Đề tài Thiết bị dạy học tự làm Vật lý 8: Mô hình hệ thống dẫn nước nông thôn

Xã hội phát triển cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, thì giáo dục đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong báo cáo chính trị của Đại Hội Đảng lần IX đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện phát huy năng lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do đó, mục tiêu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức, đạo đức, sức khoẻ, rèn luyện cho các em lòng hăng say học tập và chiếm lĩnh kiến thức để trở thành người hữu ích góp phần xây dựng đất nước phồn thịnh. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá”

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết bị dạy học tự làm Vật lý 8: Mô hình hệ thống dẫn nước nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến: Xã hội phát triển cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, thì giáo dục đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong báo cáo chính trị của Đại Hội Đảng lần IX đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện phát huy năng lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do đó, mục tiêu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức, đạo đức, sức khoẻ, rèn luyện cho các em lòng hăng say học tập và chiếm lĩnh kiến thức để trở thành người hữu ích góp phần xây dựng đất nước phồn thịnh. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá” Vì thế, không ngừng phấn đấu, rèn luyện năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ thường xuyên của người Giáo Viên. Để làm tốt nhiệm vụ ấy, mỗi Giáo Viên phải luôn luôn suy nghĩ tìm toì, sáng tạo để cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc trưng môn học. Chính vì thế, khi giảng dạy kiến thức nào có liên quan đến thực tiễn cuộc sống tôi luôn quan niệm “ Tai nghe không bằng mắt thấy”, làm sao để học sinh thấy được vấn đề này được ứng dụng như thế nào vào cuộc sống? Làm thế nào để học sinh hứng thú với môn học này từ đó yêu thích môn học? Đây là vấn đề tôi luôn quan tâm trong suốt quá trình giảng dạy. Do đó, tự làm thiết bị dạy học là vấn đề thật cấn thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy của tôi đạt hiệu quả cao hơn. 2. Lựa chọn sáng kiến: Sau thời gian nghiên cứu, chọn lựa để thực hiện việc tự làm thiết bị dạy học nhằm đáp ứng công tác giảng dạy sao cho đạt hiệu quả hơn thực tại, tôi tự phân tich: “ Thiết bị dạy học tự làm phải có tính khoa học, được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là phải mang tính sáng tạo và không trùng lặp với các thiết bị được trang cấp”. Với ý tưởng đó, tôi đã lựa chọn thiết bị tự làm là: Hệ thống dẫn nước ở nông thôn ứng dụng bài dạy bình thông nhau của vật lý lớp 8 chương trình Trung Học Cơ Sở hiện hành. Sau đây là bản thyết minh trình bày quy trình thực hiện thiết bị dạy học tự làm cùng với hướng dẫn sử dụng và kết quả đạt được khi sử dụng thiết bị để dạy học. B PHẦN NỘI DUNG: Tên gọi của thiết bị dạy học tự làm là: HỆ THỐNG DẪN NƯỚC NÔNG THÔN. Loại hình của thiết bị: Mô hình Công dụng của thiết bị: Làm bật trọng tâm nguyên lý của bình thông nhau là: “ Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của các chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao”(SGK Vật lý lớp 8 – Trang 31) I QUY TRÌNH THỰC HIỆN: Vẽ sơ đồ thiết bị. Vạch dấu theo sơ đồ. Hoàn chỉnh và vận hành để kiểm tra. Lắp ráp thiết bị theo sơ đồ. Chuẩn bị vật liệu , cắt các mô hình nhà ở. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1 .Vẽ sơ đồ thiết bị: N1 Hồ nước 2nh N4 N2 N5 N3 Ống dẫn nước chính 1nh 4h 3 Bồn nước sạch Giếng nước Diễn giải sơ đồ: Khu nhà ở bao gồm 05 nhà dân dụng và một hồ nước: Trong đó N1, N2, N4, N5 là nhà một tầng, N3 là nhà ba tầng. Mỗi nhà có 01 bình chứa nước, riêng nhà ba tầng bình chứa nước đặt trên tầng cao nhất. Một bồn chứa nước sạch, nước này được đưa lên nhờ hệ thống bơm hút. Một giếng nước Một ống dẫn nước chính nối từ bồn chứa nước đến các bình chứa của từng nhà và hồ nước nhờ các ống rẽ, mỗi bình chứa nước đều có van đóng (mở) riêng biệt. 2. Chuẩn bị vật liệu, cắt các mô hình nhà ở: Xuất phát từ quan điểm thiết bị dạy học tự làm phải mang tính khoa học, sáng tạo nhưng không tốn nhiều kinh phí dẫn đến lãng phí. Vì thế tôi chọn vật liệu đơn giản, dễ tìm và ít tốn kém. a.Chuẩn bị vật liệu: STT Tên vật liệu Số lượng Kích thước Giá tiền Công dụng 1 Mút xốp 02 tấm 40cm x 100cm 0 đ Mặt phẳng chứa mô hình, làm các mô hình nhà 2 Bàn gỗ 01 cái 40cm x100cm x 30cm 35.000 đ Chứa toàn bộ mô hình 3 Giấy màu 06 tờ 15cm x 20cm 6.000 đ Trang trí 4 Băng keo 02 cuộn 5.000 đ Lắp ráp mô hình 5 Ống nhựa dẻo 01 ống Dài 2m = 1cm 6.000đ Làm ống dẫn nước đường ống chính 6 Dây truyền nước biển y tế 06 dây 0 đ Làm ống dẫn nước vào các bình chứa của từng nhà 7 Bình nhựa 02 bình = 20cm 13.000 đ Làm bồn chứa nước sạch 8 Môtur, pin 01cái, 6 pin 1,5v 37 500đ Làm hệ thống bơm nước 9 Giá đỡ bằng gỗ 01cái Cao 30cm 15.000 đ Làm kệ đặt bồn chứa nước sạch Tổng cộng 117 500 đ b.Cắt các mô hình nhà ở: b.1.Cắt các nhà một tầng: Dùng thước đo các tấm mút để cắt các mô hình nhà có kích thước (6cm x 5cm x 7cm ) sau đó dùng dao thật sắc để cắt theo các dấu đã vạch, lần lượt cắt và dùng băng keo hai mặt ráp thành bốn mô hình nhà một tầng có kích thước giống nhau. b.2.cắt nhà ba tầng: Dùng thước đo các kích thước (6cm x 5cm x 7cm ) cắt thành ba khối có kích thước tương tự, sau đó cũng dùng băng keo hai mặt ráp lại thành một mô hình nhà ba tầng. Dùng giấy màu vàng cắt khung cửa sổ các mô hình nhà, dùng giấy màu xanh làm đường viền trang trí các mô hình nhà cho có tính thẩm mỹ. Đến đây, tôi đã cắt và ráp xong bốn mô hình nhà một tầng và một mô hình nhà ba tầng và chuyển sang bước tiếp theo. 3. Vạch dấu theo sơ đồ: Dùng thước chia đều các vị trí của nhà ở, bồn nước, giếng nước, ống nước chính, các ống nước vào bình chứa của từng nhà sau cho cân đối trên mặt phẳng của tấm mút xốp, dùng bút đánh dấu các vị trí cho chính xác. 4. Lắp ráp thiết bị theo sơ đồ: Cắt rãnh để đặt ống nước theo dấu đã vạch. Dùng băng keo hai mặt để dính chặt các nhà ở theo các vị trí đã đánh dấu. Gắn môtur vào bình để bên dưới tượng trưng cho giếng nước sau đó gắn ống nối từ “Giếng” và bồn chứa nước sạch. Đặt bồn nước sạch lên giá đỡ. 5. Hoàn chỉnh và vận hành để kiểm tra thiết bị: Sau khi đã lắp ráp xong thiết bị, dùng keo hàn các mối nối, đổ nước vào bình và vận hành dể kiểm tra. Công việc sau cùng là trang trí thiết bị cho có tính thẩm mỹ. Đến đây, sau thời gian hai ngày tôi đã