Đề tài Quan hệ nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức của học sinh lớp 9

 Xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là sự nghiệp cách mạng vô cùng to lớn và lâu dài, là sự nghiệp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Trẻ em là lớp người nhỏ tuổi và kế tục sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản của cha ông.

 Đất nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, cho nên chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng là một nhiệm vụ cách mạng vô cùng quan trọng.

 

doc23 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quan hệ nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức của học sinh lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG GHI CHÚ 1 Trích di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. 2 Trích nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976). 3 Trích nghị quyết cải cách giáo dục của bộ chính trị - Nhà xuất bản Hà Nội. PHỤ LỤC HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA ENQUETE Theo em học môn giáo dục công dân có cần thiết hay không?( Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với ý mình) A. Rất cần thiết B. Bình thường C. Không cần thiết Là đội viên các em có thuộc 5 điều Bác Hồ dạy hay không? Em đã làm được những điều nào trong 5 điều đó? Em có thích giờ sinh hoạt đội không? ( Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với mình) A. Rất thích B. Không thích lắm C. Không thích Trong lớp các em có thường xuyên vi phạm như đánh nhau, vô lễ với thầy cô, chửi thề, quay cóp….hay không? (Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với ý mình). A. Rất nhiều B. ít C. không bao giờ 5 . Ở lớp có những em nào thường hay vi phạm nội quy nhất ? kể tên? 6. Gia đình có thường xuyên theo dõi về việc học tập của các em hay không ? ( Đánh dấu X vào mức độ phù hợp của mình) A. Rất thường xuyên B. Bình thường C. Không bao giờ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài : ---------------------------------------------------- Trang 4 1.2 Phần thực tiễn ------------------------------------------------------------6 1.3 Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...7 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………7 1.5 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………7 1.6 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 7 NỘI DUNG Chương 1 : Lý luận chung ------------------------------------------------- 8 Chương 2 : Thực trạng giáo dục đạo đức HS lớp 9A2 trường THCS Định Hiệp------ 9 I. Nhận thức của các em về ý nghĩa của môn GDCD ---------------------------------- 10 II. Những biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh: ---------------------------------------11 III. Nhận xét của BGH nhà trường, tổng phụ trách đội, bảo vệ : -----------------------15 Ban giám hiệu nhà trường…………………………………………………………15 Tổng phụ trách đội…………………………………………………………………15 Bảo vệ trường……………………………………………………………………….15 IV. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên : ------------------------------------------15 1. Nguyên nhân khách quan……………………………………………………………15 2. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………………….16 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.1 Kết luận : ---------------------------------------------------------------- 18 1.2 Khuyến nghị : ---------------------------------------------------------------- 19 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là sự nghiệp cách mạng vô cùng to lớn và lâu dài, là sự nghiệp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Trẻ em là lớp người nhỏ tuổi và kế tục sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản của cha ông. Đất nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, cho nên chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng là một nhiệm vụ cách mạng vô cùng quan trọng. Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, Đảng, Bác Hồ và nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục thiếu nhi. Lúc còn sống năm nào Bác cũng sắp xếp thời gian để đến với các cháu thiếu nhi. Trước lúc vĩnh biệt chúng ta Bác để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu nhi và Bác căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Từ nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Như vậy hơn lúc nào hết, nhiệm vụ chăm sóc thế hệ trẻ Việt Nam rất quan trọng, đây là nhiệm vụ chiến lược hiện nay và lâu dài. Ngành giáo dục có nhiệm vụ giáo dục trực tiếp thực hiện. Nghị quyết cải cách giáo dục của Bộ giáo dục đã chỉ rõ: “ Ngành giáo dục nhất thiết phải làm tốt việc cải cách công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ quản lí, tăng cường và phát triển đội ngũ giáo viên đúng tiêu chuẩn cả về chính trị lẫn nghiệp vụ, có cơ cấu đồng bộ phù hợp với yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và có khả năng theo kịp với sự phát triển của xã hội mới và của thế . Ở nước ta hiện nay bắt đầu chú trọng giáo dục toàn diện cho các em thiếu nhi trong đó giáo dục đạo đức là quan trọng nhất. Như Bác Hồ có nói: “ Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng” . Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết (trích “Nhật ký trong tù”): “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. 1.2. Phần thực tiễn: Như chúng ta đã biết chất lượng giáo dục thiếu nhi nước ta hiện nay đang giảm sút đến mức báo động. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ, quan hệ giữa người với người dần theo kiểu: “Tiền, tiền và tiền”. Rồi các tệ nạn xã hội như lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy …có thể nói là đầy rẫy trước mắt. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình ….mà đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó nói chung khá phức tạp, song trách nhiệm trước hết là nhà trường, gia đình và tổ chức đội TNTP Hồ Chí Minh. Trường THCS Định Hiệp thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên cũng còn một số học sinh tỏ thái độ vô kỷ luật, mất phẩm chất đạo đức. Do vậy cần phải tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức học sinh, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy. Với lý do trên, đề tài “ giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Định Hiệp” đã được tôi tìm hiểu để qua đó có biện pháp giáo dục đạt chất lượng giáo dục cao hơn. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức học sinh lớp 9A2 trường THCS Định Hiệp Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài của tôi được thực hiện 3 nhiệm vụ cụ thể : 1. Tìm hiểu thực trạng đạo đức học sinh lớp 9A2 trường THCS Định Hiệp 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. 3. Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh ở trường trung học cơ sở. Trong 3 nhiệm vụ trên, nhiệm vụ 1 và 2 là cơ bản. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 9A2 trường THCS Định Hiệp. Sĩ số lớp : 29 học sinh trong đó Nam : 16 học sinh Nữ : 13 học sinh Giáo viên chủ nhiệm lớp : Đặng Thị Chiều 1.6 Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện tốt tôi đã kết hợp các phương pháp sau. Phương pháp điều tra Enquete . Phương pháp nghiên cứu tài liêu . Phương pháp quan sát . Phương pháp trò chuyện. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm . PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG Khái niệm đạo đức. Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội . Đạo đức là tổng hợp các tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành vi đối xử giữa người với ngưới, giữa cá nhân với tập thể, với giai cấp, với gia đình và toàn xã hội. Đạo đức được hình thành rất sớm, cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người . Khi xuất hiện giai cấp trong xã hội thì đạo đức cũng mang tính giai cấp. Trong một xã hội có thể có nhiều quy tắc đạo đức khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Trong xã hội phong kiến những tư tưởng đạo đức của nho giáo đã trở thành những xiềng xích nô dịch về tư tưởng đối với quần chúng . Ai vi phạm sẽ bị sỉ nhục. Trong xã hội tư bản có hai hệ thống đạo đức đối lập nhau : đạo đức vô sản và đạo đức tư sản. Đạo đức vô sản lấy tư tưởng làm chủ tập thể làm cơ sở và lấy nguyên tắc “ Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” làm lẽ sống , còn đạo đức tư sản dựa trên nguyên tắc ích kỉ và phương châm hàng động của nó là “ người là chó sói đối với người” . Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm bồi dưỡng giáo dục cán bộ, nhân dân ta tình cảm đạo đức trong sáng : Đạo Đức Cộng Sản Chủ Nghĩa. Giáo dục đạo đức . Giáo dục đạo đức là một trong những nội dung cơ bản của giáo toàn diện trong nhà trường . Mục đích giáo dục đạo đức là giáo dục cho học sinh về thế giới quan, nhân sinh quan, về pháp luật đường lối chính sách của Đảng, lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản. Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta phải làm cho hành vi đạo đức của thế hệ trẻ phù hợp với đạo đức của xã hội XHCN Việt Nam, kế thừa những nét tốt đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc, ngày càng thoát khỏi những tàn dư đạo đức của các chế độ xã hội cũ đã lỗi thời. Đã từ lâu Bác Hổ coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ và nhân dân ta. Bác Hồ nói “ Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đối với thiếu nhi Bác cũng đã đề ra 5 điều giáo dục đạo đức cho các em. Hiện nay, trong nhà trường THCS rất coi trọng công tác giáo dục đạo đức. Môn GDCD trong nhà trường đựơc coi trọng và nội dung chủ yếu hành vi đạo đức mà các em thường gặp trong cuộc sống từ đó khắc sâu. Chương 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP 9A 2 TRƯỜNG THCS ĐỊNH HIỆP Trường THCS Định Hiệp nằm trên địa bàn huyện Dầu Tiếng là huyện vùng xa của tỉnh Bình Dương . Kinh tế của cư dân trong xã phát triển không đồng đều , cư dân nằm xa trường nên việc đi lại còn gặp khó khăn.Tình hình giáo dục của xã những năm qua có nhiều chuyển biến tốt, người dân bắt đầu có sự quan tâm đến giáo dục. Hệ thống trường lớp có nhiều phát triển, Trường THCS Định Hiệp đóng trên địa bàn của xã có vị trí thuận lợi. Đời sống của người dân nơi đây tương đối ổn định nên việc giáo dục đạo đức học sinh cũng được chú trọng rất nhiều từ gia đình đến nhà trường và toàn xã hội . Như tôi đã nêu ở chương I ,đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có thể có nhiều qui tắc đạo đức khác nhau . Ở nước ta hiện nay, tình hình kinh tế xã hội phức tạp, con người cũng có nhiều ảnh hưởng của nhiểu qui tắc đạo đức khác nhau . Đạo đức phong kiến, đạo đức cá nhân ích kỷ của tư sản vẫn còn ăn sâu trong ý thức quần chúng nhân dân ta, đạo đức vô sản ngày càng được giáo dục rộng rãi. Trường THCS nằm trong hoàn cảnh đó, vì vậy giáo dục các em cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn của nó. Để nắm bắt được thực trạng đạo đức học sinh lớp 9 A 2 tôi dựa trên những cơ sở: + Nhận thức của học sinh về môn giáo dục công dân. + Những biểu hiện hành vi đạo đức của các em học sinh lớp 9A 2. + Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách đội. I . Nhận thức của các em về ý nghĩa của môn giáo dục công dân: Như chúng ta đã biết con đường nhận thức của các em rất lâu dài và phức tạp. Lê Nin có nói “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Đó là con đường nhận thức, nhận thức hiện thực khác quan . Các em có nhận thức đúng đắn ý nghĩa của môn học giáo dục công dân, có thấy được tác dụng của môn học đối với cuộc sống, gia đình, bản thân… thì các em mới học tốt và có hành vi đạo đức tốt. Để hiểu được vấn đề trên, trong quá trình điều tra tôi đặt câu hỏi: Theo em học môn giáo dục công dân có cần thiết hay không?( Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với ý mình) A. Rất cần thiết B. Bình thường C. Không cần thiết Kết quả thu được Bảng 1 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Rất cần thiết 27 93,1% Bình thường 2 6,9% Không cần thiết 0 0% Tổng cộng 29 100% Từ kết quả bảng 1, nhìn chung tôi nhận thấy đa số các em đã nhận thức được ý nghĩa của môn giáo dục công dân . Cụ thể có 27/29 ( chiếm 93,1%) cho rằng môn giáo dục công dân rất cần thiết . Từ kết quả trên cho tôi thấy được đa số học sinh lớp 9A2 đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa của môn giáo dục công dân. Nhưng chỉ dừng lại ở đây thì chưa thể kết luận các em có đạo đức tốt hay xấu. Mà vấn đề chính là cần đi sâu vào biểu hiện hành vi đạo đức của các em . Những biểu hiện hành vi đạo đức của các em. Trong nhà trường Đội TNTP Hồ Chí Minh chủ yếu lấy nội dung 5 điều Bác Hồ dạy làm nền tảng cho nội dung giáo dục đạo đức . Như vậy, học sinh có đạo đức tốt thì phải thuộc và làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Trong quá trình điều tra tôi có đặt câu hỏi: Là đội viên các em có thuộc 5 điều Bác Hồ dạy hay không? Em đã làm được những điều nào trong 5 điều đó? Kết quả thu được : 100% các em đều thuộc 5 điều Bác Hồ dạy. Còn việc thực hiện 5 điều đó thì kết quả thu được như sau: Bảng 2 Nội dung 5 điều Bác Hồ dạy Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Điều 1 : Yêu tổ quốc yêu đồng bào 6 20,6% Điều 2 : Học tập tốt, lao động tốt 21 72,4% Điều 3 : Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt 7 24,1% Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt 13 44,8% Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 10 34,5% Kết quả thu được bảng 2 , tôi nhận thấy có em chỉ thực hiện được 1 điều nhưng cũng có em thực hiện được 2,3,4 hoặc cả 5 điều. Đa số các em thực hiện tốt điều 2 và 4 mà nhất là điều 2 . Cụ thể: Điều 2 : chiếm 72,4% Điều 4 : chiếm 44,8 % Các em còn ở tuổi là học sinh, nhiệm vụ chủ yếu là học tập cho nên các em đa số thực hiện tốt điều 2. Nhưng điều 4 đa số các em cũng làm tốt. Như vậy, cho ta thấy ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân và giữ gìn vệ sinh trường lớp của các em cũng rất tốt. Còn mốt số em thực hiện điều 1, 3 và 5 chưa tốt . Cụ thể: Điều 1 : có 20,6 % Điều 3 : có 24,1 % Điều 5 : có 34,5 % Đồng thời chúng tôi tiến hành điều tra thái độ của các về giờ sinh hoạt đội như sau: Câu hỏi : Em có thích giờ sinh hoạt đội không? ( Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với mình) A. Rất thích B. Không thích lắm C. Không thích Kết quả thu được . Bảng 3 Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Rất thích 25 86,2% Không thích lắm 4 13,8% Không thích 0 0% Tổng cộng 29 100% Kết quả bảng 3 chúng tôi nhận thấy : Hầu hết các em rất thích tham gia công tác đội của nhà trường. Cụ thể 25/29 em rất thích giờ sinh hoạt đội. Đồng thời để tìm hiểu vấn đề giáo dục đạo đức của các em chặt chẽ , tôi còn đặt câu hỏi : Trong lớp các em có thường xuyên vi phạm như đánh nhau, vô lễ với thầy cô, chửi thề , quay cóp….hay không? (Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với ý mình). A. Rất nhiều B. ít C. không bao giờ Kết quả thu được: Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Rất nhiều 3 10,4% ít 5 17,2% Không bao giờ 21 72,4% Tổng cộng 29 100% Bảng 4. Nhận xét: Đa số các em cho rằng tập thể các em đều có những hành vi đạo đức tốt: 90% Trong đó 5/29 em ( 17,2%) cho rằng lớp 9A2 có vi phạm nhưng rất ít và có 