Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm – nó sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trrung tâm. Các nhánh chính lại được phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3, . Trên các nhánh, ta có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiêt. Nhờ kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà các ý tưởng thông thường không làm được.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6851 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng “Sơ đồ tư duy” trong dạy học Vật lí 1 (Áp dụng khi dạy – học Vật lí 8 học kỳ I), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mấy năm rồi, tôi chuyên tâm công tác
Thổi hồn vào những tiết dạy khô khan
Bài giảng cũ đã bao lần đổi mới
Ngày qua ngày, trò vẫn cứ . . . ‘ ú ni’
Tại tôi dở hay tại trò không thích (học)?
Hay tại vì lạc lối hướng đi chung?
Nay, sử dụng một con đường không mới
Dạy Vật lí bằng “sơ đồ tư duy”.
Rời khỏi giảng đường trường Đại học Phạm Văn Đồng, lòng tôi tràn đầy nhiệt huyết, đầy lòng tự cao. Trong thâm tâm khi ấy, nung nấu một ý nguyện sẽ thay đổi được tất cả. Luôn tâm niệm: “thầy giỏi phải dạy cho được học sinh dốt; trường tốt phải giáo dục được học sinh hư”. Niềm vinh dự được dạy ngay sau khi ra trường không được bao lâu thì lại thấy hình như mình không còn là Hồ Tấn Viên ngày xưa nữa – phải chăng đã nhuật chí?
Trong những năm qua, bản thân luôn tìm tòi, vận dụng mọi cách để dạy làm sao cho học sinh hiểu, giáo dục thế nào để học sinh ngoan; thành quả đã được đồng nghiệp ghi nhận; nhưng đôi lúc tự hổ thẹn với chính mình. Chất lượng giáo dục bộ môn phụ trách năm sau có cao hơn năm trước, hỏi ra thì học sinh vẫn còn lưu lại kiến thức Vật lí trong đầu, đâu đó vẫn có học sinh vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống, Nhưng tỉ lệ vẫn chưa cao. Nếu áp vào điều kiện vùng miền thì có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bây giờ, bên tay học sinh nào cũng kè kè chiếc điện thoại di động – nghĩa là cái văn minh và tiên tiến của nhân loại đã ăn nhập vào các em, vậy mà tại sao, việc học của các em chưa có kết quả cao? Là một nhà giáo dục thì không thể chấp nhận được điều ấy.
Làm thế nào để hoàn thành được nhiệm vụ? Làm như thế nào để sau khi học xong chương trình giáo dục THCS, các em có thể tự tin với tri thức của mình mà vững tin vào cuộc sống. Và, tôi nhớ lại thời mình cắp sách tới trường, nhớ lại cách học ngày xưa ấy. Một trong những cách học của tôi là “lập sườn” cho bài học – ngày nay, người ta gọi là sơ đồ tư duy. Nhờ cách học ấy, mà ngày nay, trong tôi vẫn còn lưu giữ kiến thức nhiều bộ môn – dù không toàn vẹn. Hơn nữa, gần đây, cũng thấy sách báo đề cập đến vấn đề này, xem ra nó vẫn không lạc hậu, có chăng là tôi chưa có dịp “mục sở thị” cách lập sơ đồ tư duy trong Vật lí.
Sơ đồ tư duy giúp người học học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Do đó, sẽ khắc sâu kiến thức trong bộ não.
Thực tế, các em học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Nếu sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học thì học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Vậy là bản thân đã hoàn thành phần nào nhiệm vụ của mình
Bởi thế cho nên, năm nay, tôi mạnh dạn chọn nội dung của sáng kiến kinh nghiệm là: “Sử dụng “Sơ đồ tư duy” trong dạy học Vật lí _1” (Áp dụng khi dạy – học Vật lí 8 – HKI) để viết.
PHẦN II:
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm – nó sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trrung tâm. Các nhánh chính lại được phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3, ... Trên các nhánh, ta có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiêt. Nhờ kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà các ý tưởng thông thường không làm được.
