Một Kinh Bắc_ nghìn năm văn hiến, nơi phát tích vương triều, một mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa cổ truyền với những lễ hội nổi tiếng như : hội Đền Đô, hội Phù Lưu, hội Phù Chẩn, hội Đại Đình, hội Cẩm Giang, hội Sặt, hội Đồng Kỵ, hội Lim và những thú chơi phong tục hấp dẫn như đốt pháo, đánh đu, đấu vật, chọi gà, thả chim, thi bắt vịt, thổi cơm, hát quan họ .những lễ hội này kéo dài theo mùa thường diễn ra vào dịp sang xuân bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng là hội pháo Đồng Kỵ đến mùng 8 tháng 4 là hội chùa Dâu.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phong cách nghệ thuật Kim Lân qua truyện ngắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1 . Một Kinh Bắc_ nghìn năm văn hiến, nơi phát tích vương triều, một mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa cổ truyền với những lễ hội nổi tiếng như : hội Đền Đô, hội Phù Lưu, hội Phù Chẩn, hội Đại Đình, hội Cẩm Giang, hội Sặt, hội Đồng Kỵ, hội Lim và những thú chơi phong tục hấp dẫn như đốt pháo, đánh đu, đấu vật, chọi gà, thả chim, thi bắt vịt, thổi cơm, hát quan họ.những lễ hội này kéo dài theo mùa thường diễn ra vào dịp sang xuân bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng là hội pháo Đồng Kỵ đến mùng 8 tháng 4 là hội chùa Dâu.
Một Bắc Ninh_ nho nhã, một Bắc Ninh của tiếng hát quan họ ngọt ngào lời ca, của tranh Đông Hồ phồn thực, một Bắc Ninh hội hè đình đám giàu phong tục cổ truyền đã sản sinh một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt nam hiện đại: Kim Lân. Ông thuộc vào số ít nhà văn có thể chứng minh cho chân lý “ quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong nghệ thuật. Đến với Kim Lân người đọc có dịp đến với miền quê Kinh Bắc. Chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa quê hương Kinh Bắc, nên Kim Lân đã có một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo so với nhiều nhà văn khác cùng thời. Văn Kim Lân nhỏ nhẹ, chậm rãi, hóm hỉnh, giàu xúc cảm, đó là giọng văn đặc trưng cất lên từ những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm, ý nhị mà không kém phần hóm hỉnh sâu sắc.Giọng văn đó được kết tinh từ những nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của mảnh đất quê hương với hàng chục thú chơi, hàng trăm chùa chiền, hàng chục lễ hội đặc sắc. Giọng văn đó được hình thành từ gốc lúa nương dâu, từ phù sa con sông Đuống hiền hòa, thơ mộng, từ những người sống chân thật, giàu đạo lý làm người, giàu tình thương mến quê hương làng xóm. Tuy số lượng các tác phẩm khá khiêm tốn, nhưng nhiều sáng tác của Kim Lân lại khá mẫu mực đáng học tập. Nhà văn Nguyễn Khải đã từng coi Kim Lân là một số ít nhà văn có tài thiên phú, dường như “không phải người viết mà là thần viết, thần mượn tay người để viết lên những trang sách bất hủ” { }
Kim Lân sinh năm 1921 nhà nghèo, hồi nhỏ cậu bé Tài chỉ học hết bậc tiểu học rồi phải đi phụ việc cho thợ đàn anh để giúp gia đình kiếm sống. Nhờ chịu khó quan sát và cũng hay ngẫm nghĩ, lại có dịp đi đến nhiều làng quê trong vùng nên tuy còn ít tuổi, Tài đã có vốn hiểu biết khá dày dạn về phong tục tập quán trong cuộc sống vùng Kinh Bắc quê ông. Đó là sự chuẩn bị tốt để Tài trở thành một nhà văn về sau.
