-Thực hiện nghị quyết TW II khóa VIII về việc đổi mới phương pháp dạy học, theo chương trình thay sách giáo khoa. Năm học 2011-2012, đối với THCS đã hoàn thành việc thay sách giáo khoa. Mục tiêu trong cải cách giáo dục là đổi mới phải đổi mới một cách đồng bộ chính vì vậy trong đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức được coi trọng. Trong đó phương pháp dạy học tích cực thực sự là một trong phương pháp có tính ưu việt trong dạy học hiện nay:
28 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4460 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng đồ dùng trực quan trong việc giảng dạy môn hoá học và phương pháp tiến hành một số thí nghiệm ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN:
Các đồng nghiệp kính mến!
Các em học sinh yêu quý!
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình chu đáo của ban giám hiệu nhà trường, của các thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh. Tôi đã hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn hoá học và phương pháp tiến hành một số thí nghiệm ở trường trung học cơ sở ".
Đề tài gồm năm phần:
Phần A: Mở đầu. Nêu lên lý do chọn đề tài, một số cơ sở lý luận và thực tế trước khi thực hiện đề tài...
Phần B: Nội dung chính. Phần này nêu lên những nội dung của đề tài: Khái niệm cơ bản của đề tài, khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài, các biện pháp thực hiện đề tài,...
Phần C: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng. Phần này nêu lên những kết quả đạt được , bài học kinh nghiệm , khả năng áp dụng đề tài trong thực tiễn.
Phần D: Kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài.
Phần E: Danh mục các tài liệu tham khảo.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong mỏi quý các thầy cô và bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Thực hiện nghị quyết TW II khóa VIII về việc đổi mới phương pháp dạy học, theo chương trình thay sách giáo khoa. Năm học 2011-2012, đối với THCS đã hoàn thành việc thay sách giáo khoa. Mục tiêu trong cải cách giáo dục là đổi mới phải đổi mới một cách đồng bộ chính vì vậy trong đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức được coi trọng. Trong đó phương pháp dạy học tích cực thực sự là một trong phương pháp có tính ưu việt trong dạy học hiện nay:
-Tính tích cực trong học tập là trạng thái hoạt động của học đặc trưng trong sự khát vọng trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
- Chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức kỹ năng đã có để nhận thức vấn đề mới.
- Mong muốn được đóng góp với thầy với bạn những thông tin mới lấy từ các nguồn khác nhau có khi không có trong nội dung ( ngoài môn học).
Phương pháp dạy học tích cực là một quá trình dạy học coi trọng hoạt động của học sinh. Người học không thụ động tiếp thu kiến thức mà người giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện kiến thức bằng hoạt động của chính mình.
+ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động: Học sinh phải được hoạt động độc lập và hợp tác; tự nghiên cứu, quan sát làm bài tập, thảo luận thông qua các hoạt động đó mà trò hiểu được kiến thức phát triển năng lực hình thành thái độ đến nay mục tiêu dạy học đã được định hướng ra chỗ dạy cho học sinh biết gì, làm được gì?
+ Dạy học phương pháp tự học tự nghiên cứu: Việc rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu không chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học đó là mục tiêu dạy học trong xã hội hiện đại khoa học công nghệ phát triển nhanh , thì việc dạy phương pháp học, tự học đóng vai trò quan trọng .
+ Phương pháp tích cực giáo viên không truyền đạt những kiến thức có sẵn, không cung cấp ngay kiến thức cho người học mà để học sinh tự phát hiện ra.
+ Cốt lõi của việc hình thành phương pháp tự học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng, phương pháp thói quen tự học biết ứng dụng những điều đã học vào hướng mới biết tự lực phát hiện nảy sinh cuối cùng kiểm tra đánh giá. Phương pháp tiến hành các thí nghiệm hóa học ở trường THCS phần nào phản ánh được phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới trong dạy học hiện nay.
-Trong phương pháp dạy học tích cực: Môn hoá học , sử dụng đồ dùng trực quan và làm các thí nghiệm trong giờ học là phương pháp dạy học tích cực, tạo cho học sinh khả năng chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, hứng thú và hình thành thái độ trong học tập là hết sức cần thiết và có tính chất quyết định về kết quả học tập của học sinh.
