Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn đạo đức lớp 4

Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục - Đào tạo phải tạo ra những con người đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có năng lực tự giải quyết vấn đề và có tính kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh. Để đáp ứng những yêu cầu đó mà ngay từ khi bước vào bậc Tiểu học các em đã được tiếp cận với các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, các môn Nghệ thuật, môn Đạo đức. Một trong các môn học hình thành cho học sinh về kĩ năng, hành vi đó chính là môn Đạo đức. Môn Đạo đức ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh:

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn đạo đức lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Về: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ____________ A. Đặt vấn đề Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục - Đào tạo phải tạo ra những con người đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có năng lực tự giải quyết vấn đề và có tính kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh. Để đáp ứng những yêu cầu đó mà ngay từ khi bước vào bậc Tiểu học các em đã được tiếp cận với các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, các môn Nghệ thuật, môn Đạo đức. Một trong các môn học hình thành cho học sinh về kĩ năng, hành vi đó chính là môn Đạo đức. Môn Đạo đức ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản; phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của em với mọi người xung quanh. - Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình: Yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái đẹp tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu... Thông qua các bài đạo đức, chương trình đạo đức còn nhằm giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề, xác định mục tiêu hành động... Để đạt được mục tiêu giáo dục đó đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kích thích tính tò mò và tư duy sáng tạo, phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, thúc đẩy việc tự học và khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Và thực tế hiện nay đã đưa vào sử dụng khá nhiều phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đó là phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, động não, trò chơi... Song khi đưa vào sử dụng các phương pháp dạy học đó như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy đó là một vấn đề cần quan tâm. ở đây, tôi muốn nói đến việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức. Qua dự giờ thăm lớp, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều sử dụng phương pháp dạy học này trong quá trình dạy học nhưng sử dụng còn mang tính hình thức, áp đặt, chiếu lệ nên chưa kích thích được tính tò mò, ý thức tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh còn hạn chế và đặc biệt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức chưa cao. Xuất phát từ những thực tế đó mà tôi rút ra được kinh nghiệm về việc: "Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4". B. Giải quyết vấn đề I. Lí luận về phương pháp thảo luận nhóm. Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp để thảo luận. Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ về vấn đề đạo đức nào đó để đưa ra ý kiến chung của nhóm mình để giải quyết vấn đề đạo đức nêu ra. Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ mà: - Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng thêm tính khách quan khoa học. - Qua việc học bạn, hợp tác với bạn mà tri thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn. - Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của bạn, từ đó giúp trẻ dễ hoà nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt... Việc tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 nói riêng là rất cần thiết. II. Thực trạng việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Đạo đức. Phải nói rằng thảo luận nhóm trong dạy học nói chung và trong dạy học Đạo đức nói riêng là phương pháp mới, hay, có nhiều ưu điểm. Qua dự giờ của các giáo viên ở trường cũng như những giáo viên có giờ dạy