Đầu những năm 40, trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc tân văn, anh thợ sơn guốc và khắc tranh bình phong Tài đã có một số truyện được đăng với tên mới là Kim Lân. Ở loạt truyện này, chủ yếu Kim Lân kể lại những cảnh đời cơ khổ và một số sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê. Giữa cuộc sống nhọc nhằn đầy bức xúc lúc bấy giờ, những trang văn ấy của Kim Lân đã giúp người đọc củng cố thêm một ý nghĩa rằng : sau những lũy tre xanh xanh kia, từ bao đời nay người nông dân sống lam lũ thật, nhưng tháng ba ngày tám và những buổi sang xuân, họ vẫn tổ chức được những trò vui, mà qua đó, đã thể hiện một sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng, lành mạnh.
Kim Lân theo cách mạng từ năm 1944 trong Hội Văn hóa cứu quốc, khi cuộc kháng Pháp bùng nổ, ông trở thành phóng viên các báo của lực lượng vũ trang Cách mạng như Xông Pha, Chi Lăng. Kim Lân tâm sự: “Những truyện tôi thích và cũng được nhiều người thích, đều là những cái tôi viết về chính mình, về làng xóm mình, người thân mình”. Nên đa số tác phẩm của nhà văn thuộc loại tự truyện. Do đó truyện ngắn Kim Lân mang tính hiện thực, chân chất. Mỗi truyện như một mảng đời nhà văn được “ xắn ra” ( chữ của Tô Hoài ) từ mảnh đất sống của kiếp người thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, lời than thở và cả những nụ cười nhiều lúc hồn nhiên, xúc động. Đó là cảnh xóm ngụ cư vào lúc nhập nhoạng tối có những nông dân đói rách “ lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau đi xanh xám như những bóng ma.Người chết như ngả rạ..Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác ngườiTiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”( Vợ nhặt ). Đó là chuyện gia đình một trí thức nghèo chạy giặc, lỉnh kỉnh những nồi liêu, xoong chảo, vợ thì yếu, con còn thơ, lo chạy cho người chưa vẹn, nên đành phải bỏ lại con chó con ốm yếu xấu xí trong nỗi bùi ngùi ân hận. “Trong ánh lửa cháy bập bùng ở bếp hắt ra, tôi thấy mắt nó có hai đốm lửa nhỏ tí. Hai đốm lửa ấy nhìn vào tôi oán trách, cầu khẩn, lúc lại thấy như thù hằn giận dữ. Tôi cúi mặt xuống, không dám nhìn vào con chó ấy nữa”( Con chó xấu xí ). Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta bắt gặp rất nhiều đoạn văn xúc động như thế. Đó là hiện thực cuộc sống của nông dân trước Cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp. Không phải chỉ những tác phẩm viêt sau này mà ngay cả những giọng văn trình làng thời kỳ trước Cách mạng, tác phẩm của Kim Lân đã có sức lay động mạnh mẽ tình cảm người đọc bởi sự thật giàu ý nghĩa. Nhà văn Nguyên Hồng kể rằng “ Từ giữa năm 1943_1944 ấy tôi đọc được mấy truyện của Kim LânThoạt tiên, tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương hay Hoài Trạch, Hoài Tâm .lúc bấy giờ. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một bợm bãi trái lại có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm, thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình, thì tôi liền tự trách và giữ ngay số báo đó..”
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, vẫn đề tài những mảnh đời bình dị, thiếu đói như trước, nhưng tình người sâu lắng hơn, hình tượng xã hội mang ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn. Tiêu biểu cho những tác phẩm này là Làng và Con chó xấu xí. Ông Hai_ nhân vật chính trong truyện Làng_ là một nông dân đôn hậu, từng gắn bó với nhà cửa ruộng vườn, đường làng, ngõ xóm, cánh đồng quê hương
“ Người nông dân trong Làng vẫn là sự tiếp tục kiểu người cũ của Kim Lân trong những trang Vợ nhặt còn bỏ dở. Một lớp dân nghèo, do thân phận ngụ cư nên phải chịu thêm nhiều sức ép của những thói quen và thành kiến. Nhưng chuyển vào đời sống cách mạng, họ đã trở thành nguời nông dân kháng chiến tản cư, dẫu chỉ là sự chuyển đổi môi trường sống, ngòi bút Kim Lân vẫn rất tinh tế mà gạn chắt và khẳng định những nét mới trong phần sống bên trong và gương mặt của họ. Đưa tình yêu làng nên tình yêu nước, gắn tình yêu làng với tình yêu cách mạng, nét sống đó mang vẻ đẹp tinh thần mới ở người nông dân đã đưa ông Hai, nhân vật chính của Làng, lên vị trí một điển hình người nông dân sau buổi giao thời mới và cũ.” ( Văn học Việt Nam kháng chiến chông Pháp, NXB Khoa học xã hội, 1986 ).
