Giáo dục là nền tảng văn hóa của một nước là sức mạnh tương lai của dân tộc. Các nhà tương lai học đã khẳng định giáo dục là con đường để đi tới tương lai, tương lai của con người hoàn toàn phụ thuộc vào giáo dục, vào thời đại ngày nay, giáo dục phải đứng hàng đầu và đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển xã hội tương lai. Giáo dục là động lực cho sự phát triển xã hội, không phát triển giáo dục không thể nói đến phát triển xã hội nhưng phát triển giáo dục không chỉ phát triển tri thức ở học sinh, mà còn hình thành ở các em các phẩm chất nhân cách của một con người tài đức vẹn toàn.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về học sinh chưa ngoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục là nền tảng văn hóa của một nước là sức mạnh tương lai của dân tộc. Các nhà tương lai học đã khẳng định giáo dục là con đường để đi tới tương lai, tương lai của con người hoàn toàn phụ thuộc vào giáo dục, vào thời đại ngày nay, giáo dục phải đứng hàng đầu và đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển xã hội tương lai. Giáo dục là động lực cho sự phát triển xã hội, không phát triển giáo dục không thể nói đến phát triển xã hội nhưng phát triển giáo dục không chỉ phát triển tri thức ở học sinh, mà còn hình thành ở các em các phẩm chất nhân cách của một con người tài đức vẹn toàn.
Trong xu thế đổi mới của xã hội nhằm nâng cao trình độ nhận thức của học sinh. Ngoài kiến thức các em phải nắm trong hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, sinh hoạt Đội thì bên cạnh đó đạo đức và nhân cách giữ vai trò quan trọng để các em phát triển và trở thành người tốt. Đối với học sinh tiểu học, học sinh ngoan, biết chăm chỉ học tập vâng lời ông bà cha mẹ. Đó là niềm mơ ước của các bậc phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo. Vậy học sinh như thế nào là ngoan ? Thế nào là chưa ngoan? Trong chương trình học sách giáo khoa môn đạo đức cũng giáo dục các em các đức tính hướng tới và hình thành tính cách cho các em. Nhưng việc giáo dục học sinh chưa ngoan không chỉ có thầy cô giáo ở trường, mà còn phụ thuộc vào môi trường sống, gia đình của các em, các nhân tố bên ngoài như bạn bè, láng giềng xung quanh…
Do học sinh tiểu học còn nhỏ, cho nên các en chưa hiểu biết được tầm quan trọng của những tính cách mà cuộc sống môi trường đã tác động đến các em, và cũng rất nhiều nguyên nhân dẫn học sinh đến việc các em chưa được ngoan. Để tìm hiểu các nguyên nhân và tác động đến các em, làm cho các em trở thành những đứa trẻ chưa ngoan. Là giáo viên dạy tiểu học nắm được tâm lý của học sinh trong lớp học, đó cũng là một bước dẫn đến cho bài dạy của mình được thành công và có hướng giáo dục, giúp đỡ các em trở thành học sinh tốt, học sinh ngoan. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu về học sinh chưa ngoan” học sinh lớp 1A trường tiểu học Tân Thành xã Tân Thành huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Là giáo viên với tay nghề còn non kém, ở trường em cũng ít có điều kiện tham khảo các tài liệu nên em cũng chưa biết được có những ai đã nghiên cứu đề tài này. Do vậy đề tài này đối với em là hoàn toàn mới lạ và hấp dẫn. Nó là bước đầu để em học hỏi và nâng cao sự hiểu biết trong sự nghiệp giáo dục sau này của mình.
3. Giả thuyết khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Giả thuyết khoa học:
Qua tìm hiểu em nêu ra các giả thuyết sau:
Học sinh ở lớp 1A trường tiểu học Tân Thành chưa được ngoan điều có thể do:
- Điều kiện trường ở xa Thị Trấn cuộc sống của người dân nơi đây còn khó khăn thiếu thốn, con em họ ít được tiếp thu luồn văn hóa phù hợp với các em, các chương trình thiếu nhi trên Tivi các em cũng ít có điều kiện được xem.
- Cuộc sống ở môi trường xung quanh cũng tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh.
- Trình độ dân trí của người dân nơi đây còn thấp, họ chưa có cách giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh.
- Mối quan hệ các em với bạn bè xung quanh cũng không được tốt nên dẫn đến việc tác động vào việc hình thành nhân cách ở học sinh.
- Các em phải phụ giúp gia đình nên ít có thời gian đọc truyện tranh học tập các gương học sinh ngoan gương người tốt học tốt. Giúp đỡ bạn trên báo.
Nếu vấn đề tìm hiểu của giáo viên cặn kẽ nắm bắt được tâm lý nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan. Thì cơ hội để giáo viên giáo dục giúp đỡ các em trở thành học sinh ngoan sẽ có kết quả rất khả quan.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Vì nhiệm vụ cao cả của người giáo viên vì trách nhiệm của người kế thừa sự nghiệp trồng người. Em muốn tìm tòi nghiên cứu để thấy được tác dụng to lớn trong công tác giáo dục nhân cách đạo đức của học sinh. Qua đó nhằm rút ra được nhừng kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
Qua tìm hiểu thực trạng học sinh chưa ngoan, ở lớp 1A trường tiểu học Tân Thành, em đóng góp một số đề xuất nhằm giáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả cao hơn .