Hình1. Tổng quát về sơ đồ tư duy
Vì vậy, có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức Vật lí mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ
Sơ đồ tư duy giúp người học sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt, nhìn thấy được bức tranh tổng thể một chủ đề kiến thức, từ đó có thể tổ chức, phân loại chia nhỏ chủ đề ấy thành những kiến thức chi tiết. Vậy là đã nắm được nội dung nhiều bài học chỉ trong một trang giấy học sinh, trong một phần bảng hay cũng có thể chỉ là trong phát hoạ của bộ não. Sự tiện ích của bản đồ tư duy đã được thầy giáo Lê Công Thuận viết thành thơ, đã được Tuấn Phương phổ nhạc. BẢN ĐỒ TƯ DUY
Cũng là bản đồ đó em, mà sao như quen như lạCái gì trông như phượng múa, cái gì tựa dáng rồng bayToán học từng con số kia, triền miên khô khan sao thuộcBản đồ tư duy ai vẽ, giúp ta hăng say học hành.Này đây tên sông tên núi, mênh mang đây biển đây trờiBản đồ tư duy ai vẽ, thắp sáng con đường em điBản đồ nghĩa mẹ ơn cha, kiến thức mở ra bao điềuThầy cô ngày đêm dìu dắt, thi đua em học chăm ngoan.Này đây tên sông tên núi, mênh mang đây biển đây trờiBản đồ tư duy ai vẽ, thắp sáng con đường em điBản đồ thắp sáng tư duy, thắp sáng tương lai đất ViệtCùng nhau thi đua học tốt, chớ quên bản đồ tư duy.
Tuy nhiên, có một cản trở lớn trong việc sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy học Vật lí tại trường là nhận thức của học sinh còn hạn chế, khả năng tư duy, suy luận logic của học sinh chưa được cao, sự sáng tạo của các em chưa có, cho nên, trong lần áp dụng này, có thể chỉ dừng lại ở mức là giáo viên sử dụng, còn học sinh tự mình lập được sơ đồ tư duy thì có lẽ cần có một thời gian.
Nhưng, dù là sơ đồ tư duy do giáo viên định hướng thì tin chắc rằng nó sẽ giúp học sinh học tốt hơn.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Chọn học sinh lớp 8 – chọn những em đi học chuyên cần.
3.2. Thiết kế:
Vì trường chỉ có một lớp 8 nên chỉ có thể chọn kiểu thiết kế trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
3.3.Qui trình nghiên cứu:
Vào đầu năm học, giáo viên vẫn dạy bình thường không áp dụng sơ đồ tư duy. Sau khi kiểm tra 1 tiết xong ( tiết 8) thì những tiết sau, giáo viên mới bắt đầu áp dụng sơ đồ tư duy. Có 2 chủ đề là Áp suất và Lực đẩy Acsimét, giáo viên phải sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống 2 mạch kiến thức này.
Hình 2. Sơ đồ tư duy “Áp suất”
Hình 3. Sơ đồ tư duy “Áp suất chất rắn”
Hình 4. Sơ đồ tư duy “Áp suất chất lỏng”
hs
Hình 5. Sơ đồ tư duy “Áp suất khí quyển”
Hình 6. Sơ đồ tư duy “Lực đẩy Acsimet”
Đến tiết ôn tập, Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự mình phát hoạ sơ đồ tư duy cho các chủ đề : chuyển động, lực, lực ma sát để học sinh dễ dàng ôn tập học kì một. Nếu một học sinh không thực hiện được thì GV yêu cầu học sinh học tập nhóm, nếu cũng không được thì giáo viên bắt đầu gợi mở để học sinh dần phát hoạ được sơ đồ tư duy.
Hình 7. Sơ đồ tư duy “Chuyển động”
Hình 8. Sơ đồ tư duy: “Lực”
*Ghi chú: Khi nói đến sơ đồ này, giáo viên không quên nhắc đến quán tính (Tính chất không thây đổi vận tốc đột ngột của vật)
Hình 9. Sơ đồ tư duy “Lực ma sát”
3.4. Đo lường:
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết.
Bài kiểm tra sau tác động là bài thi HKI, bao gồm cả nội dung đã được kiểm tra ở bài kiểm tra 1 tiết và những nội dung đã được học sau này.
3.5. Phân tích dữ liệu và kết quả:
Qua kết quả kiểm tra trước và sau khi tác động, ta thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí đã đem lại kết quả khá khả quan (xem bảng 1).