Vì vậy nghiên cứu về Kim Lân chính là tìm hiểu một giai đoạn văn học góp phần hoàn chỉnh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Qua đó thấy được những nét đặc sắc, độc đáo về nội dung và nghệ thuật của Kim Lân cũng như sự đóng góp của tác giả vào văn xuôi Việt Nam hiện đại.
2. Kim Lân là một trong số nhà văn suốt đời trung thành với một thể loại sáng tác là truyện ngắn. Đây là một thể loại “ tập cho người viết nhiều nết quý lắm” {78,9}, vì “chỉ với truyện ngắn người ta mới biết tận dụng từng chỗ, lo săn sóc từng chữ ..” {78,9}. Nên “ Truyện ngắn là nơi ta có thể tìm phong cách cho mình. Truyện ngắn đòi hỏi hoàn thiện, ở đây ta được rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy” {78,9}. Hơn nữa Kim Lân từng quan niệm “ Truyện ngắn phải chặt chẽ từ câu văn cho đến nhịp của truyện” {27}. Bởi “truyện ngắn nếu loãng thì khó viết” .Có người quả quyết: “một nền văn học chưa được coi là hình thành, nếu trong đó truyện ngắn không chiếm một vị trí xứng đáng” {53,109}. Người khác lại nhấn mạnh: “ Đây là chỗ đóng dấu trình độ nghệ thuật của một nền văn học”.{53,117}. Nói riêng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, truyện ngắn cũng là thể loại đã gặt hái được nhiều thành công nhất. Tuy nhiên, “ngắn gọn là một hình thức cực kì khó khăn”{53,85}, nên thực tế số nhà văn viết chuyên viết truyện ngắn và nhất lại nổi tiếng nhờ truyện ngắn là rất hiếm hoi. Ở Việt Nam lại càng hiếm. Kim Lân là một trong số ít nhà văn hiếm hoi như thế đã khẳng định được tên tuổi của mình nhờ truyện ngắn. Do vậy chọn đề tài “ Phong cách nghệ thuật Kim Lân qua truyện ngắn” chúng tôi mong muốn giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thể loại ngày càng được ưa thich này, đồng thời thấy được những đóng góp quý báu của Kim Lân đối với sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam.
3. Là cây bút truyện ngắn xuất sắc, tạo dựng được vị trí chắc chắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, cho nên sáng tác của Kim Lân đã trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của cả giới phê bình và sáng tác. Tác phẩm Kim Lân đã được khám phá nhiều bình diện. Có người chú ý đến mảng đề tài phong tục, có nguời lại quan tâm đến những con nguời “đầu thừa đuôi thẹo”. Người chú tâm đến thế giới nhân vật, nguời khác lại tâm đắc ngôn từ nghệ thuật .Các ý kiến thật phong phú. Mỗi người một cách cảm, cách hiểu, cách đánh giá. Tuy nhiên văn chương của Kim Lân là một cái gì không cùng, hàm chứa trong nó bao tầng ý nghĩa. Bởi thế, cho dù đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, nhưng mạch nước ngầm của sáng tác Kim Lân chưa bao giờ cạn kiệt. Ngay trong thể loại chủ lực là truyện ngắn vẫn còn nhiều bình diện, nhiều ẩn ức chưa được khám phá và đặc biệt chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu một cách tổng hợp, đầy đủ, toàn diện có hệ thống về Kim Lân. Do đó nghiên cứu về Kim Lân là cơ hội tốt để người viết luận văn đặt thêm những viên gạch hồng vào xây dựng công trình kiến trúc nghệ thuật về nhà văn tài hoa của chủ nghĩa hiện thực nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Đây cũng là lí do thôi thúc người viết đến với nhà văn Kim Lân khi lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
