Đề tài Thiết kế bài học theo (Thiết kế công nghệ dạy văn theo thi pháp thể loại cho học sinh trung học phổ thông)

A. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh hiểu và phân tích được đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Từ đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm qua đoạn trích.

- Hiểu được một số nét đặc sắc nghệ thuật của Nam Cao như nghệ thuật điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lý, kết cấu, trần thuật, ngôn ngữ.

- Hiểu được khái niệm truyện ngắn và bước đầu biết cách tiếp cận với một tác phẩm truyện ngắn theo thi pháp thể loại.

B. Chuẩn bị

- Phương tiện dạy học như: SGK, giáo án, phiếu học tập, một số đoạn phim trích trong bộ phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”, máy projecter.

C. Tiến trình dạy học.

- Ổn định lớp &Kiểm tra bài cũ.

- Dạy bài mới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế bài học theo (Thiết kế công nghệ dạy văn theo thi pháp thể loại cho học sinh trung học phổ thông), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài học theo đề tài (Thiết kế công nghệ dạy văn theo thi pháp thể loại cho HS THPT) Tiết dạy theo PPCT: Tuần 13 tiết 50 - 51 Chí phèo Nam Cao A. Mục tiêu bài học. - Giúp học sinh hiểu và phân tích được đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Từ đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm qua đoạn trích. - Hiểu được một số nét đặc sắc nghệ thuật của Nam Cao như nghệ thuật điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lý, kết cấu, trần thuật, ngôn ngữ. - Hiểu được khái niệm truyện ngắn và bước đầu biết cách tiếp cận với một tác phẩm truyện ngắn theo thi pháp thể loại. B. Chuẩn bị - Phương tiện dạy học như: SGK, giáo án, phiếu học tập, một số đoạn phim trích trong bộ phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”, máy projecter... C. Tiến trình dạy học. - ổn định lớp &Kiểm tra bài cũ. - Dạy bài mới. I. Giới thiệu về tác giả tác phẩm - Lưu ý: Phần tác giả Nam Cao đã được học riêng thành bài tác gia được giảng dạy ở những tiết học trước ( nếu cần thì giáo viên có thể nói thật ngắn gọn, hoặc trình chiếu một đoạn phim ngắn giới thiệu về Nam Cao để học sinh có cảm nhận liền mạch giữa tác giả vả tác phẩm) Câu hỏi: Học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và cho biết những nét chính về tác phẩm Chí Phèo? Định hướng trả lời: - Truyện ngắn Chí Phèo ban đầu có tên là Cái lò gạch cũ. - Năm 1941, NXB Đời mới in thành sách và đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. - Năm 1946, Hội Văn hoá cứu quốc xuất bản, Nam Cao lấy tên nhân vật chính đặt tiêu đề cho tác phẩm của mình là Chí Phèo. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo. Đồng thời chứng minh cho tài năng bậc thấy của Nam Cao, một nhà văn lớn. II. Đọc hiểu văn bản Việc 1: Cảm nhận chung về tác phẩm Thao tác 1: Đọc và kể tóm tắt lại câu chuyện - Lưu ý: Trước tiết dạy này giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc trước văn bản ở nhà, trên lớp chỉ nên cho học sinh kể tóm tắt lại tác phẩm. Định hướng tóm tắt: Thao tác 2: Xác định không gian, thời gian, sự kiện, tình huống vấn đề được tập trung khắc họa trong câu chuyện kể, nhân vật chính. Câu hỏi 1: Em hãy nêu bối cảnh xã hội của tác phẩm? Định hướng trả lời: - Xã hội trong tác phẩm là nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Xã hội Thực dân nửa Phong kiến đã khiến người nông dân rơi vào cảnh một cổ hai tròng. Họ bị đẩy vào đường cùng, bị lưu manh hóa, bần cùng hóa tới mức đánh mất cả nhân hình nhân tính. Câu hỏi 2: Truyện được dựng lên trong không gian thời gian nào? Định hướng trả lời: Câu hỏi 3: Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình huống dó mang ý nghĩa gì? Định hướng trả lời: Câu hỏi 4: Theo em, nhân vật chính trong truyện là ai? Định hướng trả lời: - Nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến Thao tác 3: Tìm hiểu bố cục, kết cấu, nhan đề của truyện 1. Bố cục Câu hỏi: Theo em, tác phẩm cố thể chia làm mấy đoạn. Nội dung của từng đoạn? Định hướng trả lời: Chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến “Cả làng Vũ Đại không ai biết”: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi. Đoạn 2: tiếp đó đến “Hồi ấy hắn đâu mới hai bảy, hai tám” Kể về nguồn gốc Chí Phèo. Đoạn 3: tiếp đó đến hết Gặp gỡ thị Nở bên vườn chuối bờ sông, Chí Phèo nhận ra giá trị cuộc sống. Nhưng rồi khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo chỉ còn cách giết Bá Kiến và tự sát. 2. Nhan đề Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tên của tác phẩm, bắt đầu là “Cái lò gạch cũ” đến “ Đôi lứa xứng đôi” và cuối cùng là “ Chí Phèo”? Định hướng trả lời: Tiêu đề của tác phẩm mang ý nghĩa bao trùm và thể hiện nội dung chủ yếu của tác phẩm. - Nếu đặt tiêu đề truyện là Cái lò gạch cũ mới chỉ phản ánh một đoạn đời sinh ra của Chí Phèo. - Đặt tiêu đề truyện là Đôi lứa xứng đôi truyện đề cập chủ yếu mối tình Chí Phèo, Thị Nở. - Lấy tên nhân vật chính đặt tiêu đề tác phẩm vừa làm nổi bật chủ đề, vừa thể hiện ở cốt truyện. Việc 2: Phân tích tác phẩm Thao tác 1: Phân tích nhân vật 1. Nhân Vật Chí Phèo Câu hỏi 1: Theo em khoảnh khắc nào trong cuộc đời nhân vật được tác giả chọn để kể chuyện trong tác phẩm? Định hướng trả lời: Tác giả chọn kể vể nhân vật Chí Phèo, khi mới sinh ra đã bị bỏ rơi sau lớn lên bị xã hội PK - TD đẩy vào con đường cùng dẫn đến lưu manh hóa rồi tự sát. Câu hỏi 2: Em hãy cho biết hoàn cảnh xuất thân của Chí Phèo? - Ngay từ lúc sinh ra, Chí đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch cũ. “Một anh đi thả ống lươn, một sáng sớm tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch để không” - Chí Phèo là một đứa con hoang tội nghiệp. - Chí lớn lên nhờ sự cưu mang của nhiều người: anh thả ống lươn, bà goá mù, rồi bác phó cối. Bác phó cối qua đời, hắn trở thành người không nơi nương tựa, phải bán rẻ sức lao động để kiếm sống. Câu hỏi 2: Lí do vì sao Chí Phèo bị đẩy đi tù? Định hướng trả lời: - Năm hai mươi tuổi làm canh điền cho nhà Lí Kiến (bây giờ là cụ Bá). Bà Ba nhà Bá Kiến thỉnh thoảng gọi Chí Phèo lên đấm lưng, xoa bụng và làm cái việc không phải. Vì ghen tuông cho nên Bà Kiến đã bỏ tù Chí. Câu hỏi 3: Sau khi ở tù về Chí Phèo đã thay đổi như thế nào? Em có cảm nhận gì về sự thay đổi ấy Định hướng trả lời: - Sau khi ở tù về Chí thay đổi hẳn “cái đầu thì trọc lốc, cái răng thì cạo trắng hớn. Cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết”... - Không còn là một anh Chí hiền lành nhút nhát xưa mà thay vào đó là dáng vẻ của một tay anh chị, một kẻ du côn. Chí đã mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính. Hắn ngủ trong khi say và chửi trong khi say. Đau xót hơn “khi say người ta có thể sai hắn làm bất cứ một việc gì kể cả giết người... bàn tay hắn từng đập vỡ biết bao cảnh yên vui làm chảy máu và nước mắt biết bao người lương thiện”.Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Chí là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Người ta sợ Chí, xa lánh Chí như sợ một con quỷ. Sự xa lánh được Nam Cao đặt ra ngay ở đầu câu chuyện. Câu hỏi 4: Nam Cao để cho Chí Phèo xuất hiện ở đầu truyện với tiếng chửi rất độc đáo, em có suy nghĩ gì về tình huống ấy và đặc biệt là ý nghĩa của tiếng chửi? Định hướng trả lời: - Chí Phèo xuất hiện ngay từ trang đầu của truyện. Đây là cách vào truyện rất độc đáo của Nam Cao. Tác giả muốn người đọc tập trung sự chú ý và có ấn tượng về nhân vật chính của truyện. - Chí Phèo “ ngật ngưỡng” bước vào trang truyện với tiếng chửi mà thoạt nghe người đọc có cảm giác đây đích xác là lời chửi của kẻ say rượu. Những thứ mà Chí chửi nghe ra có vẻ vu vơ mơ hồ. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy, hình như Chí mựơn rượu để chửi đời thì phải. Bởi tiếng chửi có thứ tự, có cung bậc: + Chí Phèo chửi: “Trời” - “ Đời” - “ Làng Vũ Đại” - “ Ai không chửi nhau với hắn” - “ ngưòi đẻ ra hắn”. Đối tượng của tiếng chửi ở đây là rất rõ ràng - xã hội TDPK Câu hỏi 5: Dân làng Vũ Đại đã ứng xử với tiếng chửi của Chí như thế nào? Định hướng trả lời: - Đáp lại tiếng chửi ấy là sự im lặng thật đáng sợ: “Trời” không của riêng ai; “ Đời” không là gì; “ Làng Vũ Đại” ai cũng nghĩ nó chừa mình ra... các bà vợ nhà Bá Kiến đùn đẩy nhau và đáp lại lời chửi của Chí là tiếng sủa của mấy con chó dữ. Thật xót xa. Tất cả không ai muốn giao tiếp với Chí, nói cách khác Chí không còn được coi là con người nữa. Câu hỏi 6: Sau khi ở tù về Chí Phèo đã bị Bá Kiến biến thành tay sai, thành công cụ giết người như thế nào? Định hướng trả lời: - Sau khi ở tù về, Chí tìm đến kẻ thù của mình - người đã đẩy hắn đi tù để trả thù. Nhưng với “ bản lĩnh” của kẻ thống trị lọc lõi, Bá Kiến đã biến Chí thành tay sai của mình. Với cách xử lí khôn khéo, lúc an ủi, lúc kết thân, khi quát tháo và với vài đồng bạc Chí Phèo đã trở “ con dao” trong tay gã “ đồ tể”. Câu hỏi 7: Việc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời Chí Phèo? Định hướng trả lời: - Việc gặp gỡ Thị Nở là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã thức tỉnh phần người trong Chí, kéo Chí từ cuộc sống của thú vật trở lại cuộc sống của người. Câu hỏi 8: Em có cảm nhận gì về con người Thị Nở? Định hướng trả lời: - Thị vốn là người phụ nữ xấu xí, theo Nam Cao thì Thị là người: xấu ma chê quỷ hờn, cái mặt ngắn, cái mũi thì bạnh ra, khuôn mặt hao hao giống... mặt lợn; không những thế Thị lại là dòng dõi nhà có bệnh hủi. - Xây dựng nhân vật Thị Nở như vậy, Nam Cao không có ý bôi nhọ nhân vật của mình như một số ý kiến. Phải hiểu một người như Thị bị mọi người xa lánh mà vẫn tìm được trong mình một tình yêu cao đẹp với một anh Chí không còn được coi là người thì Nam Cao đang ca ngợi con người đấy chứ. Cái mà sau này người ta hiểu đó là ngòi bút nhân đạo của nhà văn. Câu hỏi 8: Khung cảnh của cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở? Định hướng trả lời: - Vào một đêm trăng, tại vuờn chuối cạnh bờ sông , trong