Con người đang đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều trước sự phát triển công nghệ thông tin và nước ta đã ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành Giáo dục cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục cũng đã chú trọng nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các trường hoc từ bậc tiểu học, THCS đến THPT đều có những kế hoạch cụ thể từ đầu năm đỗi với mỗi giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là việc sử dụng hình ảnh vào trong các bài giảng.
Trong giảng dạy việc sử dụng hình ảnh có vai trò rất quan trọng. Hình ảnh là hệ thống cung cấp nguồn kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nó vừa làm nhiệm vụ cung cấp, định hướng tri thức vừa là phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, cách khai thác tri thức. Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp thu được kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm vững phương pháp học tập, tạo hứng thú cho học sinh. Từ hình ảnh học sinh có thể rèn luyện được các kỹ năng quan sát,phân tích, tổng hợp, so sánh. Tuy nhiên hình ảnh dùng để dạy học trong sách giáo khoa Công Nghệ 10 nói chung vẫn chưa đủ để có thể khai thác tốt lượng kiến thức cần truyền đạt.
Môn Công nghệ là một bộ môn khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao nên việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học là việc làm rất cần thiết.
Là giáo viên giảng dạy môn Công nghệ, trong những năm gần đây tôi đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như việc sử dụng các hình ảnh trong bài dạy giúp cho tiết giảng có hiệu quả hơn nhiều, giúp các em nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, các em nhớ kiến thức lâu hơn. Việc sử dụng hình ảnh nào, sử dụng lúc nào, khai thác hình ảnh như thế nào để mỗi bài dạy học sinh không có cảm giác nhàm chán, nhất là nhiều em còn hay quan điểm đây là môn học phụ nên các em dễ thờ ơ, làm sao để các em cảm thấy yêu thích môn học này hơn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Sử dụng hình ảnh trong soạn giảng bằng chương trình MS Power Point ở một số bài môn Công nghệ 10"
19 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng hình ảnh trong soạn giảng bằng chương trình MS Power Point ở một số bài môn Công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người đang đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều trước sự phát triển công nghệ thông tin và nước ta đã ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành Giáo dục cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục cũng đã chú trọng nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các trường hoc từ bậc tiểu học, THCS đến THPT đều có những kế hoạch cụ thể từ đầu năm đỗi với mỗi giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Một trong những ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là việc sử dụng hình ảnh vào trong các bài giảng.
Trong giảng dạy việc sử dụng hình ảnh có vai trò rất quan trọng. Hình ảnh là hệ thống cung cấp nguồn kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nó vừa làm nhiệm vụ cung cấp, định hướng tri thức vừa là phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, cách khai thác tri thức. Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp thu được kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm vững phương pháp học tập, tạo hứng thú cho học sinh. Từ hình ảnh học sinh có thể rèn luyện được các kỹ năng quan sát,phân tích, tổng hợp, so sánh... Tuy nhiên hình ảnh dùng để dạy học trong sách giáo khoa Công Nghệ 10 nói chung vẫn chưa đủ để có thể khai thác tốt lượng kiến thức cần truyền đạt.
Môn Công nghệ là một bộ môn khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao nên việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học là việc làm rất cần thiết.
