MỤC LỤC
Mở đầu .2
1. Lí do chọn đề tài .2
2. Mục đích đề tài .3
3. Đối tượng nghiên cứu .3
4. Phạm vi nghiên cứu .3
5. Phương pháp nghiên cứu .3
6. Cấu trúc đề tài .3
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học .4
1.1. Khái niệm bài tập nhận thức .4
1.2. Vaii trò của bài tập nhận thức 4
1.3. Các hình thức biểu hiện của bài tập nhận thức .4
1.4. Tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận thức .5
Chương 2: Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy bài:
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa .6
2.1. Mục tiêu bài học 6
2.2. Phương tiện dạy học .6
2.3. Nội dung bài học .7
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
3.1. Mục đích 19
3.2. Địa điểm .19
3.3. Kết quả 19
Kết luận .20
Kiến nghị .21
Tài liệu tham khảo .21
25 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy bài “ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mở đầu...2
1. Lí do chọn đề tài...2
2. Mục đích đề tài.........3
3. Đối tượng nghiên cứu...3
4. Phạm vi nghiên cứu..3
5. Phương pháp nghiên cứu..3
6. Cấu trúc đề tài..3
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học..4
Khái niệm bài tập nhận thức..4
Vaii trò của bài tập nhận thức4
Các hình thức biểu hiện của bài tập nhận thức...4
Tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận thức..5
Chương 2: Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy bài:
‘ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa’ ...6
2.1. Mục tiêu bài học6
2.2. Phương tiện dạy học..6
2.3. Nội dung bài học...7
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
3.1. Mục đích 19
3.2. Địa điểm .19
3.3. Kết quả 19
Kết luận ..20
Kiến nghị .21
Tài liệu tham khảo..21
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở khoa học
Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc trung học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức định hướng cho học sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm lĩnh tri thức mới. Là một giáo viên chúng ta cần phải làm gì? Làm thế nào trong các giờ dạy của mình có chất lượng, để “ Sản phẩm” do mình tạo ra có một nền móng thật vững chắc?
Theo các nhà tâm lí học và giáo dục học thì tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh là một trong những điều kiện quan trọng nhất để học sinh nắm vững kiến thức trong quá trình dạy học. Do vậy nhiệm vụ của người thày là phải tìm ra một phương pháp dạy học hợp lí để phát huy được tính tích cực của học sinh, điều mà chúng ta đang từng bước tiến hành trong đổi mới quan điểm dạy và học hiện nay. Nếu sử dụng các bài tập nhận thức, để hình thành kiến thức mới, hình thành thế giới quan khoa học và phát triển tư duy năng lực thực hành cho học sinh thì chúng ta sẽ thành công trong việc tìm ra một phương pháp dạy học mới với môn Địa lí. Đó là cơ sở để tác giả sử dụng các bài tập nhận thức làm một tiếp cận quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học Địa lí trong trường phổ thông.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Mặc dù sách giáo khoa có nhiều thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức trình bày theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, nhưng qua tìm hiểu thực tế tại trường THPT Nam Phù Cừ và một số trường lân cận tôi nhận thấy học sinh vẫn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Đối với môn Địa lí có rất nhiều hệ thống kênh hình và bảng số liệu nhưng đại đa số học sinh vẫn không biết khai thác nó như thế nào, vẫn cho rằng địa lí là môn học thuộc không cần phải tư duy tìm hiểu trong mỗi tiết học. Do đó việc sử dụng các bài tập nhận thức để truyền đạt kiến thức mới cho học sinh sẽ khắc phục được tình trạng giáo viên phải giảng nhiều và học sinh sẽ phải khai thác kiến thức để hiều và làm bài tập.
