Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường THCS là phải trau dồi cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản của các môn học nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho các em trên cơ sở đó các em vận dụng sáng tạo trong đời sống và trong khoa học kỹ thuật sau này .
Qua một vài năm giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THCS ,rồi tham khảo các tài liệu ,học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và sự tích luỹ trau dồi của bản thân ,đặc biệt qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn vật lý .Cấp trường ,cấp huyện .Tôi nhận thấy các bài toán cơ học nói chung và đặc biệt là bài toán “ Chuyển động cơ học” nói riêng là những dạng bài mà học sinh vẫn còn lúng túng , còn tỏ ra không hứng thú khi gặp dạng toán này .
25 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập về phần chuyển động cơ học môn: Vật lí _ lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục & đào tạo
**********@**********
sáng kiến kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh giải bài tập về
phần chuyển động cơ học
môn : Vật lí _ Lớp 8
năm học : 2008-2009
X
i . đặt vấn đề
uất phát từ mục tiêu đào tạo của trường THCS là phải trau dồi cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản của các môn học nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho các em trên cơ sở đó các em vận dụng sáng tạo trong đời sống và trong khoa học kỹ thuật sau này .
Qua một vài năm giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THCS ,rồi tham khảo các tài liệu ,học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và sự tích luỹ trau dồi của bản thân ,đặc biệt qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn vật lý .Cấp trường ,cấp huyện .Tôi nhận thấy các bài toán cơ học nói chung và đặc biệt là bài toán “ Chuyển động cơ học” nói riêng là những dạng bài mà học sinh vẫn còn lúng túng , còn tỏ ra không hứng thú khi gặp dạng toán này .
Điều băn khoăn đó đã khiến tôi nghiên cứu ,tìm tòi và mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm về chủ đề “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập về chuyển động cơ học” trong chương I vật lý lớp 8 ở trường THCS .
Với hy vọng nhỏ này là làm sao cho học sinh biết phân biệt được các dạng chuyển động mà bấy lâu nay học sinh còn lúng túng ,đồng thời qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi hy vọng các em sẽ phần nào củng cố được kỹ năng phân tích và tổng hợp được các dạng toán chuyển động cơ học để tìm ra lời giải chính xác và cũng là mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh ở cấp THCS .
Thực tế với sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã thu được kết quả đáng kể trong các kỳ thi hết môn ,song còn nhận thấy các em ngày càng ham thích môn học vật lý hơn , đặc biệt ở những lớp tôi thực tiếp giảng dạy , có nhiều tiến bộ rõ rệt .
II . giải quyết vấn đề
1 – Vị trí của sáng kiến .
Sáng kiến kinh nghiệm này viết về chủ đề “ Hướng dẫn học sinh giải toán về chuyển động cơ học” nằm ở chương I “ Chuyển động cơ học” ở lớp 8 .
2 – Vấn đề cần giải quyết .
Để học sinh nắm chắc được cách giải bài tập về chuyển động cơ học tôi phải làm tốt các vấn đề sau :
a . làm cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản .
* Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật đó có độ lớn không đổi theo thời gian .
Công thức vận tốc của chuyển động
* Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian .
Công thức vận tốc trung bình của chuyển động không đều .
b . Phân ra làm 2 dạng bài tập .
- Dạng bài tập trắc nghiệm .
- Dạng bài tập tự luận .
c . Đưa ra các ví dụ cụ thể với từng dạng toán và nêu phương pháp trả lời hoặc giải với mỗi dạng toán đó .
Sau khi học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản tôi đưa ra một số ví dụ cụ thể có hướng dẫn làm mẫu , và một số bài tập tương tự để học sinh tự làm nhằm nắm chắc kiến thức hơn .
* Dạng bài tập trắc nghiệm .
- Với dạng bài toán này học sinh phải nắm chắc công thức .
v :là vận tốc của vật, đơn vị là m/s ; km/h
s :là quãng đường vật đi được ,đơn vị là m ; km .
t:là thời gian vật đi hết quãng đường đó ,đơn vị s; h.
s = v. t
- Từ công thức
- Sau khi học sinh nắm chắc công thức nói trên tôi đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau .
Ví dụ 1 :
Quan sát chuyển động của một viên bi xuống mặt phẳng nghiêng chuyển động của viên bi là chuyển động nào ? trong các chuyển động sau :
A : Chuyển động đều .
