Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện học sinh cá biệt

I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

1) Lý do viết sáng kiến:

Trong mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh: Có những học sinh ngoan, học giỏi; Có em thì hiếu động nghịch ngợm, em thì không chịu học bài. Mỗi em có một tính cách riêng, song đều có chung một mục đích là xây dựng tập thể lớp vững mạnh.

Trong các tập thể nhỏ bé của lớp tưởng chừng cứ như thế mà tiến lên, nào ngờ xuất hiện một vài học sinh không tuân theo quỹ đạo mà lớp, nhà trường đã đề ra. Đó là những học sinh cá biệt

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện học sinh cá biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện học sinh cá biệt I- Những vấn đề chung: 1) Lý do viết sáng kiến: Trong mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh: Có những học sinh ngoan, học giỏi; Có em thì hiếu động nghịch ngợm, em thì không chịu học bài... Mỗi em có một tính cách riêng, song đều có chung một mục đích là xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Trong các tập thể nhỏ bé của lớp tưởng chừng cứ như thế mà tiến lên, nào ngờ xuất hiện một vài học sinh không tuân theo quỹ đạo mà lớp, nhà trường đã đề ra. Đó là những học sinh cá biệt 2) Mục đích của sáng kiến Những học sinh cá biệt tính tình khác trường: Hay bỏ học, nghỉ học vô lí do, gây gổ với bạn, không tôn trọng người hơn tuổi, nói tục vv... Không thể để lớp có những biểu hiện đó là người giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của sự việc gây ảnh hướng đến tâm lý của em. Tìm cách giáo dục em trở thành người học sinh tốt. Tôi xuống gia đình thăm hỏi em, tâm sự và biết được hoàn cảnh em rất khó khăn: Bố em rượu chè, mẹ em ốm yếu. Do nghiện ngập nên cuộc sống gia đình nghèo khổ. Hơn thế nữa, em là người bị bố đánh chửi sau những cơn say. Công việc nhà, không có người làm nên nhiều khi em phải nghỉ học ở nhà để làm, do hoàn cảnh như thế nên em chán nản, không chú ý đến học hành. Tính tình thay đổi và hay đánh nhau với bạn... - Tôi đã họp cán bộ lớp, cử một số em có trách nhiệm luôn luôn đến nhà, động viên, và giúp đỡ em cả về tinh thần và việc làm. Tối đến các em giúp em đó học tập những gì bạn không hiểu, các em giảng giải tận tình. Tất cả các em trong lớp đều quan tâm, giúp đỡ em về mọi mặt là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi ân cần chỉ bảo những điều hay lẽ phải. Dần dần em đã đi học đều hơn, có tiến bộ hơn, tôi trao đổi với giáo viên bộ môn để các thầy giáo cô giáo cùng giáo dục em trở thành người học sinh tốt bằng sự quan tâm đúng mức của các thầy, cô giáo và các bạn học sinh trong lớp em đã thấy được khuyết điểm của mình, đó là tự ti , bi quan chán nản rồi dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. II - Kết quả của sáng kiến . Từ những việc làm thiết thực, cụ thể mà các bạn học sinh đã giành cho em, cùng với sự động viên của giáo viên chủ nhiệm và các thầy, cô giáo, đến nay em đã trở thành người học sinh ngoan, biết vâng lời thầy giáo, cô giáo và người trên. Học hành chăm chỉ hơn, từ một học sinh yếu cả về hạnh kiểm và kém về văn hoá nay em đã trửo thành một người học sinh trung bình khá. Đó là một tiến bộ rõ rệt mà em đã cố gắng trong thời gian qua. Qua cách làm trên, tôi đã áp dụng với một em cũng có hoàn cảnh tương tự trên đều thấy có hiệu quả và rút ra cho mình một phương pháp rèn luyện đối với những học sinh cá biệt . -Tự mình tìm ra một cách giải quyết thích hợp, không áp đặt, không để sự việc quá phức tạp rồi mới giải quyết. - Tìm hiểu những sai sót của các em, những điểm yếu mà các em đã mắc phải và uốn nắn, kết hợp với tình cảm của tập thể. III- Rút kinh nghiệm: - Để giáo dục học sinh cá biệt trở thành người học sinh ngoan, biết điều hay lẽ phải, tôn trọng người trên, biết yêu quý bạn bè, thì trước hết người thầy giáo, cô giáo phải thương yêu học sinh. nắm vững dược hoàn cảnh của mỗi em, từ đó thông cảm và giúp đỡ các em tránh được những mạc cảm của mình, hoà nhập vào cộng đồng, vào tập thể mà các em đang sống. Muốn sửa chữa khuyết điểm mà em đã vấp phải thì cần có thời gian: Phân tích, uốn nắn, kết hợp với các biện pháp thích hợp. Khi các em đã hiểu rõ được những khuyết điểm mà em làm gây ảnh hưởng đến lớp, đến danh dự cá nhân, đén gia đình, đến tương lai sau này... Nên không thể ngày một ngày hai mà hàng tuần... - Kết hợp với gia đình, nhà trường và xã hội để cùng giáo dục các em trở thành người học sinh tốt. - Xây dựng tình bạn trong sáng, chân thật và nhiệt tình, để các em giúp nhau trong mọi mặt. - Nỗ lực của bản thân các em. Chính bản thân em sẽ chiến thắng mọi thói quen, tật xấu trong con người, tự đấu tranh, loại bỏ những việc làm không tốt. Lắng nghe ý kiến của mọi người xây dựng, góp ý. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm của mình trong năm học này, về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt. Để làm được tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt người thầy giáo, cô giáo không quản vất vả, chịu khó và giành không ít thời gian. Người giáo viên chủ nhiệm luôn luôn phải hướng các em có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Người thầy chủ đạo trong việc dạy và rèn luyện các em là chỗ dựa tinh thần mà các em cần. Ngày 15 tháng 4 năm 2003 Người viết Mai Thị Chế sở giáo dục & đào tạo thanh hoá Phòng giáo dục huyện nga sơn Trường THCS nga trung --------------@& ?-------------- người thực hiện: Nguyễn Thị Liễu Đơn vị công tác: Trường THCS nga trung kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện học sinh cá biệt Năm học 2002 - 2003 *************

File đính kèm:

  • docgd hs ca biet.doc