Là giáo viên giảng dạy môn Công nghệ, trong những năm gần đây tôi đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như việc sử dụng các hình ảnh trong bài dạy giúp cho tiết giảng có hiệu quả hơn nhiều, giúp các em nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, các em nhớ kiến thức lâu hơn. Việc sử dụng hình ảnh nào, sử dụng lúc nào, khai thác hình ảnh như thế nào để mỗi bài dạy học sinh không có cảm giác nhàm chán, nhất là nhiều em còn hay quan điểm đây là môn học phụ nên các em dễ thờ ơ, làm sao để các em cảm thấy yêu thích môn học này hơn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Sử dụng hình ảnh trong soạn giảng bằng chương trình MS Power Point ở một số bài môn Công nghệ 10"
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
1. Những thuận lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Các cấp, ngành Giáo dục luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nên đã có những đầu tư bước đầu đến các trường học và đã có các văn bản cụ thể hướng dẫn việc áp dụng công nghệ thông tin đến các trường học. Đặc biệt ban giám hiệu trường tôi luôn coi trọng việc nâng cao trình độ tin học đối với mỗi giáo viên thông qua việc mở lớp bồi dưỡng tin học cho các giáo viên. Ban chuyên môn trong trường luôn động viên các giáo viên cũng như việc sắp xếp kế hoạch kiểm tra các tiết ứng dụng công nghệ thông tin đối với từng giáo viên.
- Trường tôi cũng đã trang bị hệ thống máy tính, máy Projector tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên giảng dạy bằng chương trình trình chiếu MS Power Point. Các tổ trong trường đều có máy tính kết nối mạng nên các giáo viên cũng dễ dàng trao đổi kinh nghiệm trong việc soạn giảng bằng chương trình MS Power Point
- 100 % giáo viên trường tôi đều có máy tính ở nhà và soạn giáo án điện tử nên cũng thuận tiện cho việc nâng cao trình độ tin học để giảng dạy bằng chương trình trình chiếu MS Power Point. Mặt khác đa số máy tính các giáo viên đã có kết nối mạng tại nhà nên việc khai thác các tư liệu vào trong bài giảng cũng dễ dàng hơn.
- Đa số các giáo viên đều có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học, tích cực đổi mới phương pháp trong dạy học.
- Nhiều giáo viên cũng đã đúc rút phần nào các kinh nghiệm trong giảng dạy bằng chương trình trình chiếu MS Power Point. Học sinh cũng đã quen hơn trong việc học, tiếp thu kiến thức, trong việc ghi chép khi học bằng chương trình MS Power Point.
2. Những khó khăn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Số lượng máy tính để trình chiếu MS PowerPoint trong giảng dạy còn ít nên khó khăn cho việc nếu nhiều giáo viên cùng đăng ký giảng dạy trình chiếu MS PowerPoint.
- Khi giảng dạy bằng các tiết trình chiếu MS PowerPoint học sinh phải chuyển lớp nên dễ gây sự xáo trộn các tiết học, phải mất nhiều thời gian để ổn định lớp.
- Một số giáo viên chưa có kết nối mạng tại nhà như vậy việc chuẩn bị cũng như việc khai thác các tư liệu cho soạn giảng bằng chương trình trình chiếu MS PowerPoint sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Một số giáo viên còn lúng túng cho việc thiết kế soạn giảng bằng chương trình chiếu MS PowerPoint đặc biệt là việc tạo các hiệu ứng, khai thác các tư liệu, các hình ảnh từ đâu, khai thác như thế nào nên khi soạn giảng thường phải mất rất nhiều thời gian vì thế nhiều giáo viên còn ngại soạn giảng bằng chương trình trình chiếu MS PowerPoint.
- Khi giảng dạy bằng chương trình trình chiếu MS Power Point, một số học sinh chỉ tập trung nhiều vào các hình ảnh mà không chú ý vào nội dung bài học, một số em còn chưa biết cách ghi chép như thế nào nếu giáo viên chưa biết cách bố trí các slide kết hợp giữa phần hình và phần chữ cũng như việc khai thác các hình ảnh dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Hơn nữa, nếu giáo viên quản lí lớp học không tốt để học sinh ồn ào sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các tiết học.