Kết luận: Trên thực tế đã có nhiều giáo án mẫu hướng dẫn giảng dạy nhưng chưa có một giáo án mẫu nào đề cập đến việc sử dụng bài tập nhận thức để giảng dạy. Đồng thời để tiếp tục góp phần vào hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học và kế thừa lí luận mà trong cuốn “ Hướng dẫn biên soạn và giải các bài tập” của PGS. TS. Trần Đức Tuấn đã nêu, tác giả chọn đề tài: “ Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy bài “ Cộng hoà nhân dân trung hoa ( trung quốc)”
2. Mục đích đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về bài tập nhận thức, thông qua đề tài này, tác giả đề xuất phương án sử dụng bài tập nhận thức để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư - xã hội Trung Quốc
Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài đã đặt ra, thì đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là:
- Vai trò và các hình thức biểu hiện của bài tập nhận thức
- Phương pháp dạy học bằng bài tập nhận thức
- Khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Bài tập nhận thức được xây dựng theo kiến thức chuẩn sách giáo khoa trong phần tự nhiên, dân cư – xã hội của Trung Quốc ( cả ban KHTN và KHXH – NV)
- Phương pháp dạy học : Sử dụng các phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới giáo dục.
- Không gian: Tại trường THPT Nam Phù Cừ
- Thời gian: Được tiến hành thử nghiệm trong năm học 2007- 2008
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn trước thực nghiệm
Đây là giai đoạn xây dựng các bài tập nhận thức cho bài giảng .Tác giả đã sử dụng các phương pháp chính sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan cả về nội dung lẫn phương pháp xây dựng các bài tập nhận thức,
- Phương pháp dạy học: nghiên cứu các phương pháp dạy học: nhóm, cặp đôi, đàm thoại gợi mở để sử dụng thích hợp với từng bài tập nhận thức và từng phần.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực nghiệm:
Giai đoạn sử dụng giáo án bằng bài tập nhận thức để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các bài tập nhận thức trong dạy học. Tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Các phương pháp sư phạm để hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu bài.
- Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá bằng các bài tập trắc nghiệm
Giai đoạn 3: giai đoạn sau thực nghiệm
- Phương pháp thống kê để đánh giá kết quả bài kiểm tra
- Phương pháp thăm dò ý kiến của học sinh về phương pháp dạy bằng bài tập nhận thức.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở bài , kết luận, kiến nghị đề tài gồm có 3 phần
Chương I. cơ sở lí luận của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
Chương II. Xây dựng bài giảng bằng bài tập nhận thức
Chương III. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng dạy học bằng bài tập nhận thức
Chương I. Cơ sở lí luận của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
Khái niệm bài tập nhận thức
Trong dạy học địa lí, bài tập là một công cụ dạy học quan trọng để phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh. Vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng một hệ thống bài tập địa lí bao gồm hai bộ phận chính là các bài tập nhận thức và các bài tập thực hành. Hai bộ phận cơ bản này có những chức năng và mục đích khác nhau. Nếu như các bài tập thực hành được sử dụng với mục đích chủ yếu là hình thành và phát triển các kĩ năng cho học sinh thì chức năng và mục tiêu hàng đầu của bài tập nhận thức là tạo ra những cơ hội, tình huồng dạy học Địa lí để học sinh phải động não, phải tư duy, phải làm việc một cách chủ động, tích cực, độc lập, hợp tác với các bạn cùng lớp nhằm tiếp thu kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học, phát triển các thao tác tư duy và hình thành các bài tập nhận thức, tư tưởng thế giới quan.
Vai trò của bài tập nhận thức trong dạy học địa lí
Thực chất của việc dạy học bằng bài tập nhận thức là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động chỉ đạo, điều khiển của thày và hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình giải các bài tập nhận thức nhằm đạt các mục đích dạy học đã định. Nói một cách đơn giản, đây là việc tổ chức dạy học theo kiều: Thầy thiết kế, trò thi công. Vì vậy bài tập nhận thức sẽ:
- Tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh
- Là công cụ để hình thành kiến thức mới và hoàn thiện kiến thức đã có
- Là công cụ để hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh
- Là công cụ quan trọng để phát triển tư duy năng lực cho học sinh
- Là công cụ dạy học với nhiều mục đích khác nhau.