B : Chuyển động có vận tốc tăng dần .
C : Chuyển động có vận tốc giảm dần .
D : Chuyển động có vận tốc vừa tăng vừa giảm .
Sau khi đọc song đề bài yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời .
ở ví dụ này đáp án đúng là đáp án B .
Trên đây là một ví dụ đơn giản xong nó đã hình thành kiến thức cơ bản về sự chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian . Song tôi lại đưa ra một ví dụ khác như sau :
Ví dụ 2 :
Một người đi quãng đường s1 hết t1 giây , đi quãng đường tiếp theo s2
hết t2 giây . Trong các công thức sau đây công thức nào tính được vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường s1 và s2 :
ở ví dụ này tôi làm phiếu học tập và phát cho các em và yêu cầu các em khoanh tròn vào đáp án đúng . Sau khi tôi thu phiếu học tập và hỏi những em nào khoanh tròn đáp án A ; B ; C ; D để xem khả năng nắm kiến thức của các em .
ở ví dụ này đáp án đúng là đáp án C .
Trên đây là một ví dụ khác tuy không khó song cơ bản làm cho học sinh nắm chắc được công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều .
Ví dụ 3 :
Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 1,2m hết 0,5s . Khi lên dốc bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 3m trong 1,5s . Vận tốc trung bình của viên bi cả hai đoạn đường trên là bao nhiêu ? Hãy chọn đáp án đúng trong các kết quả sau :
A : vtb = 21m/s C : vtb = 2,1m/s
B : vtb = 1,2 m/s D : Một kết quả khác .
Sau khi đọc đề song tôi yêu cầu học sinh làm ra nháp để xem kết quả tìm được trùng với đáp án nào trong 4 đáp án trên .
Giải
Vận tốc trung bình trên đoạn đường dốc là :
Vận tốc trung bình trên đoạn đường ngang là :
Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường là :
Vậy đáp án đúng là đáp án C .
Qua ví dụ này học sinh cơ bản biết thay số vào công thức để tính toán từ đó chọn ra được đáp án đúng . Song tôi lại đưa ra một ví dụ khác ở mức độ cao hơn .
Ví dụ 4 :
Một xe chuyển động với vận tốc trung bình là 36km/h trong 45 phút . Trong 45 phút tiếp theo , xe chuyển động với vận tốc trung bình là 42km/h . Vậy vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là bao nhiêu ? Trong các đáp án sau :
A : 39km/h C : 45km/h
B : 40km/h D : Một kết quả khác .
Qua ví dụ này học sinh phải suy nghĩ để tìm độ dài mỗi chặng đường mà xe đó đi được để từ đó có thể áp dụng được công thức vận tốc trung bình . Hơn nữa tôi phải cho các em thống nhất đơn vị đo trước khi tính toán , qua đó củng cố được đơn vị đo .
Giải
Quãng đường mà xe đi được trong 45 phút đầu là :
s1 = v1. t1 = 36 . (3/4) =27(km)
Quãng đường mà xe đi được trong 45 phút tiếp theo là :
s2 = v2. t2 = 42. ( 3/4) =31,5(km)
Vận tốc trung bình của xe đi hết cả đoạn đường s1 và s2 là :
Vậy đáp án đúng là đáp án D .
Sau khi học sinh làm xong ví dụ 4 , tôi yêu cầu học sinh làm tiếp ví dụ sau có tính chất đa tầng về mặt kiến thức hơn .
Ví dụ 5 :
Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180m . Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1 = 5m/s , nửa đoạn đường còn lại vật đi với vận tốc v2 = 3m/s .
a . Sau bao lâu vật đến được B ? Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau :
A : t = 0,8s C : t = 480s
B : t = 0,48s D : Một kết quả khác .
b . Vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau :
A : vtb = 37,5m/s C : vtb = 375m/s
B : vtb = 3,75m/s D : Một kết quả khác .
Sau khi đọc song ví dụ này tôi phát cho học sinh phiếu học tập rồi hướng dẫn học sinh hoàn thành vào chỗ trống .
Giải
Hoàn thành nội dung bài giải vào các chỗ trống sau :
a . Thời gian đi nửa đoạn đường đầu là :
Thời gian đi nửa đoạn đường sau là :
Thời gian đi cả đoạn đường AB là :
t = + = 18 + . = . (s)
b . Vận tốc trung bình cả đoạn đường là :
Vậy đáp án đúng là đáp án .. . . . .