Đôi khi có giáo viên lạm dụng đưa quá nhiều hình ảnh vào bài giảng làm cho tiết giảng bị rối, gây nhiễu học sinh khó hiểu bài. Cũng có những giáo viên đưa hình ảnh lên nhưng lại lúng túng không biết khai thác hình ảnh như thế nào dẫn đến hiệu quả sử dụng hình ảnh không cao.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. Cơ sở lí luận:
Sách giáo khoa Công nghệ 10 từ khi được chỉnh sửa bổ sung vào năm 2006 – 2007, nội dung có phần thay đổi, có phần được đưa thêm các kiến thức mới, đồng thời hình ảnh được đưa vào cũng nhiều hơn đã đem lại những chuyển biến nhất định trong kết quả dạy và học, làm cho học sinh hứng thú chú ý hơn vào nội dung bài học. Nhất là trong thời đại ngày nay, thông tin bùng nổ với tốc độ chóng mặt, việc bổ sung, sử dụng hình ảnh phục vụ việc dạy và học là việc làm cần thiết nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, đưa việc học đến gần với thực tiễn hơn.
Trong dạy học Công Nghệ 10 nói chung sử dụng các loại hình ảnh ngoài sách giáo khoa và các kênh hình trong sách giáo khoa đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện để giáo viên tổ chức quá trình dạy học. Không những thế, việc sử dụng nhiều dạng hình ảnh đã góp phần thay đổi hình thức tổ chức của bài lên lớp và thay đổi hoạt động của thầy và trò trong quá trình tổ chức dạy học; Giáo viên không mất thời gian cung cấp kiến thức, mà kiến thức đã có sẵn trong hình ảnh, có thể nói : " Một hình ảnh có thể thay thế cho rất nhiều lời nói", do đó giáo viên có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn, tổ chức học sinh học tập; Học sinh không chép bài dạy của giáo viên mà tăng cường hoạt động tìm tòi, thảo luận.Chính vì vậy, sử dụng hình ảnh trong dạy học Công Nghệ phát huy được tính sáng tạo, tích cực trong học tập của học sinh, giúp các em hứng thú học tập hơn, nhớ bài lâu hơn, khắc sâu kiến thức hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học.
B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
1. Nội dung chính của đề tài được nghiên cứu
- Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, cần tạo sự hứng thú học tập của học sinh thông qua các hoạt động, thông qua các hình ảnh trực quan sinh động.
- Dựa vào tình hình thực tế thông qua các tiết soạn giảng bằng chương trình MS Power Point giáo viên cần biết sử dụng những hình ảnh nào, sử dụng như thế nào vào trong bài giảng.
- Dựa vào khả năng tiếp thu cũng như kết quả học tập của học sinh khi giáo viên sử dụng hình ảnh vào trong bài giảng.
- Hình ảnh đưa vào trong bài giảng cần sát với mục tiêu, nội dung bài học, đưa vào thời điểm nào, khai thác hình ảnh như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề mà các giáo viên suy nghĩ để đưa ra quyết định.
Môn Công nghệ 10 là một môn khoa học kỹ thuật, tri thức được hình thành chủ yếu thông qua các phương pháp đặc thù của bộ môn ví dụ như quá trình hoạt động nhóm, quan sát hình ảnh, phân tích hình ảnh ...kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên có thể thông qua các câu hỏi vấn đáp tìm tòi, vấn đáp gợi mở để tìm ra kiến thức.
2. Một số hình ảnh được đưa vào bài soạn giảng bằng chương trình MS Power Point ở môn Công nghệ 10
a. Một số lưu ý khi soạn giáo án bằng chương trình MS Power Point
- Khi soạn bài giảng bằng chương trình MS Power Point giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1.
+ Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ SGK, SGV và các tài liệu có liên quan để từ đó xác định rõ được trọng tâm bài học và các mục tiêu về chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ.
+ Sau đó giáo viên phải xác định được phần nào cần đoạn phim, hình ảnh, hay thông tin gì? Từ đó có thể tìm kiếm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Để tránh mất quá nhiều thời gian và làm việc có hiệu quả giáo viên nên xác định trước thời lượng khi soạn bài giảng bằng MS Power Point.