1.3. Các hình thức thể hiện của bài tập nhận thức
a. Bài tập truyền thống
Đây là loại bài tập chiếm đa số trong hệ thống bài tập nhận thức, được sử dụng chủ yếu trong các giờ lên lớp nhằm mục đích tiếp thu, củng cố kiến thức mới hoặc khái hoá kiến thức. Loại bài tập này có thể là một hay nhiều câu hỏi riêng lẻ đi kèm với bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ,
b. Các bài tập dạng Test
Loại bài tập này có thể sử dụng trong các giờ học ở trên lớp nhằm củng cố, ôn tập, kiểm ta, đánh giá sơ bộ những kiến thức học sinh đã tiếp thu được trong giờ học. Và có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá trong các bài kiểm tra. Bài tập này được biểu thị ở nhiều dạng: Như ghép nối, đúng – sai, hay nhiều lựa chọn, điền khuyết, sắp xếp theo thứ tự,
c. Bài tập nhận thức xây dựng ( kiến tạo)
Đây là loại bài tập nhận thưc được thiết kế nhằm giúp học sinh thiết lập các mối liên hệ nhân quả hoặc trình bày khái quát, có tính hệ thống những kiến thức. Thông thường bài tập nhận thức dạng này được thể hiện dưới dạng sơ đồ khung, biều hiện vác mối liên hệ nhân quả.
Tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận thức trên lớp
Đối với giáo viên
Để có thể thành công trong quá trình tổ chức cho học sinh tích cực độc lập giải các bài tập nhận thức trong các giờ học địa lí ở trường THPT, thì điều kiện quan trọng đối với giáo viên là nghiên cứu và nằm vững những con đường và các hình thức để tổ chức quá trình này. Xuất phát từ đặc điểm chương trình, sách giáo khoa của các lớp bậc THPT và điều kiện dạy học Địa lí hiện nay ở các trường phồ thông, có các hình thức tổ chức cho học sinh giải các bài tập nhận thức sau đây:
Thứ nhất: Giáo viên trình bày kiến thức mới, sau đó học sinh thực hiện giải các bài tập nhận thức
Thứ hai: giáo viên trình bày một phần nội dung bài học, phần còn lại học sinh thực hiện các bài tập nhân thức và thông qua đó để lĩnh hội nội dung bài học
Thứ ba: giáo viên đưa ra hoặc gợi ý để học sinh xác định các nhiệm vụ nhận thức và con đường để giải quyết chúng và sau đó học sinh giải các bài tập nhận thức nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
Về phía học sinh
Quá trình học sinh làm việc với bài tập nhận thức chính là quá trình học sinh tìm hiểu những điều kiện đã cho của bài tập nhận thức, tìm ra một phương trình giải và thực hiện chương trình giải để đạt được kết quả mà bài tập nhận thức đó đòi hỏi. Quá trình giải bài tập nhận thức như vậy chỉ đạt được thành công khi học sinh:
Tích cực, độc lập làm việc dưới sự chỉ đạo của giáo viên
Tuân thủ những quy trình nhất định: các bước, các giai đoạn của quá trình giải bài tập nhận thức.
Quá trinh giải thông thường bao gồm 4 giai đoạn sau:
Tìm hiểu điều kiện của bài tập nhận thức
Lập phương trình giải
Thực hiện chương trình giải
Kiểm tra dành giá quá trình giải bài tập nhận thức
Dựa trên cơ sở đó, tác giả áp dụng vào việc sử dụng một số bài tập nhận thức để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư - xã hội của Trung Quốc.
Chương II. Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy bài
“ cộng hoà nhân dân trung hoa” ( tiết 1)
2.1. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức.
-Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí lãnh thổ Trung Quốc
- Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây - Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế của Trung Quốc
2. Kĩ năng
- Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ, biểu đồ, tư liệu trong bài
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập để khai thác kiến thức mới
2.2. Phương tiện dạy học
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Trung Quốc, Bản đồ khoáng sản, phân bố dân cư
- Một số tranh ảnh về tự nhiên, kinh tế của Trung Quốc
- Biểu đồ 5 nước có diện tích lớn nhất thế giới
- Phiếu học tập, phiếu thông tin phản hồi
2.3. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Nhóm
GV: Chia lớp làm 4 nhóm theo tổ, đánh số thứ tự, giao nhiệm vụ cho các nhóm: các nhóm quan sát bản đồ và tranh ảnh để hoàn thành bài tập sau đây:
Xác định vị trí địa lí của Trung Quốc
Nhận xét về phân chia hành chính của Trung quốc
1050
1200
1000
800
Nhận xét về phân chia lãnh thổ về tự nhiên ( Kinh tuyến 1050 là ranh giới phân chia 2 miền Đông và Tây của Trung Quốc
Nhận xét diện tích của Trung Quốc so với các nước trên thế giói
Miền Tây
Phà trên sông Trường Giang
Những sản phẩm của nông nghiệp
Bài tập1:
Quan sát kênh hình trên, kết hợp thông tin SGK hoàn thành bài tập sau :
Lưu ý: Nhóm lẻ đánh giá phần lợi thế
Nhóm chẵn đánh giá phần thách thức
ảnh hưởng
Miền Đông Miền Tây
Địa hình, đất đai
Khí hậu
Thuỷ văn
Tài nguyên
khoáng sản
Vị trí – lãnh thổ
Điều kiện tự nhiên
Thách thức: .
Lợi thế:
- Ngành nông nghiệp
- Ngành công nghiệp
- Ngành dịch vụ:
HS: Làm việc theo nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày, một vài HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: cặp đôi
GGV: yêu cầu HS quan sát hình sau, đọc thông tin trong SGK, cùng hiểu bibiết của mình, làm bài tập sau đây:
Năm
Tỉ suất sinh (‰)
Tỉ suất tử
(‰)
Tỉ suất gia tăng tự nhiên
( %)
1970
33
15
1,8
1990
18
7
1,1
2005
12
6
0,6
Nhận xét về sự thay đổi tổng số dân, dân số nông thôn và thành thị của Trung Quốc
Nhận xét dân số Trung Quốc so với thế giới
Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư
Nhận xét thành phần dân tộc của Trung Quốc
Bài tập 2: Quan sát các kênh hình trên, kết hợp kiến thức SGK, làm bài tập sau:
Đặc điểm dân cư
Dân số
Thành phần dân tộc
......................
Số dân
........
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
......................
Phân bố
...............
Thành thị
..............
Nông thôn
.
.....................
ảnh hưởng
Thuận lợi
...................
Khó khăn
......................
Giải pháp
.....................................
.....................................
Miền
.....................
HS: Làm việc theo cặp, sau đó trình bày, một vài HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Cá nhân
Bài tập 3: Quan sát các hình sau, cùng kiến thức SGK làm bài tập sau:
Vạn lí Trường Thành
Một nền giáo dục phát triển
.
Chứng
ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội
.
minh rằng:
Trung
Một nền văn minh lâu đời
.
Quốc có:
HS: Làm bài tập, sau đó lên bảng điền thông tin vào mẫu phiếu GV đã chuẩn bị sẵn, sau đó một vài HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức.
I.Vị trí địa lí và lãnh thổ
Thông tin phản hồi phần phụ lục
II. Dân cư- xã hội
1. Dân cư
Nhận xét về sự gia tăng dân số Trung Quốc
Thông tin phản hồi phần phụ lục
Đánh giá
I. Chọn câu trả lời đúng:
ý nào không phải là thuận lợi của dân cư Trung Quốc đối với phát triển kinh tế:
Lực lượng lao động dồi dào, chất lượng ngày càng cao
Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo
Dân cư phân bố rất không đồng đều giữa miền Đông và miền Tây
Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ cao
2. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị của Trung Quốc là bao nhiêu:
A. 35 % B. 36% C. 37 % D 40%
3. Những phát minh nào không phải của Trung Quốc:
A. Lụa tơ tằm, chữ viết C. La bàn, thuốc súng
B. Máy dệt, máy in D. Giấy, kỹ thuật in, sứ,.
4. Đặc điểm lãnh thổ nào dưới đây không đúng với Trung Quốc
A. Có diện tích lớn thứ tư trên thế giới
B. Phần phía đông giáp biển mở rộng ra Thái Bình Dương
C. giáp 14 nước. Biên giới chủ yếu là đồng bằng, qua lại dễ dàng
D. Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài
5. Miền Tây là miền có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế – xã hội:
A. Đúng B. Sai
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế- xã hội
II. Hoàn thành sơ đồ sau:
Thuận lợi
..