21/29 cho rằng trong lớp không có ai có những hành vi đạo đức xấu. Tóm lại : Bằng hệ thống câu hỏi điều tra kết quả thu được tôi thấy rằng đa số các em đều có hành vi đạo đức rất tốt như cố gắng trong học tập, đoàn kết thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, không vô lễ với thầy cô, không chửu thề, đánh nhau…. Hầu hết, các em đều tham gia công tác đội rất tốt, trong đó có nhiều em rất thích sinh hoạt đội . Tuy nhiên, trong lớp vẫn còn vài em có những biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, học tập kém, thường xuyên nghỉ học, ít tham gia các phong trào của lớp. Để đánh giá thực trạng một cách chính xác trong quá trình nghiên cứu tôi có xem kết quả kì I của các em học sinh lớp 9A2 như sau. Về môn giáo dục công dân . Bảng 5 Điểm số Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Giỏi : (9-10) 10 34,5% Khá :(7-8) 15 51,7% Trung bình (5-6) 4 13,7% Kém :(1-5) 0 0% Tổng cộng 29 100% Về hạnh kiểm: Bảng 6: Xếp loại Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Tốt 27 93,1% Khá 2 6,9% Trung bình 0 0% Yếu 0 0% Tổng cộng 29 100% Nhận xét kết quả bảng 5 và 6 : Hầu hết, các em học môn giáo dục công dân đều đạt trung bình trở lên . Trong đó có 10 em (34,5 %) đạt loại giỏi và 15 em (51,7 % ) đạt loại khá. Còn về hạnh kiểm thì không có em nào đạt loại yếu, các em đều xếp loại tốt và khá Ngoài ra tôi đặt câu hỏi tìm hiểu cụ thể những học sinh có những biểu hiện không tốt. Câu hỏi : Ở lớp có những em nào thường hay vi phạm nội quy nhất ? kể tên? Kết quả thu được có 2 em có số phiếu cao . Nguyễn Minh Triệu có 22 phiếu chiếm 76 % Nguyễn Bá Tòng có 13 phiếu chiếm 44,8 % Như vậy đa số các em có những biểu hiện hành vi đạo đức rất tốt nhưng chỉ còn 2 học sinh thường xuyên vi phạm . Từ kết quả đánh giá của các em với cương vị là giáo viên chủ nhiêm tôi cũng thấy 2 em này thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường với những việc làm sau : đi học trể, đến lớp không thuộc bài , còn nói chuyện trong giờ học, nghĩ học không phép. Nhận xét đánh giá của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổng phụ trách đội, bảo vệ. Ban giám hiệu nhà trường. Đa số các em đều ngoan, vâng lời thầy cô. Kết quả học tập hầu hết các em đều đạt trên trung bình, số học sinh giỏi chỉ đạt 3 HS ở học kì I chiếm 10,3 % . Tổng phụ trách đội. Đa số các em đều tham gia sinh hoạt đội đều đặn, tập thể lớp luôn đạt xuất sắc. Bảo vệ trường. - Nhìn chung các em có nề nếp học tập và chấp hành nội quy của nhà trường. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên : Nguyên nhân khách quan: Theo tôi, các em ngoài việc được giáo dục trong nhà trường thì ở gia đình cũng phải quan tâm đến các em, như vậy mới làm tốt công tác giáo dục các em. Bằng hệ thống câu hỏi chúng tôi điều tra các em như sau: Câu hỏi : Gia đình có thường xuyên theo dõi về việc học tập của các em hay không ? ( Đánh dấu X vào mức độ phù hợp của mình) A. Rất thường xuyên B. Bình thường C. Không bao giờ Kết quả thu được Bảng 7: Mức độ Số lượng Tỉ lệ Ghi chú Rất thường xuyên 20 69.1% Bình thường 7 24% Không bao giờ 2 6,9% Tổng cộng 29 100% Nhìn vào bảng 7: Chúng tôi nhận thấy hầu hết gia đình của các em đều quan tâm theo dõi việc học tập của các em ( có 20/29 gia đình chiếm 69,1 % ) . Trong đó, có 20 gia đình rất thường xuyên quan tâm đến việc học tập của các em. Tuy nhiên, vẫn còn một vài gia đình chưa thật sự quan tâm đến các em ( có 2 em chiếm 6,9%) Như vậy, để giáo dục các em, đặc biệt là giáo dục đạo đức thì ngoài thời gian các em đến trường, gia đình các em cần phải luôn theo dõi và giáo dục các em. 2. Nguyên nhân chủ quan: 2.1. Nhà trường : Nhà trường có một nề nếp làm việc, giảng dạy và học tập rất tốt .Giáo viên nữ đến lớp phải mặc áo dài, giáo viên nam áo bỏ vào quần, về học