tình trạng say rượu - Không gian và cảnh vật thật trữ tình, phù hợp với cuộc gặp gỡ đặc biệt. Dường như ánh trăng của buổi tối hôm đó thật yêu đương, còn cảnh vật thì thật tình tứ: cây dâu tây gần bờ sông thì thân mềm oặt, những tàu chuối trong vườn thì nằm ngửa ưỡn cong cong lên thỉnh thoảng lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình. Câu hỏi 9: - Tác giả đã miêu tả tâm trạng của Chí Phèo như thế nào khi gặp gỡ Thị Nở? Định hướng trả lời: - Cuộc gặp gỡ với Thị Nở, ban đầu với Chí là cảm giác mang tính thể xác, là nhục dục của con người. Nhưng kể từ ấy, Chí Phèo đã bước những bước non nớt về với cuộc sống của con người - những bước đi tỉnh táo đầu tiên sau một cơn say dài. - Hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc. Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc. Nếu trước đây, Chí không ý thức được những điều này, ngay cả đến bao nhiêu tuổi cũng không nhận ra thì gặp Thị Nở như ánh sáng của ngọn đèn chiếu vào cuộc đời tối tăm dằng dặc của Chí Phèo. Thị Nở đã mở đường cho Chí men theo bờ vực thẳm để trở lại làm người. Đó là sự hoàn lương của Chí. - Tác giả đã miêu tả tâm trạng của Chí Phèo rất thành công. Đó là buổi sáng đẹp trời: “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu... Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài... hắn thấy miệng đắng lòng mơ hồ buồn”. Đây là tâm trạng rất lạ ở Chí Phèo. Chí nhận ra cái không gian của buổi sớm, biết buồn và có thể cả niềm vui nên mới bâng khuâng, mơ hồ không phân biệt được. Với dân làng Vũ Đại, Thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà có mả hủi. Nhưng với Chí Phèo, Thị Nở là người rất “có duyên”. “Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say”. Gặp Thị Nở, Chí Phèo mới hay “Cháo hành rất ngon”. Đó là hương vị quyến rũ của hạnh phúc, của tình yêu. Thị Nở đã giúp Chí Phèo phát hiện lại chính mình. - Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh táo để tự ý thứ về thân phận mình. Câu hỏi 10: Chí Phèo đã thức tỉnh như thế nào sau khi gặp Thị Nở? Định hướng trả lời: - Chí Phèo cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình + Tiếng chim hót trong lành buổi sớm. + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông + Tiếng người cười nói đi chợ về Tác giả đã hoà vào tâm trạng của nhân vật: “Buổi sáng hôm nào chẳng thế. Nhưng hôm nay lần đầu tiên nó vang vọng đến đôi tai của Chí Phèo và lần đầu tiên trong đời ta thấy mắt anh ươn ướt nước”. Chí Phèo rưng rưng vì hối hận, vì xót xa cho quãng tời quá khứ đầy bất hạnh của mình. - Chí Phèo hồi tưởng quá khứ và hi vọng ở tương lai + Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải quay tơ”- một giấc mơ rất con người, rất đời thường + Thị Nở sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện bằng phẳng của mọi người. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Câu hỏi11: Qua việc miêu tả sự thức tỉnh của Chí Phèo, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? - Người nông dân trong xã hội cũ dù có bị bóc lột cả nhân hình, nhân tính vẫn âm ỉ bản chất tốt đẹp bên trong. Chỉ cần một chút tình thương, bản chất ấy sẽ thức tỉnh. Đây là tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao. Câu hỏi 12: Lý do nào khiến cho mơ ước được trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo không thực