ở ví dụ trên ý a là không gì khó khăn lắm , song nó lại là thông tin rất quan trọng cho ý b .
Sau khi học sinh trả lời thành thạo các ví dụ trên tôi đưa ra một ví dụ khác phức tạp hơn để các em có thể suy luận và tìm tòi .
Ví dụ 6 :
Một vật chuyển động trên đoạn đường thẳng AB nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1 = 25km/h . Nửa đoạn đường sau vật đi theo hai giai đoạn trong nửa thời gian đầu vật đi với vận tốc v2 =18km/h , nửa thời gian sau vật đi với vận tốc v3 = 12km/h .Vận tốc trung bình của vật trong cả đoạn đường AB có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau .
A : vtb = 18,75km/h C : vtb = 1,875km/h
B : vtb = 187,5km/h D : Một giá trị khác .
Đây là một ví dụ phức tạp bởi một số yếu tố trong bài lại cho ở dạng tổng quát , đòi hỏi các em phải có kỹ năng biến đổi toán học một cách hợp lý để rút gọn , từ đó ta mới tìm được đáp án đúng .
Với bài toán này tôi có thể hướng dẫn học sinh cách làm như sau :
Giải
Gọi AB = s ; t1 và t2 là thời gian đi nửa đoạn đường đầu và nửa đoạn đường còn lại .
Thời gian vật đi hết nửa đoạn đường đầu là .
Thời gian vật đi với vận tốc v2 và v3 đều là
Đoạn đường vật đi với vận tốc v2 và v3 là :
Theo điều kiện đầu bài ta có :
Thời gian vật đi hết quãng đường AB là :
Vận tốc trung bình vật đi hết quãng đường AB là :
Vậy đáp án đúng là đáp án A .
Trên đây là một số ví dụ cụ thể về dạng bài tập trắc nghiệm ,xắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó ,nhằm cung cấp cho các em tính thực tế và phong phú của kiến thức .
Sự đa dạng của các câu hỏi thể hiện vào một hay nhiều đơn vị kiến thức và có 4 phương án trả lời kèm theo , qua đó các em chủ động về mặt kiến thức và hiểu được bản chất về chuyển động cơ học
Sau khi kết thúc các ví dụ trên tôi tóm lại cách trả lời chung cho dạng bài tập này như sau :
B1; Đọc kỹ đề bài và thống nhất đơn vị cho từng đại lượng
B2 : Trình bày lời giải
B3 : Chọn đáp án đúng .
Bài tập áp dụng
Bài 1 :
Trong các chuyển động sau đây , chuyển động nào là chuyển động không đều :
A : Chuyển động của ô tô khi khởi hành .
B : Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc .
C : Chuyển động của tào hoả khi vào ga .
D : Cả 3 chuyển động trên đều là những chuyển động không đều .
Bài 2 :
Một đoàn tàu chuyển động với vận tốc trung bình là 30km/h , quãng đường tàu đi được sau 4 giờ là bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau .
A : 120m C : 1200km
B : 120km D : Một kết quả khác .
Bài 3 :
một người đi xe đạp xuống 1 cái dốc dài 120m hết 30 giây .Khi hết dốc xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại.
a . Vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau :
A : v1 = 2,5m/s và v2 = 4m/s .
B : v1 = 4,5m/s và v2 = 2m/s .
C : v1 = 4m/s và v2 = 2,5m/s
D : Một cặp giá trị khác .
b . Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là bao nhiêu ? Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau :
A : vtb = 2,33m/s C : vtb = 4,33m/s
B : vtb = 3,33m/s D : Một giá trị khác .
Bài 4 :
Một người đi xe đạp đi một nửa đoạn đường đầu với vận tốc 12km/h ,nửa đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc bao nhiêu để vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 8km/h . Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau :
A : v = 6km/h C : v = 6,25km/h
B : v = 6,5km/h D : Một kết quả khác .
Bài 5 :
Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB . 1/3 đoạn đường đầu xe đi với vận tốc 14km/h , 1/3 đoạn đường tiếp theo xe đi với vận tốc 16km/h ; 1/3 đoạn đường cuối cùng đi với vận tốc 8km/h .Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau :
A : vtb = 88,7km/h C : vtb = 8,87km/h
B : vtb = 8,78km/h D : Một giá trị khác .