- Qua thực tế tình hình sử dụng đồ dùng dạy học trong nhà trường nói chung, của môn hoá học nói riêng đặc biệt các giờ học có thí nghiệm và các giờ thực hành thí nghiệm ở trường chúng tôi những năm qua còn nhiều hạn chế , có nhiều lý do: Đó là về cơ sở, về thời gian thực hiện (chưa có phụ tá thí nghiệm) đặc biệt số giáo viên mới ra trường còn vướng mắc về phương pháp thực hiện các thí nghiệm dẫn đến chất lượng môn hoá học còn chưa cao.
II. PHẠM VI , THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1/ Phạm vi nghiên cứu.
Một số thí nghiệm ở các bài học lớp 8, 9
2/ Thời gian nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu:Tháng 9/2011 đến tháng 3/2012.
3/ Đối tượng nghiên cứu.
-Giáo viên dạy môn hoá học ở trường THCS.
-Học sinh khối 8,9 THCS.
-Đồ dùng dạy học môn hoá học.
PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo chương trình SGK mới đó là:
1. Về kiến thức.
* Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về hóa học bao gồm:
1.1 Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản.
1.2 Các kiến thức cơ bản về một số hợp chất vô cơ, hữu cơ quan trọng.
1.3 Các phương pháp tiến hành thí nghiệm.
* Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng.
* Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa học đó là:
2.1 Kỹ năng cơ bản, tối thiểu làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm.
2.2 Biết cách làm việc khoa học, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật.
2.3 Có kỹ năng giải các bài tập định tính, định lượng.
2.4 Biết vận dụng kiến thức.
3. Về thái độ, tình cảm.
3.1 Giáo dục học sinh lòng say mê bộ môn hóa học.
3.2 Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, đả phá sự mê tín dị đoan, thấy được sức mạnh của tri thức con người, đó chính là sức mạnh tiềm tàng của con người.
3.3 Học sinh có ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học trong đời sống hàng ngày.
3.4 Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống.
Cơ sở thực tế.
Trên cơ sở mục tiêu cụ thể của bộ môn hóa học cấp THCS đã xác định ở trên, kết hợp tình hình thực tế giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS trong giai đoạn hiện nay , cùng với thực tế giảng dạy ở cơ sở trường học, các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác giảng dạy (Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học,...) và trình độ dân trí của địa phương trường đóng, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kết hợp , phối hợp hài hòa giữa các nhóm phương pháp giảng dạy để hoàn thành bài giảng một cách hiệu quả nhất.
II. KHẢO SÁT THỰC TẾ:
- Khảo sát tại lớp 9A,9B , 8 Trường PTDTBT - THCS Pắc Ma – Mường Tè – Lai Châu.
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài.
a) Thuận lợi:
- Đã được cấp 2 bộ đồ dùng đến lớp 9, đủ chủng loại.
- Số lượng giáo viên dạy hoá học đã đủ.
b) Khó khăn:
- Học sinh chủ yếu là người dân tộc nhận thức còn hạn chế.
- Chưa có phòng học thực hành cho bộ môn.
- Mường Tè là một xã Miền núi , kinh tế còn rất nhiều khó khăn.
- Các đồ dùng trực quan như: tranh ảnh, tư liệu, băng hình liên quan đến nội dung bài học thiếu nhiều...
- Đồ dùng thí nghiệm tuy đã được cấp về nhưng cũng chưa đủ về số lượng để dàn trải cho tất cả học sinh được làm thực hành thí nghiệm, một số đồ dùng bị hư hỏng hoặc không đảm bảo chất lượng.
- Trường PTDTBT - THCS Pắc Ma chúng tôi là trường có số lượng học sinh 135 trong năm học này. Trong đó khối 9 có 2 lớp, khối 8 có 1 lớp. Khó khăn cho việc tiến hành các thí nghiệm trên lớp đặc biệt là các tiết thực hành.Vì vậy việc hướng dẫn cho các em làm thí nghiệm ngoại khoá ( việc làm thí nghiệm ở nhà) là hết sức cần thiết.
