Trong chiến lược giáo dục phát triển con người toàn diện, có đủ khả năng kế tục sự nghiệp cách mạng, đáp ứng được thời kỳ phát triển của đất nước, thời kì thông tin và công nghệ, thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. Trong chiến lược phát triển Đảng ta chủ trương lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu. Như chúng ta đã biết giáo dục trong Nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhà trường với nhiệm vụ trung tâm là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, thông qua việc dạy và học, học sinh làm quen và tiếp thu kiến thức khoa học trên mọi lĩnh vực thông qua các môn học khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong hệ thống các môn khoa học xã hội thì môn Địa lí có liên quan tới nhiều khoa học khác, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục đích giáo dục của nhà trường.
31 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ - Phân tích số liệu thống kê khi dạy và học môn địa lí lớp 9 ở trường THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH SƠN LA
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MAI SƠN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ - PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ KHI DẠY & HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I. Lý do chọn đề tài.
1. Vị trí tầm quan trọng của đề tài.
Trong chiến lược giáo dục phát triển con người toàn diện, có đủ khả năng kế tục sự nghiệp cách mạng, đáp ứng được thời kỳ phát triển của đất nước, thời kì thông tin và công nghệ, thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. Trong chiến lược phát triển Đảng ta chủ trương lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu. Như chúng ta đã biết giáo dục trong Nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhà trường với nhiệm vụ trung tâm là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, thông qua việc dạy và học, học sinh làm quen và tiếp thu kiến thức khoa học trên mọi lĩnh vực thông qua các môn học khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong hệ thống các môn khoa học xã hội thì môn Địa lí có liên quan tới nhiều khoa học khác, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục đích giáo dục của nhà trường.
Sách giáo khoa Địa lí 9 Nhà xuất bản Giáo dục có viết về Địa lí dân cư, kinh tế, lãnh thổ của Việt Nam. Chương trình Địa lí 9 được biên soạn theo quan điểm - chủ trương của bộ Giáo dục & Đào tạo. Đó là đối mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học theo phương pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, mà theo thuật ngữ của một số nhà nghiên cứu lí luận dạy học thì đó là phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm” (Student centred teaching).
Như chúng ta đã biết quá trình dạy học phải đạt được 3 mục tiêu lớn, đó là: phải cung cấp cho học sinh vốn tri thức cơ bản; phát triển được năng lực nhận thức cho học sinh; giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng & nhận sinh quan đúng đắn. Trong 3 mục tiêu này thì mục tiêu thứ nhất là quan trọng hơn cả, nó chi phối 2 mục tiêu còn lại. Bởi vì nếu không có vốn chi thức thì không thể phát triển được trí tuệ, không hình thành được thế giới quan khoa học & nhân sinh quan đúng đắn, chính vì vậy mà nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong quá trình giảng dạy là phải cung cấp, trang bị đầy đủ vốn kiến thức cơ bản cho học sinh. Trong quá trình thức hiện nhiệm vụ này một việc là không thể thiếu được đó là rèn cho học sinh kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ...
Mặt khác trong những năm dạy môn Địa lí theo tinh thần đổi mới tôi nhận thấy với việc dạy và học đã bộc lộ một số điểm sau:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung giáo viên giảng dạy đã có nhiều cố gắng tìm tòi những biện pháp thích hợp để áp dụng phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp nhằm phát huy tính tích, cực chủ động, sáng tạo của học sinh mà tinh thần đổi mới đã đề ra.
- Bên cạnh đó còn không ít ý kiến của giáo viên của trường đang trực tiếp giảng dạy cho rằng kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ còn gặp nhiều khó khăn vì ở các lớp trước các em mới chỉ được làm quen với một số dạng biểu đồ đơn giản mà thời gian để rèn luyện chưa nhiều...
- Qua những năm giảng dạy theo chương trình đổi mới tôi thấy học sinh trường tôi dần tiếp cận với phương pháp học tập mới. Song các em còn gặp khó khăn trong việc phân tích bảng số liệu để chọn biểu đồ phù hợp, kĩ năng vẽ biểu đồ & phân tích biểu đồ.