Khó khăn
..
Hoạt động nối tiếp
Học bài cũ theo câu hỏi SGK và các bài tập đã làm trên lớp
Tìm các thông tin liên quan đến kinh tế của Trung quốc
Thuận lợi
Nông nghiệp:
+ Phát triển cả ngành trồng trọt , chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng
+ Sản phẩm nông sản đa dạng
Công nghiệp
+ Hình thành một cơ cấu công nghiệp đa dạng: Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ
+ Vị trí thuận lợi tiếp thu, trao đổi khoa học kĩ thuật
Dịch vụ:
+ Vị trí tạo thế mạnh phát triển ngành thương mại, giao thông
+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng tạo tiềm năng phát triển du lich
Phụ lục
Vị trí – lãnh thổ
Miền Đông Miền Tây
Địa hình,
đất đai
Khí hậu
Thuỷ văn
Tài nguyên
khoáng sản
-Có các sơn nguyên đồ sộ, hoang mạc
-Đồi núi cao
-Có các đồng băng, phù sa màu mỡ
-Đồi núi thấp
Gió mùa cận nhiệt và gió mùa ôn đới
Nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn
Hạ lưu các sông nguồn nước dồi dào
Giàu khoáng sản kim loại màu
Thông tin phản hồi hoạt động 1: Bài tập 1
ảnh hưởng
Điều kiện tự nhiên:
- Có sự phân hoá đa dạng giữa miền đông và Tây
Ôn đới lục địa khô hạn
Khó khăn
- Địa hình phức tạp khó khăn giao thông, đặc biệt là miền Tây
- Chịu ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên: lũ lụt ở miền Đông, hạn hán ở miền Tây,
Khoáng sản thưa thớt
Đặc điểm dân cư
Thông tin phản hồi hoạt động 2
Thành phần dân tộc
Trên 50 dân tộc.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp:
2005 là 0,6%
Số dân:
1303,7 tr. Ng (2005)
Phân bố
...............
Dân số
Bài tập 2:
Tập chung chủ yếu ở miền Đông ( trên 100 ng/km2), do có ĐKTN thuận lợi
Miền Tây có vùng mật độ khoảng 50 ng/km2 là nơi có con đường tơ lụa đi qua
Nông thôn 63%, giảm nhanh
Thành thị
37% ( 2005), tăng nhanh. Các đô thị lớn trên 8 triệu dân
ảnh hưởng
Khó khăn
- Tạo việc làm
- Khai thác tài nguyên giữa các miền
- Quản lí xã hội
.
Thuận lợi
- Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư
- Nền văn hoá đa dạng phát triển du lich,.
Giải pháp
- Chính sách dân số
- Tiến hành CNH, HĐH, tạo công ăn việc làm
- Phát triển kinh tế miền Tây phân bố lại dân cư, lao động,
Trung Quôc có :
Thông tin phản hồi hoạt động 3 : Bài tập 2:
Một nền giáo dục phát triển:
- Tỉ lệ người biết đọc từ 15 tuổi trở lên ( 2005) là gần 90%
- Mở nhiều loại hình đào tạo
- Chú trọng đào tạo cán bộ có kỹ thuật
- Đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế
- Phát triển du lich
Một nền văn minh lâu đời:
- Nhiều phát minh nổi bật thời cổ đại
- Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế- xã hội
Thông tin phần đánh giá
Dân cư – xã hội
Tự nhiên
Thuận lợi
- Phát triển nhiều ngành kinh tế
- Tiếp thu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài
Khó khăn
- Lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại cơ sở hạ tầng, cản trở sự lưu thông hàng hoá
- Xã hội phức tạp, khó khăn quản lí
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
3.1 Mục đích
Mục đích tiến hành thực nghiệm là đánh giá tính khả thi của việc sử dụng các bài tập nhận thức trong dạy và học.