Với tất cả lí do trên, người viết quyết định chọn truyện ngắn của Kim Lân để nghiên cứu với đề tài là : “ Phong cách nghệ thuật Kim Lân qua truyện ngắn”. trong quá trình tìm hiểu, người viết đi sâu phân tích, tổng hợp để tìm ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn chương Kim Lân, góp phần vào sự khẳng định giá trị các tác phẩm cũng như tài năng của nhà văn. Mong rằng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp ích phần nào cho những ai quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy và học tập về văn chương Kim Lân.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nói rằng “ mỗi nhà văn đều có chất dính riêng”. Cái “chất dính riêng” tạo nên trong con người và trong trang văn của ông là chất “ thuần hậu nguyên thủy”, “ một lòng đi về với đất với người”, là bình dị, đôn hậu. Kim Lân có một hoàn cảnh sống rất đặc biệt và chính hoàn cảnh sống này đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn. Nếu như Nguyễn Tuân yếu tố thời đại có tác động đến văn chương thì nhà văn Kim Lân yếu tố gia đình lại có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn. Kim Lân sinh ra trong một gia đình không có hạnh phúc. Mẹ ông là người vợ lẽ ngụ cư, quê gốc ở Kiến An_ Hải Phòng. Người cha của ông là người rất sành chơi, dù có hai vợ nhưng vẫn lấy mẹ ông về để giúp việc trong nhà. Thân phận con của người vợ lẽ, của dân ngụ cư đã trở thành nỗi ám ảnh với Kim Lân từ khi ông sinh ra. Cuộc sống sau này của nhà văn còn có nhiều nỗi cơ cực, tủi nhục hơn thế. Người cha mất sớm, ông phải bỏ học kiếm sống giúp gia đình. Cho đến khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Kim Lân vẫn phải lăn lộn, chịu nhiều bất hạnh tủi cực. Thế nhưng, hoàn cảnh sống đã giúp Kim Lân, một người luôn có sự ý thức về thân phận và cuộc sống của mình biết vượt lên số phận, vượt lên cuộc sống để hiểu cuộc đời hơn và sống có ý nghĩa hơn. Và cũng bởi vậy, trong đời sống tình cảm, Kim Lân được xem là người sống có tình nghĩa nhất. Với gia đình, với anh em bạn bè và rộng hơn nữa chính là với cuộc đời này, đặc biệt là những con người lao động nghèo khổ mà ông gắn bó rất sâu sắc và hiểu về họ.
Con người Kim Lân là vậy! Chính con người của đời sống ấy đã đi vào văn chương, chi phối đến quan niệm sáng tác của nhà văn để từ đó hóa thân thành những cuộc đời, những nhân vật rất gần gụi. Đối với văn chương, nhà văn quan niệm rằng: “ Văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo cũng đòi hỏi sự yêu thương giữa con người với con người, đòi hỏi con người có quyền làm người, bình đẳng tự do bác ái.Cái đạo này mỗi người truyền một cách, mỗi người một ý kiến khác nhau, muốn cho con người được sống ra con người, sống tốt hơn.Văn chương còn là thứ giải trí làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi.” Như vậy, với Kim Lân văn chương là phải gắn bó với cuộc đời, nơi đó con người thể hiện tình người, tình đời để cuộc sống có ý nghĩa nhất. ngoài ra văn chương còn mang lại cho con người ta ý nghĩa sống, đó là cách thư giãn hiệu quả nhất mà Kim Lân mong muốn. Trong cách viết Kim Lân cũng có quan niệm giống với Nguyễn Tuân. Nhà văn muốn khi viết văn cần phải “ thôi xao kĩ lưỡng”, “đẽo gọt”. Nhà văn quan niệm “ văn chương không cần đánh bóng mạ kền” và tôi xem văn như người. Điều quan trọng là văn chương phải thật, phải “ giản dị ”. Nhà văn đã “ thôi xao kĩ lưỡng ” trong cách viết không phải để đạt tới khát vọng của cái Đẹp mà điều ông muốn hướng đến là sự “ bình dị, chất phác pha chút hóm hỉnh”. Những điều mà nhà văn đã quan niệm trong văn chương như vậy cũng bởi cái đích sáng tác của nhà văn đó là : “ viết văn là cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống bé nhỏ, quẩn quanh”. Và hơn thế nữa nhà văn muốn hướng tới hơn cả, đó là “ sống và viết đều vì cuộc đời, vì con người, vì cái đẹp, cái thực”. Hơn cả, Kim Lân muốn hướng đến trong cuộc đời và trong những trang viết của mình là sự công bằng và cái tình người, cái tâm của con người sống trong xã hội. Đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất, làm nên nét rất riêng trong một nhà văn hiện thực chân chất như Kim Lân.