+ Ngoài ra giáo viên cũng cần chuẩn bị các phương tiện dạy học bổ trợ, các phần mềm khác hỗ trợ:
* Máy chụp hình, máy quay phim.
* Tìm đoạn phim, hình ảnh, thông tin trên mạng hoặc đĩa VSD
* Các phần mềm khác: flash, window media, violet, totalvideo, quiktime...
+ Soạn giáo án thật kỹ, đảm bảo quy trình của bài và dự kiến thời gian cho các mục, các hoạt động.
Bước 2: Thiết kế bài giảng trên MS Power Point dựa theo giáo án đã soạn
Bước 3: Chạy thử từng phần và toàn bộ slide để điều chỉnh sai sót về kĩ thuật trên máy vi tính. Đây là bước rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải xem xét kỹ, định hình được những tình huống sẽ xảy ra trong quá trình giảng dạy và cách xử lí đối với từng đối tượng học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý cách cân đối giữa phần nền,phần hình, phần chữ....
Bước 4: Đóng gói bài giảng để chạy thử trên máy khác.
- Điều quan trọng là giáo viên phải xác định rõ hình ảnh nào là cần thiết, phù hợp cho bài dạy đó, nhưng cũng không được lạm dụng đưa quá nhiều tư liệu vào bài giảng gây nhiễu đối với học sinh.
b. Sử dụng hình ảnh vào bài soạn giảng bằng chương trình MS Power Point
Khi giảng dạy mỗi giáo viên đều mong muốn bài dạy đó học sinh thực sự hứng thú, tích cực xây dựng bài, hiểu bài, khắc sâu kiến thức, chất lượng giảng dạy đạt kết quả cao.Để làm được điều đó giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian đưa ra các hình thức hoạt động dạy và học hợp lí. Ngoài ra, giáo viên cũng cần cung cấp thêm cho các em những hình ảnh sinh động minh họa cho những sự vật, hiện tượng cụ thể.
Giáo viên cần xác định rõ bài dạy cần những hình ảnh nào, khai thác hình ảnh đó khi giảng như thế nào? Các hình ảnh đó có thể lấy từ SGK hay từ trong sách báo, giáo viên có thể dùng máy chụp hình để chụp hoặc lên mạng Internet để tìm. Các hình ảnh chèn vào bài dạy cần phải đẹp mắt, rõ nét, nếu không sẽ làm cho học sinh khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn hình ảnh. Hình ảnh có thể tìm kiếm ở các nguồn khác nhau (sách, báo, tạp chí chuyên ngành; sách phổ biến kỹ thuật; các chương trình tập huấn kỹ thuật; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, bạn của nhà nông; các webside tìm kiếm, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu). Trên cơ sở phân tích nhu cầu về nguồn và loại hình ảnh cho nội dung bài học cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn tư liệu cho phù hợp.
Hình ảnh sau khi thu thập, để sử dụng trong dạy học cần phải xử lý để hình ảnh phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học trong sách giáo khoa và định hướng quá trình tổ chức dạy học. Sau khi xử lý, hình ảnh phải đáp ứng mục tiêu và nội dung bài dạy, là nguồn cung cấp kiến thức hay cách thức để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Như vậy, hình ảnh phải chứa đựng kiến thức và phương pháp dạy học cho một nội dung cụ thể. Hình ảnh sau khi được xử lý sư phạm có thể sử dụng trong hoạt động dạy học.
Nói chung, khi dạy học có sử dụng hình ảnh thì theo tôi trên cơ bản vẫn cần khai thác hình ảnh SGK là chủ yếu, tùy đặc điểm từng bài có thể sưu tầm, bổ sung thêm một số hình ảnh khác . Với đề tài này, tôi chủ yếu đề cập khai thác những hình ảnh được bổ sung thêm.