Bài 6 :
Mội xe ô tô chuyển động trên đoạn đường AB dài 135km với vận tốc trung bình là v = 45km/h . Biết nửa thời gian đầu vận tốc của ô tô là 50km/h , cho rằng trong các giai đoạn ô tô chuyển động đều . Hỏi vận tốc của ô tô trong nửa thời gian sau nhận giá trị nào trong các giá trị sau :
A : v’ = 30km/h C : v’ = 40km/h
B : v’ = 35km/h D : v’ =45km/h .
Bài 7 :
Một người đi xe máy chuyển động theo 3 giai đoạn sau :
Giai đoạn 1 : Chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 15km/h trong 3km đầu tiên .
Giai đoạn 2 : Chuyển động biến đổi trong 45’ với vận tốc trung bình là v2 = 25km/h.
Giai đoạn 3 : Chuyển động đều trên quãng đường 5km trong thời gian 10’ .
a. Độ dài cả quãng đường có thể nhận những giá trị nào trong các giá trị sau :
A : s = 26,75km C : s = 2,675km
B : s = 267,5km D : s = 2675km.
b. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường trên là bao nhiêu .
A : v = 2,396km/h C : v = 23,96km/h
B ; v = 239,6km/h D : v = 2369km/h .
*Bảng kết quả trắc nghiệm của bài tập áp dụng:Đúng +;sai - .
Câu
A
B
C
D
1
-
-
-
+
2
-
+
-
-
3 a
-
-
+
-
b
-
+
-
-
4
+
-
-
-
5
-
-
+
-
6
-
-
+
-
7 a
+
-
-
-
b
-
-
+
-
* Dạng bài tập định lượng .
Với dạng bài tập này học sinh vẫn phải nắm chắc 3 công thức sau :
v : là vận tốc của vật đơn vị là m/s ; km/h
s : là quãng đường vật đi được dơn vị là m ; km .
t : là thời gian vật đi hết quãng đường đó đơn vị s ; h.
Sau khi một lần nữa học sinh nắm chắc 3 công thức trên tôi lại đưa ra một số ví dụ cụ thể từ đơn giản đến phức tạp , hướng dẫn học sinh cách trình bày cho dạng bài tập này .
Ví dụ 1 :
Hai xe ô tô chuyển động đều ngược chiều nahu từ hai địa điểm cách
nhau 150km . Hỏi sau bao lâu thì chúng gặp nhau biết rằng vận tốc của xe thứ nhất là 60km/h và vận tốc của xe thứ hai là 40km/h .
Với bài tập này yêu cầu học sinh tóm tắt bài và vẽ sơ đồ chuyển động của hai xe rồi hướng dẫn học sinh .
I
II
Cho biết Giải
s = 150km
v1 = 60km/h A s1 G s2 B
v2 = 40km/h Quãng đường xe thứ nhất đi từ A đến chỗ
t = ? gặp nhau là :
s1 = v1 . t = 60t (km).
Quãng đường xe thứ hai đi từ B đến chỗ gặp nhau là :
s2 = v2 .t = 40t (km)
Khi hai xe gặp nhau thì : s1 + s2 = s
hay 60t + 40t = 150
Vậy sau 1,5h hai xe gặp nhau .
Sau khi hướng dẫn học sinh giải ví dụ trên tôi đưa ra một số ví dụ khác tương tự để học sinh tự làm sau đó rút ra nhận xét .
Ví dụ 2 :
Hai người cùng xuất phát một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 75km . Người thứ nhất đi xe máy từ A về B với vận tốc 25km/h . Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc v2 = 12,5km/h . Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và xác định chỗ gặp nhau đó . Coi chuyển động của hai người là đều .
I
II
Cho biết : Giải
sAB = 75km
vA = 25km/h A s1 G s2 B
vB = 12,5km/h Quãng đường xe thứ nhất đi từ A đến chỗ
? t=? gặp nhau là :
? Vị trí gặp nhau . s1 = vA . t = 25t (km)
Quãng đường xe thứ hai đi từ B đến chỗ
gặp nhau là :
s2 = vB . t = 12,5 .t (km)
Khi hai xe gặp nhau thì : sAB = s1 + s2
hay 25.t +12,5.t =75
Tại vị trí gặp nhau hai người :
Cách A một khoảng : s1 = 25.2=50(km)
hoặc cách B một khoảng : s2 =12,5.2=25(km)
* Ví dụ này học sinh có thể sẽ mắc chỗ xác định vị trí 2 xe gặp nhau . Do đó tôi có thể giải thích xác định vị trí 2 xe gặp nhau tức là tại chỗ gặp nhau 2 xe cách A một khoảng s1 là bao nhiêu ? hoặc cách B một khoảng s2 là bao nhiêu ?