Hiểu được con người Kim Lân một cách đây tâm huyết như vậy, cho nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về ông trên các phương tiện khác nhau. Các bài viết, các công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được nhiều nét đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác, cùng những thành công của nhà văn trên phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm.
Trước cách mạng tháng Tám có Lữ Quốc Văn, Vũ Bằng, Nguyên Hồng..Lữ Huy Nguyên trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân đã khẳng định: “ Người đã thành công trong một loạt truyện ngắn về thú chơi đặc biệt nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê, đến nỗi Lữ Quốc Văn đã phải viết thành chữ nghĩa hẳn hoi rằng Kim Lân là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất ở nước ta”
Nhà văn Vũ Bằng chính là người có công phát hiện, động viên và khuyên Kim Lân nên viết về mảng sinh hoạt phong tục : “ Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng những ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các ông ấy đã thành rồi. Ông viết những truyện như Đôi chim thành, Đấu vật, Chó sănthì không ai tranh được chiếu của ông”.
Sau cách mạng tháng Tám có nhiều bài viết sâu sắc, thuyết phục về sáng tác của Kim Lân và những tác phẩm của ông. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30b, NXB KHXH,1980 nhận xét: “ Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo và hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “ Thú đồng quê ” hay “ Phong lưu đồng ruộng ”. Đó là những phong tục ăn chơi hay đúng hơn những sinh hoạt văn hóa của dân quê, như trồng cây cảnh, đánh vật, chơi chim bồ câu, nuôi có săn, gà chọi . Đuổi tà, Đôi chim thành, Con mã mái, sở dĩ có sức hấp dẫn , không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính nhà văn đã làm hiện lên những con người của làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời”.
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá viết : “ Ông ( Kim Lân ) được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào đề tài độc đáo; ghi nhận sinh hoạt văn hóa phong phú của thôn quê ( đánh vật, chọi gà, thả chim.). Các truyện “ Đôi chim thành ”, “ Con mã mái ”, “ Chó săn ”.tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh kể trên, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng, những người sống cực nhọc, khổ nghèo, nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoaCả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng Kim Lân đều có những đóng góp tích cực trong thể tài truyện ngắn viết về đề tài nông thôn. Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng ”.
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi khi viết về Vợ nhặt, đã nhân đó nói nhiều hơn về Kim Lân. Ngoài việc khẳng định Kim Lân là một trong những nhà văn viết ít mà ngày càng được khâm phục, và Kim Lân là nhà văn có hai trong bốn tác phẩm được coi là “ thần bút ”, còn nhấn mạnh: “ Phần tâm huyết sâu sa nhất của tác giả Vợ nhặt, chắc hẳn đã không được dồn cho việc làm biểu hiện những nét thấp kém của con người bộc lộ qua nhân hình và nhân cách. Ngược lại với việc đặt nhân vật vào một khoảng sáng và tối, lay lắt, nhà văn đã tìm được cơ hội vô song để biểu hiện sự bất diệt của nỗi khát thèm được sống, được thương yêu và hi vọng.niềm ao ước ấy cứ âm thầm vươn lên từ đói khát, tối tăm và chính bởi thế mà nó trở nên đáng cảm động và đáng quý ” và “.cũng có thể nói điều nữa về Vợ nhặt. Như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có đặc sắc của Kim Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc ”. Và để khẳng định tài năng của Kim Lân, Đỗ Kim Hồi nêu rõ: “Nhưng cái đọng lại cuối cùng trong tôi vẫn là cách nhìn đời, nhìn người đầy xót xa, thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiên truyện ngắn. Rằng dù cuộc sống có bi thảm đến đâu thì cái cội nguồn lưu giữ trong nhân dân vẫn là bất diệt ”.
