Đề tài Thơ “Hoa cúc vàng”

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm, kết hợp được cử chỉ điệu bộ nét mặt

- Trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ; mỗi khi mùa xuân đến, hoa cúc nở vàng rực

rỡ.

- Rèn sự mạnh dạn, tự tin và ý thức yêu quí tôn trọng sản phẩm mà người lao động tạo

ra một số loại hoa.

- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, cung cấp vốn từ cho trẻ

- Rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, biết nâng niu các loại hoa một cách nhẹ nhàng

- Giáo dục trẻ yêu thích, bảo vệ loài hoa, mỗi loại hoa mang một ý nghĩa và giá trị khác

nhau.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa (2 tranh) và thơ chữ to.

- Một số loài hoa tươi: hoa hồng, hoa cúc vàng-trắng,

- Ba bức tranh trò chơi: Thân cây hoa cúc, một số hoa cúc và lá

• NDTH: ÂN “Ra chơi vườn hoa”, “Hoa trong vườn”;

• Toán: Đếm số hoa

• BKPKH: Một số loài hoa

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12724 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thơ “Hoa cúc vàng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: LQVH Đề tài: Thơ “HOA CÚC VÀNG” Ngày day: 19/01/2011 Người dạy: Võ Thị Minh Thức Đơn vị: Trường Mẫu giáo Trà Sơn I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm, kết hợp được cử chỉ điệu bộ nét mặt - Trẻ cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ; mỗi khi mùa xuân đến, hoa cúc nở vàng rực rỡ. - Rèn sự mạnh dạn, tự tin và ý thức yêu quí tôn trọng sản phẩm mà người lao động tạo ra một số loại hoa. - Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, cung cấp vốn từ cho trẻ - Rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, biết nâng niu các loại hoa một cách nhẹ nhàng - Giáo dục trẻ yêu thích, bảo vệ loài hoa, mỗi loại hoa mang một ý nghĩa và giá trị khác nhau. II/ CHUẨN BỊ: Tranh minh họa (2 tranh) và thơ chữ to. Một số loài hoa tươi: hoa hồng, hoa cúc vàng-trắng,… Ba bức tranh trò chơi: Thân cây hoa cúc, một số hoa cúc và lá NDTH: ÂN “Ra chơi vườn hoa”, “Hoa trong vườn”; Toán: Đếm số hoa BKPKH: Một số loài hoa III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1/ Hoạt động: - Hát: “Ra chơi vườn hoa”. - Đàm thoại: Hát bài hát gì? Bài hát thuộc chủ điểm gì? Cô khái quát: Bài hát “Ra chơi vườn hoa” thuộc chủ điểm “Thực vật” cụ thể là “Một số loại hoa”. Thế các con có biết hoa dùng để làm gì không? Cô nói: Hoa làm cho thiên nhiên thêm đẹp hơn. Vì vậy, các con phải bảo vệ, yêu thích các loài hoa. - Và gần nhà cô, thì Nhà Bạn MiSa có trồng một vườn hoa rất là đẹp; các cháu có thích đi tham quan không? Khi đi thì các con đi bên tay nào? Đến vườn hoa nhà bạn MiSa thì các con không được ngắt hoa, bẻ cành các con nhớ chưa? - Tham quan vườn hoa: Hỏi trẻ: Có nhận xét gì về vườn hoa? Hoa có màu gì? (Lồng ghép toán, đếm số lượng một vài loại hoa). - Cô Khái quát lại: Vườn hoa nhà bạn MiSa có trồng nhiều loại hoa như: hoa hồng, hoa lay ơn, hoa cúc. Và tác giả Nguyễn Văn Chương có viết bài thơ miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa cúc này đấy. Để biết xem vẻ đẹp của hoa cúc tác giả miêu tả như thế nào? thì các con cùng cô về lớp đọc xem nhé!(đọc thơ :Hoa kết trái) 2/ Hoạt động 2: - Cô đọc lần 1: Diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. - Cô đọc lần 2: Tranh minh họa. - Chuyển vị trí hát “ Hoa trong vườn” - Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả; Cô đọc lần 3 tranh chữ to ( 1 lần) - Trích dẫn giảng giải nội dung và kết hợp giải thích từ khó: + Khổ thơ đầu: Từ “ Suốt cả … còn cây chịu rét” Đoạn thơ này nói lên loài hoa cúc vàng này chịu được rét. Từ rét ở đây có nghĩa là rất lạnh. + Khổ thơ 2: Từ “Sớm nay…về chăng?” Đoạn thơ này nói lên loài hoa cúc thường nở vào mùa xuân. + Khổ thơ 3: Từ “Ồ…lá biếc” Đoạn thơ này tác giả miêu tả màu vàng của hoa cúc vàng như nắng. Từ lá biếc ở đây có nghĩa là màu xanh rất là đậm. + Khổ thơ 4: Từ: “Chờ cho..mọi nhà” Đoạn thơ này nói hoa cúc nở rất đẹp vào những ngày tết và mang đến niềm vui cho mọi nhà. Từ nở bung ở đây có nghĩa là nở rất to. - Giải thích cách đọc thơ: 4 câu đầu đọc với giọng chậm rãi, boăn khoăn; 4 câu tiếp theo đọc với giọng bình thường; 8 câu cuối đọc giọng vui tươi nhấn mạnh vào các từ: Ồ; nắng ít; gom; nở bung; rực vàng; ấm vui. - Dạy trẻ đọc thơ: + Lớp đọc cùng cô 1-2 lần.