- Với lý do trên bản thân tôi qua thời gian nghiên cứu áp dụng tổng kết phương pháp dạy học mới & áp dụng các kĩ năng vào dạng bài tập Địa lí lớp 9 ở trường THCS, tôi luôn mong rằng học sinh nắm vững được những kĩ năng cơ bản về biểu đồ, không những chỉ nắm kiến thức khi đang còn ở trường THCS mà phải có một kiến thức vững vàng hơn khi các em học lên THPT. Từ đó chỉ ra những cơ sở của việc xây dựng kĩ năng, phương pháp, biện pháp dạy học, cách thức vận dụng từng kĩ năng cho phù hợp với mục đích của phương pháp, biện pháp đó giúp học sinh chủ động nắm được kiến thức đáp ứng được mục tiêu của bài đề ra.
2. Mục đích của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ khi dạy Địa lí lớp 9 THCS. Dựa vào nhiệm vụ và tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống giáo dục tri thức Địa lí và kỹ thuật tổng hợp, tôi thấy để cung cấp cho học sinh những kiến thức bằng cả lý luận và thực tiễn phải dùng phương pháp đặc thù của bộ môn, đồng thời phải phối kết hợp chặt chẽ hợp lý các phương pháp dạy học khác một cách linh hoạt, tăng cường sử dụng phương pháp tìm tòi nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, phát huy vai trò tập thể của học sinh trong thảo luận nhóm hay lớp học mà mỗi học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức một cách tự giác, chủ động theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, mà chương trình THCS phần Địa lí đề ra.
Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Và thời gian tiếp cận với phương pháp dạy học mới chưa nhiều còn mới mẻ, tôi cũng mạnh dạn xây dựng kĩ năng vẽ -phân tích biểu đồ ở môn Địa lí lớp 9, tôi không dám gọi là kĩ năng tối ưu. Chỉ mong muốn với kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình góp phần nâng cao chất lượng dạy & học.
+ Kĩ năng Địa lí 9 phải dựa vào 2 cơ sở.
* Tính đặc thù của bộ môn Địa lí.
* Sự đổi mới phương pháp dạy học.
Với chủ trương trò chủ động thầy chủ đạo, tăng cường sử dụng các phương pháp tìm tòi nghiên cứu, quan sát phân tích, do đó học sinh dễ dàng rút ra những kết luận phải tìm. Dựa vào câu hỏi gợi mở của bài học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong thảo luận nhóm, lớp học, đáp ứng được yêu cầu của bài.
3. Ý nghĩa của đề tài.
- Chương trình Địa lí 9 là phần tiếp theo của chương trình Địa lí 8 - Phần II: Địa lí Việt Nam. Chương trình Địa lí 9 cung cấp những kiến thức cơ bản phổ thông về Địa lí Việt Nam.
- Sách Địa lí 9 được biên soạn theo quan điểm đảm bảo tính cấu trúc hệ thống, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tạo cơ sở cho học sinh học những môn sinh học tiếp theo.
Thấy được mối quan hệ giữa Địa lí tự nhiên - dân cư - kinh tế, làm cơ sở cho việc hiểu biết những nguyên tắc, kỹ thuật trong sản xuất có liên quan tới Địa lí. Các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ tăng cường sức khoẻ, để tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống, qua đó rèn cho học sinh phát triển tư duy (hình tượng cụ thể - quy nạp) trên cơ sở đó: Hình thành kỹ năng quan sát, kỹ năng xử lý thông tin phát hiện được, bằng các thao tác tư duy (phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá) để rút ra được những kết luận. Mỗi học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tự giác theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học mà chương trình THCS đề ra.
- Hình thành kỹ năng nhận biết, xác định, vẽ, phân tích biểu đồ.
- Hình thành kỹ năng: Tự học, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo phân tích kênh hình, sử lý thông tin, biết hệ thống hoá kiến thức, biết hợp tác trong nhóm, biết tự đánh giá những kiến thức tiếp theo, biết vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng và giải quyết một số vấn đề đơn giản do thực tiễn đặt ra.
- Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để giải thích xử lý giải quyết những vấn đề tương tự với những điều đã học một cách tự tin và sáng tạo. Có ý thức và thói quen bảo môi trường, xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên tạo được niềm vui hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục THCS.
