Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới có thu nhập thấp với dân số đông, Việt nam đang đối đầu với những vấn đề gay cấn do tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp và sự sa sút của chất lượng môi trường. Sau ba mươi năm chiến tranh ác liệt, nhân dân và chính phủ Việt nam đã cố gắng nhiều để phát triển kinh tế, đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chiến lược quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững đã được phác ra từ năm 1985, sau đó đã đề ra Chương trình hành động Quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững, và đã được thực hiện từng mặt. Dựa trên Chương trình quốc gia, nhiều hoạt động đã được thực thi trên phạm vi cả nước về các mặt pháp chế, công tác quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực nghiệm.
62 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những vấn đề về môi trường ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề về môi trường ở Việt nam
Võ Quý
Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới có thu nhập thấp với dân số đông, Việt nam đang đối đầu với những vấn đề gay cấn do tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp và sự sa sút của chất lượng môi trường. Sau ba mươi năm chiến tranh ác liệt, nhân dân và chính phủ Việt nam đã cố gắng nhiều để phát triển kinh tế, đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chiến lược quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững đã được phác ra từ năm 1985, sau đó đã đề ra Chương trình hành động Quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững, và đã được thực hiện từng mặt. Dựa trên Chương trình quốc gia, nhiều hoạt động đã được thực thi trên phạm vi cả nước về các mặt pháp chế, công tác quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực nghiệm.
Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế hướng theo thị trường đã đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài và việc đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia vào nền thương mại khu vực và quốc tế, đã tạo nên thành tựu lớn về kinh tế và xã hội cho nhân dân ta, nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng đồng thời nước ta cũng đang phải đối đầu với một số vấn đề gay cấn trong khi thực hiện mục tiêu phát triển của mình là vấn đề môi trường. Các gay cấn đó về môi trường đặc biệt khó giải quyết, vì sự tăng trưởng kinh tế và việc bảo vệ môi trường cho ngày nay và cho thế hệ mai sau, thường mâu thuẫn trực tiếp với nhau.
Hiện nay có nhiều vấn đề về môi trường mà Việt Nam đang phải đối đầu, trong đó những vấn đề nghiêm trọng nhất là nạn phá rừng, sự khai thác quá mức tài nguyên sinh học, sự xuống cấp của tài nguyên đất, việc bảo tồn nguồn nước ngọt kém hiệu quả, nạn thiếu nước ngọt và nạn ô nhiễm gia tăng, đó là chưa kể đến tác động lâu dài của chiến tranh đến môi trường. Những vấn đề rắc rối nói trên đang ngày càng trầm trọng hơn do dân số tăng nhanh và nạn đói nghèo còn chưa giải quyết được một cách cơ bản.
Bởi vậy điều cần thiết là phải đón trước những vấn đề về môi trường không thể tránh khỏi mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng để giảm nhẹ hậu quả bằng cách thực hiện một chiến lược môi trường phù hợp với phát triển bền vững, thông qua việc sử dụng một cách khôn khéo các tài nguyên thiên nhiên và lôi cuốn được đại bộ phận nhân dân vào quá trình đó.
Công việc hợp tác với các nước phát triển và đang phát triển, nhất là các nước láng giềng là điều quan trọng, tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ về kinh nghiệm để giúp Việt Nam đối phó được thử thách về vấn đề môi trường trước tình hình thay đổi nhanh chóng về kinh tế. Sau đây là những vấn đề cấp bách về môi trường cần được quan tâm đúng mức.
I- Hiện trạng tài nguyên và môi trường
1- Sự giảm sút độ che phủ và chất lượng rừng là một vấn đề quan trọng
Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất của đất nước ta. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo sự chu chuyển ô xy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh chúng ta, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất và bờ biển, sụt lở đất đá, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, của sự biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước .
Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và độ cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 3/4 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ điều kiện nhiệt đới ẩm phía Nam, đến điều kiện ôn hòa ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật rừng. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, rừng cây lá rộng đai thấp, rừng cây lá rộng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng đai núi cao, rừng tre nứa v.v...
