày 26 tháng 10 năm 2012. Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. II. Mục đích nghiên cứu. III. Thời gian – địa điểm. IV. Về mặt lí luận, về mặt thực tiễn. 5 PHẦN NỘI DUNG Chương I: Tổng quan. I. Khái niệm môi trường. 6 II. Một số vấn đề về giáo dục và giữ gìn môi trường cho trẻ mầm non. III. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu I. Khai thác nội dung giáo dục môi trường trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. II. Tạo môi trường giáo dục xung quanh cho trẻ hoạt động. III. Giáo dục môi trường mọi lúc mọi nơi. 13-16 IV. Phối hợp với phụ huynh triển khai nội dung giáo dục môi trường cho trẻ. 16 Chương III: Phương pháp nghiên cứu – kết quả nghiên cứu.I. Phương pháp nghiên cứu. 16-17 Chương III: Phương pháp nghiên cứu- Kết quả nghiên cứu I. Phương pháp nghiên cứu II. Kết quả nghiên cứu. 17-18 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận. 18-19 II. Kiến nghị. 19 Tài liệu tham khảo- phụ lục. 20 3 3-4 4 4 5 5-6 6-7 7-9 9-10 10-12 12 12-13 13-14 14 14-15 15 PHẦN MỞ ĐẦU. I. Lý do chọn đề tài: Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách trên toàn hành tinh chúng ta. Trong những năm gần đây ý thức bảo vệ môi trường của con người xuống cấp. Con người hủy hoại môi trường khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai đe dọa, thường xuyên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt sức khỏe con người. Chính vì vậy: Nhà nước ta đã có “Luật quốc gia” về bảo vệ môi trường năm 1993. Trong luật đã nhấn mạnh “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ SỰ NGHIỆP CỦA TOÀN DÂN”. Hiểu biết về môi trường những hành vi thái độ của con người đối với môi trường, phải được xem là một trong những giá trị nhân cách trong toàn bộ hệ thống nhân cách của con người. Giáo dục Mầm non là một trong những nấc thang hình thành nhân cách. Vì vậy không thể không tiến hành giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo. Để đảm bảo tính liên thông ngay từ lứa tuổi Mầm non, chúng ta cần phải hình thành cho những chủ nhân tương lai của đất nước những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về môi trường thiên nhiên xung quanh giúp trẻ có thái độ hành vi ứng xử đúng đắn. Biết cách dung hòa với thiên nhiên, sống với thiên nhiên … Thông qua đó giáo dục cái đẹp cái thiện. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người trong cộng đồng nhận thức và quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chúng, biết cách sống tích cực, thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể, trí tuệ. Trong thực tế việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở các trường mầm non hiện nay là một vấn đề còn nhiều hạn chế, giáo viên mới chỉ chú ý đến dạy trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường trong một số hoạt đông: Vệ sinh, qua hoạt động ngoài trời, hoạt động góc mới chỉ mang tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm, nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép trong các tiết học chưa được giáo viên quan tâm và chưa làm thường xuyên. Từ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề giáo dục môi trường ở lứa tuổi mẫu giáo. Liệu trẻ 3-4 tuổi có đủ khả năng để lĩnh hội những mối liên hệ qua lại trong thiên nhiên được không? Làm thế nào để giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết gĩư gìn và bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả nhất? Từ những câu hỏi trên tôi đã chọn: “Những biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết giữ gìn và bảo vệ môi trường” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để nghiên cứu trong năm học này. II. Mục đích nghiên cứu: Việc giáo dục môi trường không chỉ “Cho hôm nay” mà “cho cả ngày mai”, nhằm xây dựng một trường học “Xanh- sạch- đẹp” và một xã hội trong lành. Mục đích của GDBVMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập và sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa GDBVMT còn bao hàm cả việc đạt được những kĩ năng, có động lực và cam kết hành động dù với tư cách cá nhân hay tập thể để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Ngoài ra mục đích của việc GDBVMT còn cung cấp cho trẻ mầm non những thói quen tốt: Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật nuôi…Bên cạch đó giúp trẻ mầm non có những hiểu biết ban đầu về môi trường, bảo vệ môi trường từ đó giúp trẻ có hành vi, thói quen, thái độ ứng xử phù hợp hơn, sống thân thiện, hòa nhập với môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp cho các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng có kiến thức cơ bản về GDBVMT và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “Xanh- sạch- đẹp” môi trường và làm tấm gương cho trẻ, giáo dục trẻ có ý thức BVMT. Đó là mục tiêu của đề tài này. III. Thời gian - địa điểm: Tháng 8 nghiên cứu chương trình và thực tế tại lớp bé A Tháng 9 chọn tên đề tài và xây dựng đề cương và điều tra thực trạng. Tháng 10 viết đề tài hoàn thiện nộp cấp trường. IV. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn: M«i tr­êng bao gåm c¸c yÕu tè tù nhiªn vµ vËt chÊt nh©n t¹o bao quanh con ng­êi. M«i tr­êng cã tÇm quan träng ®Æc biÖt ®èi víi ®êi sèng con ng­êi vµ sù ph¸t triÓn kinh tÕ, v¨n ho¸ cña ®Êt n­íc, cña nh©n lo¹i. Nh»m b¶o vÖ søc khoÎ nh©n d©n, bao ®¶m cho con ng­êi ®­îc sèng trong m«i tr­êng trong lµnh gãp phÇn b¶o vÖ m«i tr­êng khu vùc vµ toµn cÇu Ngµy 27/12/1993 Quèc héi ®· th«ng qua "LuËt b¶o vÖ m«i tr­êng". §ång thêi Thñ t­íng chÝnh phñ còng ®· phª duyÖt ®Ò ¸n "§­a c¸c néi dung b¶o vÖ m«i tr­êng vµo hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n". §èi víi gi¸o dôc mÇm non cung cÊp cho trÎ em hiÓu biÕt ban ®Çu vÒ m«i tr­êng sèng cña b¶n th©n nãi riªng vµ con ng­êi nãi chung biÕt sèng tÝch cùc víi m«i tr­êng nh»m ®¶m b¶o sù ph¸t triÓn tÝch cùc víi m«i tr­êng nh»m ®¶m b¶o sù ph¸t triÓn lµnh m¹nh vÒ c¬ thÓ vµ trÝ tuÖ. Thùc hiÖn sù chØ ®¹o cña Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o, Vô gi¸o dôc mÇm non vÒ gi¸o dôc b¶o vÖ m«i tr­êng cho gi¸o viªn mÇm non. Dùa vµo t×nh h×nh thùc tÕ cña tr­êng vµ ®Þa ph­¬ng, tr­êng chóng t«i ®· cã nh÷ng biÖn ph¸p cô thÓ ®èi víi gi¸o viªn, ®èi víi trÎ, ®èi víi cac bËc cha mÑ trong viÖc gi¸o dôc b¶o vÖ m«i tr­êng cho trÎ mÇm non. Cïng víi c¸c néi dung kh¸c, gi¸o dôc b¶o vÖ m«i tr­êng lµ mét trong nh÷ng néi dung quan träng trong nhµ tr­êng chóng t«i. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN. I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG: Môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau, tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non và hiệu quả những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC VÀ GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON: 1. Mục đích của giáo dục bảo vệ và giữ gìn môi trường: Là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào việc gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định đúng trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, giáo dục bảo vệ môi trường còn bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Giáo dục bảo vệ môi trường nói chung nhằm đem lại cho người học: - Hiểu biết về bản chất các vấn đề của môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân con người cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách, dần dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. - Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để con người có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm việc. 2. Mục đích giáo dục bảo vệ và giữ gìn môi trường cho trẻ mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết cách sống tích cực, thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể, trí tuệ. 3. Hoạt động bảo vệ và giữ gìn môi trường trong trường mầm non: - Giữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp. - Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường. - Khắc phục sự ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường. - Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh thái. 4. Hoạt động bảo vệ môi trường ở trường mầm non. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời gọn gàng, ngăn nắp và phù hợp cho việc sử dụng của cô và của trẻ. - Đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định. - Thường xuyên vệ sinh phòng, nhóm, sân trường, lau chùi đồ dùng, đồ chơi, khai thông cống rãnh, thu gom rác thải. - Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi từ các vật liệu phế thải. - Sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệu quả. - Tạo điều kiện cho trẻ được tìm hiểu về thế giới thông qua sự tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá. - Tham gia trồng cây, chăm sóc cây cối, con vật. - Thu hút được sự tham gia của phụ huynh, đóng góp của cộng đồng xã hội, để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON: 1. Phương pháp thực hành, trải nghiệm. a) Phương pháp trò chơi. - Trò chơi được sử dụng như phương pháp đặc trưng đối với trẻ lứa tuổi mầm non. - Mục đích của phương pháp trò chơi là giáo dục trẻ tinh thần hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời củng cố và cung cấp kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Trong lĩnh vực con người với thiên nhiên, tổ chức cho trẻ chơi: + Trò chơi lô- tô: chọn đồ dùng để tránh mưa, tránh nắng. + Trò chơi bán hàng: bán các sản phẩm để che nắng, che mưa. + Trò chơi vận động: “Trời nắng, trời mưa”. + Trò chơi đóng vai về những người làm công tác bảo vệ môi trường. b) Phương pháp giải quyết các tình huống có vấn đề là đưa ra tình huống cụ thể. Tình huống có thể xuất hiện tự nhiên, có thể tình huống giả định. - Tình huống xuất hiện tự nhiên: Giáo viên lợi dụng tình huống có thật để giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ môi trường. Ví dụ: + Sau hoạt động tạo hình, lớp có nhiều giấy vụn; + Thức ăn và cơm còn thừa sau bữa ăn… - Tình huống giả định: Trong khi trò chuyện với trẻ, cô giáo có thể đưa ra các tình huống. Ví dụ: + Khi thấy vòi nước chảy tràn ra ngoài thí cháu phải làm gì? + Điều gì sẽ xảy ra nếu vòi nước không được khóa chặt? + Khi không có sẵn thùng rác thì vứt rác vào đâu? + Khi đi đường có nhiều bụi thì phải làm gì? 2. Phương pháp trò chuyện: phương pháp này có thể là đàm thoại, trò chuyện, đọc thơ, giải thích. Mục đích: truyền đạt thông tin thu nhận thông tin từ trẻ, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ tình cảm.... 3. Phương pháp trực quan minh hoạ: - Phương pháp quan sát: Mục đích: Phương pháp quan sát vật thật, tranh vẽ, hoạt động của con người qua đó trẻ có thái độ và biện pháp phù hợp với môi trường các con vật và cây cối - Phương pháp thí nghiệm: mục đích của phương pháp này là tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm qua đó trẻ lĩnh hội hoặc củng cố kiến thức. 4. Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ: mục đích của phương pháp dùng tình cảm và khích lệ nhằm tuyên dương, khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ có thái độ và hành vi bảo vệ môi trường, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường, phương pháp này có thể sử dụng ở mọi lúc mọi nơi. CHƯƠNG II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. KHAI THÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ: Phạm vi hoạt động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi chưa rộng nhưng hoạt động học tập rất đa dạng phong phú, nên hoạt động học tập là hoạt động có khả năng giáo dục môi trường toàn diện và có hệ thống. Chính vì vậy tôi lựa chọn để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình chăm sóc giáo dục thông qua các hoạt động học tập – vui chơi – lao động … Giúp trẻ làm quen với các mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường như: Đất nước, không khí, thế giới động vật các hiện tượng thiên nhiên và một số ngành nghề trong xã hội. Trong đó có công việc làm sạch - đẹp môi trường. Tôi đã rà soát toàn bộ nôi dụng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi và lựa chọn các nội dung giáo dục môi trường, một cách nhẹ nhàng, linh hoạt phù hợp đới với trẻ. * Thông qua hoạt động tạo hình như: Vẽ, năn, xé dán … Tôi đã khai thác nội dung giáo dục môi trường ở một số bài tổng số môn học tạo hình có: 60 bài. Có 30 bài có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường. Ví dụ: Vẽ hồ nước. - Thông qua đề tài trên tôi lồng ghép nội dung giáo dục môi trường như: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không vứt rác làm bẩn nguồn nước trong hồ. - Giúp trẻ hiểu nước cần cho sự sống của một số con vật: Cá, tôm, cua… Ví dụ: Xé dán cây mùa xuân. - Giúp trẻ hiểu được cây cối rất cần thiết cho môi trường xanh, sạch đẹp. Muốn cho cây ra hoa kết trái ta phải biết chăm sóc.v.v - Sau khi xé dán giáo dục trẻ thu gom giấy vụn vào thùng rác. * Thông qua bộ môn âm nhạc: Có 10/15 bài có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường. Trong đó có những bài sẵn có nội dung giáo dục môi trường. Ví dụ: Em yêu cây xanh – sáng tác: Hoàng Văn Yến. Các vàng bơi – Sáng tác: Nguyễn Hải Hà. Một số bài hát có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho trẻ tôi đã khai thác một cách triệt để giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức về môi trường. Ví dụ: Thật là hay – Sáng tác: Hoàng Lân Thông qua bài hát tôi đã giúp trẻ hiểu về môi trường thiên nhiên phong phú. Có những loài chim cất tiếng hót lứu lo tô đẹp thêm cho cuộc sống con người, giúp trẻ có tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên. * Đối với Văn học: tổng số có 18 bài. Có 10 bài có thể tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Ví dụ: Thơ - Cây dây leo. - Chim chích bông. Tôi lồng giáo dục môi trường một cách nhẹ nhàng qua ngôn ngữ văn học, trẻ rất dễ tiếp thu. - Qua bài thơ “Cây dây leo” trẻ biết có bao nhiêu loại cây có cây làm đẹp cho môi trường sống. Có cây kết trái cho ta trái ngọt, có cây để làm cảnh, cây cho bóng mát. Giáo dục trẻ trồng, chăm sóc, bảo vệ cây. Từ đó trẻ có những hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường. * Đối với bộ môn Toán: Ta cũng có thể lồng ghép được nội dung giáo dục môi trường cho trẻ. Có 10/26 bài có thể lồng ghép được nội dung giáo dục môi trường. Ví dụ: Ghép đôi tương ứng 1-1. Thông qua chủ đề dạy trẻ, tôi sử dụng cây xanh và chậu, từ đó giáo dục trẻ trồng cây xanh tạo môi trường xanh- sạch – đẹp. Biết trách nhiệm của mình đối với việc trồng - chăm sóc bảo vệ cây xanh. * Đối với môn học: Khám phá môi trường xung quanh: Là môn học có mức độ lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cao nhất. Tổng số có 22 bài tới 17 bài có thể lồng ghép nội dung môi trường. Đa số những bài trong môi trường xung quanh có mức độ tích hợp cao. Có nghĩa là mục tiêu chính của bài đã trùng hợp với mục tiêu giáo dục môi trường. Ví dụ: - Một số cây cảnh. - Một số con vật sống trong rừng … Qua một số môn học môi trường xung quanh tôi giúp trẻ hiểu được một số nghề nghiệp của các cô, các bác làm nhiệm vụ chính. Làm cho môi trường xanh, sạch đẹp như môi trường đô thị. Các chú kiểm lâm bảo vệ môi trường, qua bài một số nghề nghiệp của bố mẹ. Ví dụ: Qua bài “Một số loại rau” Tôi giúp trẻ hiểu được cây sống nhờ có đất, nước và có sự chăm sóc của con người. Trong hoạt động học tập trẻ được làm quen các yếu tố môi trường mối liên hệ giữa chúng và hành vi đúng đắn. Tôi đã khai thác triệt để nội dung đã có trong chương trình và lồng ghép một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ tiếp nhận kiến thức môi trường phù hợp với lứa tuổi có hệ thống không quá sức. Nếu như trong hoạt động học tập giúp trẻ làm quen với các yếu tố của