II- Nhiệm vụ của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tại trường sở tai cần phải đạt được một số nhiệm vụ sau:
1. Xoá vỏ tư tưởng chán ghét, con thường bộ môn Địa lí đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Tạo cho các em lòng yêu thích bộ môn & lòng say mê môn học.
2. Thầy & trò cần phải nhận thức đúng vai trò quan trọng của bộ môn trong cả lớp học.
3. Tình ra được phương pháp dạy học hay, cách học tốt phù hợp với bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy & học một cách rõ rệt & nhanh chóng nhất, nhiều học sinh khá giỏi & giảm tối đa học sinh yếu kém. Chọn được đội tuyển học sinh giỏi bộ môn tham dự kì thi học sinh giỏi các cấp.
III- Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 9 Trường THCS Nà Bó.
IV- Phương pháp nghiên cứu.
- Phối hợp hợp lý nhiều phương pháp trong đó lấy phương pháp sau làm chủ đạo đó là:
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát tìm tòi nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
+ Đặt và giải quyết vấn đề.
+ Thực hành, thực nghiệm.
+ Tổng kết đáng giá.
V- Lịch sử nghiên cứu.
Xuất phát từ đặc điểm bộ môn, tình hình học tập của học sinh, tình hình rèn luyện kĩ năng vẽ - phân tích biểu đồ của học sinh.
Phần II
NỘI DUNG
Việc nâng cao chất lượng dạy & học luôn là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục, đối với chất lượng dạy & học môn Địa lí cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao một bước về chất lượng.
- Bởi thực tế cho thấy quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí trong các trường học. Về phía thầy cho rằng đối với bộ môn này, chỉ cần cho các em ghi & học thuộc những kiến thức cơ bản là được, còn việc rèn luyện các kĩ năng vẽ - phân tích biểu đồ nói riêng, kĩ năng làm bài tập nói chung là không cần thiết lắm. Việc khai thác kiến thức, nắm bắt kiến thức đối với học sinh là thông qua những kĩ năng chứ không phải học sinh chỉ cần ghi nhớ. Thực tế cho thấy hiện tại ở Trường THCS đa số giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí là giáo viên chéo ban như: Sinh, Hoá, Văn, Sử Chỉ có một số ít trường là giáo viên dạy Địa lí chính ban. Vấn đề này rất hạn chế cho việc nâng cao chất lượng dạy & học. Vì cho rằng cứ bám vào sách giáo khoa, truyền đạt đủ kiến thức là được còn việc phân tích bản số liệu, vẽ & nhận xét biểu đồ đã vẽ chỉ cần dạy qua loa cho song. Về phía trò cho rằng ngồi trong lớp chỉ cần chú ý nghi bài đầy đủ, về nhà học thuộc. Còn bài tập thì không quan trọng vì không phải là môn khoa học tự nhiên như Toán, Lí, Hoá
- Qua theo rõi các đề thi học kì, thi học sinh Giỏi môn Địa lí lớp 9 tôi thấy nếu đề thi ra trong đó có bài tập thì học sinh rất lúng túng không xử lí được số liệu, không xác định được kiểu biểu đồ cần vẽ hoặc khi vẽ song rồi thì không rút ra được nhận xét Nguyên nhân là do người thầy trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí đã không rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, chọn dạng biểu đồ, vẽ & phân tích biểu đồ cho học sinh một cách rõ ràng.
Từ hạn chế trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mộ Địa lí THCS, tôi đã suy nghĩ & trăn trở rất nhiều. Tôi đã nhận thấy trong quá trình cho học sinh lĩnh hội kiến thức Địa lí không thể tách rời kĩ năng làm bài tập: vẽ & phân tích biểu đồ. Việc rèn luyện kĩ năng này thông qua việc dạy bài mới, kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà là một biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy & học.