Sau đây, là một số ví dụ minh họa:
Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
Trước hết là giáo viên giới thiệu bài thông qua hình ảnh:
Khi tìm hiểu phần I. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào giáo viên có thể cho học sinh xem trước hình ảnh sau và nói rằng:" Đây là hình ảnh minh họa về phương pháp nuôi cấy mô tế bào"
Sau đó giáo viên có thể phát vấn học sinh như sau: " Dựa vào hình ảnh minh họa trên em hãy cho biết em hiểu thế nào là phương pháp nuôi cấy mô tế bào?"
Nếu không có hình ảnh minh họa, học sinh sẽ khó hình dung ra phương pháp nuôi cấy mô tế bào vì đây là kiến thức rất trừu tượng học sinh chưa tiếp xúc bao giờ, nhưng thông qua hình ảnh học sinh sẽ giải thích được phương pháp nuôi cấy mô tế bào là phương pháp mà người ta tách tế bào ở thân, rễ, lá đem nuôi cấy trong môi trường đặc biệt thì nó sẽ phát triển thành một cây hoàn chỉnh
Khi tìm hiểu môi trường nuôi cấy mô tế bào.
Giáo viên giới thiệu môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật thông qua hình ảnh:
Và hỏi học sinh: "Theo em môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật thường là môi trường gì và phải đảm bảo các điều kiện nào?"
Dựa vào hình ảnh học sinh sẽ thấy được môi trường nuôi cấy thường là môi trường thạch agar (dạng đông cứng hoặc dạng lỏng) có chứa các nguyên tố dinh dưỡng
Khi tìm hiểu phần 2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Trước hết giáo viên giới thiệu hình ảnh sau:
Giáo viên phát vấn học sinh: " Dựa vào hình ảnh trên em hãy nêu các bước của quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào?"
Nếu không có hình ảnh minh họa trên học sinh sẽ rất khó hình dung được các bước của quy trình nuôi cấy, nhưng thông qua hình ảnh trên kết hợp với sơ đồ hình 6 SGK học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy được quy trình gồm 6 bước:
Bước 1. Chọn vật liệu nuôi cấy
Bước 2. Khử trùng
Bước 3. Tạo chồi
Bước 4. Tạo rễ
Bước 5. Cấy cây vào môi trường thích ứng
Bước 6. Trồng cây trong vườn ươm
Sau đó, giáo viên có thể khai thác tìm hiểu lần lượt các bước:
Bước 1: " Dựa vào hình ảnh trên cho biết người ta thường chọn phần nào làm vật liệu nuôi cấy, vì sao?"
Thông qua hình ảnh, học sinh sẽ phát hiện được vật liệu nuôi cấy là : tế bào của mô phân sinh đỉnh của rễ, thân, lá
Bước 2. Giáo viên vấn đáp: " Sau khi chọn được vật liệu nuôi cấy người ta sẽ khử trùng như thế nào?" Thông qua hình ảnh học sinh sẽ thấy được quá trình khử trùng được tiến hành trong phòng thí nghiệm, vật liệu được rửa bằng nước sạch trước, rửa tiếp bằng nước cất vô trùng, sau đó dùng hóa chất để khử trùng hoặc có thể dùng một số cách khác.
Bước 3.Học sinh quan sát thấy đó là hình ảnh những chồi non được mọc lên từ các khay thí nghiệm như vậy học sinh sẽ phát hiện được bước 3 là bước nuôi cấy kích thích để cho vật liệu nuôi cấy tạo chồi
Bước 4.Học sinh quan sát thấy lúc này, vật liệu đã tạo rễ phát triển thành một cây hoàn chỉnh, như vậy học sinh sẽ biết được đây là bước cấy cây vào môi trường tạo rễ, sau đó cây sẽ được cấy vào môi trường thích ứng để cho nó thích nghi dần với môi trường bên ngoài( bước 5). Khi cây đã thích ứng được với môi trường bên ngoài, đạt tiêu chuẩn cây giống lúc đó sẽ được chuyển ra vườn ươm( bước 6)
Khi tìm hiểu bước 6 giáo viên yêu cầu học sinh "Dựa vào hình ảnh minh họa sau hãy mô tả đặc điểm của vườn ươm và cây được trồng trong vườn ươm?"