- Giáo viên thực hành thí nghiệm trường tôi chưa có, giáo viên bộ môn thì không đủ điều kiện thời gian chuẩn bị vì phân lịch dạy nhiều buổi , dẫn đến GV ngại làm thí nghiệm.
- Mặc dù Giáo viên bộ môn hoá học đã học phương pháp tiến hành các thí nghiệm ở trường chuyên nghiệp, học chuyên đề thay sách, học sử dụng dồ dùng thiết bị dạy học do phòng giáo dục tổ chức. Nhưng do điều kiện thực tế các giáo viên hầu hết trường tôi vẫn chưa đáp ứng được như yêu cầu hiện nay.
- Các em học sinh cũng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho mỗi tiết học,trong giờ học các nhóm làm thí nghiệm nhưng kết quả thu được chưa cao, nhiều em còn lúng túng khi làm thí nghiệm đặc biệt là những thí nghiệm khó. Do vậy giờ học hóa thường không đủ thời gian và chất lượng chưa tốt.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
- Khối 9 có 2 lớp, khối 8 có 1 lớp với tổng số 60 học sinh, số học sinh làm thí nghiệm đạt kết quả như sau:
Giỏi
Khá
T.bình
Không đạt
10%
20%
30%
40%
6 học sinh
12 học sinh
18 học sinh
24 học sinh
III.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
PHẦN THỨ NHẤT :PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH:
PHƯƠNG PHÁP CHUNG:
Mục đích của SGK hoá học là dùng thiết bị trực quan làm phương tiện của việc thu nhận tri thức . Do đó giáo viên phải phát huy tính tích cực , sáng tạo của học sinh trong quá trình làm thí nghiệm bằng cách:
- Giáo viên nêu vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ.
- Học sinh dự đoán trả lời .
- Muốn làm sáng tỏ dự đoán đó ta phải làm thí nghiệm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh phán đoán kết quả thí nghiệm sẽ xảy ra.
- Học sinh làm thí nghiệm để thu nhận tri thức.
* Khi thao tác với đồ dùng trực quan là các tranh ảnh , hình vẽ, băng hình...Thì tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng nội dung kiến thức mà GV có thể hướng dẫn HS theo hai cách sau:
- Cách thứ nhất:
+ Giáo viên nêu vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ.
+ Học sinh dự đoán trả lời .
+ Muốn làm sáng tỏ dự đoán đó HS phải quan sát tranh ảnh , hình vẽ hoặc một đoạn phim ...để phát hiện kiến thức.
- Cách thứ hai :GV cho học sinh quan sát tranh ảnh , hình vẽ , ... sau đó GV đưa ra hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó để HS khai thác kiến thức từ đồ dùng trực quan trên để trả lời...
* CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ:
Ví dụ 1:Khi dạy bài tính chất hoá học của muối
Thí nghiệm 1: Muối có tác dụng với kim loại không?
GV nêu câu hỏi:Theo các em dự đoán muối có tác dụng với kim loại không?
có
không
HS dự đoán:
GV: Để kiểm tra dự đoán đó ta làm thí nghiệm như thế nào?
GV : Cho học sinh thảo luận và nêu cách làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
Một số HS nêu dự đoán cách làm thí nghiệm:
+ Cho đoạn dây đồng vào dung dịch FeCl2
+ Cho đoạn dây Fe vào dung dịch CuSO4
+ Cho đoạn dây đồng vào dung dịch AgNO3
+ Cho đoạn dây Nhôm vào dung dịch NaCl.......
GV hướng dẫn HS chọn hai dự đoán phù hợp để làm thí nghiệm.
GV Yêu cầu HS phán đoán kết quả thí nghiệm sẽ xảy ra.
HS tiến hành thí nghiệm 1 trong SGK, nêu hiện tượng quan sát được , giải thích hiện tượng, viết PTHH và kết luận.
GV : Tại sao Fe đẩy được Cu ra khỏi dd muối CuSO4 mà Cu lại không đẩy được Fe ra khỏi dd muối FeCl2.
HS dự đoán Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu.
GV khẳng định dự đoán của HS là đúng.
Ví dụ 2: Trong bài tính chất hoá học của kim loại nhôm.