hiện được? Định hướng trả lời: - Con đường trở lại làm người của Chớ Phốo vừa mở ra trước mắt đó bị đúng sầm lại. Bà cụ Thị Nở khụng muốn cho chỏu mỡnh lấy Chớ Phốo. => Đõy là quỏ trỡnh diễn biến tõm trạng phức tạp: Chớ ngạc nhiờn vỡ sao mọi người khụng chấp nhận Chớ. Chớ chợt hiểu một người như Thị Nở mà vẫn khụng chấp nhận Chớ. Chớ thức tỉnh đ hi vọng đ thất vọng đ đau đớn đ phẫn uất đ tuyệt vọng - Vỡ thành kiến, bà cụ Thị Nở - đại diện của thành kiến trong XH cũ đối với Chớ: mọi người quen coi Chớ Phốo là một tờn lưu manh, một con quỷ dữ nờn khi linh hồn trở về với anh thỡ khụng cú ai nhận ra. Một lần nữa Chớ Phốo bị ruồng bỏ phũ phàng. Câu hỏi 13: Bi kịch bị cự tuyệt làm người được thể hiện như thế nào? Định hướng trả lời: - Thực tế xó hội đó đặt hắn trước hai con đường: muốn sống thỡ tiếp tục làm quỷ dữ, hoặc là chết để được làm người. Trong đau đớn, Chớ Phốo lại tỡm đến rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng tỉnh thỡ càng chua xút và nhận ra bi kịch của mỡnh. Chớ cần lương thiện. Chớ đũi lương thiện. Nhưng ai cho Chí lương thiện? - Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả những cái xấu như Thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt Chí. Còn gì bi đát đau đớn tuyệt vọng hơn “hắn ôm mặt khóc rưng rức”. - Theo lớ trớ hắn tỡm đến nhà bà cụ Thị Nở. Nhưng bản năng lại hướng đụi chõn hắn đến nhà Bà Kiến. Lưỡi dao của Chí đã vung lên đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa của cuộc đời. Để lại cho đời bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người chua xót. Cõu hỏi 14: Em đỏnh giỏ như thế nào về hành động của Chớ Phốo? Chi tiết này giỳp chỳng ta hiểu thờm gỡ về xó hội lỳc bấy giờ? Định hướng trả lời: - Đõy chớnh là một hành động lấy mỏu rửa thự của người nụng dõn cựng khổ đó uất ức vựng lờn, vựng lờn một cỏch cụ độc và tuyệt vọng. - Bỏ Kiến chết nhưng người đọc hiểu được rằng kẻ thù của Chí không phải một mình Bá Kiến mà là cả xã hội thối nát đương thời. - Qua đõy Nam Cao đó khỏi quỏt một hiện thực đau lũng của xó hội: những kẻ khốn cựng, khi muốn tồn tại thỡ phải lưu manh, lỳc muốn sống tử tế thỡ phải chết. Đú là một quy luật tàn bạo Cõu hỏi 15: Qua phần phân tích trên, em hãy đánh giá khái quát về hình tượng nhân vật Chí Phèo. Định hướng trả lời: - Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện nhưng bị xã hội đương thời biến thành con quỷ dữ. Với bản chất sẵn có, Chí khao khát được làm người lương thiện. Hắn đã phải trả giá bằng chính cái chết của mình trên ngưỡng của trở về cuộc đời. Cái chết ấy, hình tượng nhân vật ấy như một bản cáo trạng đối với xã hội Việt Nam trước CMT8 - 1945. 2. Nhõn Vật Bỏ Kiến Cõu hỏi 1: Nhõn vật Bỏ Kiến đại diện cho tầng lớp nào trong xó hội cũ? Nhõn vật này được tỏc giả xõy dựng trờn những phương diện nào? Định hướng trả lời: - Bỏ Kiến là một điển hỡnh sắc nột đại diện cho tầng lớp địa chủ cường hào, ỏc bỏ ở nụng thụn Việt Nam giai đoạn trước cỏch mạng. - Hỡnh tượng nhõn vật này được tỏc giả khắc họa qua hai phương diện: ngoại hỡnh bờn ngoài và bản chất bờn trong Cõu hỏi 2: Về ngoại hỡnh của Bỏ Kiến, tỏc giả chủ yếu khắc họa yếu tố nào? Định hướng trả lời: - Tỏc giả khụng miờu tả cụ thể về nột mặt, dỏng người của Bỏ Kiến mà chỉ khắc họa bằng hai yếu tố: tiếng cười Tào Thỏo và tiếng quỏt rất sang