I. Cơ sở nghiên cứu của đề tài.
1. Cơ sở lí luận:
Chương trình địa lí được giảng dạy ở trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9 bao gồm các phân mộ địa lí đại cương về Trái Đất mang tính trìu tượng cao, lớp 7 là những nội dung cơ bản về địa lí các châu lục trên thế giới từ địa lí tự nhiên đến dân cư - kinh tế chính trị, các kiến thức đó cũng vượt quá tầm nhìn của các em, mang tính trừu tượng khá cao. Lên lớp 8 & lớp 9 các em được học về địa lí tự nhiên - dân cư - kinh tế chính trị của Việt Nam nói chung & của địa phương tỉnh nhà. Với mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, ảnh hưởng qua lại giữa đặc điểm tự nhiên với dân cư – kinh tế chính trị ở mọi nơi trên Trái Đất cũng như ở Việt Nam, đó là kiến thức rất cần đối với các em.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Môn Địa lí 9 nằm trong hệ thống chương trình đổi mới các môn học trong trường THCS.
Với tinh thần đổi mới phải đạt được yêu cầu. Phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, dưới sự chỉ đạo giám sát của giáo viên tức là trò chủ động thầy chỉ đạo.
- Qua việc dạy học môn Địa lí 9 trong 2 năm (2006 – 2007), (2007 – 2008) bản thân tôi đã dày công nghiên cứu phương pháp mới và vận dụng các biện pháp, các cách thức dạy học vào dạng bài tập vẽ - phân tích biểu đồ, đúc rút được một số kinh nghiệm. Với lòng say mê ham học hỏi đồng nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức vững vàng. Qua 2 năm theo dõi tình hình học tập của học sinh 1 lớp trong việc triển khai đề tài có so sánh với các lớp khác, tôi thấy việc áp dụng các biện pháp, các hình thức tổ chức theo chủ trương đổi mới vào dạng bài đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
- Mặt khác chương trình Địa lí 9 được biên soạn phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai phương pháp theo tinh thần đổi mới, giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Có đội ngũ giáo viên tổ thường xuyên trau dồi tháo gỡ những vướng mắc.
3- Điều kiện để thực hiện đề tài.
3.1. Khảo sát.
* Khảo sát lớp được triển khai thành đề tài.
- Kiểm tra chất lượng đầu năm .
SST
Lớp
9A
9B
1
Tổng số học sinh
26
24
2
Nữ
12
10
3
Nữ dân tộc
11
7
4
Độ tuổi
15 - 16
15 - 16
5
Giỏi
0
0
6
Khá
2 = 7.7%
3 = 12.5%
7
Trung bình
17= 65.3%
15 = 62.5%
8
Yếu
7 = 27%
6 = 25%
* Đánh giá kết quả khảo sát: Qua khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh có thể nhận thấy kết quả còn quá thấp đối với học sinh khá giỏi, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, thực ra kết quả đó không đúng với thực chất của học sinh trong nhà trường, trong khi các môn khác các em đạt kết quả cao hơn từ 20-25% như môn Sinh, Lý, Hóa Mặc dù Địa lí không phải là môn học khó.
* Nguyên nhân:
- Về phía trò:
Hầu hết các em học sinh là con em dân tộc thiểu số như Thái, H’Mông vì vậy việc tạo điều kiện cho việc học tập là rất hạn chế.
Nhận thức, lòng yêu thích bộ môn của học sinh về bộ môn chưa cao; còn coi trọng các môn văn hóa như Toán, Lí & còn cho đây là môn phụ dẫn đến học sinh lười học, kết quả không cao mặc dù các en học được các môn học khác. Bản thân các em chưa tạo cho mình thói quen tìm tòi, tư duy lôgíc, chư chịu suy nghĩ để có thói quen học tập tốt bộ môn chư chịu khó rèn luyện để có các kĩ năng địa lí. Chính vì thế mà trong các tiết học một số em ý thức chưa cao, học còn trầm, ít phát biểu kiến thức xây dựng bài, nhất là các tiết thực hành làm bài tập hoặc chữa bài tập. Do chưa nắm chắc các kĩ năng làm bài tập nên các em rất ngại & thường ỉ lại cho một số bạn tích cực trong lớp. Cho nên khi kiểm tra bài cũ, hoặc làm bài kiểm tra các em thường rất lúng túng khi làm bài.