(kết hợp cử chỉ ,điệu bộ, nét mặt) + Tổ - nhóm – cá nhân- Lớp. - Chuyển vị trí đọc thơ “Hoa cúc vàng” * Đàm thoại: - Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Tác giả đã miêu tả loài hoa cúc sống trong thời tiết gì? (Lạnh, trời không có nắng). - Hoa cúc thường nở vào mùa nào? (Mùa xuân) - Trong bài thơ này tác giả tả hoa cúc có màu gì? (Vàng như nắng) - Hoa cúc nở thì mang đến cho mọi người những gì? (niềm vui và hạnh phúc). - Muốn có được hoa cúc thì các con phải làm gì? * Cô khái quát GD: Vừa rồi các cháu đọc bài thơ “Hoa cúc vàng” của tác giả Nguyễn Văn Chương; Tác giả miêu tả loài hoa cúc sống được trong thời tiết lạnh, và nó thường nở vào mùa xuân, ngoài hoa cúc vàng này thì trong cuộc sống còn rất nhiều loại hoa cúc màu khác nữa đấy các con như: hoa cúc màu trắng, màu đỏ, màu tím…Loài hoa cúc đem lại lợi ích cho con người chúng ta, thường dùng làm lễ cúng, trang trí, hoa cúc còn mang lại niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Vì thế các con phải biết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây hoa nhé! 3/ Hoạt động 3: TC: “Trang trí cây hoa” Chia lớp thành 3 nhóm Cô giải thích cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi Trẻ tiến hành chơi; cô đến từng nhóm quan sát, gợi ý. Nhận xét sau khi chơi. Đếm số hoa và lá của từng nhóm chơi. Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ “Hoa cúc vàng”. Trẻ hát Trẻ trả lời - Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ đọc HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ điểm:Thực Vật Ngày dạy:19/01/2011 Người dạy:Võ Thị Minh Thức Đơn vị :Trường Mẫu Giáo Trà Sơn I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Góc phân vai: + Trẻ thể hiện được vai chơi và nhiệm vụ chơi; biết được gia đình có bố mẹ và các con, gia đình có 2 con là gia đình ít con, gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con. + Trẻ biết phối hợp cùng nhóm bán hàng để mua hoa, quả phục vụ gia đình. + Nhóm bán hàng biết phản ánh đúng công việc của người bán và mua hàng, biết tỏ thái độ tôn trọng. + Nhóm bác sỹ: Biết khám bệnh ra toa, bán thuốc và chỉ dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc. Góc xây dựng: + Trẻ xây dựng công viên có hoa ,cây xanh,cấu trượt, xích đu, nơi luyện tập. + Biết sáng tạo trong công trình xây dựng. - Góc NT: trẻ biết xé dán hoa, vẽ 1 số loài hoa,làm bộ sưu tập hoa-quả-cây xanh… GD: Tự biết chăm sóc và bảo vệ các loài hoa, có ý thức kỹ luật trong khi chơi, không chạy nhảy lung tung, không làm ồn ào, không nói to làm ảnh hưởng đến nhóm khác, có thói quen, hành vi văn minh, không vứt rác bừa bãi trong lớp, biết đoàn kết với bạn bè,… II/ CHUẨN BỊ: - Bố trí các góc chơi rộng rãi - Góc phân vai: bộ đồ chơi gia đình, hoa - quả - rau xanh, đồ chơi bác sỹ (ống nghe, sổ khám bệnh, ống tiêm thuốc). - Góc xd: cây xanh, cây hoa, hàng rào, nhà, đèn,…. - Góc NT: + Tranh các loài hoa. + Hồ dán, khăn lau tay. + Bút màu, bút chì, giấy vẽ, hạt dưa... III/ CÁCH TIẾN HÀNH: 1/ Hoạt động 1: (Thỏa thuận trước khi chơi). Cô cùng trẻ hát: “Màu hoa”. Đàm thoại: Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát :”Màu hoa” thuộc chủ điểm nào? Cô khái quát GD: Bài hát: Màu hoa “thuộc chủ điểm thực vật; chủ đề: Một số loại hoa”. Hoa là loại thực vật cho chúng, hương thơm, kết quả cho chúng ta ăn và hoa còn làm đẹp thiên nhiên. Vậy các con phải làm gì để bảo vệ hoa? Các con không