Cõu hỏi 3: Em suy nghĩ như thế nào về tiếng cười và tiếng quỏt của Bỏ Kiến? Bản chất ấy thể hiện như thế nào trong lần đầu Chớ Phốo đến nhà Bỏ Kiến? Định hướng trả lời: - Tiếng cười của Bỏ Kiến “nhạt” nhưng lại “giũn gió”, tiếng quỏt thỡ nhẹ nhàng nhưng đầy uy lực. Hai yếu tố ấy đó hộ mở cho ta thấy đõy là một kẻ nham hiểm, khụn khộo và xảo quyệt. - Khi Chớ Phốo đến ăn vạ, bỏ Kiến đó khụn khộo “trị gia” trước bằng việc quỏt mắng mấy bà vợ rồi quỏt Lớ Cường. Bằng giọng dịu hơn, Bỏ Kiến đó dẹp hết đỏm đụng. Cõu hỏi 4: Em có suy nghĩ gì về cách trị đời của Bá Kiến? Qua đó nhận xét gì về con người Bá Kiến? Định hướng trả lời: - Triết lớ sống : mềm nắn rắn buụng, thứ nhất sợ kẻ anh hựng thứ nhỡ sợ kẻ cố cựng liều thõn; trị khụng được thỡ dựng…ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi lại kéo người ta lên để người ta trả ơn... - Điển hỡnh cho bọn địa chủ cường hào ở nụng thụn VN trước 1945: gian xảo, lọc lừi, đục khoột dõn lành khụng nương tay bằng nhiều thủ đoạn. Cõu hỏi 5: Với triết lí sống như thế, Bỏ Kiến đó đối xử với Chớ Phốo như thế nào? Cỏch xử ấy đó giỳp Bỏ Kiến thực hiện mục đớch gỡ? Định hướng trả lời: - Bỏ Kiến đó “xử nhũn”, đó trị kẻ thự của mỡnh bằng mật ngọt: đến gần, nhẹ nhàng lay gọi, hỏi han an ủi. - Bỏ Kiến đó chinh phục, mua chuộc Chớ Phốo làm Chớ mất hết ý thức và tinh thần phản khỏng lỳc đầu. Chỉ bằng vài đồng bạc và những lời ngọt ngào, con cỏo già xảo quyệt ấy đó biến Chớ Phốo từ kẻ thự thành tay sai đắc lực cho mỡnh => Bỏ Kiến là một tờn gian hựng, cơ trớ trong cỏch dựng người. Cõu hỏi 6: Em có suy nghĩ gì về kết cục của nhân vật Bá Kiến? Định hướng trả lời: - Việc Bỏ Kiến bị Chớ Phốo đõm chết là một kết cục xứng đỏng dành cho hắn “nợ mỏu phải trả bằng mỏu”. Và cũng như Chớ Phốo, tỏc giả khẳng định: những tờn cường hào như Bỏ Kiến chưa hết ở nụng thụn Việt Nam trước cỏch mạng thỏng Tỏm “tre già măng mọc, thằng ấy chết, cũn thằng khỏc”. Cõu hỏi 6: Qua phần phân tích trên, em có đánh giá gì về hình tượng nhân vật Bá Kiến? Định hướng trả lời: - Bá Kiến điển hình cho kiểu cường hào ác bá, cho giai cấp thống trị trong xã hội cũ. Xây dựng nhân vật Bá Kiến với bản chất gian hùng xảo quyệt, Nam Cao đã lên án xã hội đương thời đã đẩy người nông dân vào con đường cùng. Thao tác 2: Tìm hiểu hình tượng người kể chuyện. Câu hỏi: Hình tượng người kể chuyện được hiện lên như thế nào thông qua điểm nhìn, thái độ, lời kể, giọng điệu... trong truyện? Định hướng trả lời: - Nam Cao đã tạo ra giọng điệu trần thuật độc đáo: + Kết hợp giữa đối thoại và độc thoại (đoạn đối thoại giữa Chí Phèo, Thị Nở, giữa Chí Phèo và Bá Kiến). + Kết hợp giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Cho nên ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi lồng ghép và nhau (Tả buổi sáng đẹp trời và sự thức tỉnh của Chí Phèo). + Đặc biệt Nam Cao có tài sử dụng ngôn ngữ độc thoại. (Đoạn 3: chi tiết Chí Phèo tỉnh dậy. Đoạn 2: độc thoại nội tâm của Bá Kiến). - Bằng thái độ trân trọng, Nam Cao đã xây dựng thành công các nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. - Các chi tiết trong truyện được Nam Cao lựa chọn kĩ càng khiến cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn - Bằng sự quan sát kĩ lưỡng, Nam Cao đã miêu tả tâm lý nhân vật hết sức sâu sắc qua đó khắc họa đậm nét tính cách