Năm 1986, là cái mốc sớm nhất, Kim Lân được một nhà nghiên cứu quan tâm một cách tự truyện. Đó là Lại Nguyên Ân với bài viết Văn xuôi Kim Lân, đăng trên Tạp chí Văn học, số 6_1986 đã phân tích lý giải một cách kĩ lưỡng đầy đủ về thế giới nhân vật Kim Lân: “ Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới nghèo khổ vốn là hạng hạ lưu ở xã hội cũ, những người nông dân miền xuôi mất nhà, mất đất xiêu dạt lên miền ngược, núp vào một xóm chợ ven sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền; một xó trại tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày .Tất nhiên các truyện ngắn của Kim Lân không chỉ có những phương diện tố khổ. Hiểu biết sâu sắc cảnh nghèo và người nhèo còn lộ rõ ở những trang khắc họa tâm lý và tính cách họ. Các nhân vật nghèo, chủ yếu là nông dân trong các truyện ngắn của ông đều được ông tả hết sức chân thật từ cách nghĩ, cách ứng xử đến lời ăn tiếng nói”. Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghên cứu quan tâm. Vẫn trong “ Văn xuôi Kim Lân ”, Lại Nguyên Ân khẳng định: “ Một trong những đặc sắc của văn xuôi Kim Lân là ngôn ngữ. Nói chung đây là ngôn ngữ của văn xuôi phong tục, nó của văn xuôi nghệ thuật Tiếng Việt với những cách xử lí khác nhau của nhiều nhà văn khác nhau và có nhiều thành công đáng kể ”{ } . Hoài Việt trong đôi điều về Kim Lân nhận xét: “ Văn Kim Lân không đao to búa lớn, chữ chữ hàng hàng chân chất như củ khoai củ sắn, lời văn trong lối kể cũng không ồn ào, cứ rỉ rả, rỉ rả mà lại thánh thót mới tài chứ. Kim Lân không ưa đánh bóng, mạ kền con chữ, hàng chữ. Ông có cái nhìn, cái óc nghĩ, cái lối diễn đạt của người xứ quê. Nó bình dị chất phác, pha chút hóm hỉnh nữa. Nhưng bình dị, chất phác mà không nôm na đâu. Nó rất “ văn ”, chững chạc, trong sáng, tươi tắn nữa ”.{ }. Hay nói như Nguyên An: “ Ông là nhà văn kĩ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh ”{ }. Kể từ đó trở đi, Kim Lân ngày càng được đông đảo bạn đọc, giới văn nghệ sĩ, phóng viên, nhà nnghiên cứu quan tâm nhiều hơn, nhất từ khi 1996 khi Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ra đời. Càng ngày các bài viết về Kim Lân càng đa dạng về hình thức và nội dung. Có thể kể ra bốn loại bài viết chủ yếu sau :
1_ Những bài ghi chép, phỏng vấn, trò truyện với nhà văn Kim Lân trên các báo tạp chí.
2_Những bài viết mang tính chất đánh giá, nhận xét về con người và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân.
3_Những bài phân tích, bình giá, phát hiện những nét đặc sắc trong các tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân, chủ yếu in ở các sách giảng văn dùng cho học sinh phổ thông, hoặc các tài liệu tham khảo môn văn.
4_Các công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở những luận văn cấp thạc sĩ.
Loại bài thứ nhất chủ yếu ghi chep lại những lời trò truyện, tâm sự của Kim Lân qua các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn. Nội dung thường đề cập đến: quan niệm viết văn của Kim Lân, lí do đến với văn chương và lí do “ gác bút ”, những kỉ niệm hồi viết văn trong kháng chiến, tình bạn với các nhà văn cuộc sống của ông trước khi mất.