Sau khi học sinh thành thạo các ví dụ trên tôi đưa ra một ví dụ khác cao hơn để đưa học sinh vào tình huống phải suy luận để tìm ra hướng làm .
Sau khi học sinh hoàn thành ví dụ trên tôi lại đưa ra một ví dụ khác tương tự song ở đây hai xe lại chuyển động cùng chiều .
Ví dụ 3:
Lúc 7h một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ cách anh ta 10km . Cả hai chuyển động đều với vận tốc 12km/h và 4km/h . Tìm thời gian và vị trí người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ .
ở ví dụ này học sinh làm trình tự như hai ví dụ trên do đó tôi yêu cầu học sinh tóm tắt và vẽ sơ đồ chuyển động của người đi xe đạp và người đi bộ .
Tóm tắt :
s = 10km.
v1 = 12km/h
v2 = 4km/h
t = ?
Vị trí hai xe gặp nhau
Giải
A B s2 G
s1
Quãng đường người đi xe đạp đến chỗ gặp nhau là :
s1 = v1 . t =12.t (km)
Quãng đường người đi bộ đến chỗ gặp nhau là :
s2 = v2 . t = 4t(km)
Khi hai xe gặp nhau thì : s1 – s2 = sAB hay 12t -4t = 10
Vị trí gặp nhau :
Cách A một khoảng là : s1 = v1 .t =12.1,25 = 15km
hoặc cách B một khoảng là : s2 = v2 .t =4.1,25=5km.
Đáp số : t = 1,25h
Cách A một khoảng 15km.
Sau khi học sinh làm song tôi ra một ví dụ khác có nhiều thông tin phức tạp hơn , mục đích kiến thức đa tầng hơn qua đó đòi hỏi các em phân tích , tư duy lô gíc để tìm ra lời giải .
Ví dụ 4:
Một người đi về quê bằng xe đạp , xuất phát lúc 5h 30’ với vận tốc 15km/h .Người đó dự định giữa đưỡng xẽ nghỉ 30’ và 10h sẽ về tới nơi . Đi được nửa đường , sau khi ngỉ 30’ người đó phát hiện ra xe bị hỏng và phải sửa xe mất 20’ . Người đó phải đi tiếp với vận tốc bằng bao nhiêu để về tới nơi đúng dự định .
Sau khi đọc song đề bài tôi yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán và cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm ra lời giải theo hướng dẫn của giáo viên .
Cho biết :
to = 5h30’ = 5,5h
v = 15km/h
tn = 30’ = 0,5h
t’ = 10h
ts = 20’ = 1/3h
v’ = ?
Giải
Thời gian dự định đi trên đường là :
t = t’ – ( tn + to ) = 10-(0,5 +5,5) = 4h
Khi đó độ dài quãng đường cần đi là :
s = v.t = 15 . 4= 60(km).
Thời gian người đó đi hết 30km quãng đường đầu là :
t1= 30/15 = 2h.
Thời gian đi 30km còn lại sau khi xe hỏng là :
t2 = 2 -1/3 = 5/3h
Vận tốc trên quãng đường còn lài là :
v’ =
Đáp số : v’ =18km/h
Ví dụ 5:
Một khẩu pháo chống tăng bắn thẳng vào xe tăng , pháo thủ thấy xe tăng tung lên sau 0,6s kể từ lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2,1s kể từ lúc bắn .
a . Tìm khoảng cách từ súng tới xe tăng , cho biết vận tốc của âmlà 340m/s .
b . Tìm vận tốc của đạn .
Sau khi đọc song bài toán yêu cầu học sinh tóm tắt sau đó lại cho các em thảo luận theo nhóm để tìm ra hướng giải thêo sự hướng dẫn của giáo viên .
Cho biết :
t1 = 0,6s
t2 = 2,1s
va = 340m/s
a. s= ?
b . vđ = ?