Dựa vào hình ảnh trên học sinh sẽ mô tả được vườn ươm có mái che, có hàng rào bảo vệ, cây được chia thành các lô chăm sóc cẩn thận, có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất như vòi phun nước tưới cây, phân bón .... cây mọc lên có độ đồng đều cao, rất xanh tốt.....
Khi giảng dạy phần "Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào " giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sau:
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: " Người ta đã ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất các loại cây trồng nào?"
Dựa vào hình ảnh học sinh sẽ trả lời được người ta ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trên các loại cây hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa loa kèn, hoa cẩm chướng.....trên các loại cây lương thực, thực phẩm như khoai tây, măng tây...., giống cây công nghiệp như cà phê.., cây ăn quả như chuối, dâu tây, nho.....
Như vậy, thông qua việc trực tiếp giảng dạy cho học sinh khi sử dụng hình ảnh trong soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint, tôi nhận thấy đa số học sinh chú ý, tích cực xây dựng bài, cái quan trọng là các em cảm thấy hiểu bài hơn, khắc sâu kiến thức, thông qua hình ảnh các em dễ hình dung được nội dung bài học, dễ liên hệ thực tiễn. Trước đây, khi dạy học không có những hình ảnh này, tôi thường rất vất vả gợi ý cho các em hiểu, nhưng các em vẫn khó hình dung kiến thức vì những kiến thức này rất trừu tượng, các em không được hứng thú vào nội dung bài dạy, nhưng giờ đây, sau khi áp dụng các hình ảnh này vào bài học, kết hợp với việc dẫn dắt các em khai thác hình ảnh thì tôi thấy an tâm, và nhận thấy việc sử dụng hình ảnh vào bài soạn giảng bằng chương trình MS Power Point đã góp phần đáng kể vào sự thành công của bài dạy.
Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
Khi tìm hiểu phần I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sau và giới thiệu đây là những loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp:
Giáo viên hỏi:" Dựa vào hình ảnh trên, em hãy cho biết có những loại phân bón nào thường dùng trong nông, lâm nghiệp?"
Thông qua hình ảnh học sinh sẽ biết được có 3 loại phân bón thường dùng là:
Phân hóa học, phân hữu cơ (như phân chuồng), phân vi sinh vật
Khi tìm hiểu phần 1.Phân hóa học
Giáo viên trình chiếu hình ảnh sau:
Sau đó có thể hỏi học sinh các câu hỏi: " Dựa vào hình ảnh trên kết hợp với liên hệ thực tiễn em hãy nêu ví dụ về một số loại phân hóa học, đặc điểm em nhận biết được những loại phân đó? "; " Em hãy nêu khái niệm thế nào là phân hóa học?"
Thông qua hình ảnh trên học sinh sẽ biết được một số loại phân hóa học quen thuộc như phân đạm có kết tinh màu trắng viên tròn, phân lân nung chảy có màu nâu, phân kaliclorua màu đỏ, phân NPK phối trộn nhiều màu....và cũng thông qua hình ảnh học sinh thấy được phân hóa học là loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp, tạo ra số lượng lớn, chủ yếu nhờ các thiết bị máy móc sản xuất.....
Khi tìm hiểu phần 2. Phân hữu cơ
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sau:
Giáo viên hỏi :" Phân hữu cơ có nguồn gốc được lấy từ đâu và cách làm như thế nào?"