Thí nghiệm 1: Nhôm có mang tính chất hoá học của kim loại không ?
GV: Nêu câu hỏi nhôm có mang tính chất của kim loại không?
HS: Dự đoán có (không )
GV: Muốn kiểm tra dự đoán đó ta làm những thí nghiệm nào?
HS: dự đoán các thí nghiệm cần làm:
- Đốt cháy nhôm trong không khí .
- Đốt cháy nhôm trong khí clo.
- Cho nhôm tác dụng với dung dịch axit H2SO4 .
- Cho nhôm tác dụng với dung dịch CuSO4 .
GV hướng dẫn HS chọn dự đoán phù hợp để làm thí nghiệm .
HS tiến hành thí nghiệm và lĩnh hội tri thức.
* Tóm lại với sự đào sâu suy nghĩ và phát huy tính sáng tạo của học sinh như trên không những chỉ áp dụng cho 2 ví dụ đã nêu mà có thể áp dụng cho nhiều bài học thực nghiệm nói chung và áp dụng cho hầu hết các thí nghiệm trong SGK hoá học . Khi các em đã quen với phương pháp này thì giáo viên có thể chưa yêu cầu dự đoán thí nghiệm và kết quả thí nghiệm thì học sinh đã suy nghĩ đến đều đó.
Cách suy nghĩ như vậy có tác dụng không nhỏ trong khoa học kỹ thuật và trong cuộc sống hiện đại.
PHẦN THỨ HAI : PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM VÀ CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ:
CÓ HAI LOẠI THÍ NGHIỆM Ở TRƯỜNG THCS
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
Thí nghiệm của học sinh
- Tùy theo mục đích sử dụng thí nghiệm trong quá trình học tập (để nghiên cứu bài mới hay để củng cố, kiểm tra kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo) mà thí nghiệm của học sinh được chia thành các dạng khác nhau.
+ Thí nghiệm nghiên cứu bài mới.
+ Thí nghiệm luyện tập.
+ Thí nghiệm thực hành.
- Ngoài các hình thức trên được dùng trong nội khóa còn những thí nghiệm ngoại khóa được thực hiện ở trường, quan sát ở nhà.
1.Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên :
-Thí nghiệm biểu diễn dùng làm cơ sở để cụ thể hóa những khái niệm về chất và phản ứng hóa học. Trong quá trình biểu diễn thí nghiệm, giáo viên là người thực hiện sự biến đổi các chất, điều khiển các quá trình biểu diễn thí nghiệm, học sinh theo dõi quan sát và có nhận xét về quá trình đó.
Vai trò của các thí nghiệm trong giờ Hóa học có thể không giống nhau. Chúng có thể dùng để minh họa các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là nguồn những kiến thức mà học sinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí nghiệm. Vì vậy các thí nghiệm biểu diễn có thể được tiến hành bằng 2 phương pháp :
+ Phương pháp minh họa.
+ Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp thứ 2 có giá trị lớn hơn vì nó có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn và đặc biệt tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh. Khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn cần chú ý những yêu cầu sau đây :
a. Đảm bảo an toàn thí nghiệm :
An toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết đối với mọi loại thí nghiệm, trong đó có thí nghiệm biễu diễn của giáo viên. Để đảm bảo an toàn thí nghiệm và tính mạng của học sinh trong giờ học . Mặt khác giáo viên cần nắm vững kỹ thuật và phương pháp tiến hành các thí nghiệm cụ thể.
Ví dụ :
- Trong bất cứ trường hợp nào, trước khi đốt H2 đều phải thử độ tinh khiết của H2 .
Khi làm việc với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm.
Không dùng quá liều lượng hóa chất dễ cháy và dễ nổ.
Các thí nghiệm tạo thành chất bay hơi cần tiến hành ở phía cuối chiều gió để tránh tạt khí độc về phía học sinh ........
b, Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm :
Thí nghiệm hóa học như “con dao hai lưỡi” :
Kết quả tốt đẹp của các thí nghiệm có liên quan chặt chẽ đến chất lượng dạy học và củng cố lòng tin của học sinh vào khoa học.