Giải
a. Trong khoảng cách ngắn coi ánh sáng truyền tức thời . Vậy thời gian âm thanh đi từ xe tăng tới pháo thủ là :
ta = t2 – t1 =2,1-0,6 =1,5(s)
Khoảng cách từ khẩu pháo tới xe tăng là :
s = va . ta = 340.1,5 =510(m).
b . Khi đó vận tốc của đạn là :
vđ =
Đáp số : a . s = 510(m)
b . vđ = 850m/s.
Vậy qua bài này học sinh rút ra điều muốn tìm được vận tốc của đạn , ta phải tìm quãng đường mà đạn phải đi . Từ đó ta thấy kết quả tìm được của câu a là thông tin quan trọng cho câu b .
Qua hướng dẫn học sinh giải các ví dụ trên tôi đi đến tóm tắt lại các bước giải như sau :
B1 : Tóm tắt đề , phân biệt cái đã cho , cái phải tìm .
B2 : Trình bày lời giải .
B3 : Nhận định kết quả ,trả lời .
bài tập áp dụng
Bài 1:
Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và b cùng chuyển động về C biết AC = 108km ; BC = 60km . Xe khởi hành từ A đi với vận tốc 45km/h ; muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe khởi hành từ B phải có vận tốc là bao nhiêu ?
Đ/S : 25km/h.
Bài 2 :
Hai xe cùng khởi hành lúc 6h sáng từ hai địa điểm A và B cách nhau 240km , xe thứ nhất đi từ A về B với vận tốc v1= 48km/h , xe thứ hai đi từ B với vận tốc v2 = 32km/h theo hướng ngược với xe thứ nhất . Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau .
Đ/S : lúc 9h
Cách A : 144km.
Bài 3 :
Lúc 7h hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 24km , chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc là 42km/h , xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 36km/h .
a. Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 45’ kể từ lúc xuất phát .
b . Hai xe có gặp nhau không ? Nếu có , chúng gặp nhau lúc mấy giờ ,ở đâu ?
Đ/S : a. 19,5km
b . Cách B : 144km.
Bài 4 :
Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng nếu đi ngược chiều nhau thì sau 10’ khoảng cách giữa hai vật giảm 12m . Còn nếu đi cùng chiều sau 10’ khoảng cách giữa hai vật chỉ giảm 5m . Tìm vận tốc của mỗi vật , và tính quãng đường đi được của mỗi vật trong thời gian 30’ .
Đ/S : v1 = 0,85m/s
v2 = 0,35m/s
s1 = 25,5m.
s2 = 10,5m.
Bài 5:
Một khán giả ngồi trong nhà hát nghe ca sỹ hát trực tiếp , còn một thính
giả ở cách xa nhà hát một khoảng cách l= 7500km nghe ca sỹ đó hát qua máy thu thanh . Cho biết micro đặt ngay cạnh ca sỹ , vận tốc của âm là va= 340m/s của sóng vô tuyến điện là c=300000000m/s .
a . Hỏi khán giả ngồi trong nhà hát cách ca sỹ bao nhiêu m để nghe được đồng thời với thính giả ngoài nhà hát .
b . Hỏi thính giả ngoài nhà hát ngồi cách xa máy thu thanh bao nhiêu m để nghe được đồng thời với một khán giả thứ hai ngồi cách ca sỹ 30m .
Đ/S : a . 8,5m
b . 21,5m.
Bài 6 :
Một ống bằng thép dài 20m , khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ , tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s .
a . Giải thích tại sao gõ một tiếng lại nghe thấy hai tiếng .
b . Tìm vận tốc âm thanh trong gang biết vận tốc âm thanh trong không khí là 340m/s và vận tốc truyền âm trong thép nhanh hơn trong không khí .
Đ/S : 5000m/s.
Trên đây tôi đã trình bày phương pháp giải bài tập về chuyển động cơ học bằng cách phân hai dạng bài tập , đặc biệt tôi cố gắng sưu tầm các bài tập về trắc nghiệm . Bởi vì trắc nghiệm là một hình thức thi cử có tính khách quan và chính xác . Chọn làm hình thức thi và kiểm tra , vì vậy tôi đã cho các em làm quen dần với hình thức loại bài tập trắc nghiệm này .
Bằng cách phân loại bài tập có hướng dẫn cách làm bài cho mỗi loại , sau đó đưa ra một số bài tập tương tự để cho học sinh nắm vững bài hơn , đó cũng là cơ sở để các em vững bước vào THPT sau này .
iii . kết quả
Bằng phương pháp giảng dạy cụ thể ,với hệ thống câu hỏi và bài tập từ đơn giản đến phức tạp ,nhằm đưa các em vào tình huống có vấn đề . Từ đó các em chủ động ,tự tin và sáng tạo về mặt kiến thức hơn .