Nếu không có hình ảnh minh họa trên học sinh rất khó trả lời một cách đầy đủ nhưng nếu dựa vào hình ảnh trên học sinh sẽ thấy phân hữu cơ có nguồn gốc là các loại thực vật như các cây phân xanh như cây bèo hoa dâu, cây cốt khí, cây điền thanh, cây cỏ lào, cây muồng....đem ủ và vùi lấp xuống đất, có nguồn gốc là chất thải của các loại động vật hoặc phân rác đô thị đem ủ cho hoai mục rồi bón
Ngoài ra, học sinh có thể tìm hiểu phân vi sinh vật cố định đạm thông qua hình ảnh sau:
Như vậy, nếu giảng dạy bằng phương pháp truyền thống dựa vào SGK là chủ yếu thì SGK không có hình ảnh minh họa đầy đủ, nguồn gốc các loại phân bón, học sinh sẽ khó hiểu bài, khả năng học sinh trả lời đúng các câu hỏi mà giáo viên đưa ra như trên thường yếu cần phải có sự gợi ý kỹ của giáo viên các em mới trả lời được, nhưng khi giáo viên bổ sung được các hình ảnh minh họa này giúp các em dễ dàng hiểu bài, trả lời câu hỏi rất tốt, các em hào hứng với nội dung bài dạy hơn, từ đó bài dạy cũng trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
Bài 17. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Khi tìm hiểu phần I.Khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Giáo viên giới thiệu hình ảnh sau:
Sau đó phát vấn học sinh: " Dựa vào hình ảnh trên ta thấy, đối tượng ở đây là sâu hại cây trồng, vậy người ta đã dùng những biện pháp nào để phòng và trừ sâu hại cây trồng?" " Từ đó, hãy nêu khái niệm thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?"
Thông qua hình ảnh học sinh sẽ thấy được người ta dùng các biện pháp như: dùng các biện pháp sinh học như bọ rùa, chim sâu để bắt sâu hại, dùng biện pháp phun thuốc hóa học, dùng bẫy cơ học, dùng vợt hoặc dùng tay để bắt sâu,sử dụng biện pháp trồng cây đúng mật độ, chăm sóc cây tốt ....để phòng và trừ sâu hại. Từ đó học sinh sẽ phát biểu được: phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí
Khi tìm hiểu về phần III.1. Biện pháp kỹ thuật
Giáo viên minh họa cho HS biết về các biện pháp kỹ thuật thông qua hình ảnh:
Sau đó giáo viên phát vấn học sinh: " Dựa vào hình ảnh trên kết hợp với liên hệ thực tiễn hãy nêu một vài ví dụ về biện pháp kỹ thuật trong phòng trừ sâu, bệnh?"
Dựa vào các hình ảnh trên học sinh sẽ nêu được các biện pháp như: biện pháp ngâm đất, phơi ải, cày, bừa, tưới tiêu hợp lí, vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc chu đáo.... đặc biệt là trong lĩnh vực trồng rau sạch người ta chú trọng đến việc phòng sâu, bệnh cho rau rất tốt
Khi tìm hiểu về phần III. 2. Biện pháp sinh học
Giáo viên yêu cầu học sinh: " Em hãy kể tên các sinh vật có ích mà em biết?" Sau khi học sinh kể xong, giáo viên có thể minh họa thêm cho các em biết về hình ảnh một số sinh vật có ích như sau:
Thông qua hình ảnh học sinh sẽ nhớ lâu và tự kể ra được những sinh vật có ích như: kiến ăn thịt là thiên địch của nhiều loại côn trùng, chuồn chuồn kim là thiên địch của bọ rầy và sâu cuốn lá, bọ cánh cứng diệt trừ được nhiều loại sâu hại, nhện nước là thiên địch của sâu đục thân.....
Khi tìm hiểu về phần III.5 Biện pháp cơ giới vật lí
Sau khi học sinh nêu ra được ví dụ về các biện pháp cơ giới vật lí giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sau:
Giáo viên vấn đáp tiếp học sinh: "Dựa vào hình ảnh trên, em hãy mô tả cách bẫy đèn để tiêu diệt sâu hại?"