- Về phía thầy:
Có chuyên môn giảng dạy bộ môn, luôn suy nghĩ, tìm hiểu, học hỏi đồng nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, có ý thức & tránh nhiệm nâng cao chất lượng bộ môn, cầu tiến bộ & chiếm được lòng tin yêu của học sinh. Song cũng có những khó khăng đáng kể là tổ chuyên môn gồm nhiều bộ môn khác nhau. Số giáo viên có cùng chuyên môn địa chỉ có một người. Đây là một trong những khó khăn trong việc trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ.
Tài liệu tham khảo mới chỉ dừng lại ở sách giáo khoa & sách giáo viên.
Các thiết bị dạy học còn thiếu do đó chưa phát huy được tính tích cực & khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Đôi khi giáo viên giảng dạy ở một số bài do sử dụng triệt để bản đồ thì thời gian hướng dẫn các kĩ năng làm bài tập lại hạn chế, đặc biệt là đối với các giáo viên chéo ban do đó việc giúp học sinh nắm vững các kĩ năng của học sinh còn gián đoạn.
3.2- Những thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi:
- Phòng giáo dục luôn tận tâm giúp đỡ về mọi mặt, thường xuyên tổ chức dạy hè tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ học hỏi kinh nghiệm.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường, các tổ chức đoàn thể và các giáo viên trong hội đồng quan tâm tạo điều kiện tới việc dạy của thầy và trò.
- Học sinh 1 số em yêu thích môn học.
- Cơ sở vật chất được trang bị một số dụng cụ, mô hình kênh SGK đẹp tương đối chính xác.
- Nội dung chương trình bộ môn SGK phù hợp, thuận lợi cho sự giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Bản thân giáo viên chăm học hỏi say sưa với nghề, yêu học sinh & có tâm huyết với chuyên môn.
b. Khó khăn:
- Đồ dùng thiết bị dạy học: đèn chiếu, ti vi, tài liệu tham khảo chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
- Gần 100% học sinh là con em dân tộc, lại là con em nông thôn nhận thức còn hạn chế, các em phải tham gia lao động thời gian học tập thiếu. Địa bàn cư trú rộng ảnh hưởng lớn tới học tập.
Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc học hành của con cái, nhận thức chưa đúng về vai trò của bộ môn địa lí, ý nghĩa & việc cần thiết khi học bộ môn này
* Từ những thực trạng này tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ trong các tiết học bộ môn Địa lí là một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình dạy học Địa lí ở Trường THCS.
Xuất phát từ thực trạng trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở Trường THCS Nà Bó tôi thấy rằng muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí thì không thể không rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ – phân tích biểu đồ.
Sau đây là một số phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ môn Địa lí lớp 9 ở Trường THCS.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ THỬ NGHIỆM Ở MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỊA LÍ LỚP 9 NĂM HỌC 2007-2008.
1. Cơ sở của các biện pháp.
- Xuất phát từ yêu cầu bộ môn, từ phương pháp đặc trưng cơ bản của bộ môn Địa lí.
- Xuất phát từ hướng nghiên cứu, tìm cách giúp học sinh dùng phương tiện dạy học để khai thác, giải thích, phân tích, so sánh, chứng minh các hiện tượng địa lí, mối quan hệ giữa Địa lí, sự ảnh hưởng các điều kiện tự nhiên đến hoạt động phát triển kinh tế.
2. Các biện pháp thực nghiệm.
2.1. Biện pháp rèn luyện kĩ năng:
Phân tích số liệu địa lí, tính toán, xác định dạng biểu đồ, đo đạc, vẽ & phân tích biểu đồ đã vẽ, phân tích bảng số liệu thống kê.
2.2. Yêu cầu:
Rèn luyện kĩ năng bằng cách phân tích các số liệu để cho kiểu biểu đồ phù hợp, sử dụng thao tác để vẽ biểu đồ sao cho chính xác, nhận xét hợp lí.
2.3. Biện pháp:
Bằng phương pháp vận dụng nhiều hoạt động như tổ chức theo nhóm, cặp, cá nhân bằng phiếu học tập
III. Một số ví dụ minh hoạ
1. Các bài tập thực hình rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
1.1. Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang)
Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang) có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hơn cả.