Trước tác động, giá trị trung bình điểm kiểm tra của lớp là 3.675 (thuộc thang điểm yếu). Nhưng sau tác động, giá trị trung bình điểm kiểm tra là 6.2 (thuộc thang điểm trung bình). Tuy chỉ thiết kế trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất, nhưng kết quả này là hoàn toàn khách quan, vì trong danh sách này đã loại ra 6 học sinh giã gạo thường xuyên, còn lại 3 học sinh Bu, Ngư, Thia có đi học nhưng không được chuyên cần nên sự chênh lệch điểm không đáng kể, có em điểm kiểm tra HKI còn bị điểm thấp hơn so với điểm kiểm tra 1 tiết trước đó. Điều này chứng minh cho hiệu quả rõ ràng của việc dạy và học theo cách này.
Bảng 1: Bảng điểm
STT
Họ và tên HS
Nữ
Điểm kiểm tra 1 tiết
Điểm kiểm tra HKI
1
Phạm Thị
Bang
x
2.5
7.0
2
Phạm Văn
Biếu
4
7.5
3
Phạm Thị
Bu
x
3
2.0
4
Phạm Thị
Cháy
x
1.5
3.5
5
Phạm Văn
Dương
6.5
8.5
6
Phạm Văn
Huy
4
7.0
7
Phạm Thị
Lạc
x
2
6.0
8
Phạm Thị
Manh
x
3
7.5
9
Phạm Văn
Mụi
4.5
8.0
10
Phạm Văn
Mừng
3.5
8.0
11
Phạm Thị
Nấu
x
3
4.5
12
Phạm Thị
Ngăm
x
3
4.5
13
Phạm Thị
Ngư
x
3.5
3.5
14
Phạm Thị
Phó
x
3
6.5
15
Phạm Văn
Soi
2
5.5
16
Phạm Văn
Thia
5
4.5
17
Phạm Như
Thô
4.5
7.5
18
Phạm Văn
Trinh
4
6.5
19
Phạm Văn
Vương
5.5
8.5
20
Phạm Thị
Xăng
x
5.5
7.0
Mốt
3
7.0
Trungvị
3.5
6.8
Giá trị trung bình
3.675
6.2
Độ lệch chuẩn
1.300556561
1.858656844
Mặt khác, nhìn vào bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra và biểu đồ tương ứng, ta càng thấy rõ hiệu quả tích cực của việc dạy này. Sau khi áp dụng thì số bài kiểm tra bị điểm yếu, kém, trung bình đã giảm rõ rệt; số bài kiểm tra đạt điểm khá, giỏi đã tăng lên.
Bảng 2. Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra
Yếu -Kém
TB
Khá
Giỏi
KT 1 tiết
16
3
1
0
KT HKI
5
2
9
4
Biểu đồ 1. Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Như trên đã thấy sự chênh lệch rõ rệch 2 giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra. Cụ thể, giá trị chênh lệch là 6.2 – 3.675 = 2.525, giá trị này chưa phải là lớn, nhưng nó cũng không hẳn là nhỏ.
Đó là bề nổi mà người ngoài cuộc dễ dàng nhận thấy tác dụng của cách làm này, riêng bản thân tôi, trong quá trình dạy nhờ cách làm này đã tạo cho học sinh hứng thú học tập, các em có thể tóm tắt chủ đề, nội dung bài học một cách ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo nội dung, từ đó nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, tạo động lực học tập, không còn cảm giác ngại học môn Vật lí.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng cách làm này, dù đã rất cố gắng, nhưng bản thân cũng chưa thể giúp học sinh có thể tự mình lập được sơ đồ. Để làm được điều đó đối với học sinh Ba Lế thì cần phải có một thời gian, một sự hợp tác của các giáo viên bộ môn khác.
Ngoài ra, vì điều kiện của trường, của lớp, của bản thân giáo viên, nên việc sử dụng sơ đồ này chỉ dừng lại ở phương pháp thủ công: phấn – bảng, viết - giấy, chưa áp dụng được các thiết bị để hỗ trợ trình chiếu nên hình ảnh cũng chưa lôi cuốn được học sinh. Trong quá trình thực hiện, giáo viên tạo các đường nết đậm nhạt khác nhau để học sinh dễ dàng phân biệt đâu là nhánh chính, đâu là các nhánh con.