Trước đây tòan bộ đất nước Việt nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thóai nặng nề. Diện tích rừng tòan quốc đã giảm xuống từ chỗ năm 1943 chiếm khoảng 43% thì đến năm 1990 chỉ còn 28,4% tổng diện tích đất nước. Trong mấy năm qua diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,8% năm 1998 và đến năm 2000 độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2% (Niên giám Thống kê năm 2000) trong đó:
1- Kontum 63,7% 2- Lâm đồng 63,3% 3- Đắc Lắc 52,0%
4- Tuyên Quang 50,6% 5- Bắc Cạn 48,4% 6- Gia Lai 48,0%
7- Thái Nguyên 39,4% 8- Yên Bái 37,6% 9- Quảng Ninh 37,6%
10-Hà Giang 36,0% 11- Hoà Bình 35,8% 12- Phú Thọ 32,7%
13-Cao Bằng 31,2% 14- Lào Cai 29,8% 15- Lạng Sơn 29,3%
16-Lai Châu 28,7% 17- Bắc Giang 25,6% 18- Bình Phước 24,0%
19- Sơn La 22,0%.
Theo thống kê mới năm 2003, diện tích rừng đến cuối năm 2002 đã đạt 35,8% diện tích tự nhiên, và đến cuối năm 2004 đã lên đến 36,7% (Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT), một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại (xem hình 1)
Trên thực tế rừng tự nhiên vẫn còn bị xâm hại, và chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh. Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ của rừng, giảm từ 95% rừng nguyên sinh đến 17% trong vòng 48 năm. ở nhiều tỉnh miền núi, độ che phủ rừng tự nhiên, nhất là rừng già còn lại rất thấp, thí dụ ở Lai Châu chỉ còn 7,88%; ở Sơn La 11,95%; và ở Lao Cai 5,38%. Từ năm 1995 đến năm 1999 ở 4 tỉnh Tây Nguyên đã có hơn 18.500 ha rừng bị khai phá (Cục kiểm lâm, 1999). Diện tích rừng tự nhiên ở đây hiện nay vẫn liên tục giảm, khai thác vẫn vượt quá mức quy định, khái thác bất hợp pháp chưa ngăn chặn được. Rừng trồng không đạt chỉ tiêu. Khuynh hướng suy giảm tài nguyên còn tiếp diễn (Báo các tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường” Mã số KHCN 07 , tháng 12 năm 2001).
Bảng 1- Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ
Đơn vị tính: 1.000.000 ha
Năm
Loại rừng
1945
1976
1980
1985
1990
1995
1999
2002
Tổng diện tích
14,300
11,169
10,608
9,892
9,175
9,302
10,995060
11,784589
Rừng trồng
0
0,092
0,422
0,584
0,745
1,050
1,524323
1,919569
Rừng tự nhiên
14,300
11,076
10,186
9,3083
8,4307
8,2525
9,470737
9,865020
Độ che phủ (%)
43,0
33,8
32,1
30,0
27,8
28,2
33,2
35,8
Nguồn: Bộ NNPTNT tính đến tháng 12 năm 2003
Theo đề tài KHCN 07-05 “ Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện qui hoạch phát triển kinh tế xã hội và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Tây Nguyên giai đoạn 1996-2010” thì từ năm 1996 đến năm 2000, ở các tỉnh Tây Nguyên trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên mất 10.000 ha (hơn cả diện tích rừng mất đi trung bình hàng năm của kế hoạch 5 năm trước đó). Số liệu này có lẽ còn thấp hơn thực tế nhiều vì có nhiều nơi rừng bị phá mà chính quyền không hề biết. Các xí nghiệp thực hiện việc khai thác gỗ theo chỉ tiêu pháp lệnh thường làm vượt quá chỉ tiêu cho phép và không theo đúng thiết kế được duyệt. Từ năm 1996-1999 các tỉnh Tây Nguyên đã khai thác vượt kế hoạch 31%. Trong lúc đó chỉ tiêu trồng vốn đã đặt thấp nhưng triển khai thực tế lại đạt rất thấp và việc chăm sóc lại kém. Cho đến hết năm 1999 việc trồng rừng trong 4 năm chỉ mới đạt được 36% số diện tích cần trồng trong 5 năm. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do dân số tăng đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành vùng đất hoang cằn cỗi.