Nếu không có hình ảnh minh họa và không được áp dụng thực tiễn thì học sinh thường rất khó hình dung cách làm để mô tả, nhưng có hình ảnh minh họa học sinh sẽ dễ dàng nêu được cách bẫy đèn người ta đặt đèn trên một chậu nước kê trên bàn để ở giữa đồng lúc buổi tối, những loại sâu trưởng thành có tính hướng sáng như sâu đục thân lúa, các loại thiêu thân thấy có ánh sáng là lao vào do chói mà rơi xuống nước có ngấm thuốc độc mà chết. Hoặc một số loại đèn phát ra các sóng điện từ khi sâu lao vào bị nhiễm sóng mà chết. Còn hình tiếp theo là minh họa cho việc bắt sâu hại bằng tay....
Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào SGK thì chỉ có một hình 17 minh họa về hai loại thiên địch có ích là chuồn chuồn và bọ ba khoang, trong khí đó nội dung bài giảng có nhiều kiến thức mới khá trừu tượng, nếu không bổ sung thêm hình ảnh minh họa thì việc khai thác sâu nội dung bài dạy thường rất khó vì phải mất nhiều thời gian giải thích, minh họa cho các em hiểu về các khái niệm, các đặc điểm của các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, nhưng sau khi tôi thay đổi phương pháp giảng dạy có bổ sung thêm các hình ảnh minh họa trên, tôi nhận thấy kết quả giảng dạy tốt hơn hẳn, các em dễ hiểu bài, dễ liên hệ thực tiễn, khi củng cố bài hoặc khi kiểm tra bài cũ hoặc trong các bài kiểm tra, tôi thấy chất lượng trả lời các câu hỏi của các em tốt hơn so với giảng dạy bằng phương pháp truyền thống trước kia.
Bài 41. Bảo quản hạt, củ làm giống
Giáo viên giới thiệu phần I. Bảo quản hạt giống thông qua hình ảnh sau:
Khi tìm hiểu về phần I.2. Các phương pháp bảo quản hạt giống
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: " Có những phương pháp bảo quản hạt giống nào? Nêu đặc điểm từng phương pháp đó?" Sau đó, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa sau và yêu cầu học sinh: " Hãy chỉ ra các phương pháp bảo quản hạt giống tương ứng với từng hình ảnh minh họa sau?"
Thông qua hình ảnh học sinh sẽ phát hiện được hình ảnh có nhiều bao chồng lên nhau trong kho là phương pháp bảo quản hạt giống ở điều kiện thường, hình ảnh đưa sản phẩm vào kho lạnh là phương pháp bảo quản hạt giống trong điều kiện lạnh, hình ảnh sản phẩm được cất giữ trong tủ lạnh là phương pháp bảo quản lạnh đông....
Khi tìm hiểu phần I.3. Quy trình bảo quản hạt giống
Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh các bước của quy trình bảo quản hạt giống, sau đó giáo viên vấn đáp học sinh:" Em hãy nêu các bước của quy trình bảo quản hạt giống tương ứng với từng hình ảnh minh họa sau?"
Dựa vào hình ảnh minh họa, học sinh thấy được các hoạt động dùng máy thu hoạch lúa, đem về tuốt để tách hạt loại bỏ tạp chất như mùn, rơm rạ....rồi đem phơi, có thể dùng hóa chất để xử lí bảo quản, sau đó đóng bao cất giữ trong kho cuối cùng đem sử dụng. Từ đó, học sinh dễ dàng nêu được các bước tương ứng sau: Thu hoạch - tách hạt - phân loại, làm sạch - làm khô - xử lí bảo quản - đóng gói - bảo quản - sử dụng. Nếu không có hình ảnh minh họa, chỉ dựa vào sơ đồ SGK học sinh sẽ khó hình dung các bước, khó nhớ, nhưng có hìn
File đính kèm:
- SKKN Cong nghe 10 nam 2010 2011.doc