thực hiện hoàn chỉnh thiết bị dạy học tự làm. MÔ HÌNH HỆ THỐNG DẪN NƯỚC NÔNG THÔN II HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ: Khi sử dụng thiết bị để dạy cần thực hiện các bước sau: Bước1: Kiểm tra và đóng các van đưa nước vào bình chứa. Bước2: Đổ nước sạch vào bình. Bước3: Bật công tắt thì môtưr sẽ bơm nước lên bồn chứa, sau khi bơm nước xong tắt môtưr. Bước4 :Lần lượt mở các van để học sinh quan sát nước chảy vào bình chứa của từng nhà ở. Đặc biệt lưu ý học sinh quan sát thấy được nước chảy vào bình chứa ở trên nhà cao tầng, từ đó làm bật trọng tâm nguyên lý của bình thông nhau. III. KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐỂ DẠY: Thiết bị được sử dụng để dạy nguyên lý của bình thông nhau. Khi sử dụng mô hình để dạy, học sinh dễ dàng hiểu được nguyên lý của bình thông nhau là: “ Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của các chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao”(SGK Vật lý lớp 8 – Trang 31). Nhờ thiết bị, học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để giải thích được hệ thống dẫn nước ở nông thôn, thành thị. Có thiết bị dạy học, học sinh học tập hứng thú, sinh động phát triển được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em dễ dàng lãnh hội được kiến thức. TRONG TIẾT HỌC CÁC EM HỌC SINH ĐANG QUAN SÁT MÔ HÌNH ĐỂ KHẲNG ĐỊNH NGUYÊN LÝ CỦA BÌNH THÔNG NHAU C. KẾT LUẬN: Trên đây là quy trình để thực hiện hoàn chỉnh thiết bị dạy học tự làm. Tôi mong muốn rằng thiết bị dạy học này sẽ góp phần hỗ trợ cho việc giảng dạy nhằm giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kinh nghiệm cho thấy thí nghiệm, minh hoạ là phương tiện để học sinh khai thác, phát hiện kiến thức. Vì thế dạy học môn vật lý bậc trung học cơ sở ngoài việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì nhiệm vụ của mỗi giáo viên chúng ta là ngoài việc soạn giáo án, sử dụng phương tiện thiết bị được trang cấp theo hướng tích cực, có thể nói việc tự làm thiết bị dạy học là vấn đề cũng rất cần thiết và thiết thực. Phú An, ngày 10 tháng 2 năm 2009 Người thực hiện Giáo Viên: Nguyễn Thị Phượng LỜI CẢM ƠN Kính thưa Quý Thầy, Cô: Để làm được thiết bị dạy học: Hệ thống dẫn nước ở nông thôn, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Quý Thầy, Cô đã dạy và động viên để tôi hoàn thành thiết bị dạy học tự làm này: -Trước tiên xin chân thành cảm ơn Thầy: Dương Văn Hoãnh Cựu Giáo Viên dạy vật lý Trường Phổ Thông Cơ Sở Phú An, niên khóa: 1979-1980; Xã Phú An, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang ( nay là Trường THCS Nguyễn Tuấn Việt). Thầy đã truyền đạt ý tưởng về hệ thống dẫn nước nông thôn. - Xin chân thành cảm ơn Cô: Nguyễn Thị Kim Hưng và Thầy: Nguyễn Văn Sĩ hiện là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tuấn Việt đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành bị dạy học tự làm này. - Cảm ơn bạn đồng nghiệp: Cô Phan Lê Minh Phương đã cùng tôi đưa thiết bị này dự thi cấp Huyện, Tỉnh. Thiết bị dạy học tự làm này được hội đồng chấm thi cấp Huyện xếp loại A và hội đồng chấm thi cấp Tỉnh xếp loại B năm học 2008- 2009. Phú An, Ngày 03 tháng 10 năm 2013 Người viết: Nguyễn Thị Phượng.

File đính kèm:

  • docSKKN VE THIET BI DAY HOC TU LAM LY 8.doc
Giáo án liên quan