Theo kết quả của Viện điều tra quy hoạch rừng (1995) thì trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu hec ta. Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng như Tây Nguyên mất 440.000 hec ta , vùng Đông Nam bộ mất 308.000 hec ta, vùng Bắc khu IV cũ mất 243.000 hec ta, vùng trung tâm Bắc Bộ mất 242.500 hec ta. Nguyên nhân là do sau thời kỳ chiến tranh, dân địa phương tranh thủ chặt gỗ làm nhà và lấy đất trồng trọt. Tình trạng đó vẫn còn đang tiếp diễn mãi cho đến ngày nay. Vụ phá rừng Tánh Linh, Bình Thuận vừa bị xét xử là một bằng chứng về sự yếu kém trong quản lý tài nguyên rừng, nạn tham nhũng và thoái hoá của một số cán bộ địa phương đã cấu kết với bọn lâm tặc phá hoại một diện tích rất lớn rừng mà phải sau một thời gian dài mới bị trừng trị. Đó là chưa nói đến nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng trong mấy năm gần đây chưa bị pháp luật trừng trị một cách nghiêm khắc như ở Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận, Nghệ An, Bắc Giang, vườn quốc gia Phú Quốc mà báo chí đã đưa tin (2003). Gần đây nhất mới phát hiện vụ phá rừng lớn trái phép tại Vườn quốc gia Kong Ka kinh. Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã phát hiện một số lượng lớn gỗ hơn 2.400 mét khối do giám đốc lâm trương Mang Đen, giám đốc lâm trường Tân Lập cầm đầu cùng với một số người khác như trưởng trạm cửa rừng lâm trường Mang Đen, giám đốc một số Công ty trách nhiệm hữu hạn Kontum và thành phố Hồ Chí Minh. Một số lượng gỗ lớn bị khai thác trong thời gian dài mà không bị phát hiện đã chứng minh sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là các cơ quan cấp phép và quản lý khai thác (VTV1 15-12-2003).
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, sáu tháng đầu năm 2003, cả nước đã xẩy ra khoảng 15 nghìn vụ vi phạm lâm luật, hàng chục vụ nhân viên kiểm lâm bị lâm tặc tấn công. Do giá trị mang lại từ lâm sản lớn, cho nên bọn lâm tặc không từ một thủ đoạn nào để đối phó, hành hung người thi hành công vụ (Báo Nhân dân, 14-12-2003). Tuy trong những năm qua việc quản lý rừng đã được tăng cường, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2005, cũng đã phát hiện được 275 vụ vi phạm khai thác lâm sản trái phép, 1.525 vụ mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép.
Trong 10 năm qua, đất nông nghiệp tại Tây Nguyên tăng lên rất nhanh, từ 8,0% năm 1991 lên đến 22,6% năm 2000 (454,3 nghìn ha so với 1.233,6 nghìn ha, gấp 2,7 lần), trong lúc đó đất lâm nghiểp giảm từ 59,2% xuống còn 54,9% đất tự nhiên (3,329 triệu ha so với 2,993 triệu ha), giảm 11%. So sánh trong cả nước thì trong vòng 10 năm qua Tây Nguyên là vùng mà rừng bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất, nhất là ở Đắc Lắc. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do dân số tăng nhanh, nhất là dân di cư tự do. Kết quả đã dẫn đến việc biến nhiều vùng có hệ sinh thái rừng tốt tươi, ổn định thành vùng mà hệ sinh thái bị đảo lộn, mất cân bằng, dẫn đến lũ lụt, sụt lở đất trong mùa mưa và hạn hán ngày càng nặng trong mùa khô, không những dối với nguồn nước mặt mà cả nguồn nước ngầm cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Khung 1- Hạn hán ở Tây Nguyên
“Theo VN Express ngày 19 tháng 4 năm 2003: mực nước trên các ao hồ, sông suối ở Tây Nguyên tiếp tục giảm. Dòng chảy trên các sông, suối đều nhỏ hơn trung bình cùng kỳ 20-30%. Một số hồ nước đã thấp hơn mực nước chết như là Rung (Gia Lai), Krông Búc Hạ, Ea Súp Hạ, Núi Lửa (Đăk Lắk), Đăk Sa Nen, Đắc Brông, Hồ Che, la Bang Thượng (Kon Tum).