PHẦN III
KẾT LUẬN
* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân.
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí” đã góp phần giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ của một giáo viên đứng lớp. Chất lượng dạy học đã được nâng dần, kiến thức mà học sinh nắm được cũng phần nào đó hỗ trợ cho việc từng bước dạy - học, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
* Nhận định chung:
Sáng kiến kinh nghiệm này là tiền đề để tôi tiếp tục phát huy ở các năm sau ở các khối lớp còn lại, tôi tin tưởng cùng với các phương pháp dạy học thì sáng kiến kinh nghiệm này cũng là một phương tiện giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Các môn học khác cũng đều có thể dạy học bằng sơ đồ tư duy, có điều là áp dụng hay không là tuỳ ở mỗi giáo viên.
* Bài học kinh nghiệm
Trong khi lập một sơ đồ tư duy thì người thầy cần phải đặt mình vào vị trí của người học, nhưng người học đấy có một cái nhìn tổng quát hơn, sâu rộng hơn, chặt chẽ hơn, sơ đồ tư duy được lập ra không quá rườm rà, nhưng cũng không thể qua đơn giản, nó phải có nội dung bao trùm, có khả năng liên kết nhiều mạch kiến thức, nhiều nội dung.
* Ý kiến đề xuất:
Giáo viên các môn, nếu có thể hãy thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy một cách thích hợp để học sinh dễ nắm bài hơn.
Tóm lại , dạy như thế nào, học như thế nào để có kết quả tốt nhất, còn cách dạy, cách học mỗi người một khác. Nhưng, nếu được, chúng ta hãy học hỏi lẫn nhau để có thể dạy tốt – học tốt.
Tài liệu tham khảo:
1. Phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional
2. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – NXB ĐH Sư phạm
3. Một số bài báo của báo Giáo dục & Thời đại có liên quan
4. Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lí.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bài kiểm tra 1 tiết.
ĐỀ
Phần trắc nghiệm: (4 điểm – mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
1. Người ta thường chọn những vật gắn với . . . làm vật mốc.
A. Trái Đất, B. Mặt Trời,
C. Mặt Trăng, D. Sao Chổi.
2. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì?
A. m B. s
C. m/s D. N/m3.
3. Một đoàn tàu chuyển động trong 2h với vận tốc trung bình là 30km/h. Cho biết quãng đường đoàn tàu đi được (đơn vị km).
A. 30. B. 60.
C. 75. D. 90.
4. Lực là 1 đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một . . .
A. đường thẳng, B. đoạn thẳng,
C. mũi tên, D. Cả A, B, C đều được.
5. Khi thắng phanh xe, làm xuất hiện lực gì?
A. Lực ma sát lăn. B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực cân bằng. D. Lực ma sát trượt.
6. Chuyển động của máy bay ở điều kiện bình thường có dạng quĩ đạo là gì?
A. Chuyển động cong. B. Chuyển động thẳng.
C. Chuyển động tròn. D. Chuyển động ôvan.
7. Tốc kế là dụng cụ dùng để đo đại lượng vật lí nào?
A. Độ lớn vận tốc. B. Chiều dài.
C. Lực. D. Thời gian.
8. Hai lực được gọi là cân bằng khi nào?
A. Cùng đặt lên 1 vật. B. Cùng phương, ngược chiều.
C. Cùng cường độ. D. Cả A, B, C.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Em hãy lấy 2 ví dụ để chứng tỏ chuyển động & đứng yên có tính tương đối!
Câu 2: (2 điểm)
Em hãy giải thích các hành động sau dựa trên kiến thức Vật lí:
Đang cuốc đất, bác nông dân thường làm ướt tay mình rồi mới cuốc tiếp.
Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống 1 vật cứng.
Câu 3: (2 điểm)
Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được vẽ ở hình sau:
30N
A 450
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm: (4 điểm – mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
C
D
B
A
D
Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Lấy mỗi ví dụ đúng được 1 điểm.
Câu 2: ( 2 điểm – giải thích đúng mỗi hành động được 1 điểm)
Làm giảm lực ma sát.
Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất, cán búa đột ngột bị dừng lại, do quán tính, đầu búa tiếp tục chuyển động ngập chặt vào cán búa.
Câu 3: (2 điểm – mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
- Điểm đặt: Tại A,
- Phương: Hợp với phương ngang 1 góc 450,
- Chiều: Hướng lên trên,
- Cường độ: F = 900.
Phụ lục 2. Bài kiểm tra HKI.
ĐỀ:
I. Phần trắc nghiệm: ( Hãy khoanh tròn phương án đúng nhất - 4 điểm):
Câu 1. Trường hợp nào sau đây, áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhât?
A. Đứng cả 2 chân B. Cầm 1 vật, đứng cả 2 chân
C. Đứng co 1 chân D. Cầm 1 vật, đứng co 1 chân
Câu 2. Người ta thường chọn những vật gắn với . . . để làm vật mốc.
A.Mặt Trăng. B.Mặt Trời.
C.Trái Đất. D.Sao Hoả.
Câu 3. Bố Huyền chở Huyền đi học bằng xe máy, đi đến 1 đoạn, đột nhiên Huyền ngã nhào về phía trước. Tại sao như thế?
A. Bố Huyền đột nhiên đi nhanh B. Bố Huyền thắng gấp
C. Bố Huyền rẽ trái D. Bố Huyền rẽ phải.
Câu 4.Máy nén thuỷ lực hoạt động dựa theo nguyên lí nào?
A.Nguyên lí Acsimet. B.Nguyên lí Newton
C.Nguyên lí Faraday. D.Nguyên lí Paxcan.
Câu 5 . Việc làm nào sau đây là ứng dụng hiểu biết về áp suất khí quyển?
A. Thắng gấp B. Thả diều
C. Trên nắp ấm trà có lỗ nhỏ D. Thổi bong bóng.
Câu 6. Muốn kiểm chứng độ lớn lực đẩy Acsimet cần phải đo những đại lượng nào?
A.P B.P,V
C.V D.U
Câu 7. Khi thầy viết bảng, có lực ma sát nào xuất hiện?
A.Lực ma sát nghỉ. B.Lực ma sát lăn.
C.Lực ma sát trượt. D.A, B ,C đều đúng.
Câu 8. Dụng cụ nào sau đây của các chú thợ nề là 1 cái bình thông nhau?
A.Ống cân nước. B.Bàn chà.
C.Cái bay. D.Dây dọi.
II.Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 9: (1,5 điểm)
Em hãy nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng ( 2 điều kiện)
Câu 10: (1,5 điểm)
Trong các trường hợp sau đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?
a) Kéo gỗ trượt trên mặt đất.
b)Bao lúa nằm yên trên yên xe.
c) Quả banh đang lăn.
Câu 11: (1,5 điểm)
Hãy lấy 2 ví dụ ở địa phương em mà người dân đã “vô tình” ứng dụng các hiện tượng Vật lí ở lớp 8.
Câu 12: (1,5 điểm)
Nửa đoạn đường đầu, Lộc đi với tốc độ v1=12km/h, nhưng nửa đoạn đường sau, vì sợ trễ giờ học nên Lộc phải đạp xe nhanh với tốc độ v2=18km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.
ĐÁP ÁN
I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm - Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
B
D
C
B
C
A
II.Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 9: (1,5 điểm)
Khi bỏ vật vào chất lỏng, thì:
- Vật chìm xuống khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng vật: FA < P (dl < dv)
- Vật lơ lửng khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng vật: FA = P (dl = dv)
- Vật nổi lên khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng vật: FA > P (dl > dv)
Câu 10: (1,5 điểm)
a) Xuất hiện lực ma sát trượt.
b) Xuất hiện lực ma sát nghỉ.
c) Xuất hiện lực ma sát lăn.
Câu 11:(1,5 điểm- Lấy 2 ví dụ trong các ví dụ sau)
- Bè gỗ ( sự nổi)
- Công trình nước sạch ( chênh lệch áp suất – nguyên tắc bình thông nhau)
- Ống cân nước
- . . .
Câu 12:(1,5 điểm)
Vận dụng công thức tính tốc độ trung bình:
Thay sô vào ta có:
File đính kèm:
- SANGKIENKINHNGHIEM KHONG DAT.doc