Khi vẽ biểu đò hình cột (hoặc thanh ngang) cần chú ý những điểm sau:
+ Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữ chiều ngang & chiều cao của các cột) sao cho phù hợp với khổ giấy vẽ & đảm bảo tính mĩ thuật.
+ Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau.
Ví dụ:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung chính
G
Đưa ra bảng số liệu:
Bài tập 1:
?
Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
?
Em hãy nêu các bước vẽ biểu đồ hình cột?
H
1. Quy tắc vẽ:
- Vẽ hệ tọa độ tâm 0:
+ Trục tung: Thể hiện cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi (%)
+ Trục hoành: Thể hiện thời gian (năm)
- Sau khi vẽ song ghi trị số trên đầu mỗi cột, lập bảng chú giải & ghi tên biểu đồ.
G
Lưu ý có 2 dạng: biểu đồ cột rời & biểu đồ cột trồng.
2. Vẽ biểu đồ: (cột trồng)
?
Em hãy nêu cách vẽ?
H
G
Tổng số bằng 100%.
?
Mỗi cột bằng bao nhiêu %? Vẽ mấy cột?
H
Mỗi cột bằng 100%, vẽ 2 cột vì có 2 năm.
G
Cho hs lên bảng vẽ.
H
Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%).
Bài tập 2: (tương tự)
?
Dựa vào bảng sau, vẽ biểu đồ cột & nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở 2 tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc.
Tiểu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
G
Hướng dẫn hs vẽ.
Biểu đồ: Giá trị sản xuất công nghiệp ở 2 tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc
?
Qua biểu đồ đã vẽ em hãy nhận xét trị sản xuất công nghiệp ở 2 tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc?
* Nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của 2 tiểu vùng Tây Bắc & Đông Bắc đều tăng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc.
1.2. Vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông)
Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.
Khi vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) cần chú ý những điểm sau đây:
+ Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên là phải sử lí thành số liệu tinh (tỉ lệ %).
+ Nếu phải vẽ nhiều hình tròn (hoặc hình vuông), cần chú ý xem các hình tròn (hoặc hình vuông) đó có cần thiết phải vẽ với độ lớn khác nhau hay không.
+ Cần lựa chọn các kí hiệu thích hợp để thể hiện các thành phần trên biểu đồ. Sau khi vẽ xong phải có chú giải để giải thích các kí hiệu được sử dụng trên biểu đồ.
Ví dụ: Bài 1:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung chính
1. Ôn lại kiến thức cũ:
G
Nêu nhiệm vụ của bài học.
?
Trước khi vào bài em hãy: Nhắc lại đặc điểm & vai trò của ngành nông nghiệp ở nước ta?
- Nông nghiệp đang có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, lãnh thổ - hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp.
H
G
Treo bảng số liệu 10.1 sgk.38. (Địa lí 9)
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9040,0
12831,4
Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác.
1366,1
2173,8
?
Dựa vào kĩ năng vẽ biểu đồ của môn toán em hãy nêu cách vẽ biểu đồ hình tròn?
H
* Quy tắc vẽ biểu đồ hình tròn: bắt đầu vẽ từ tia 12h đi theo chiều thuận của kim đồng hồ
G
Các hình quạt ứng với từng thành phần ghi trị số %, vẽ đến đâu làm kí hiệu đến đó & lập bảng chú giải.
Chú ý: ở bài tập này 2 biểu đồ có bán kính khác nhau. Cuối cùng là ghi tên biểu đồ & nhận xét.
?
Với số liệu trong bảng thì làm thế nào ta có thể vẽ được biểu đồ?
H
* Xử lí số liệu:
G
Hướng dẫn cách xử lí số liệu.
?
1 vòng tròn tương đương với bao nhiêu %?
H
100%
?
Để tính số % diện tích gieo trồng của các thành phần chúng ta làm như thế nào?
(Lấy năm gốc 1990 là 100%)
H
Lên bảng tính ví dụ.
- Diện tích gieo trồng của các thành phần / tổng số x 100%.
VD:
?
Nhắc lại một vòng tròn bằng bao nhiêu độ?
H
3600
?
=> 1% ứng với bao nhiêu độ?