Muốn đảm bảo kết quả trước hết giáo viên phải nắm vững kĩ thuật và kĩ năng tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận các thí nghiệm, thử nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Các dụng cụ hóa chất cần chuẩn bị chu đáo và đồng bộ. Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, giáo viên cần bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân để giải thích cho học sinh.
c, Đảm bảo trực quan:
- Trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn. Để đảm bảo tính trực quan khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên cần suy nghĩ đến kích thước các dụng cụ thí nghiệm và sử dụng lượng hóa chất thích hợp. Các dụng cụ thí nghiệm cần có kích thước và màu sắc hài hòa. Bàn để biểu diễn thí nghiệm phải có độ cao cần thiết và các dụng cụ thí nghiệm cần phải bố trí sao cho mọi học sinh trong lớp đều nhìn rõ. Đối với các thí nghiệm có kèm theo sự đổi màu sắc, có các khí sinh ra hoặc có các chất kết tủa tạo thành thì phải dùng các phông có màu sắc thích hợp.
- Số lượng thí nghiệm trong một bài nên chọn vừa phải. Cần chọn những thí nghiệm phục vụ trọng tâm bài học và phù hợp với thời gian của tiết dạy để đảm bảo việc thực hịên các bước lên lớp. Mặt khác nếu chúng ta sử dụng nhiều thí nghiệm với những phản ứng hóa học có bản chất giống nhau sẽ giảm hứng thú học tập của học sinh.
- Ngoài những yêu cầu trên, để nâng cao chất lượng các thí nghiệm biểu diễn ta cần chú ý những nội dung sau đây:
Trong thí nghiệm nên sử dụng những hóa chất học sinh đã quen biết. Đương nhiên nếu mục đích thí nghiệm là nghiên cứu chất mới thì chất đó phải là mới đối với học sinh. Nhưng khi sử dụng các chất để rút ra những kết luận lí thuyết nào đó, tức là dùng làm tài liệu giáo khoa thì cố gắng dùng các chất quen thuộc.
- Để giúp học sinh tập trung tuyệt đối vào các phản ứng hóa học diễn ra trong các dụng cụ thí nghiệm, trước khi thực hiện thí nghiệm giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu về các dụng cụ thí nghiệm theo các trình tự sau:
+ Tên của dụng cụ.
+ Công dụng của dụng cụ .
+ Hình dạng bên ngoài và cấu tạo bên trong.
+ Công dụng của từng bộ phận.
+ Bộ phận quan trọng nhất ( tuỳ theo từng nội dung thí nghiệm)
+ Dụng cụ được cấu tạo và hoạt động dựa trên những nguyên lý nào.
+ Cách sử dụng dụng cụ.
Trong một số trường hợp thì cần có thể dùng hình vẽ hoặc tháo rời từng bộ phận rồi giới thiệu và lắp dụng cụ theo 1 trình tự cần thiết.
Nên lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo tính khoa học, sư phạm, mỹ thuật. Chọn phương án thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm , dễ thành công và đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần phải giải thích mục đích, yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm.
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm sự chú ý của học sinh vào việc quan sát các hiện tượng xảy ra như đặt các câu hỏi để học sinh chú ý theo dõi thí nghiệm và trả lời. Điều này đặc biệt chú ý ở lớp 8 vì khả năng quan sát của học sinh còn chưa phát triển lưu ý học sinh quan sát việc thực hiện đúng đắn các thao tác thí nghiệm như: cách lấy hoá chất rắn và lỏng, cách đun , cách sử dụng đèn cồn, đặc biệt cách lắp và kiểm tra dụng cụ, ….
2. Thí nghiệm của học sinh.
a) Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới:
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng do khả năng nhận thức của học sinh có hạn ( chỉ bằng thị giác và thính giác) nên thí nghiệm biểu diễn còn có những mặt hạn chế. Dù sao khi học sinh được trao dụng cụ tận tay và được thực hiện làm thí nghiệm thì việc làm quen với các dụng cụ , các chất và quá trình sẽ đầy đủ hơn. ở đây học sinh tự tay điều khiển các quá trình và làm biến đổi các chất nên có sự phối hợp giữa hoạt động, trí óc với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức của học sinh. Phương pháp này có khả năng phát triển tốt nhất năng lực trí tuệ của học sinh , kích thích hứng thú của học sinh đối với hoá học, vì nó rèn luyện cho học sinh nhận thức và phân tích những dấu hiệu và hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của chính mình , và thu hút của học sinh vào nhận thức đối tượng .
Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm để nghiên cứu bài mới có thể thực hiện bằng 2 cách: Toàn lớp cùng làm một thí nghiệm hoặc từng nhóm những thí nghiệm khác nhau.
Khi tiến hành thí nghiệm học tập theo nhóm, giáo viên cần theo dõi để các học sinh trong nhóm lần lượt được học, nếu không thì thí nghiệm của học sinh sẽ biến thành thí nghiệm biểu diễn trong đó chỉ do một số em khá phụ trách. Nếu thí nghiệm phức tạp cần có sự phân công giữa các học sinh trong nhóm.
Ví dụ: Trong thí nghiệm điều chế và thử tính chất của Oxi ở lớp 8 có thể 1 học sinh lắp dụng cụ điều chế và thu Oxi . Các học sinh khác làm các thí nghiệm đốt cháy C,S, kim loại trong Oxi .
Cũng như thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm của học sinh có thể tiến hành theo phương pháp minh hoạ và nghiên cứu.
Ví dụ: Để nghiên cứu tính khử của H2 ở lớp 8 có thể cho học sinh tiến hành thí nghiệm khử CuO nhờ H2 bằng 2 phương pháp trên như sau :
+ Phương pháp minh hoạ : Giáo viên cho biết Hiđro không những có thể hoá hợp với Oxi của các hợp chất như các oxít. Nếu cho H2 qua CuO nung nóng nó sẽ chiếm Oxi của hợp chất này và tạo ra nước , CuO màu đen tạo ra Cu đơn chất màu đỏ.
Học sinh thành lập PTHH: H2+ CuO Cu + H2O
Sau đó giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm vừa được mô tả. Sau khi làm thí nghiệm, học sinh lấy những điều giáo viên trình bày được khẳng định về mặt thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu : Giáo viên đặt vấn đề : H2 có thể chiếm oxi của các oxit không ? Giáo viên hướng dẫn HS lắp dụng cụ và sử dụng các hoá chất ( đã chuẩn bị sẵn ) . Trong quá trình GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra , đặc biệt quan sát của CuO trước và sau khi dẫn H2 qua CuO đun nóng (màu đen thành đỏ) đồng thời xuất hiện những giọt lỏng trên thành ống nghiệm và đáy ống nghiệm . Từ đó rút ra kết luận H2 đã chiếm oxi của CuO tạo thành nước và giải phóng kim loại Cu (màu đỏ)
Học sinh viết phương trình hoá học : H2 + CuO H2 O + Cu
Phương pháp nghiên cứu kích thích hoạt động tích cực của học sinh trong giờ hoá học hơn và tạo điều kiện phát triển kỹ năng làm việc độc lập .
b) Thí nghiệm thực hành :
Hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh hoạ , ôn tập , củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng , sử dụng dụng cụ và hoá chất . Rèn luyện kỹ năng và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hoá học .
Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là học sinh đã được chuẩn bị trước về mục đích của thí nghiệm, học sinh cần làm gì và làm như thế nào , giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra những kết luận đúng đắn. dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS cần ôn lại những nội dung cần thiết trong SGK và đọc trước bài thực hành GV cần xác định nội dung và phương pháp tiến hành sao cho phù hợp với đặc điểm về nội dung và cơ sở vật chất thiết bị liên quan , phổ biến cho học sinh những việc cần chuẩn bị , dự kiến những tình huống xảy ra cần giải thích về lý thuyết …. Các thí nghiệm được lựa chọn phải đơn giản ở mức độ tối đa nhưng phải rõ , dụng cụ đơn giản giá thành hạ , nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về khoa học và sư phạm .