Theo Bộ NN&PTNT(4-2003), Đăk Lak bị thiệt hại nhiều nhất, 250.000 hộ dân ở dây đang lâm vào cảnh đói và rất cần sự hỗ trợ . 62.000 hộ khác đang ngóng trời cầu mưa và hơn hai tháng nay họ phải đi vài cây số mới lấy được một hai bình nước. Về nông nghiệp, 5.790 ha lúa đông xuân, 40.440 ha cà phê, 1.420 ha rau màu tập trung ở các huyện Krông Pak, Krông Buk, Krông Năng, Ea Kar... đang bị cạn kiệt nguồn nước tưới tiêu. Tỉnh đã chi khoảng 40 tỷ đồng và nhân dân đầu tư 35 tỷ đồng cho công tác chống hạn, tuy nhiên vẫn đành chấp nhận để nhiều diện tích lúa và cà phê bị mất trắng.
Tỉnh Gia Lai dù đã trích ngân sách 800 triệu đồng cho công tác chống hạn, nhưng hiện vẫn có 37.000 người thiếu lương thực, hơn 4.000 hộ dân với 21.420 nhân khẩu tập trung ở các huyện phía đông Trường Sơn bị khan hiếm nguồn nước sinh hoạt. 998 ha lúa đông xuân, 1.170 ha cà phê, 740 ha ngô cũng đang bị nứt nẻ, héo rũ.
Tại Kon Tum hiện có 32.500 người thiếu ăn, 2.800 hộ dân với 11.520 người tập trung ở hyện Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đăk To, Sa Thầy, thị xã Kon Tum bị thiếu nước sinh hoạt. 360 ha lúa đông xuân, 59 ha cà phê, 50 ha mía cũng trong cảnh khát nước. Kon Tum đã trích 100 trệu đồng từ ngân sách của tỉnh để mua 5 máy bơm và nhiên liệu phục vụ cho việc bơm nước tươi tiêu.
Nam Trung bộ cũng trong tình trạng khô hạn nặng. Diện tích lúa đông xuân bị thiếu nước là 4.650 ha, trong đó Bình Thuận là 3.530 ha, Ninh Thuận 610 ha, Phú Yên 510 ha. Đặc biệt có khoảng 11.000 người ở Bình Thuận và 18 xã ở Phú Yên đang thiếu nước sinh hoạt.”
Hạn hán ở Tây Nguyên
“Theo VN Express ngày 19 tháng 4 năm 2003: mực nước trên các ao hồ, sông suối ở Tây Nguyên tiếp tục giảm. Dòng chảy trên các sông, suối đều nhỏ hơn trung bình cùng kỳ 20-30%. Một số hồ nước đã thấp hơn mực nước chết như là Rung (Gia Lai), Krông Búc Hạ, Ea Súp Hạ, Núi Lửa (Đăk Lắk), Đăk Sa Nen, Đắc Brông, Hồ Che, la Bang Thượng (Kon Tum).
Theo Bộ NN&PTNT(4-2003), Đăk Lak bị thiệt hại nhiều nhất, 250.000 hộ dân ở dây đang lâm vào cảnh đói và rất cần sự hỗ trợ . 62.000 hộ khác đang ngóng trời cầu mưa và hơn hai tháng nay họ phải đi vài cây số mới lấy được một hai bình nước. Về nông nghiệp, 5.790 ha lúa đông xuân, 40.440 ha cà phê, 1.420 ha rau màu tập trung ở các huyện Krông Pak, Krông Buk, Krông Năng, Ea Kar... đang bị cạn kiệt nguồn nước tưới tiêu. Tỉnh đã chi khoảng 40 tỷ đồng và nhân dân đầu tư 35 tỷ đồng cho công tác chống hạn, tuy nhiên vẫn đành chấp nhận để nhiều diện tích lúa và cà phê bị mất trắng.
Tỉnh Gia Lai dù đã trích ngân sách 800 triệu đồng cho công tác chống hạn, nhưng hiện vẫn có 37.000 người thiếu lương thực, hơn 4.000 hộ dân với 21.420 nhân khẩu tập trung ở các huyện phía đông Trường Sơn bị khan hiếm nguồn nước sinh hoạt. 998 ha lúa đông xuân, 1.170 ha cà phê, 740 ha ngô cũng đang bị nứt nẻ, héo rũ.
