Đề tài Phát huy tính tích cực và tăng sự hứng thú của học sinh qua kỹ năng kết hợp các ứng dụng để soạn bài giảng điện tử môn toán thpt của giáo viên trường thpt long phước

Trong quá trình dạy học hầu hết các giáo viên đều thấy khó khăn trong khâu giảng dạy những kiến thức trừu tượng, những phần mà học sinh không thể hoặc không có điều kiện để quan sát trực tiếp. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật đặc biệt là sự ra đời của máy vi tính đã làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn thông qua những bài giảng điện tử mà giáo viên đã chuẩn bị. Việc sử dụng máy vi tính ngày nay không còn xa lạ với giáo viên. Tuy nhiên, để soạn giảng được một bài học có ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên ngoài việc sử dụng thành thạo máy vi tính thì còn phải có kỷ năng phân tích và kết hợp một số phần mềm, ứng dụng để sử dụng trong quá trình dạy học thì bài giảng mới thực sự hiệu quả và mang đúng ý nghĩa tích cực của bài giảng điện tử. Vì vậy việc thực hiện các bài soạn giảng điện tử bằng Powerpoint cho thấy sự cần thiết bởi nó đáp ứng được yêu cầu giáo dục như:

doc24 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực và tăng sự hứng thú của học sinh qua kỹ năng kết hợp các ứng dụng để soạn bài giảng điện tử môn toán thpt của giáo viên trường thpt long phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ TĂNG SỰ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH QUA KỸ NĂNG KẾT HỢP CÁC ỨNG DỤNG ĐỂ SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN TOÁN THPT CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC PHẦN I: MỞ ĐẦU I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong quá trình dạy học hầu hết các giáo viên đều thấy khó khăn trong khâu giảng dạy những kiến thức trừu tượng, những phần mà học sinh không thể hoặc không có điều kiện để quan sát trực tiếp. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật đặc biệt là sự ra đời của máy vi tính đã làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn thông qua những bài giảng điện tử mà giáo viên đã chuẩn bị. Việc sử dụng máy vi tính ngày nay không còn xa lạ với giáo viên. Tuy nhiên, để soạn giảng được một bài học có ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên ngoài việc sử dụng thành thạo máy vi tính thì còn phải có kỷ năng phân tích và kết hợp một số phần mềm, ứng dụng để sử dụng trong quá trình dạy học thì bài giảng mới thực sự hiệu quả và mang đúng ý nghĩa tích cực của bài giảng điện tử. Vì vậy việc thực hiện các bài soạn giảng điện tử bằng Powerpoint cho thấy sự cần thiết bởi nó đáp ứng được yêu cầu giáo dục như: - Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bởi khả năng đối thoại trực tiếp. - Tiết kiệm thời gian và chi phí trong giảng dạy. - Tiện lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức, đưa thêm những nội dung mới hay mở rộng trong tiết giảng. - Giảm thiểu sự vất vả của giáo viên trong giờ lên lớp. - Thuận tiện trong việc hỗ trợ cho các hoạt động (trong các chủ đề của môn học) nhằm truyền đạt kỷ năng, kiến thức và thái độ ngành, nghề cho học sinh. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học ngày càng phổ biến. Đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử cũng tương đối nhiều, nhưng để bài giảng điện tử thật sự phát huy hết hiệu quả và ý nghĩa của nó thì chưa có nhiều thầy cô làm được. Việc soạn 1 bài giảng điện tử các môn xã hội thì tương đối nhanh và dễ dàng nhưng các môn tự nhiên thì phức tập và khó khăn hơn trong đó bộ môn toán là bộ môn khó biên soạn nhất và việc kết hợp các phần mềm để phát huy tính hiệu quả tích cực thì gặp rất nhiều khó khăn. Vì lý do đó hôm nay tôi làm đề này sáng kiến kinh nghiệm này nhằm chia sẽ cho các thầy cô và các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm giúp các thầy cô và các bạn thuận lợi hơn trong việc biên soạn 1 bài giảng điện tử. II/. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI: Trong thực tế có rất nhiều phần mềm biên soạn bài giảng điện tử, trong đó có một số phần mềm được Bộ Giáo dục vận động, khuyến khích và có hướng dẫn sử dụng như: LectureMaker, Adobe Presenter 7.0, Violet, Maple, Math Graph, Math Type, Cabri, Power Point, Geometer’s Skechpad, GeoGebra... bên cạnh đó có không ít phần mềm mới nổi. Mỗi phần mềm đều có những ưu và khuyết điểm khác nhau nhưng theo tôi phần mềm phổ biến gần gủi nhất bới các thầy cô là phần mềm Microsoft Powerpoint, một phần trong bộ Microsoft office khá nổi tiếng và phổ biến hầu như là máy tính nào cũng có. Do đó tôi sẽ sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint làm phần mềm chủ đạo cho việc bài giảng điện tử và chúng tôi thực hiện bài thực hiện mẫu “Ứng dụng tính tích phân trong hình học”.Trong xuyên suốt quá trình soạn giảng tôi sẽ trình bày các khâu các bước cơ bản để soạn 1 bài giảng điện tử và một số kỹ năng chuyên sâu trong powerpoint, cùng với kỹ năng phân tích và kết hợp các phần mềm toán học khác trong Powerpoint. Các phần mềm Microsoft Powerpoint, Sketchpad, Violet, Microsoft Word, phần mềm Mathtype 6.7 Học sinh lớp 12A1; 12A2; 12A3 trường THPT Long Phước. Giáo viên trong tổ Toán trường THPT Long Phước . Qua đề tài này sẽ giúp các giáo viên thấy rõ hơn mặt tích cực của một bài giảng điện tử và ý nghĩa tích cực của nó. Bài giảng mang tính trực quan giúp học sinh tiếp thu bài hiệu qua hơn, có hứng thú trong việc tiếp nhận các kiến thức toán học phức tạp và khô khan; giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian để có thể đi sâu hơn vào nội dung bài học. III/. PHẠM VI NGHIÊN CỨU – GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Vận dụng các phần mềm nói trên vào chương trình Toán THPT. Cách thức soạn, sử dụng giáo án điện tử của giáo viên trong tổ Toán trường THPT Long PhướcViệc học tập và kết quả đạt được của học sinh lớp 12A1, 12A2,12A3 trường THPT Long Phước. Tuy đề tài chỉ giới thiệu về các kỷ năng cơ bản về soạn giáo án điện tử và kết hợp các phần mềm toán học và chỉ được thực hiện trên 1 bài dạy của lớp 12 nhưng nếu các thầy cô hiểu rõ được tính hiệu quả của giáo án điện tử thì có thể sử dụng vào các tiết dạy hằng ngày. IV/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tham dự các lớp tập huấn. Tham khảo tài liệu viết về các phần mềm toán học. Thường xuyên thực hành, vận dụng các phần mềm trên máy vi tính. Phương pháp phân tích hệ thống: để phân tích các mối liện hệ liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, một số phần mềm tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Phương pháp quan sát điều tra: để tiến hành quan sát điều tra tình hình dạy và học, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Giả thiết khoa học đặt ra: Giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để soạn giáo án vi tính, có kỹ năng phân tích và liên kết với các phần mềm toán học. Giáo viên có thể kết hợp linh hoạt giáo án điện tử với các phương pháp truyền thống nhằm truyền thụ thật tốt kiến thức cho học sinh. Học sinh được tiếp cận với các phương pháp mới làm tăng khả năng quan sát, tiếp nhận, thực hành, khả năng tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo và tăng tính nhạy bén cho học sinh. Học sinh hứng thú hơn khi học Toán. PHẦN II: NỘI DUNG I/. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Ngày 07/01/2008 Bộ GD-ĐT thông báo kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ GD-ĐT. Theo đó, 2008-2009 là năm học CNTT, năm học có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động CNTT trong các cơ sở GD-ĐT. - Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, rất quan trọng, rất có ý nghĩa và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động CNTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. - Cần rà soát và có kế hoạch xoá điểm trắng, vùng lõm về Internet, CNTT (là những nơi đang còn rất yếu kém về ứng dụng CNTT trong ngành), cho từng cấp học, từng đối tượng, dứt điểm việc kết nối Internet ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. (Số tư liệu: 679/TB-BGDĐT – Website Bộ GD&ĐT) - Ngay đầu năm học 2007 - 2008, thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử từ Bộ GD&ĐT đến các sở GD&ĐT, các trường. Triển khai tin học hoá quản lí đến từng trường phổ thông, cung cấp mã số thẻ học sinh thống nhất toàn quốc, cung cấp học bạ điện tử cho học sinh. - Tăng cường việc tổ chức họp, hội nghị và giảng dạy qua mạng để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại, ăn ở. - Bộ GD&ĐT phát động lấy năm học 2008-2009 sẽ là năm học Công nghệ thông tin. Vì vậy, trong năm học 2007-2008 -. Triển khai hệ thống thông tin quản lí cấp phòng, sở và Bộ một cách thống nhất, đồng bộ, tiết kiệm (Số tư liệu: 9584/BGDĐT-CNTT– Website Bộ GD&ĐT) II/. CƠ SỞ THỰC TIỂN – THỰC TRẠNG Thấy được ưu điểm của PowerPoint, nhiều giáo viên trường THPT Long Phước đã mạnh dạn làm quen và tự thiết kế các bài soạn giảng lên lớp với phần mềm này cùng các thiết bị đa phương tiện khác. Tuy nhiên, qua dự giờ và trao đổi với giáo viên, tôi thấy vẫn còn những ý kiến khác nhau về hình thức dạy học mới này như: - Một số giáo viên tuyệt đối hoá việc soạn giảng bằng PowerPoint và gần như phủ nhận các hình thức dạy học truyền thống. - Một số giáo viên khác cho rằng hình thức dạy học này là không khả thi trong điều kiện chất lượng học sinh của nhà trường hiện nay. - Còn lại, một số giáo viên cho rằng sử dụng PowerPoint một cách khoa học như là một phương tiện dạy học hỗ trợ hợp lý việc thực hiện kế hoạch của giáo án lên lớp sẽ đem lại kết quả cao cho nhận thức của học sinh cả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển khả năng tư duy, thực hành. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đề tài ở trường THPT Long Phước. Thuận lợi - Nhà trường đã có trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu soạn giảng bài giảng điện tử của giáo viên. - Đa số giáo viên đã được đào tạo cơ bản về tin học đáp ứng nhu cầu soạn giảng bài giảng điện tử. Khó khăn - Tuy có 1 phòng dùng để giảng dạy bài giảng điện tử nhưng do điều kiện trường còn khó khăn nên đây không phải là phòng chức năng riêng (phòng tin học) và máy chiếu của nhà trường đã cũ và khá mờ làm giảm đi hứng thú và khả năng tiếp thu bài của các em. - Chất lượng học sinh còn thấp nên làm giảm khả năng tiếp thu bài của các em. - Một số giáo viên còn e ngại trong việc soạn giảng giáo án điện tử và cho rằng mất rất nhiều thời gian trong công việc soạn giảng này. III/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Qui trình thiết kế một bài soạn điện tử. Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình như sau: 1.1. Xác định mục tiêu bài học Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. 1.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng. 1.3. Multimedia hoá kiến thức Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức. - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh... - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. 1.4. Xây dựng các thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử. Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời... Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang (slide), hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu. 1.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. 2. Kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử bằng Powerpoint. Ở bước này chúng tôi không trình bài hướng dẩn sử dụng phần mềm Powerpoint mà chỉ hướng dẫn các bước các thao tác để tạo được 1 bài giảng điển tử và chúng tôi sẽ thực hiện nó trên bài “Ứng dụng tích phân trong hình học” – Bài 3 tiết 61 tuần 28 chương III Toán 12 2.1 Khởi động PowerPoint 2003: phần này có nhiều cách nhưng thường ta sử dụng cách - Khởi động: Start Programs Microsoft PowerPoint 2003 2.2 Thao tác với Slide a) Tạo mới một Slide: Insert New Slide hoặc Ctrl + M b) Xoá Slide: Chọn Slide nhấn phím Delete c) Thay đổi vị trí Slide: Từ phía bên trái của màn hình thiết kế chọn trái chuột vào Slide cần thay đổi vị trí, giữ chuột rê tới nơi cần thiết rồi thả ra. d) Xem 1 Slide : Khi thiết kế xong một Slide ta có thể cho hiện để kiểm tra bằng cách chọn Slide cần hiện nhấn Shift + F5 (Hoặc nhấp chuột vào biểu tượng ở phía dưới bên trái màn hình thiết kế) e) Ẩn một Slide : Chọn Slide Slide Show Hide f) Định dạng font chữ trong slide: chủ yếu sử dụng thanh công cụ Formating g) Định dạnh thông thường: Trên thanh này bao gồm các nút lệnh chức năng định dạng (Font chữ, màu chữ, kiểu chữ,...) h) Định dạng các khung chứa text: Muốn thay đổi lại độ rộng của khung chứa chữ (đối tượng chứa text), ta chọn vào mép khung khi xuất hiện 8 nút khiển thì đưa chuột vào các nút đó tới khi chuột biến thành mũi tên 2 chiều thì bắt đầu điều chỉnh kéo to ra hay thu nhỏ lại cho cân đối trong Slide. i) Thay đổi nền cho Slide: + Chọn Slide cần thay đổi nền. + Format Slide DesignDesign Templates (Hoặc Format Slide Design Color Schemes) + Tìm mẫu nền cho Slide cần chèn. + Khi nút thả hiện ra nhấp chọn : . Apply to All (áp dụng cho tất cả) . Apply to Selected Slide (cho Slide đã chọn) 2.3 Chèn tranh ảnh vào slide: a) Chèn vào một Slide bất kỳ: - Đưa trỏ chuột Slide cần chèn. - Chọn Insert Picture From File... Xuất hiện hộp thoại - Tìm đường dẫn đến thư mục có file tranh - Chọn tranh chọn Insert. - Định dạng tranh, di chuyển tới vị trí hợp lý. (Chú ý: có thể copy tranh và dán thẳng vào Slide ) b) Chèn tranh vào Slide theo một khuôn mẫu định trước: - Format Slide layout và chọn trong các khung những định dạng thích hợp: - Chọn Apply to select Slide - Chọn vào biểu tượng chèn tranhchọn tranh Ok c) Chèn một file Video, Audio, một bảng, một biểu đồ. Format Slide layout chọn một khuôn dạng thích hợp nhấp chuột vào biểu tượng hình: - Nếu chèn bảng thì nhấp vào biểu tượng bảng xuất hiện hộp thoại Insert table nhập số cột của bảng (number of column) và nhập số dòng của bảng (number of rows) OK * Định dạng bảng: Thêm cột (hàng): bôi đen số cột (hàng) cần thêm Nhấp phải chuột chọn : Insert columns (Insert Rows) Xoá cột (hàng): bôi đen số cột (hàng) cần xoá nhấp phải chuột chọn : Delete columns (Delete Rows). Định dạng bảng bằng thanh công cụ Table and Borders. (Cho hiện thanh này lên bằng cách vào: View ToolBars Table and Borders) - Nếu chèn video hoặc audio thì chọn biểu tượng camera (làm xuất hiện một thư viện Media Clip có sẵn các file video, audio.) - Chọn 1 file cần chèn nhấp OK . Khi đó màn hình xuất hiện hộp thoại thông báo: How do you want the sound to start in the slide show? (Bạn muốn âm thanh này bắt đầu như thế nào khi trình diễn?) và xuất hiện hai lựa chọn: Automatically: tự động When clicked: khi nhấp chuột Lưu ý: Nếu không có file Video (Audio) cần chèn trên thư viện, cần phải nhập thêm vào bằng cách: chọn Import tìm đường dẫn đến thư mục chứa file Video (Audio) chọn file chọn Add Hộp thoại sau khi nhấp Import - Chèn biểu đồ thì nhấp vào biểu tượng biểu đồ , nhấp ra vùng trống để kết thúc. Khi đó màn hình xuất hiện hộp thoại hiệu chỉnh biểu đồ d) Chèn chữ nghệ thuật: Chọn slide cần chèn Insert Picture wordArt (các bước giống bên Word) hoặc có thể chèn trực tiếp bằng cách chọn biểu tượng chữ A trên thanh drawing 2.4 Tạo hoạt ảnh: a) Tạo hoạt ảnh chung cho các đối tượng trong một slide: Bước 1: Chọn Slide rồi nhấp chuột Slide Show Animation Scheme (hiện lược đồ hoạt ảnh). Bước 2: Chọn các hoạt ảnh cho Slide trong các khung. + Recently Used (Sử dụng không lâu Nhanh) + No Animation (không hoạt ảnh). + Subtle (phản phất, huyền ảo). + Moderate (vừa phải, ôn hoà, không quá khích) + Exciting (Hiện hữu có sẵn) b) Hoạt ảnh tuỳ chọn cho từng đối tượng trong slide. Bước 1: Làm hiện đồ thuật: Slide Show Custom Animation Bước 2: Chọn đối tượng trong Slide cần tạo hoạt ảnh (dòng chữ "Bôi đen", tranh, hình vẽ, file video, bảng, biểu đồ, chữ nghệ thuật...) Bước 3: Chọn Add effect, khi đó có bốn lựa chọn - Entrance: Hiệu ứng xuất hiện Slide - Emphasis: Hiệu ứng nhấn mạnh - Exit: Hiệu ứng biến mất - Motion Paths: hiệu ứng chuyển động Với mỗi lựa chọn chúng ta có thể có các hiệu chỉnh như sau: + Start: on click, with previous, after previous + Direction + Speed: tốc độ Bước 4: Xem thử (chú ý : xoá hiệu ứng bằng cách chọn vào hiệu ứng trong đồ thuật nhấp chuột vào remove + Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của hiệu ứng thì chọn hiệu ứng trong đồ thuật và chọn order (xuống) hoặc re – order (lên) cho phù hợp. + Khi sử dụng hiệu ứng motion paths ta có thể điều chỉnh về tốc độ, số lần lặp lại dựa vào cách sau: .Speed: tốc độ .Repeat: số lần lặp lại Nếu muốn hiệu ứng xuất hiện khi nhấp vào biểu tượng nào đó thì ta chọn: Triggers start effect on click of chọn biểu tượng để nhấp chuột Ví dụ: sau khi tạo hiệu ứng cho 5x – 8 = 0 và tôi muốn nó xuất hiện khi bấm chữ phương trình thì tôi thực hiện như sau: Trong cột Modify bên phải màn hình, chọn vào mũi tên của dòng chỉ hiệu ứng của 5x – 8 = 0 timing xuất hiện hộp thoại như trên timing chọn tốc độ (speed), chọn số lần lặp lại (repeat) triggers start effect on click of shape 1: phương trình c) Tạo sự chuyển tiếp cho Slide. Mục đích: Tạo hiệu ứng khi chuyển tiếp giữa các slide - Bước 1: Làm hiện đồ thuật: Slide Show Slide Transition - Bước 2: Chọn kiểu hiệu ứng cho Slide ở khung: Apply to Selected Slides - Bước 3: chọn tốc độ + âm thanh ở khung Modify Transition: Speed (tốc độ); Sound: nếu chọn âm thanh có sẵn trong chương trình thì có thể lựa chọn một trong những âm thanh trong thư mục đó Nếu chúng ta muốn chọn âm thanh khác có sẵn trong máy thì chọn othervà chỉ đường dẫn đến địa chỉ chứa file âm thanh - Bước 4: Chọn chế độ tác động khi chuyển Advance slide: + Chuyển tiếp khi nhấp chuột: On mouse click + Chuyển tiếp ở chế độ thời gian chờ: Automaticcally after Chú ý: muốn bỏ chế độ chuyển tiếp của Slide, chọn No Transition 2.5 Tạo sự liên kết: a) Tạo sự liên kết bằng nút bấm hành động. - Bước1: Slide Show Action Buttons chọn một biểu tượng vẽ nút bấm trong slide. - Bước 2: kết thúc bước 1 xuất hiện hộp thoại "Action Setting" chọn thẻ Mouse click Chọn một trong các lựa chọn sau: None : Không liên kết (không có liên kết nào) Hyperlink to: Liên kết tới 1 Slide, trang Web,... Run Program: Chạy một chương trình trên máy tính (sketchpad, cabri,) Play sound: liên kết với một dạng âm thanh. - Bước 3: Nhấp OK kết thúc liên kết Chú ý: Khi chọn Hyperlink to ta phải lựa chọn các trường hợp sau: - Next Slide: đến Slide tiếp theo - Previous Slide: về trước một Slide - First Slide: về Slide đầu - End Show: trở về màn hình thiết kế - URL...: liên kết tới một trang Web - Other PowerPoint Presentation...: Tới 1 slide trong file PowerPoint khác - Other file...: Tới một file bất kỳ khác - Slide...: Tới một Slide trong file hiện hành, khi vào trường hợp này ta phải chọn một Slide nào đó trong file * Khi chọn: Run Program phải bấm vào Browse để tìm chương trình chứa trong máy tính (sketchpad, mathtype, trang word). Với phần này, ta có thể chèn một file sketchpad hoặc trang word. Nhưng lưu ý khi chèn file nào thì cần phải chép file đó đúng địa chỉ, thường là nằm chung thư mục với bài giảng điện tử. * Muốn viết chữ trên nút bấm thì nhấp phải chuột phải vào nút và chọn add text * Muốn sửa lại liên kết trên nút, nhấp phải chuột vào nút chọn Action Setings (hoặc Edit Hyperlink) * Muốn gỡ bỏ mối liên kết: Remove Hyperlink b) Tạo liên kết cho 1 đối tượng. - Bước 1: Chọn đối tượng. - Bước 2: Nhấp chuột phải vào đối tượng chọn Hyperlink...Làm xuất hiện hộp thoại Insert Hyperlink - Bước 3: Chọn kiểu liên kết là một trong các trường hợp sau: + Existing file or webpage: có ba lựa chọn tương ứng . Current folder: liên kết đến một file hay chương trình trong 1 thư mục (tìm đường dẫn tới thư mục nơi có chữ Look in). . Recent file: liên kết đến một file đã tồn tại và sử dụng gần đây trên máy. . Bookmark: Để liên kết đến một Slide trong file PowerPoint hiện hành. + Place in this document (liên kết ngay trong tài liệu đang soạn thảo) chọn trang cần liên kết + Create new document (liên kết với một tài liệu mới) chọn tên tài liệu + E- mail address (liên kết đến một địa chỉ E- mail) nhập địa chỉ e- mail sử dụng - Bước 4: Nhấp OK Chú ý: Để gỡ bỏ liên kết cho đối tượng, nhấp phải vào đối tượng chọn: Remove Hyperlink 2.6 Vẽ hình cho Slide: Bước 1: Khởi động thanh Drawing (View Toolbars Drawing). Bước 2: Chọn các biểu tượng cần vẽ trên thanh Drawing hoặc nhấp vào vẽ vào slide. Bước 3: Định dạnh hình vẽ nhờ các biểu tượng trên Drawing: - Thùng sơn: để tô mầu cho hình (muốn bỏ màu chọn No Fill) - Bút: để thay đổi màu đường viền của hình vẽ - Biểu tượng chữ : Thay đổi màu của chữ. Chú ý: Muốn viết chữ lên hình bất kỳ: nhấp phải chuột vào hình chọn Add Text (Hoặc Edit text) 2.7 Diễn giải khi trình chiếu: - Ở chế độ Slide show, nhấn chuột phải lên một nơi bất kì trên màn hình hiện một menu đưa tới mục pointer option và chọn pen - Có thể dùng bút này để khoanh vùng những điểm cần nhấn mạnh trong slide khi trình chiếu - Bấm E để xóa các chú giải. - Khi tắt bài trình chiếu sẽ xuất hiện hộp thoại:Do you want to keep your ink annotations? (bạn có muốn giữ lại phần chú thích của bạn không?) Keep: giữ lại Discard: không giữ 2.8 Các lưu ý khi sử dụng phần mềm powerpoint để soạn GAĐT: - Không nên sử dụng quá nhiều màu, font chữ trong một slide - Size chữ không quá to cũng không quá nhỏ, thường thì size chữ từ 18 đến 24 là hợp lí. - Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh trang trí trong một slide - Màu chữ và màu nền của slide phải có độ tương thích - Không nên nhấn mạnh quá nhiều ý trong một slide - Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng - Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang trình diễn. - Phải liên kết với các phần mềm toán học khác để giáo án điện tử không chỉ thay thế bảng phụ mà có một giá trị nhất định - Không nên quá lạm dụng giáo án điện tử, đừng biến phương pháp đọc – chép mà chúng ta cần loại bỏ thành phương pháp nhìn – chép. -  Hướng dẫn học sinh ghi chép: + Cần thể hiện bố cục của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy ( tên bài dạy, các đề mục) để học sinh dễ dàng củng cố. + Cần quy định màu chữ cho học sinh ghi vào vở. + Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học si

File đính kèm:

  • docSKKN TOAN THPT 41.doc