Một giờ thực hành thường được thực hiện theo trình tự sau đây : Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh , giải thích ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm , cách quan sát và ghi chép để làm tường trình thí nghiệm
Lưu ý học sinh những qui tắc , thao tác …. đặc biệt là đảm bảo an toàn trong thí nghiệm . Khi HS làm thí nghiệm , GV theo dõi và uốn nắn những sai xót khi cần thiết nhưng tránh không làm thay HS . Trong điều kiện hiện nay , do khả năng trang bị hoá chất còn hạn chế , nội dung giờ thực hành thường phải chia thành từng nhóm lớn nên cần có sự phân công việc làm rõ ràng giữa các học sinh trong nhóm , nhưng tránh không nên để HS chỉ chuyên làm 1 nhiệm vụ mà phải thay đổi trong mỗi buổi , hay giờ làm thí nghiệm . Cuối giờ thực hành mỗi HS phải hoàn thành bản tường trình thí nghiệm . Các mẫu tường trình nên đơn giản và thường làm các mục sau:
- Tên thí nghiệm .
- Mô tả thí nghiệm và hình vẽ ( nếu cần) .
- Mô tả những hiện tượng quan sát được .
- Giải thích và kết luận viết phương trình hoá học.
- Sau cùng GV hướng dẫn HS rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm xắp xếp ngăn nắp các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm vào đúng nơi qui định .
Ví dụ:Thí nghiệm thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng (SGK hóa học 9-T104)
Thí nghiệm 1:Cacbon khử đồng( II )oxit ở nhiệt độ cao.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ và hoá chất của học sinh.
Kiểm tra kiến thức lý thuyết có liên quan đến bài thực hành.
GV: Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1.
? Để làm thí nghiệm 1 cần chuẩn bị những dụng cụ và hoá chất gì.
? Những thao tác cần chú ý để thí nghiệm thành công.
? Mô tả hiện tượng quan sát được , giải thích hiện tượng , viết PTHH và kết luận theo mẫu tường trình sau:
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích hiện tượng,viết PTHH
Kết luận
1
Cacbon khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao
-Lấy một ít hỗn hợp đồng II oxit và cacbon vào ống nghiệm
-Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn
-Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2
-Hỗn hợp chất rắn màu đen chuyển dần thành chất rắn màu đỏ
-Dung dịch nước vôi trong vẩn đục
-Cacbon đã khử CuO mầu đen thành kim loại đồng màu đỏ. Sinh ra khí CO2 làm vẩn đục nước vôi trong C+ 2CuO CO2+ 2Cu
Các bon khử CuO
Thí nghiệm ngoại khoá hoá học
Trong dạy – học hoá học không những chỉ yêu cầu HS tiếp thu kiến thức cụ thể một cách vững chắc về cơ sở khoa học , mà còn yêu cầu các em từng bước có kỹ năng kỹ xảo vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống lao động và sản xuất . Vì vậy để đáp ứng yêu cầu trên bên cạnh các thí nghiệm trong lớp, còn có thí nghiệm ngoài lớp học (thí nghiệm ngoại khoá) Thí nghiệm ngoại khoá bao gồm ngoài lớp học thực hiện ở trường dưới hình thức các tổ ngoại khoá hoá học và thí nghiệm quan sát thực hành ở nhà.
a) Thí nghiệm ngoài lớp học thực hiện ở trường.
Bao gồm:
Các thí nghiệm vui giúp HS hứng thú áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ví dụ: + Thư viết bằng “ mực bí mật” từ dung dịch Saccarorơ ( C12H22O11)
+ Thư viết bằng nước cơm ( dung dịch hồ tinh bột)
Các thí nghiệm nhận biết các chất như nhận biết về các loại phân hoá học , các loại len , tơ lụa…
Tuy nhiên do cơ sở vật chất các trường nói chung còn hạn chế nên các thí nghiệm này ít được thực hiện.
Tiến hành thí nghiệm thực hiện ở nhà là một hình thức tự lập của HS , giúp các em tiếp thu 1 cách tự giác hứng thú đối với môn học . Mặt khác góp phần phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực nghiệm và tạo điều kiện thiết lập việc liên hệ giữa các hiện tượng hoá học, giữa những thuyết và định luật đã học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày .
Muốn vậy giáo viên phải hướng dẫn HS tự chế tạo 1 số dụng cụ và tự kiếm 1 số
File đính kèm:
- SKKN LUU.doc