1% 3,60 (góc ở tâm).
?
Để tính góc ở tâm của các thành phần chúng ta làm như thế nào? VD.
H
- Tính góc ở tâm: Lấy số % x 3,60
VD: 71,6 x 3,6 =257,8 2580
Hoặc bằng:
G
Dµnh thêi gian cho hs xö lÝ sè liÖu.(3’)
Nhãm 1,2 tÝnh n¨m 1990, nhãm 3,4 tÝnh n¨m 2002.
H
B¸o c¸o b¶ng sè liÖu míi.
G
Chuẩn kiến thức bằng bảng phụ.
C¬ cÊu S gieo trång (%)
Gãc ë t©m/biÓu ®å h×nh trßn (0)
N¨m
1990
2002
1990
2002
Tæng sè
100
100
360
360
C©y lương thực
71,6
64,8
258,72
233
C©y CN
13,3
18,2
48,13
66
C©y TP’, ¨n qu¶...
15,1
16,9
54,15
61
* VÏ biÓu ®å.
a- Năm 1990:
G
Phãng to b¸n kÝnh trªn b¶ng: 20mm 20cm, 24mm 24cm. (chó gi¶i cña hai biÓu ®å ph¶i gièng nhau).
Biểu đồ: thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990.
b- Năm2002:
Biểu đồ: thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002.
?
Nhận xét diện tích gieo trồng của các nhóm cây năm 1990 so với năm 2002. (năm 2002 tăng so với năm 1990)
?
Dựa vào bảng 10.1 & biểu đồ đã vẽ em có nhân xét gì về diện tích cây lương thực, cây công nghiệp?
* NhËn xÐt:
+ C¬ cÊu: C©y l¬ng thùc chiÕm tØ träng lín nhÊt.
+ DiÖn tÝch: tõ n¨m 1990 ®Õn 2002 diÖn tÝch c¸c nhãm c©y trång ®Òu t¨ng nhng tØ träng c©y l¬ng thùc gi¶m.
Bài 2:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung chính
G
Cho bảng số liệu sau:
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Đồng bằng ven biển
82750
57,564
Trung du miền núi
248.250
20,436
(Số liệu của tổng cục thống kê năm 1998)
?
1. Vẽ biểu đồ hình vuông so sánh diện tích, dân số của vùng đồng bằng ven biển với diện tích, dân số của Trung du miền núi.
2. Qua biểu đồ hãy nhận xét về sự phân bố dân cư giữa đồng bằng ven biển với miền núi nước ta.
1. Xử lí số liệu: (Đơn vị: %)
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số (Triệu người)
Đồng bằng ven biển
25
73,8
Trung du miền núi
75
26,2
Diện tích
Dân số
25
75
73,8
26,2
Chú giải:
Đồng bằng ven biển
Trung du miền núi
Nhận xét: Qua biểu đồ có thể thấy sự phân bố dân cư giữa vùng đồng bằng ven biển với trung du miền núi là không đều & bất hợp lí.
Các vùng đồng bằng ven biển chỉ chiếm 25% diện tích đất nhưng tập trung tới 74% dân số cả nước(Điển hình của sự tập chung dân cư đông đúc là đồng bằng sông Hồng - mật độ khoảng 1150 người/km2)
Miền núi dân cư thưa thớt. Miền núi & trung du chiếm 75% diện tích nhưng chỉ có 26% dân số cả nước sinh sống. (Vùng thưa dân nhất là Tây Nguyên, mật độ chỉ trên 50 người /km2)
1.3. Vẽ đồ thị (đường biểu diễn)
Đồ thị (đường biểu diễn) thường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian.
Khi vẽ đồ thị (đường biểu diễn) cần chú ý những điểm sau:
- Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc mà trục đứng thể hiện độ lớn của đại lượng (số người, sản lượng, tỉ lệ % ) còn trục nằm ngang thể hiện các năm.
- Cần xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy, cân đối & thể hiện rõ yêu cầu của chủ đề.
- Khi vẽ cần chia khoảng cách các năm trên truịc nằm ngang cho đúng tỉ lệ (khi làm bài thi nhiều thí
File đính kèm:
- De tai dia ly 9.doc