3.2. Địa điểm
Địa điểm tiến hành thực nghiệm là tại 2 lớp 11C1, 11C2 trường THPT Nam Phù Cừ
3.3. Nội dung thực nghiệm
Nội dung được tiến hành theo trình tự :
- Thực hiện giảnh dạy trên lớp
- Đánh giá kết quả bằng câu hỏi kiểm tra củng cố cuối bài và phiếu thăm dò về không khí giờ học.
3.4. Kết quả thực nghiệm
a. Để đánh giá hiệu quả của việc dạy và học bằng bài tập, sau khi hoàn thành xong khâu soạn giảng, tôi tiến hành đánh giá hiệu quả tiếp thu bài của học sinh bằng cách :
- Bước 1 : Chọn 2 lớp đối chứng 11A1, 11A2
- Bước 2 : Sử dụng phần bài tập đánh giá để kiểm tra khả năng lắm bắt kiến thức của HS trên lớp ở các lớp đối chứng và thực nghiệm, Thời gian làm bài kiểm tra như nhau, kết quả thu được như sau :
Lớp
Số học sinh
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Thực nghiệm
11C1
42
15
25
2
0
0
11C2
40
14
20
6
1
0
Đối chứng
11A1
46
7
16
13
10
11A2
44
6
14
14
10
Nhận xét : Qua kết quả kiểm tra cho thấy :
- ở lớp thực nghiệm học sinh lắm được bài và hiểu bài ngay trên lớp, tỉ lệ khá, giỏi cao hơn lớp đối chứng
- ở lớp đối chứng, số lượng học sinh đạt dưới điểm trung bình là không biết làm bài tập dạng sơ đồ. Như vậy có thể kết luận nếu như không để học sinh tiếp cận với những dạng bài tập thì kĩ năng làm bài tập của học sinh sẽ hạn chế rất nhiều.
b. Để tiếp tục đánh giá tính khả thi của phương pháp trên tác giả tiếp tục thực hiện phiếu điều tra thăm dò về hứng thú của học sinh tham gia bài học, phiếu được phát cho lớp thực nghiệm. Kết quả 82 phiếu phát ra có tới 60 phiếu tỏ ra rất hứng thú với kiểu khai thác kiến thức bằng bài tập , các em đều cho rằng : khi làm bài tập các em sẽ phải đọc, quan sát, lựa chọn và sắp xếp các thông tin theo một thứ tự logic, như vậy các em sẽ rèn luyện cho mình tư duy khoa học, dễ khắc sâu kiến thức hơn, dễ nhớ hơn và biết cách lựa chọn những thông tin trọng tâm của bài học.
c. Về phía cá nhân người dạy tác giả nhận thấy : Bài ‘ Cộng hoà nhân dân trung hoa’ ( tiết 1) là một bài có nội dung khá dài vì vậy khi sử dụng bài tập và sử dụng các kênh hình để khai thác kiến thức sẽ khắc phục được hạn chế về thời gian. đồng thời phát huy được tối đa khả năng tự học của học sinh, phát huy được tính ưu việt của hệ thống kênh hình, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học.
Kết luận
Đề tài đã tiếp cận 1 số vấn đề có tính cấp thiết của bộ môn Địa lý ở trường phổ thông là : cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy Địa lý kinh tế- xã hội. Dựa trên cơ sở của lí luận dạy học địa lý hiện đại và sử dụng bài tập nhận thức trong giảng dạy, vận dụng vào giảng dạy một bài cụ thể : Bài ‘ Cộng hoà nhân dân trung hoa’, qua 2 giờ dạy tôi nhận thấy có một số ưu điểm và hạn chế sau :
ưu điểm :
Giáo viên :
+ Phương pháp này có tác dụng lớn với việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Nó tạo nên sự phong phú về các hình thức và biện pháp giảng dạy.
+ Giảm bớt được thời gian làm việc của giáo viên trên lớp phù hợp với xu hướng lấy học sinh làm trung tâm
Học sinh :
+ Tạo cho học sinh làm quen với các dạng bài tập, phản ứng nhanh với các dạng bài tập này, để chuẩn bị tốt cho học sinh tiếp cận với phương pháp thi trắc nghiệm.