môi trường và giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường thì các hoạt động ngoài tiết học có nhiều khả năng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. * Thông qua vui chơi: Như trò chơi phân vai. Ví dụ: Đóng vai cô giáo, Biết khuyên nhủ học sinh làm gì? Đóng vai Bác sĩ trẻ biết khuyên bệnh nhân nên ăn sạch, ở sạch … Trò chơi xây dựng: Từ biết trồng nhiều loại cây xanh cho công trình của mình đẹp, có cây bóng mát v.v… * Thông qua lao động: Tôi đã giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân. Giữa vệ sinh trong và ngoài trường lớp – Chăm sóc cây làm cho môi trường sạch đẹp. Ví dụ: Khi ăn cơm, cơm rơi nhặt để vào đĩa đựng cơm rơi hoặc rửa tay trước khi ăn cơm. * Những buổi dạo chơi tham quan, quan sát. - Giúp trẻ biết bảo vệ môi trường nơi công cộng trẻ biết ý thức của nình thành những hành vi đúng. Ví dụ: Trẻ không khạc nhổ bừa bãi. Không hái hoa, bẻ cành. 2. TẠO MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC XUNG QUANH CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG. Đối với lứa tuổi mẫu giáo, nhận thức của trẻ thông qua tư duy trực quan, Vì vậy: Vấn đề tạo ra môi trường giúp trẻ tiếp nhận những kiến thức về môi trường là việc vô cùng cần thiết. Vào đầu năm học. Tôi đã lên kế hoạch tạo môi trường để trẻ hoạt động. Ví dụ: Xây dựng thiên nhiên; Trồng nhiều loại cây, cây hoa. Cây cảnh, cây thân leo … - Có bình nước tưới, có xẻng làm đất, kéo cắt tỉa cây. - Tôi đã ươm một số hạt đỗ để trẻ quan sát sự nẩy mầm của hạt đỗ. Trẻ biết trồng cây, biết cây sống nhờ có đất và nước, ánh nắng. Trẻ được chăm sóc cây, được sới đất, tưới cây, tỉa cây. Từ đó trẻ biết cây thiếu đất và nước cây sẽ chết. - Nuôi chim cảnh, nuôi cá vàng. Trẻ cho chim ăn, cho cá ăn, biết thay nước cho bể cá từ đó. Trẻ biế để nước bẩn cá sẽ chết v.v. Trẻ hoàn toàn nắm được nội dung giáo dục môi trường thông qua hình ảnh trực quan sinh động, cụ thể. + Ngoài ra còn tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi. Giúp trẻ hiểu được có một số thứ tan trong nước. Có một số thứ không tan. Tôi chuẩn bị: - 3 mảnh giấy. - 3 cái lá. - 3 cái túi mi lông. Chôn xuống đất 3 vật liệu trên sau 2 tuần sau tổ chức cho trẻ đào lên trẻ nhận xét: - Lá cây chuyển sang màu nâu có lỗ thủng - Giấy mủn ra - Ni lông không thay đổi. Từ đó giúp cho trẻ hiểu là: Lá cây, giấy chôn dưới đất mủn ra lẫn vào đất, cây cối có thể sống được. - Ni lông, mảnh nhựa không trong đất, cây cối không có chỗ mọc, môi trường bị hủy hoại … - Giúp trẻ biết rác thải phải vứt vào đúng nơi qui định. - Qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Trẻ thích và tích cực hoạt động. Trẻ tự khám phá. Qua đó trẻ làm quen với các yếu tố môi trường, hiểu được mối quan hệ giữa chúng. Trong lớp tôi xắp xếp đặt đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, luôn giữ vệ sinh trong và ngoài phòng học, chuẩn bị thùng đựng rác, khăn, nước đầy đủ. Từ đó giúp cho trẻ có nề nếp thói quen - giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Bản thân tôi luôn là tấm gương sáng về việc bảo vệ môi trường cho trẻ noi theo. 3. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MỌI LÚC MỌI NƠI: 3.1 Giáo viên tận dụng tình huống có vấn đề về môi trường để cho trẻ giải quyết. Ví dụ: Lớp học bừa bộn sau khi chơi xong. Một cây ở góc thiên nhiện bị héo. Cá trong bể có con bị chết. Trên giá để đồ chơi có nhiều bụi. Bạn quên không đóng vòi nước. Khi thấy các tình huống trên, các con sẽ làm gì? 3.2. Cô và trẻ xây dựng lịch vệ sinh lớp. * Cô cùng trẻ xây dựng lịch vệ sinh lớp. - Cô cho trẻ trao đổi, sau đó, cô thống nhất công việc làm vệ sinh từng ngày trong tuần. - Cô lấy ½ tờ giấy A0, kẻ sẵn từng ngày, trẻ thể hiện công việc phải làm từng ngày bằng cách: vẽ, dùng ký hiệu … - Trẻ treo lịch làm vệ sinh lớp lên trên tường để mọi người đều nhìn thấy và cùng thực hiện. * Tổ chức cho trẻ làm vệ sinh phòng, lớp theo