Tại Kon Tum hiện có 32.500 người thiếu ăn, 2.800 hộ dân với 11.520 người tập trung ở hyện Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đăk To, Sa Thầy, thị xã Kon Tum bị thiếu nước sinh hoạt. 360 ha lúa đông xuân, 59 ha cà phê, 50 ha mía cũng trong cảnh khát nước. Kon Tum đã trích 100 trệu đồng từ ngân sách của tỉnh để mua 5 máy bơm và nhiên liệu phục vụ cho việc bơm nước tươi tiêu.
Nam Trung bộ cũng trong tình trạng khô hạn nặng. Diện tích lúa đông xuân bị thiếu nước là 4.650 ha, trong đó Bình Thuận là 3.530 ha, Ninh Thuận 610 ha, Phú Yên 510 ha. Đặc biệt có khoảng 11.000 người ở Bình Thuận và 18 xã ở Phú Yên đang thiếu nước sinh hoạt.”
Nguồn: Vietnam Express, ngày 19-4-2003
Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, chiều hướng biến chuyển rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường. Một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, "khai hoang". Từ năm 1999 đến nay, cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã trái phép đã kiểm soát được một phần. Tuy nhiên tình trạng mất rừng và săn bắt động vật hoang dã vẫn ở mức độ nghiêm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hại, độ che phủ hiện nay chỉ còn khoảng dưới 20% mà mức báo động là 30% (Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000). Tuy diện tích trồng rừng vẫn tăng lên hàng năm, nhưng với số lượng rất khiêm tốn, mà phần lớn rừng đựơc trồng lại với mục đích kinh tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, chưa ưu tiên trồng rừng tại các khu vực đầu nguồn. Rừng phòng hộ ở vùng hồ Hoà Bình đang ở mức báo động và đang suy giảm nghiêm trọng. Rừng phòng hộ các hồ chứa quy mô lớn như Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim, Đa Mi và Yali đang diễn ra tình trạng tương tự rừng phòng hộ lưu vực hồ Hoà Bình trước kia mà chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời. Rừng trên các vùng núi đá vôi, rừng ngập mặn ven biển vẫn bị tiếp tục xâm hại chưa kiểm soát được.
Những sự mất mát về rừng là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài. Những trận lụt rất lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các vùng của đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền đồng bằng, nhất là các trận lụt ở sáu tỉnh miền Trung, ở Đồng bằng sông Cửu Long, các trận lũ quét ở một số tỉnh miền Bắc, và trận lũ tháng 9 năm 2002, tại các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, nhất là ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Nam Đàn và Hưng Nguyên, và sau đó là lũ lụt ở Bình Định tháng 11 năm 2002 đã tàn phá hết sức nặng nề về nhân mạng, mùa màng, nhà cữa, ruộng vườn, đường sá..., gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng, một phần quan trọng cũng do sự suy thoái rừng, nhất là rừng đầu nguồn bị tàn phá quá nhiều. Trong những năm qua, hạn hán xẩy ra ở nhiều nơi mà chúng ta cho là ảnh hưởng của hiện tượng El nino, nhưng cũng cần nói thêm rằng là các hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc, nhất là phá rừng đã làm cho hạn hán xẩy ra càng thêm nghiêm trọng hơn. Trận lũ lớn xẩy ra vào cuối tháng 10 năm 2003 tại các tỉnh miền Trung: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã cướp đi sinh mạng của 52 người, hàng nghìn gia đình không còn nhà cửa, hàng chục nghìn hec ta lúa và hoa màu bị thiệt hại, ước tính hơn 260 tỷ đồng (Báo Lao động, VN News, 10/03, UNDP 13/11/03). Trận lũ xẩy ra tại các tỉnh miền Trung từ Bình Định đến Ninh thuận vào giữa tháng 11 năm 2003 gây thiệt hại còn nặng nề hơn trận lũ trước ( VTV1, 13/11/03). Từ ngày 16 đến ngày 22 /7/ 2004, mưa to tại huyện Yên Minh, Hà Giang và đã gây ra lũ quét tại các thôn Thẩm Lu, Phia Rịa, Bản Lý, Bản Phìn, Bản Tỷ thuộc xã Du Tiến, Du Già, Ngọc Long, Lũng Hồ làn cho 48 người chết và mất tích, nhiều nhà bị cuốn trôi.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng chống lũ lụt trung ương, mùa lũ bão năm 2004 đã gây thiệt hại trên 900 tỷ đồng, làm chết 232 người, mất tích 38 người, bị thương 187 người. Số nhà bị ngập gần 240.000 căn, trên 4.200 căn bị đổ, gần 1.000 phòng họp, 100 cơ sở y tế bị đổ, trôi hay hư hại.