+ Dễ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức nhanh và sâu hơn
+ Tạo cho các em biết cách làm việc theo nhóm, hay độc lập.
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh để các em từ bỏ quan niệm môn Địa lý chỉ là môn học thuộc.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc thực hiện đề tài còn có một số hạn chế sau :
- Thói quen lười tư duy, lười học của học sinh là một khó khăn rất lớn khi thực hiện giảng dạy trên lớp bằng phương pháp trên.
- Nếu như sử dụng làm thổ công để thiết kế một bài giảng như trên không những tốn kém mà đòi hỏi tốn rất nhiếu thời gian, do đó phương pháp trên chỉ thuận lợi nếu như sử dụng bằng giáo án điện tử để giảng dạy. Mà thực tế tại các nhà trường chưa có phòng máy chuyên môn cho nên gặp phải rất nhiều khó khăn khi lắp đặt các phương tiện tại lớp học.
Kiến nghị
Từ những ưu điểm và hạn chế rút ra qua nghiên cứu đề tài, tác giả xin đề xuất một vài kiến nghị sau :
Nên chú trọng tới phương pháp dạy học bằng bài tập nhận thức trong mỗi bài dạy
Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các môn để tạo thói quen cho học sinh, tránh tình trạng học sinh ỷ lại.
Về phía nhà trường cần tạo điều kiện để có thể sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí- PGS. TS. Trần Đức Tuấn. NXB Giáo dục
Bài tập Địa lí 11. Nguyễn Đức Vũ – Phí Công Việt. NXB Giáo dục
Địa lí 11- Nâng cao- Sách giáo viên. Nhà xuất bản Giáodục.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên địa lí năm học 2007- 2008. NXB giáo dục.
Những điểm chính mà đề tài đã đạt được
Cấu trúc đề tài :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, đề tài gồm có 3 chương được trình bày theo thứ tự logic của kiến thức : Từ lí luận cơ bản Xây dựng thành một bài toán cụ thể có lời giải Đưa bài toán vào thực nghiệm.
Chương 1 : Những lí luận cơ bản về sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
Chương 2 Sử dụng bài tập nhận thức dạy bài : ‘Cộng hoà nhân dân Trung Hoa’
Chương 3 : Đánh giá thực nghiệm
Tính chính xác , khoa học
Tác giả khẳng định đề tài được nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, khoa học cả về lí luận và thực tiễn :
Dựa trên những lí luận về bài tập nhận thức, đề tài đã đề xuất một phương pháp dạy học môn Địa lí theo đúng tinh thần đổi mới dạy học hiện nay
Những kết quả nghiên cứu của đề tài được tác giả tổng kết từ những số liệu điều tra thực tế trong quá trình thử nghiệm của đề tài.
ý nghĩa của đề tài
Dựa trên cơ sở lí luận đã có, tác giả đã xây dựng một giáo án cụ thể sử dụng các bài tập nhận thức trong quá trình khai thác kiến thức mới. Đây là một điểm mới của đề tài.
Đề tài đã ứng dụng những lí luận trên sách vở vào thực tế giảng dạy bằng một bài học cụ thể, kết quả thu được sau khi tiến hành đánh giá thực nghiệm có tác dụng rất lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Nó góp phần vào việc từ bỏ những quan điểm sai lầm về việc dạy và học môn Địa lí, đồng thời giải quyết được vấn đề cấp thiết trong quá trình tìm ra một phương pháp dạy và học Địa lí.
Từ những ý nghĩa đó, tác giả nhận thấy việc sử dụng bài tập nhận thức để khai thác kiến thức mới trong quá trình giảng dạy là một phương pháp tối ưu. Chúng ta nên phát huy và mở rộng phương pháp này trong các bài học khác để hoàn thiện hơn phương pháp dạy học môn địa lí theo đúng tinh thần đổi mới hiện nay.
Phù cừ, tháng 5, năm 2008
Tác giả : Hoàng Thị Thanh Hoa
File đính kèm:
- ga10(2).doc