nhân vật. Việc 3: Tìm ý nghĩa, cái hay của tác phẩm. Thao tác 1: Tìm ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Câu hỏi: Theo em, nội dung tư tưởng mà Nam Cao muốn gửi gắm thông qua tác phẩm là gì? Định hướng trả lời: - Trong mọi hoàn cảnh, con người vẫn luôn khát vọng được sống lương thiện, sống đúng nghĩa với bản chất của Con người. Người nông dân trong xã hội cũ, họ bị đẩy vào đường cùng, bị lưu manh hóa không còn nhân hình nhân tính. Ngọn lửa lương thiện trong họ không tắt hẳn, có cơ hội là bùng cháy. Đó chính là vẻ đẹp đầy tính nhân văn của tác phẩm. - Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị đương thời với người nông dân phải được giải quyết một cách quyết liệt. Thao tác 2: Tìm cái hay, sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc Câu hỏi: Đối với bạn đọc, tác phẩm có sức hấp dẫn gì về mặt nội dung? Định hướng trả lời: - Giá trị hiện thực:Tác phẩm nhằm tố cáo xã hội TD PK đã đẩy người dân vào con đường cùng, khiến họ đánh mất đi những bản chất tốt đẹp vốn có của con người. - Giá trị nhân đạo: Bằng tấm lòng nhân đạo, Nam Cao đã ca ngợi vẻ đẹp của con người, hướng con người vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một xã hội công bằng. Câu hỏi: Cái hay của tác phẩm được nhìn ở góc độ nghệ thuật. Định hướng trả lời: - Bằng giọng điệu trần thuật độc đáo có sự đan xen giữa độc thoại và đối thoại, Nam Cao đã xây dựng thành công các hình tượng nhân vật của mình. Các chi tiết trong truyện được chọn lọc. Từ ngữ được chọn lựa phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật kết hợp với giọng kể hấp dẫn làm nổi bật tính cách của từng nhân vật. Tất cả đã làm nên thành công của tác phẩm. Việc 4: Khắc đậm khái niệm truyện ngắn và cách tiếp cận truyện ngắn theo thi pháp thể loại. Thao tác 1: Khắc đậm khái niệm truyện ngắn - Truyện ngắn là hình thức cỡ nhỏ của truyện , kể về một sự kiện, một hiện tượng, một khoảnh khắc trong cuộc đời nhân vật và thể hiện một nét bản chất tính cách nhân vật. Kết cấu truyện đơn giản ít nhân vật và bị hạn chế về không gian và thời gian. Thao tác 2: Cách tiếp cận Sau khi cho học sinh tìm hiểu phần tác giả, tác phẩm, GV lần lượt thực hiện theo các bước sau: Việc 1: Cảm nhận chung về tác phẩm Thao tác 1: Đọc và kể tóm tắt tác phẩm Thao tác 2: Xác định không gian, thời gian, sự kiện tình huống, vấn đề được tập trung khắc họa trong câu chuyện kể, nhân vật chính Thao tác 3: Tìm hiểu kết cấu, bố cục, nhan đề của tác phẩm Việc 2: Phân tích tác phẩm Thao tác 1: Phân tích nhân vật Thao tác 2: Tìm hiểu hình tượng người kể chuyện Việc 3: Tìm ý nghĩa, cái hay của tác phẩm Thao tác 1: Tìm ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm Thao tác 2: Tìm giá trị cái hay, sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc. Việc 4: Khắc đậm khái niệm truyện ngắn và cách tiếp cận truyện ngắn theo thi pháp thể loại. Thao tác 1: Khắc đậm khái niệm truyện ngắn Thao tác 2: Cách tiếp cân Bài tập củng cố; 1. Tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo 2. Thông điệp mà Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Chí Phèo. 3.Phân tích tâm trạng của Chí phèo qua cuộc gặp gỡ với Thị Nở. 4.Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

File đính kèm:

  • docthiet ke bai Chi pheo theo thi phap the loai.doc
Giáo án liên quan