giỏi, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp dạy học này có một số điểm bất cập: - Một số giáo viên vẫn chưa hiểu rõ bản chất cũng như quy trình của phương pháp thảo luận nhóm nên trong khi áp dụng vào dạy học nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng còn lúng túng, chưa phát huy hết tác dụng. - Khi thảo luận không quy định rõ thời gian thảo luận trong bao lâu cho nên làm cho học sinh chưa tích cực thảo luận. - Một số giáo viên chia nhóm theo tổ nên số lượng của nhóm quá đông dẫn đến một số học sinh còn đứng ngoài lề của mỗi hoạt động. - Việc chia nhóm theo trình độ của một số giáo viên chưa phù hợp với nội dung cần thảo luận. - Giáo viên chưa nêu yêu cầu cần thảo luận mà lại phát phiếu cho các nhóm thảo luận. - Nội dung thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh. - Hệ thống câu hỏi thảo luận nhiều khi đưa ra còn mang tính chung chung, không rõ ràng dẫn đến học sinh lúng túng. - Giáo viên sử dụng phiếu trong nhóm nhiều lúc chưa phù hợp... - Đánh giá thông tin phản hồi còn hời hợt chưa khích lệ được ý thức học của học sinh. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp này nhiều lúc còn mang nặng hình thức, chiếu lệ. Nhiều giáo viên quan nhiệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học bắt buộc phải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, sắm vai nên khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hiệu quả chưa thật khả quan. Chính vì vậy, việc tìm ra cách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để đạt hiệu quả cao trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 nói riêng là một yêu cầu thiết yếu. III. Đề xuất quy trình tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4. Tôi thiết nghĩ người giáo viên "Đổi mới phương pháp dạy học" thành công là tự biết điều chỉnh các hình thức sử dụng phương pháp của mình vào cho thật phù hợp để phát huy hết khả năng, tư duy sáng tạo của học sinh. Qua trực tiếp giảng dạy ở lớp thay sách, bản thân tôi nhận thấy: Muốn thành công cao khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 nói riêng có thể thông qua các quy trình sau: 1. Chia nhóm: Cần xác định nội dung hoạt động một cách thích đáng để chia nhóm. Không phải bất cử nội dung nào cũng cần phải đem ra để thảo luận. Những ý đơn giản, cá nhân học sinh có thể giải quyết được thì không nên đặt ra mà phải là những vấn đề tương đối khó và lớn, cần tới sự hợp sức tập thể thì mới dùng hình thức này. Phần lớn phương pháp thảo luận nhóm thường được sử dụng để tìm hiểu bài mới, thảo luận trong khi làm bài tập; thực hành. Ví dụ: Khi dạy bài "Trung thực trong học tập" - Đạo đức lớp 4. ở phần "tình huống", sau khi giáo viên đã cho học sinh xem tranh trong sách giáo khoa và đọc nội dung tình huống trong sách. ở câu hỏi 1 "Theo em bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?" Đây là câu hỏi dễ, giáo viên cho cá nhân học sinh nêu các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống đó; giáo viên tóm tắt cách giải quyết chính. Sang câu hỏi 2: "Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao?", thì giáo viên nên đưa vào hình thức thảo luận nhóm để tập thể nhóm cùng đưa ra cách giải thích hợp lý (ở đây có thể chia thành các nhóm 4). Vì sao lựa chọn cách giải quyết đó? Để từ kết quả thảo luận, học sinh rút ra được kiến thức nội dung của bài học là "Cần phải trung thực trong học tập, và biết được giá trị của trung thực trong học tập". Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, người giáo viên cần biết đến các dạng hoạt động nhóm đó là: - Hoạt động nhóm khác nhiệm vụ; - Hoạt động nhóm cùng nhiệm vụ; - Hoạt động nhóm đường vòng. Việc nắm vững các dạng hoạt động nhóm sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn khi chọn hoạt động nhóm phù họp bài dạy. Sau khi định hình được nhiệm vụ cần thảo luận thì giáo viên cần chú ý đến "kiểu nhóm": - Nhóm nhiều trình độ; - Nhóm cùng trình độ; - Nhóm tình bạn; - Nhóm cùng sở thích; - Nhóm cùng nhu cầu học tập; - ... để sắp xếp chỗ ngồi hợp lý trong khả năng có thể, tránh được hiện tượng chạy lộn xộn, ồn ào trong giờ học. Ví dụ: Như ở bài dạy "Trung thực trong học tập". Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nội dung câu hỏi 2 - Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì ? Vì sao? (Trong phần tình huống). Đây là hoạt động nhóm thuộc dạng khác nhiệm vụ. Vì sau câu hỏi 1, giáo viên đã nêu cho học sinh rõ các cách giải quyết chính mà Long có thể giải quyết trong tình huống đó: Cách 1: Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cho cô giáo xem. Cách 2: Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. Cách 3: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau. - Giáo viên căn cứ vào từng cách giải quyết của học sinh để chia học sinh vào từng nhóm theo cách đó để xử lý tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó. Với dạng hoạt động này, ta có thể chia lớp thành nhóm - Chia làm 6 nhóm để học sinh thảo luận. 2. Giao nhiệm vụ thảo luận: Khi giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm, giáo viên cần lưu ý: a. Khi giao nhiệm vụ giáo viên cần lấy mục đích và nội dung thảo luận làm căn cứ cơ bản để lựa chọn, phối hợp giữa hệ thống các câu hỏi mở và đóng một cách hợp lí. Câu hỏi mở nhằm khuyến khích các hoạt động của học sinh, câu hỏi đóng nhằm kiểm tra sự nắm vững kiến thức của học sinh. Ví dụ: ở bài dạy "Tiết kiệm tiền của" - Đạo đức lớp 4, tiết 1. Trong hoạt động thảo luận nhóm 2 "Tìm hiểu thông tin". Đây là hoạt động giúp học sinh tìm hiểu thông tin và qua những thông tin học sinh hiểu được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên nên đưa ra hệ thống câu hỏi như: + Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? (Câu hỏi mở). + Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không? (Câu hỏi mở). + Họ tiết kiệm để làm gì? (Câu hỏi mở). + Tiền của do đâu mà có? (Câu hỏi mở). + Qua các vấn đề vừa nêu, theo em vì sao chúng ta cần nên tiết kiệm tiền của? (Câu hỏi đóng). b. Nếu các nhiệm vụ là khác nhau, giáo viên có thể lập phiếu hoạt động và giao cho từng nhóm (Khi các nhóm đã sẵn sàng bước vào hoạt động). Ví dụ: ở bài dạy: "Kính trọng và biết ơn người lao động" - Đạo đức lớp 4, tiết 2. - Trong hoạt động "Xử lí tình huống" ở bài tập 4. Đây là hoạt động có nhiều nhiệm vụ khi giáo viên đã chia lớp thành các nhóm đúng - Giáo viên sẽ phát cho mỗi nhóm một nội dung thảo luận xử lý và đóng vai các tình huống. Cụ thể: Nhóm 1, 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống: "Giữa trưa hè bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ ..." Nhóm 3, 4: Thảo luận và đóng vai theo tình huống "Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rông. Hân sẽ...". Nhóm 5, 5: Thảo luận và đóng vai theo tình huống: "Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ...". (ở đây, giáo viên có thể lập phiếu cũng có thể không vì các tình huống này đã ghi rõ trong bài tập 4 - SGK Tr30). c. Nếu các nhiệm vụ giống nhau, giáo viên có thể ghi nội dung hoạt động lên bảng phụ phiếu hoặc nêu miệng câu hỏi (nếu câu hỏi thảo luận ngắn gọn). Ví dụ: + Trong hoạt động thảo luận nhóm "Tìm hiểu thông tin" của bài dạy: "Tiết kiệm tiền của" - Đạo đức lớp 4, tiết 1. Khi giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi thảo luận thì giáo viên nên lập phiếu hoặc ghi bảng phụ vì nội dung thảo luận ở đây có nhiều câu hỏi. + Trong hoạt động "Vận dụng thực hành" ở bài tập 3 của bài dạy "Lịch sử với mọi người". ở hoạt động này yêu cầu các nhóm thảo luận: "Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi". (Đây là câu hỏi ngắn gọn, giáo viên có thể nêu miệng). d. Cần xác định thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động; tuỳ vào mức độ câu hỏi hay bài tập mà thời gian thảo luận dài hay ngắn, nhưng dù thế nào cũng nên dành được vài phút, tránh tình trạng vừa mới vào vị trí chưa đầy phút đã lại trở về chỗ. Ví dụ: Như ở bài dạy: "Biết bày tỏ ý kiến" - Đạo đức lớp 4. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để xử lý các tình huống: 1. Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng? 2. Khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. 3. Chủ nhật này bố mẹ em dự định cho em đi chơi công viên, nhưng em lại muốn đi xem xiếc. 4. Em muốn tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công. (ở đây có nhiều tình huống nên được chia làm nhiều nhóm thảo luận, mỗi nhóm 1 nội dung. Vì vậy, ở phần này giáo viên cần xác định thời gian thảo luận cho mỗi nhóm là 2 phút). 