Có thể rằng năm 2005 là năm chu kỳ 60 năm lặp lại của năm ất dậu 1945, năm xây ra lũ lụt đặc biệt lớn, gây vỡ đê ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ làm chết nhiều người, mất mùa và nạn đói xẩy ra. Trận lũ lớn vừa xẩy ra vào giữa tháng 8 năm nay tại các huyện Tây Nghệ An gây thiệt hại lớn về nhà ở, ruộng vườn, nhân mạng và các cơ sở hạ tầng như đường sá và cầu cống phần lớn cũng là do độ che phủ của rừng bị giảm sút nghiêm trọng.
Hiện nay, diện tích đất trống đồi núi trọc hay đất chưa sử dụng cả nước, tuy đã giảm được chút ít, nhưng vẫn chiếm diện tích khá lớn, hơn 10.027.000 ha, khoảng 30,5% diện tích tự nhiên. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị phân cách nhau thành những đám rừng nhỏ cách biệt.
2. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, hậu quả sinh thái và kinh tế
Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân vùng bờ biển.
Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) có tính đa dạng sinh học rất cao. Lượng mùn bã phong phú của RNM là nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều loài động vật ở nước. Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá bớp, sò, ngán, ốc hương... Theo thống kê của Vũ Trung Tạng và Phan Nguyên Hồng (1999) có tới 43 loài cá đẻ hoặc có ấu trùng sống trong RNM ở Việt Nam. RNM là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều loài bò sát quí hiếm như cá sấu, kỳ đà hoa, rùa biển. Một số loài thú như rái cá, mèo rừng, khỉ đuôi dài cũng rất phong phú trong RNM. Đặc biệt RNM là nơi làm tổ, kiếm ăn, nơi trú đông của nhiều loài chim nước, chim di cư trong đó có một số loài đang bị đe doạ tuyệt chủng.
RNM là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Hệ thống rễ chằng chịt trên mặt đất thu hút và giữ lại các trầm tích mềm mại, góp phần mở rộng đất liền ra phía biển, nâng dần đất lên; mặt khác chúng là hàng rào ngăn giữ những chất ô nhiễm, các kim loại nặng từ các sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ. Trong trận sóng thần vừa qua ở Nam á, những nơi nào có rừng ngập mặn hay rừng ven bờ biển tươi tốt, thì những nơi đó tổn thất giảm bớt khá nhiều.
Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái RNM, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên RNM Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng . Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn lấy đất nuôi tôm một cách bừa bãi như hiện nay là huỷ hoại môi trường, làm suy giảm mức sống của nhiều người dân nghèo ven biển, ảnh hưởng xấu đến chủ trương xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững của chính phủ.
Tác động của nghề nuôi tôm đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, "Tôm đến, rừng tan"
Trong gần hai thập kỷ qua, được Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích nên nghề nuôi tôm nước lợ ở vùng cửa sông ven biển phát triển rất mạnh mẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát và quản lý của ngành thuỷ sản và chính quyền một số địa phương. Mặt khác do nguồn lợi nuôi tôm lớn hơn các loại sản xuất khác nhiều lần nên không những người dân địa phương mà rất nhiều người di cư bất hợp pháp ồ ạt kéo nhau đến các khu RNM ở Cà Mau, Bến Tre và một số nơi khác để phá rừng làm đầm tôm.
Vào những năm 1980 và 1990, nhiều cơ quan nhà nước từ tỉnh xuống đến xã, một số đơn vị quân đội, công an cũng "tranh thủ" cơ hội phá những diện tích rừng lớn hàng trăm hecta ở các huyện Ngọc Hiển, Dầm Dơi, Cái Nước (tỉnh Cà Mâu) để nhốt tôm, cứ 15 ngày lại tháo cống bắt kiệt tôm cá trong đầm. Do không nắm được kỹ thuật, việc thay nước triều khó khăn vì ít cống nên môi trường thoái hoá, sản lượng giảm nhanh. Sau 3-4 năm, nhiều đầm phải bỏ hoang. Những người nuôi tôm lại tìm phá các rừng khác để làm đầm.