được hái hoa, bẻ cành. Nhà bạn nào trồng hoa thì nhớ chăm sóc và bảo vệ chúng nhé! Lớp mình có rất nhiều góc chơi. Đó là những góc chơi nào? (Trẻ kể góc chơi). Nhưng hôm nay cô sẽ cho lớp mình chơi 3 góc nhé! Thế bạn nào biết cô định cho lớp mình chơi ở góc nào không? Góc xây dựng, các con chơi những gì? Ở góc xây dựng cô sẽ cho các con xây dựng công viên: có cây hoa, cây xanh, hàng rào, nhà, cầu trượt, xích đu,… Góc phân vai: + Nhóm gia đình: mẹ đi chợ nấu ăn, chăm sóc các con. Bố dẫn con đi khám bệnh. + Nhóm bán hàng: bán 1 số loại hoa, quả. + Nhóm bác sỹ: khám - chữa bệnh cho bệnh nhân. Góc NT: các con sẽ cắt, xé dán, tô .làm bộ sưu tập hoa-quả-cây xanh, vẽ các loại hoa. Ở các góc chơi, cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi mới. Thế các con thích chơi góc nào? Thì về góc đó chơi đi? Vậy khi về góc chơi, các con phải như thế nào? Cô GD trẻ trong và sau khi chơi: không đánh bạn, không tranh dành đồ chơi với bạn, chơi xong cất đúng nơi qui định. Đọc thơ: “Hoa cúc vàng” về góc chơi 2/ Hoạt động 2: (Quá trình chơi).Tiến hành cho trẻ chơi - Cô đến từng góc chơi gợi ý phân công vai chơi, nhiệm vụ chơi và tham gia chơi cùng trẻ. Cô đến Góc xd và hỏi: Ai là trưởng công trình? Hôm nay các chú công nhân xây gì vậy? Chú trưởng công trình đã phân công công việc cho các chú chưa? Ở cửa hàng có bán rất nhiều hoa và các chú nhớ đến mua về trồng nhé! Cô đến Góc phân vai: + Nhóm gia đình: Chào gia đình! Hôm nay mẹ nấu món gì vậy? Hôm nay cửa hàng bán rất nhiều hoa tươi, chị có mưốn đến đó mua không? + Nhóm bán hàng: Ai làm cửa hàng trưởng? Khi khách đến cô phải ntn? Cô làm ơn giới thiệu giúp tôi về những sản phẩm có ở cửa hàng với. Tôi muốn mua hoa hồng để tặng SN bạn, cô bán cho tôi nhé! Cô bán hàng sau khi khách mua xong cô bán hàng nói thế nào? Có mời lần sau lại mua không? + Nhóm bác sỹ: Ai làm bác sỹ? Ai làm y tá? Khi bệnh nhân đến khám, bác sỹ ntn? Góc NT: Các cô chú họa sỹ đang làm gì đấy? Các chú nhớ làm cho đẹp, dán hoa và tranh cẩn thận kẻo rách hoa đấy. Cô cùng tham gia xé những bông hoa với trẻ! Trong quá trình trẻ chơi, cô theo dõi, kịp thời xử lý các tình huống nhằm động viên, khuyến khích trẻ chơi tốt, tạo mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm, cá nhân chơi. Gần hết giờ, cô thông báo. 3/ Hoạt động 3: (Nhận xét giờ chơi). - Nhận xét sau khi chơi. Cô đến từng góc chơi nhận xét chơi và sản phẩm của trẻ theo hình thức cuốn chiếu. - Cô nhận xét góc nghệ thuật: Hôm nay các con vẽ gì? Muốn vẽ được các loại hoa này thì các con vẽ những nét gì tạo thành?,… Cô khái quát tuyên dương! Dắt trẻ đến góc phân vai. - Đến góc phân vai, cô cho trẻ đến nhóm chơi gia đình và hỏi: Hôm nay mẹ nấu món ăn gì? Những món này đem lại lợi ích gì cho chúng ta? Trước khi nấu chúng ta vệ sinh thế nào? Cô đến nhóm bác sỹ và hỏi: Bác sỹ ơi, hôm nay khám bệnh có đông bệnh nhân không? Công việc của bác sỹ làm gì? Cô y tá làm gì? Cô y tá có dặn bệnh nhân uống thuốc không? Cô đến nhóm bán hàng: Hôm nay bán hàng được không? Khi khách hàng đến mua thì cô như thế nào? (Mời khách mua hàng, cám ơn khách hàng lời lần sau lại đến). - Dắt trẻ ở góc nghệ thuật và phân vai đến góc xây dựng. Xin hỏi, xin hỏi: Ai là nhóm trưởng công trình? Nhóm trưởng hãy giới thiệu về công trình vừa được xây dựng nào? Trẻ giới thiệu. Cô khái quát giáo dục: Các con ơi! Các chú công nhân xây dựng công viên 28-8 có tường rào cổng ngõ và khu vui chơi để cho các cháu chơi, khu dưỡng lão để cho các cụ già luyện tập và vườn hoa để cho mọi người ngắm và làm đẹp cho công viên,… Công viên này để cho chúng ta giải trí sau những lúc mệt mỏi. Vì thế khi đến công viên, các con không hái hoa, bẻ cành, không vứt rác bừa bãi và phải biết yêu quý các loài hoa nhé! Kết thúc: Cho trẻ hát “Bạn ơi hết giờ rồi!”. Cho trẻ thu dọn đồ chơi.

File đính kèm:

  • docgiao an LQVH.doc