lịch lên sẵn. * Sau mỗi buổi lao động, cô cho trẻ thảo luận: - Các cháu thấy lớp của chúng ta như thế nào? - Bạn nào hãy kể cho cô và các bạn nghe những việc đã làm để môi trường lớp học luôn sách sẽ? - Hằng ngày, muốn lớp học luôn sạch sẽ các con phải làm những việc gì? 3.3. Tạo ra môi trường em thích: Cách làm: - Cô và trẻ sưu tầm những hình ảnh về trường học, sân trường, cổng trường trong tạp chí cũ. - Cho trẻ cắt chúng ra và dán để tạo ra: Ngôi trường, sân trường, cổng trường vào giữa tấm giấy lớn sau đó vẽ thêm chậu hoa, luống rau, cây cho bóng mát, … tạo thành môi trường mầm non mà bé thích. - Hoặc có thể cho trẻ cắt ngôi nhà, sân, bếp từ những tạp chí cũ và dán vào giữa tờ giấy, trẻ có thể vẽ thêm vườn rau, ao thả cá, … cạnh ngôi nhà, tạo thành môi trường gia đình bé thích. 3.4. Quan sát nước sạch và nước bẩn Cô chuẩn bị hai chậu nước sạch. Trẻ quan sát. Cô hỏi trẻ: - Các con thấy nước trong chậu có màu gì? Cô cho trẻ ngửi và hỏi trẻ: - Nước có mùi gì? Cô cho trẻ thả một vài hòn sỏi vào trong 1 chậu nước và hỏi trẻ: - Các con có nhìn thấy gì trong chậu nước không? Tại sao con nhìn thấy? (Vì nước sạch và trong). Cô cho trẻ rửa tay, giặt khăn, … vào chậu nước có sỏi. Cho trẻ quan sát và so sánh 2 chậu nước và hỏi trẻ: - Nước trong hai chậu có khác nhau không? - Các con có nhìn rõ các viên sỏi ở trong chậu nước không? - Tại sao lại không nhìn rõ những hòn sỏi? (Vì nước bị bẩn và đục). Cô tổ chức cho trẻ thảo luận: - Nước sạch có dấu hiệu gì? - Nước bẩn có dấu hiệu gì? - Những nguyên nhân nào làm cho nước bị bẩn? - Chậu nước bẩn này có thể dùng để làm gì? 3.5. Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải do trẻ mang đến. Cô có thể thông báo cho cha, mẹ trẻ và nhắc trẻ mang các nguyên vật liệu phế thải của gia đình đến lớp: vỏ hộp sữa chua, bao diêm, sách báo cũ, hộp đựng thuốc đánh răng … tất cả đều phải bảo đảm sạch sẽ và khô. Căn cứ vào chủ đề đang triển khai, cô cùng cháu làm đồn dùng, đồ chơi. Ví dụ: Cô có thể hướng dẫn trẻ làm ô tô từ vở bao thuốc lá, làm đoàn tàu từ vỏ hộp thuốc đánh răng … 3.6. Chơi lô-tô Cách chơi: chia làm 2 đội. Trong thời gian 1 phút, hai đôi thi nhau xem đội nào chọn được nhiều tranh lô-tô có hình ảnh sử dụng nước tiết kiệm và dán lên bảng. Các bạn của đội đạt giải nhất giới thiệu cho các bạn những hình ảnh mà đội mình vừa chọn được. 3.7. Cô và trẻ thảo luận có những cách nào để góp phần bảo vệ môi trường. Trước khi thảo luận cô có thể kể cho trẻ nghe hoặc cho xem băng về việc vứt rác bừa bãi và dịch bệnh. Ví dụ: Cô đưa ra một thông tin: Bệnh dịch hạch đã làm ho nhiều người bị chết. Lúc đầu mọi người không biết nguyên nhân gây bệnh dịch này. Có quá nhiều rác trên đường phố, những đống rác đó đã thu hút lũ chuột đến kiếm ăn. Chuột mang bọ chét gây bệnh. Những con chuột mang bệnh dịch từ nơi này sang nơi khác. Sự thiếu vệ sinh sẽ dẫn đến dịch bệnh nguy hiểm. Thảo luận: + Để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể làm gì? + Mọi người có thể và cần làm những gì? (Thu gom các chai nhựa, bình nhựa, không vứt chúng ra ngoài đường, ngoài thùng rác; Dùng ít túi gói đồ khi mua hàng để hạn chế tối thiểu rác thải từ những túi gói đồ; Luôn nhắc nhở các bạn mọi người không vứt rác bừa bãi, phải bỏ rác vào thùng). Cô và trẻ phải ghi lại vẽ lại thành tranh về những cách bảo vệ môi trường trên rồi dán vào góc tuyên truyền để các bậc cha mẹ, mọi người biết và thực hiện. 3.8. Thảo luận với trẻ về ảnh hưởng của môi trường bẩn đến sức khỏe của con người. - Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta uống nước bẩn, nước không được đun sôi. - Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta hít phải bụi, khói thuốc là, khói đun bếp…? - Trước khi ăn không rửa tay thì sẽ bị làm sao? - Sau khi đi vệ sinh, không rửa tay thì điều gì có thể xảy ra? 4. PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem bao ve moi truong.doc