A.Mục tiêu cần đạt
- Giúp Hs cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt lúc chiều tối.
- Hiểu được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
B.Phương pháp
- Phương pháp thuyết minh phong cách học
- Xác định sắc thái tu từ, các phương tiện ngôn ngữ trong ngữ cảnh.
- Phương pháp so sánh đối lập.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tối trong bài thơ Mộ- Chiều tối, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mộ(Chiều Tối) Hồ Chí Minh A.Mục tiêu cần đạt - Giúp Hs cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt lúc chiều tối. - Hiểu được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ. B.Phương pháp - Phương pháp thuyết minh phong cách học - Xác định sắc thái tu từ, các phương tiện ngôn ngữ trong ngữ cảnh. - Phương pháp so sánh đối lập. C.Tìm hiểu tác phẩm I. Đề tài và Chủ đề 1.Đề tài 2.Chủ đề II.Phân tích III.Kết Luận Mộ (Chiều Tối) Hồ Chí Minh Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết, lò than đã rực hồng. 1. Đề tài Bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tối. => đề tài quen thuộc. 2.Chủ đề Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng và tâm tư của người chiến sĩ cách mạng. II. Phân tích 1. Hai câu đầu Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ ) ? Từ mỏi trong câu thơ trên gợi lên nghĩa gì ? - Từ “mỏi” -> cánh chim mỏi, cánh chim bay về tổ, về núi rừng là biểu tượng cho buổi chiều tà. - Cánh chim vừa mang ý nghĩa không gian vừa mang ý nghĩa thời gian, nhưng ở đây không phải là cánh chim bay (trạng thái vận động bên ngoài), mà là cánh chim mỏi (trạng thái vận động bên trong của sự vật). Cô vân mạn mạn độ thiên không (Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không) . Đối chiếu nguyên tác và bản dịch ta thấy ? - Bản dịch không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp bay chậm của chòm mây. - Chòm mây gợi cảm rất nhiều về cái cao rộng, trong trẻo êm ả của một chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây. Hình ảnh: cánh chim, chòm mây. Không gian=>thời gian Hình ảnh thường được sử dụng trong thơ xưa=>tính cổ điển. Chim hôm thoi thóp về rừng Đóa trà mi đã ngặm trăng nửa vành (Nguyễn Du) + Hình ảnh cánh chim bay gợi niềm ước mong sum hợp. + Hình ảnh chòm mây làm cho không gian như mênh mông vô tận, thời gian như ngừng trôi, chòm mây đơn độc trôi chậm về phía trời xa gợi thân phận lênh đênh trôi dạt nơi quê người. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Nghệ thuật : mô tuýp thơ xưa, nhưng ý niệm “cánh chim” của nhà thơ có phương hướng, có điểm dừng, mục đích bay rõ ràng. => Thế giới siêu hình, trở về với hiện tại. - Liên hệ với thơ của Lí Bạch. Chuông điểu cao phi tận (Chim bay vút đi mất) (Lí Bạch) “Chim bay” không có điểm dừng, trong trạng thái bay vào xa xăm vô tận. => ý niệm siêu hình. => Vẻ đẹp cổ điển của hai câu thơ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Khung cảnh thiên nhiên đã được phác họa bằng những nét chấm phá theo bút pháp cổ điển (dùng điểm nói diện). 2. Hai câu cuối Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc (Cô em xóm núi xay ngô tối) - Nguyên tác không có từ “tối” nhưng đã tạo nên cái “ý ở ngoài lời”. => Nhấn mạnh sự miệt mài lao động quên đi bước chuyển của thời gian. - Nếu như cánh chim và chòm mây là khoảng cách ở viễn cảnh thì hình ảnh cô gái là ở cận cảnh với vai trò như là trung tâm của bức tranh chiều tối. Câu thơ này nguyên nghĩa là cô gái xóm núi xay ngô tối, âm điệu của lời thơ thật khắc khổ, biểu hiện sự làm việc nặng nhọc, điều này nói lên sự quan tâm và tình thương của Bác với những người lao động nghèo khổ. Hình ảnh: -Thiếu nữ xưa:”Liễu yếu đào tơ”, “cầm, kì, thi, họa”. -Trong thơ Bác: hình ảnh gắn liền với công việc lao động bình dị, đầy sức sống “xay ngô tối”. Đến đây không còn là bức tranh thiên nhiên nữa mà đã chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây, chim mỏi chuyển sang cảnh con người lao động, đó là xu hướng vận động trong cấu trúc của bài thơ. Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng (Xay hết lò than đã rực hồng) - Nhịp điệu: - Cụm từ: “ma bao túc” ở câu 3 được điệp vòng ở câu 4 “bao túc ma hoàn”. - Nhịp điệu:nhịp nhàng, liên tục. Tạo cảm giác xay liên tục không mệt mỏi. - Cụm từ: “ma bao túc” ở câu 3 được điệp vòng ở câu 4 “bao túc ma hoàn”, tạo nên sự nối âm liên hoàn nhịp nhàng, như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô. - Từ “Hồng”: “điểm nhãn” của bài thơ. - Đến đây từ không gian rộng lớn =>dần thu hẹp lại cho đến lò than hồng. => Yêu lao động, yêu nhân loại cần lao; sự sống ấm no, sự ấm áp của đêm tối; ước mơ, niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Thể hiện chất thép của bài thơ. Buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối, đó là đêm tối ấm áp bừng sáng bởi ngọn lửa hồng, người nghệ sĩ tài hoa đã chấm lên đó cái chấm lửa đỏ, và cái chấm đỏ ấy đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh cũng như sưởi ấm cho người đang cất bước trên đường xa lạnh lẽo. III. Kết luận Với bút pháp cổ điển xen lẫn hiện đại, bài thơ làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, yêu những con người cần lao của người Chiến sĩ cách mạng chân chính. Người đã quên đi nỗi đau của mình mà trải lòng với cuộc sống. Đó là chất thép của bài thơ. Thực Hiện Triệu Tử Long Trần Thị Cành Nguyễn Thùy Dung Lê Văn Bình
File đính kèm:
- chieu toi.ppt