sinh khi đến lớp phải mặc đồng phục áo trắng bỏ vào quần và phải đi giầy. Về giờ giấc học tập rất nghiêm túc không được đi trễ . Hàng tuần luôn có giờ sinh hoạt dưới cờ, khen thưởng kịp thời cho những đơn vị lớp xuất sắc….. Chính vì nề nếp như thế cho nên nó đã góp phần to lớn để thành công trong công việc giáo dục các em. . Đội TNTP Hồ Chí Minh. Phong trào đội ở trường THCS Định Hiệp rất mạnh, thường xuyên tổ chức các phong trào như các ngày lễ, ngày kỉ niệm lớn trong năm: như cắm trại, hái hoa dân chủ, kế hoạch nhỏ, hát múa, trò chơi….các lớp hàng tuần đều có một tiết sinh hoạt đội. Vì vậy, công tác Đội cũng góp phần tích cực trong việc cùng nhà trường giáo dục các em, đặc biệt là giáo dục đạo đức. . 2.3 Đối với giáo viên chủ nhiệm. Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã bám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch hoạt động cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi của Ban Cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Ở mỗi tuần, mỗi tháng tôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái. Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ qua dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm luôn đi đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy bộ môn GDCD ở lớp, tôi luôn nắm vững từng hành vi đạo đức của các em. Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt. Nghĩa là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi tình huống, phải nhẹ nhàng, tế nhị, phải tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp giáo viên luôn tạo sự vui vẻ lạc quan nhiệt tình không nên chán nản, buồn rầu nhất là những chuyện buồn của cá nhân (riêng theo bản thân tôi, nếu có tôi cũng không giấu kín mà sẵn sàng tâm tình với các em vì các em đã lớn, đã có thể hiểu được, chia sẻ được, và khi được các em chia sẻ tôi càng nhanh chóng định hướng lại tư tưởng của mình theo hướng lạc quan, tích cực không làm ảnh hưởng đến tinh thần chung của lớp). Khi vào lớp phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh cũng như phụ huynh học sinh vì muốn người khác tôn trọng ta thì trước hết ta phải tôn trọng người, đặc biệt phải tôn trọng chính mình. Đối với học sinh thường xuyên vi phạm trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà các em vi phạm từ đó tôi nhắc nhở, phân tích cho các em biết được những việc làm sai của mình để các em tự điều chỉnh . Nếu như HS gặp phải chuyện buồn tôi liên hệ với gia đình cùng các bạn bè thân của em để động viên chia sẻ. Giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng cho học sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cộng với ý thức trách nhiệm sự khéo léo tinh tế của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người trực tiếp quản lí, hướng dẫn và nắm toàn bộ mọi hoạt động của lớp, chịu trách nhiệm trước hội đồng sư phạm nhà trường về tình hình giáo dục học sinh trong lớp. Tóm lại : Để dẫn đến thực trạng trên là do nhà trường có một nề nếp làm việc, giảng dạy và làm việc rất tốt , phong trào Đội mạnh tổ chức nhiều hoạt động thu hút học sinh , giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, đôn đốc đến hoạt động của lớp và nhất là có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt chất lượng tốt. Ngoài ra, đa số học sinh lớp 9A2 đều được gia đình theo dõi , uốn nắn. Tuy nhiên, vẫn còn một vài gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.1 Kết luận chung : Trong quá trình nghiên cứu đề tài , phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, điều tra tìm hiểu nhiều khía cạnh của vấn đề , tôi có kết luận như sau. Nói chung công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 9A2 trườn

File đính kèm:

  • docQuan he nhan thuc dao duc va hanh vi dao duc cuahoc sinh lop 9.doc
Giáo án liên quan