Loại bài thứ hai và thứ ba nghiêng về ca ngợi những thành công của Kim Lân với “ cách viết độc đáo ”, “ gây ấn tượng ” mà lại “ không cầu kì ”, khiến người đọc như “ mê đi ” trước sự dẫn dắt tài tình, đầy “ ma lực ” của một tâm hồn “ vốn là con đẻ của đồng quê ”.
Loại bài thứ 4, chủ yếu là nhưng luận văn thạc sĩ của :
+) Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân _ĐHSPHN_1997 của Nguyễn Văn Bao.
+) Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân _ĐHSPHN_1999 của Trần Văn Hồng.
+) Những đặc sắc truyện ngắn Kim Lân _ĐHSPHN_2002 của Nguyễn Tiến Đức.
+) Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim Lân _ĐHSPHN_2003 của Mã Thu Hà.
+) Phong cách nghệ thuật Kim Lân _ĐHSPHN_2004 của Nguyễn Thị Thu.
Đây là những công trình khoa học nghiên cứu một cách công phu, hệ thống, nêu bật được những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân. Chẳng hạn như luận văn “ Phong cách nghệ thuật Kim Lân ” của Nguyễn Thị Thu đã phân tích, lý giải sự hình thành phong cách nghệ thuật Kim Lân về những phương diện cơ bản ( cái nhìn nghệ thuật, đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật khắc họa nhân vật.) của phong cách nghệ thuật nhà văn. Hoặc luận văn “ Truyện ngắn Kim Lân nhìn từ phong cách thể loại ” chủ yếu đề cập đến cách xây dựng nhân vật, tình huống độc đáo của truyện ngắn ..Những công trình khoa học có ý nghĩa và hết sức quý báu để người viết kế thừa, phát triển. Nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng “ Không một nhà nghiên cứu nào dù tài năng tới đâu cũng không có khả năng khám phá hết những giá trị vốn rất tiềm tàng trong sáng tác của một nhà văn lớn ”. Vì thế, tuy đã nghiên cứu về các phương diện của văn chương Kim Lân, nhưng những công trình này về mặt nào đó vẫn chưa thể khai thác hết vẻ đẹp độc đáo và tài năng nghệ thuật của nhà văn đồng quê với lối viết giản dị, mộc mạc, mà “ chữ chữ hàng hàng chân chất như củ khoai củ sắn, lời văn trong lối kể cũng không ồn ào, cứ rỉ rả, rỉ rả mà lại thánh thót mới tài chứ ”.
Mặc dù vậy, đó cũng là những gợi ý hết sức quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài “ Phong cách nghệ thuật Kim lân qua truyện ngắn ”. Qua những bài viết, những công trình nghiên cứu này, chúng tôi rút ra một vài nhận xét sau:
_ Phần nhiều các bài viết về truyện ngắn Kim Lân đều tiếp cận tác phẩm từ góc độ xã hội, lịch sử văn học. Cách tiếp cận này cho thấy những đóng góp to lớn của truyện ngắn Kim Lân về cả nội dung và nghệ thuật nhưng lại chưa cho phép thấy được những lôgíc nội tại của tác phẩm. Giá trị của truyện ngắn Kim Lân vì thế chưa được khám phá đầy đủ và thỏa đáng.
_ Các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Kim Lân ít nhiều đã đề cập tới một số vấn đề then chốt, cơ bản của truyện ngắn Kim Lân: nội dung tư tưởng, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ..
Vậy mà ông phải rứt ruột rời bỏ tất cả để tản cư, đi theo kháng chiến. Trước kia, ông yêu làng ông bằng tình yêu tự nhiên của con người chôn rau cắt rốn nơi đồng ruộng. Bây giờ khi nhận thức rõ ràng ý nghĩa của cuộc kháng chiến và ý nghĩa cuộc sống chính mình, người nông dân đã mở rộng tấm lòng. Ông yêu làng ông trong tư thế một quê hương đã thay đổi, đứng lên từ Cách mạng tháng Tám. Ông nhớ những kỉ niệm sôi nổi ngày dân quê ông cướp chính quyền, trai gái luyện tập quân sự. Ông đau khổ nghe tin làng ông theo giặc và sung sướng hả hê lúc biêt rõ là làng ông không như thế
File đính kèm:
- Kim Lan nha van cua dong que.doc