3. Các nhóm thảo luận: Trước khi các nhóm hoạt động giáo viên cần kiểm tra xem từng nhóm, từng học sinh đã hiểu được nhiệm vụ của mình chưa. Trong quá trình thảo luận của học sinh, giáo viên cần chú ý: - Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn (bằng cách đặt câu hỏi, hướng dẫn cách trả lời, cách giải quyết tình huống trong họat động). Ví dụ: Khi thấy học sinh còn lúng túng chưa biết nên thảo luận bắt đầu từ hướng nào thì giáo viên có thể đến bên nhóm và gợi ý học sinh bằng một số câu hỏi mở để khuyến khích học sinh hoạt động. Cụ thể: Khi học sinh thảo luận nhóm nội dung bài tập 1 ở bài dạy "Yêu lao động" - Đạo đức lớp 4, tiết 1. Yêu câu của bài tập: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu những biểu hiện yêu lao động và lười lao động rồi ghi vào vở theo 2 cột: Yêu lao động Lười lao động Giáo viên có thể gợi ý học sinh bằng một số câu hỏi mở: + Trước hết các em cần phải hiểu "Yêu lao động" và "Lười lao động" có nghĩa là gì? + Em thấy những người yêu lao động thì có những biểu hiện như thế nào? + Em thấy những người lười lao động thì có những biểu hiện như thế nào? Từ đó gợi ý các em ghi các biểu hiện vào các cột tương ứng. - Phát hiện các nhóm hoạt động chưa hiệu quả để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ thêm cho những học sinh còn yếu. - Động viên, khuyến khích và khen ngợi nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập. - Dáng điệu, cử chỉ của giáo viên cần phải thể hiện thái độ thân mật hợp tác, khuyến khích, đồng tình, tạo niềm tin cho các em. 4. Tiếp nhận thông tin phản hồi. Sau khi các nhóm hoạt động xong, yêu cầu học sinh tự trình bày lại kết quả hoặc ý tưởng của nhóm qua thu nhận của cá nhân, chứ không phải chỉ có việc cầm mảnh giấy ghi sẵn kết quả rồi "đọc hộ". Kết quả của cá nhân này được dùng làm thành tích cho tập thể bằng điểm số thi đua giữa các nhóm. Như vậy sẽ làm cho đối tượng thường hay lười hoạt động phải tích cực hoạt động, đối với những đối tượng tích cực thì luôn chủ động, yêu cầu các bạn cùng làm việc nếu không muốn liên đới đến kết quả xấu. Để phần trình bày của học sinh đạt hiệu quả, người giáo viên cần lưu ý: - Quy định rõ thời gian trình bày, cách trình bày. - Nếu nhiệm vụ khác nhau thì từng nhóm lên trình bày. Ví dụ: Với bài dạy: "Trung thực trong học tập" - Đạo đức lớp 4. Khi học sinh trình bày phần thảo luận nhóm câu hỏi 2 trong phần tình huống thì giáo viên gọi lần lượt từng nhóm có nhiệm vụ khác nhau lên trình bày vì sao lại chọn cách đó? Cụ thể mời nhóm xử lý tình huống theo cách 1 (Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem), lên trình bày - nhận xét. Cứ như thế giáo viên mời từng nhóm lên trình bày, giải thích vì sao lại chọn cách đó. - Nếu các nhóm có cùng một nhiệm vụ thì mời một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung so sánh kết quả của mình. Ví dụ: Khi dạy bài: Vượt khó trong học tập (tiết 2) - Đạo đức lớp 4. Khi học sinh thảo luận nhóm về nội dung bài tập 3: "Hãy tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt khó trong học tập". Đây là hoạt động nhóm cùng nhiệm vụ. Trong hoạt động này, giáo viên sẽ mời một số nhóm lên trình bày - nhóm khác nhận xét, bổ sung và so sánh với việc mà mình đã làm có thể hiện được tính vượt khó trong học tập không. 5. Đánh giá kết quả thảo luận. Việc đánh giá kết quả thảo luận của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người giáo viên. Vậy làm thế nào để có thể bao quát hết được tình hình của các nhóm một cách khá chính xác khi mà có tới 6 -> 8 nhóm cùng hoạt động trong một thời gian ngắn nhất. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy nếu như tung ra nhiều nội dung thì cứ hai nhóm giao một nhiệm vụ và hoạt động độc lập; còn nếu chỉ thảo luận chung một vấn đề thì đơn giản hơn nhiều. Giáo viên quan sát để yêu cầu các nhóm kém tích cực trình bày trước, sau đó nhóm tương ứng cùng vấn đề nhận xét, bổ sung. Việc nhận xét đúng hay sai sẽ phản ánh kết quả của nhóm đó và cũng xếp loại, cho điểm. Như vậy, với 50% trình bày, 50% nhận xét, giáo viên có thể nắm được cơ bản hoạt động của cả lớp đến mức độ nào? Ví dụ: Khi học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm câu hỏi 2, phần tình huống trong bài dạy "Thật thà trong học tập". ở hoạt động này có 3 nhiệm vụ khác nhau được chia làm 6 nhóm (cứ 2 nhóm nhận một nhiệm vụ). Cho nên khi nhóm 1 trình bày phần của mình: "Vì sao nhóm em lại chọn cách giải quyết: Mượn tranh của bạn để cho cô giáo xem" hay "Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà..." thì giáo viên sẽ gọi nhóm có cùng nhiệm vụ đó nhận xét, bổ sung. Trong quá trình đánh giá kết quả hoạt động, giáo viên cần lưu ý: - Cần động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân đưa ra nhiều nhận xét. - Khi các nhóm trình bày và phát biểu xong. Giáo viên hãy đưa ra ý kiến của mình. - Nhất thiết phải tổng kết trước lớp những gì đã học được thông qua các hoạt động. Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy phương pháp thảo luận nhóm không chỉ dưạ trên thành tựu nghiên cứu của lí luận văn bản mà còn phải dự trên những cơ sở khoa học, những kinh nghiệm dạy học, và đặc biệt cần phải đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học để lựa chọn nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức một cách tốt nhất. Ví dụ minh hoạ về việc vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Ví dụ 1: Bài "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" - Đạo đức lớp 4, tiết 1. Với bày này có tất cả 3 hoạt động. Trong các hoạt động đó ta nên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong hoạt động 2 và 3. Cụ thể: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Bước 1: Chia nhóm. Chia lớp thành các nhóm 2. Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận. - Giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn 5 tình huống (Hoặc phát phiếu cho các nhóm) - Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận - Thời gian thảo luận là 4 phút. Bước 3: Các nhóm thảo luận. - Trước khi thảo luận gọi 2 nhóm nêu lại yêu cầu của nội dung thảo luận. - Quá trình thảo luận giáo viên quan sát, giúp đỡ thêm những nhóm còn lúng túng. Bước 4 và 5: Trình bày kết quả thảo luận và đánh giá kết quả thảo luận. - Giáo viên phát cho mỗi nhóm 3 bông hoa màu: Xanh, đỏ, vàng. - Giáo viên lần lượt nêu các tình huống, yêu cầu các nhóm đánh giá các tình huống bằng cách giơ bông hoa màu lên (đỏ - đúng, xanh - sai, vàng - không biết). Nếu trường hợp sai thì yêu cầu một số nhóm giải thích vì sao sai. Sau khi xử lý các tình huống xong, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức của bài học. GV: Theo em việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ? HS: Trả lời - Một học sinh khác nhận xét, nhắc lại - Giáo viên nhận xét. GV: Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà, cha mẹ ? HS: Trả lời - Một học sinh khác nhận xét, nhắc lại - Giáo viên nhận xét và chốt nội dung bài, hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về nội dung của bài học: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ. Làm việc giúp đỡ ông bà, cha mẹ, chăm sóc ông bà, cha mẹ. GV: Gọi học sinh nhắc lại nội dung kiến thức. Giáo viên chốt lại hoạt động và chuyển sang hoạt động 3. * Hoạt động 3: Vận dụng thực hành. Bước 1: Chia nhóm. (Chia lớp thành các nhóm 2). Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận. GV: Em hãy cùng bạn bên cạnh đặt tên cho mỗi bức tranh ở bài tập 2, trang 19 và nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. Thời gian thảo luận là 3 phút. Bước 3: Học sinh thảo luận. - Gọi 2 nhóm nhắc lại yêu cầu của nội dung thảo luận. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ thêm những nhóm còn lúng túng. Bước 4, 5: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận và đánh giá kết quả thảo luận. GV: Yêu cầu nhóm 1 nêu câu hỏi - Nhóm 2 trả lời - Nhóm 3 nhận xét (Bức tranh 1). HS nhóm 1: Nhóm bạn đặt tên cho bức tranh 1 là gì ? Nhóm bạn có nhận xét gì về việc làm của bạn nhỏ trong tranh? HS nhóm 2: Trả lời... HS nhóm 3: Nhận xét... Giáo viên nhận xét, chốt ý. GV: Yêu cầu nhóm 4 nêu câu hỏi - Nhóm 5 trả lời - Nhóm 6 nhận xét (Bức tranh 2). (Cách thực hiện như ở bức tranh 1). Giáo viên tổng hợp và chốt lại nội dung bài tập trên tranh lớn treo ở bảng. Ví dụ 2: Bài "Tôn trọng luật giao thông" - Đạo đức lớp 4 (Tiết 1) Với bài này, có tất cả 4 hoạt động. Trong các hoạt động đó, tôi đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào hoạt động 1, 2 và 3. Cụ thể: *) Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về an toàn giao thông. Cụ thể: Bước 1: Chia nhóm. Với hoạt động này, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận N2. Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận. GV: Yêu cầu cả lớp cùng trao đổi với bạn ngồi bên cạnh về những thông tin mà mình đã thu thập được kết hợp đọc các thông tin trong sách giáo khoa trang 40. Thời gian trao đổi là 1 phút 30 giây. Bước 3: Học sinh thảo luận. - Trước khi học sinh thảo luận - gọi 2 học sinh nhắc lại yêu cầu thảo luận. - Giáo viên quan sát theo dõi các nhóm thảo luận giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. Bước 4 + 5: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận (Thông tin phản hồi) - Đánh giá kết quả thảo luận. GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả của thu thập thông tin của nhóm mình về việc thực hiện an toàn giao thông (4 -> 5 nhóm nêu). Nhận xét. GV: Vừa qua cô theo dõi trên chương trình truyền hình kênh VTV1 cô thấy từ đầu năm lại nay nước ta có tới 17.568 vụ tai nạn giao thông xẩy ra. Trong đó có 4.785 người bị chết và hơn 10.000 người bị chấn thương. GV: Yêu cầu học sinh đọc to các thông tin trong sách giáo khoa - trang 40. (2 học sinh). GV: Qua các thông tin chúng ta vừa nêu, Em có nhận xét gì về tình hình an toàn giao thông của nước ta trong những năm gần đây? HS: Trong những năm gần đây, ở nước ta có nhiều vụ tai nạn giao thông xẩy ra gây thiệt hại lớn về người và của. Sự vi phạm giao thông đã xẩy ra ở nhiều nơi, có nhiều vụ nghiêm trọng gây chết rất nhiều người. GV: Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn? HS: Nhận xét - Nếu đúng (nhắc lại) - sai (bổ sung). Giáo viên chốt lại: ... GV chuyển sang hoạt động 2: *) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Tại sao tai nạn giao thông lại xẩy ra nhiều như vậy? Tai nạn giao thông để lại hậu quả gì? Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông? Cô mời cả lớp thảo luận nhóm 4 nội dung 3 câu hỏi trong SGK trang 40. (Thời gian thảo luận là 3 phút). Đây chính là nội dung bước 1 - (Chia nhóm) và bước 2 - (Giao nhiệm vụ thảo luận). (Nhiệm vụ thảo luận ở đây có sẵn trong sách giáo khoa nên giáo viên không cần phải làm phiếu). Bước 3: Học sinh thảo luận. - Trước khi học sinh thảo luận - gọi 2 học sinh nhắc lại yêu cầu thảo luận. - Giáo viên quan sát theo dõi các nhóm thảo luận giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. Bước 4 + 5: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận (Thông tin phản hồi) - Đánh giá kết quả thảo luận. GV: Yêu cầu nhóm 1 nêu câu hỏi 1 - Nhóm 2 trả lời - Nhóm 3 nhận xét. HS nhóm 1: Theo nhóm bạn, tai nạn giao thông để lại hậu quả gì? HS nhóm 2 trả lời: Tai nạn giao thông để lại hậu quả là: Gây chấn thương sọ não, tàn tật, bị liệt... HS nhóm 3: Nhận xét - Nhắc lại. GV: Nhận xét. GV: Yêu cầu nhóm 2 nêu câu hỏi 2 - Nhóm 3 trả lời - Nhóm 4 nhận xét. HS nhóm 2: Bạn hãy cho biết vì sao lại xẩy ra tai nạn giao thông. HS nhóm 3: Vì do không chấp hành đúng luật giao thông, do phóng nhanh, vượt ẩu, do không đội mủ bảo hiểm, do lạng lách đánh võng, uống bia, rượu say... HS nhóm 4: Nhận xét, nhắc lại - Giaió viên chốt. GV: Yêu cầu nhóm 4 nêu câu hỏi - Nhóm 5 trả lời - Nhóm 6 nhận xét. HS nhóm 4: Theo nhóm bạn cần làm gì để tham gia giao thông an toàn. HS nhóm 5: Để tham gia giao thông an toàn người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông. Sau đó cần phải vận động mọi người cùng tham gia an toàn giao thông. HS nhóm 6: Nhận xét, nhắc lại. GV chốt lại và nói thêm về việc vận động mọi người cùng tham gia an toàn giao thông trên truyền hình qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam" và một số thông tin đại chúng như: Đi trên đường các em thường thấy những câu khẩu hiệu nhắc nhở người tham gia giao thông như thế nào? HS: Những câu khẩu hiệu nhắc nh

File đính kèm:

  • docKinh nghem to chuc day hoc Dao duc lop 4 theo nhom.doc