Gần đây, nhờ cải tiến kỹ thuật, sử dụng con giống tôm sú và thức ăn nhân tạo nên năng suất tôm tăng nhanh; ở các đầm nuôi tôm bán thâm canh, năng suất lên tới 2500kg - 3000kg/ha/năm; một số đầm thâm canh đạt 4000 - 5000kg/ha/năm, đem lại lợi nhuận to lớn nên nhiều người giàu ở thành phố, thị xã đã tìm mọi cách để đấu thầu đất RNM, thuê người địa phương trông coi đầm. Họ không trực tiếp đứng tên làm chủ đầm nhưng lại hưởng lợi lớn. Nhờ họ, chính quyền địa phương cũng có thêm kinh phí để cải tạo hạ tầng cơ sở, và một số cán bộ địa phương cũng được hưởng lợi.
Một số công ty và Việt kiều cũng đã dùng biện pháp hối lộ để được các địa phương chấp nhận cho nuôi tôm. Có thể kể ra vài trường hợp được báo chí đề cập. Ví dụ Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã giao cho Vũ Văn Hải thuê đất và phá 108 ha RNM phòng hộ ven biển thuộc chương trình 327 của chính phủ để xây dựng 50 ao tôm nuôi công nghiệp ở xã Nam Thịnh, Tiền Hải (báo Thái Bình số 4.218 ra ngày 1/9/2003) do những người dân đã cật lực trồng trong nhiều năm mới giữ được. Từ cuối 2002 đến giữa 2003, 154 ha RNM phòng hộ ven biển huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình thuộc chương trình 327, 661 và dự án trồng rừng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã bị phá để làm đầm. Điều may mắn là nhờ các cơ quan thông tin đại chúng nên nhiều vụ phá rừng đã được xét xử.
Nhiều nơi trước đây có RNM khá tốt như phía Tây bán đảo Cam Ranh, các huyện Ninh Hoà, Vạn Ninh (Khánh Hoà) nay hầu như đã bị xoá sổ do làm đầm ương và nuôi tôm. ở đầm Nại (Ninh Thuận) hơn 200 ha RNM tạo vành đai rộng hàng trăm mét bảo vệ cho đầm không bị xói lở, nay đã thay thế bằng các đầm tôm bán thâm canh, chỉ còn lại vài vệt đước và mắm chưa đầy 2ha. Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại - Bình Định trước đây có RNM gần 200 ha, là nơi cư trú của nhiều loài hải sản, và là "thủ đô" của các loài chim (tên Cồn Chim bắt nguồn từ đó), gần đây đã bị gần 100 gia đình "khai tử" để làm đầm tôm. Tỉnh đang lập đề án để phục hồi hệ sinh thái (Báo Lao động số 22 ngày 22/1/2003).
Còn rất nhiều dẫn chứng về các vụ phá rừng công khai hay vụng trộm ở nhiều địa phương chỉ vì đồng tiền làm mù quáng lương tri con người đối với thiên nhiên.
Nhiều người chưa hình dung được sự suy giảm RNM nghiêm trọng đến mức nào. Bảng so sánh dưới đây cho thấy sự tương phản đến giật mình.
Bảng 2. Tương quan giữa sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn
và sự mở rộng diện tích nuôi tôm nước lợ ở một số tỉnh năm 2002
Tỉnh
Diện tích tự nhiên (ha) (1)
Diện tích rừng ngập mặn (ha) (2)
Độ che phủ
(%)
Diện tích nuôi tôm (ha) (4)
Bến Tre
231.501
3.797
1,64
34.392
Trà Vinh
236.585
6.002
2,53
30.996
Sóc Trăng
322.300
9.106
2.81
53.000
Bạc Liêu
241.813
3.990
1,65
108.000
Cà Mâu (3)
519.507
58.285
11,21
244.000
Nguồn: (1), (2): Hiện trạng sử dụng đất và độ che phủ rừng toàn quốc tính đến 31/12/2002. Quyết định số 2490/QĐ/BNN-KL ban hành ngày 30/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002 do Thứ trưởng Bùi Bá Hồng ký.
(3): Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, 2003. Dự thảo báo cáo quốc gia về rừng ngập mặn.
(4): Báo cáo của Lê Thiết Bình, 2003 [1].
Đối chiếu với tài liệu của Maurand (1943), ta thấy một sự
File đính kèm:
- giao duc moi truong.doc