Hơn nữa ở những lớp tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này . Các em đã dần dần có hứng thú và ham thích bộ môn vật lí hơn ,tỉ lệ số bài kiểm tra khá ,giỏi tăng lên ,số bài yếu kém giảm đi .
Cụ thể qua kết quả bài kiểm tra 45’ sau khi kết thúc chương là .
* Đối với các lớp đối chứng 8A , 8B .
Năm học
Lớp
Sĩ số
Trung bình trở lên
Tỷ lệ %
2006-2007
8A
%
* Đối với các lớp thực nghiệm .
Năm học
Lớp
Sĩ số
Trung bình trở lên
Tỷ lệ %
2006-2007
8B
%
8C
%
iv . những vấn đề bỏ ngỏ
Tuy nhiên khi đi sâu về bài toán chuyển động , còn có một dạng toán chuyển động khác đó là một hệ thống bài tập về canô ,tàu bè chuyển động trên sông khi có dòng nước chảy ; vì ở đó vận tốc của các vật lại có sự tham gia của vận tốc dòng nước .Thông qua các bài tập sau .
Bài 1:
Một ca nô chạy trên một khúc sông AB ;khi đi ngược dòng mất 24’ , khi đi xuôi dòng mất 16’ .
a. Tìm vận tốc thực của ca nô và vận tốc của dòng nước .
b . Khúc sông đó dài bao nhiêu ?
Bài 2 :
Hai bến sông A và B cách nhau 2km ,dòng nước chảy đều theo hướng AB với vận tốc 6km/h .Một ca nô chuyển động đều từ A về B hết 1h . Hỏi ca nô đi ngược từ B về A mất bao lâu ,biết rằng khi xuôi dòng và ngược dòng công suất của máy là như nhau .
v . Bài học kinh nghiệm
a . Đối với giáo viên :
-Phải nắm chắc chương trình vật lý ở cấp THCS ,nghiên cứu kỹ các tài liệu như SGK , SBT , SGV ,đặc biệt với học sinh khá ,giỏi phải nghiên cứu kỹ các loại sách nâng cao và sách bồi dưỡng .
- Có phương pháp dạy lôgíc từ thấp đến cao ,từ đơn giản đến phức tạp bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận và các dạng bài tập tương tự , liên hệ bài học vào thực tế ,để giúp các em khắc sâu bài học hơn .
- Nắm chắc đặc điểm của từng đối tượng học sinh để gây hứng thú học tập cho các em ,từ đó các em hình thành ý thức say mê nghiên cứu ,tìm tòi ,sáng tạo kiến thức vật lý hơn.
b . Đối với học sinh .
Phải có đủ đồ dùng học tập như SGK , SBT , sách tham khảo vở ghi ở lớp và bài tập ở nhà .
Khi làm bài các em phải biết liên hệ vào thực tế đời sống hàng ngày ,có kỹ năng thành thạo khi giải bài tập ,phải biết phân biệt các dạng bài tập ,các phương pháp giải bài tập sáng tạo ,không dập khuôn ,không máy móc .
Biết nhìn nhận mối tương quan giữa các đại lượng trong bài , biết cách tháo gỡ những bế tắc của bài qua các đại lượng đã cho .
Giáo dục cho học sinh ý thức học tập ,tính cần cù ,chịu khó ,giúp các em học sinh khá giỏi mở rộng tầm suy nghĩ ,tìm tòi ,phát hiện những kiến thức mới .
vi . điều kiện áp dụng sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho tất cả các đối tượng giáo viên dạy vật lý lớp 8 .Tuy nhiên với những giáo viên có trình độ cao và có phương pháp giảng dạy tốt thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn nhiều .
vii . kết luận
Trên đây là kinh nghiệm giải bài tập về chuyển động qua một vài năm giảng dạy của tôi và đã thu được kết quả đáng kể đối với bộ môn vật lý khối lớp 8.
Song tôi rất mong nhận được sự góp ý từ BGH Trường THCS Nhật Quang và các đồng chí trong tổ tự nhiên để tôi có được những kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn ,góp phần vào công tác giáo dục tri thức khoa học cho học sinh .
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Huong dan hoc sinh giai bai tap phan co hoc.doc