- Tìm hiểu môi trường sống của đối tượng chưa ngoan, hoàn cảnh gia đình của các em, mối quan hệ bạn bè.
- Lắng nghe ý kiến các em,khơi gợi để các em cảm thấy thân thiện, để các em có thể tin tưởng trò chuyện với cô giáo như một người bạn .
- Nắm bắt tâm lý của học sinh. Khi phát hiện ra em có những dấu hiệu khác lạ so với tính cách thường ngày của các em.
- Giáo viên nên bình tĩnh xử lý các tình huống, mà các em gây ra, đừng quá nóng vội khi chưa hiểu được nguyên nhân tác động đến các em, để các em có những hành vi ấy.
- Luôn luôn công bằng đối với tất cả các em học sinh .
Giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp, để giúp đỡ các em nhận ra hánh vi sai trái, và có hướng điều chĩnh kịp thời.
- Trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm ra phương hướng khắc phục.
-Thường xuyên quan tâm đến các em trong học tập cũng như trong vui chơi.
- Đưa ra các trò chơi đạo đức có hình thức khen thưởng, để các em tham gia qua đó rút ra kết luận sau các trò chơi.
- Có thể chơi trò chơi sắm vai, cho các em được tham gia sắm vai các học sinh ngoan. Giáo viên kết luận sau trò chơi và kích thích khen thưởng để các em cảm thấy mình cũng có thể làm được như các bạn học sinh khác.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Với nhận thức của bản thân cùng với thời gian của em còn hạn hẹp,điều kiện còn rất hạn chế,nên em không thể đi sâu tìm hiểu nghiên cứu trên một bình diện rộng.Mà ở đây em chỉ tập trung đi vào nghiên cứu một số em học sinh ở lớp 1A
Các em gồm có :
1. Trần Thị Yến Di
2. Nguyễn Thị Thu Hằng
3. Lưu Văn Quá
5. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến học sinh, làm cho các em chưa được ngoan ở trong lớp học, hay chính ở gia đình các em.
- Có hướng để giúp đỡ các em trở thành những học sinh ngoan.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ tốt cho đề tài này, em kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp đọc tài liệu :
Đây là phương pháp khá quan trọng và cần thiết nhất, trong quá trình tìm hiểu học sinh, phương pháp này được vận dụng trong quá trình thu thập tài liệu. Nhằm để nắm vững một số cơ sở lý luận chủ yếu cần thiết trong quá trình tìm hiểu học sinh chưa ngoan.
b. Phương pháp quan sát:
Là phương pháp sử dụng các giác quan, các phương tiện kĩ thuật để thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát trực tiếp các em học sinh lớp1A trường tiểu học Tân Thành thực hiện công việc hàng ngày trên lớp, trong giờ học và trong giờ chơi. Thông qua phương pháp này các em đã thấy được những biểu hiện trong học tập, vui chơi của các em để nhận ra những mặt tích cực và những mặt hạn chế.
c. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi:
Trong quá trình giảng dạy em cảm thấy học sinh rất thích được gần gủi với thầy cô giáo, qua các em học sinh em cũng khám phá ra được những điều mới lạ và những suy nghĩ của các em. Để hiểu thêm các em, em đã dùng hệ thống câu hỏi:
- Tại sao em lại thích trêu ghẹo các bạn nữ trong lớp?
- Tại sao lúc nào em cũng tốt với bạn nam mà lại xấu với các bạn nữ ?
- Tại sao em lại hay làm ồn trong lớp học ?
- Tại sao cô giáo gọi em làm bài là em khóc ?
- Em có thường xuyên làm bài tập về nhà không ? vì sao?
- Em có làm cho cô giáo buồn phiền lần nào chưa?
- Em có bao giờ nói dối với cha mẹ, thầy cô không ? tại sao?
- Em có giúp đỡ bạn bè trong lớp không?…
Sau khi tiếp xúc với học sinh bằng hệ thống câu hỏi trên em thấy đa số các em điều thực hiện được cơ bản các yêu cầu học tập và có hành vi đạo đức khá tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng có những em chưa làm tốt nhiệm vụ học tập của mình trong giờ học cũng như trong vui chơi. Cũng có lúc các em tỏ ra ngoan ngoãn những quá trình đó lại không kéo dài được lâu, các em thường xuyên làm ảnh hưởng các bạn xung quanh. Trong lớp học các em hay tùy tiện phát biểu (Quá) Và thường xuyên làm ồn (Thu Hằng) và đặt biệt là có một em lại thường xuyên quên dụng cụ học tập, ngày nào em cũng có đồ dùng bị bỏ quên lại ở nhà nhất là viết chì để viết, vẽ (Di) giáo viên chủ nhiệm cũng có hướng giáo dục các em, nhưng thời gian tìm hiểu các em chưa cặn kẽ, để tiến hành đúng cho phù hợp với từng cá nhân học sinh.
Qua nhiều lần trò chuyện với cô giáo, ban giám hiệu trường Tân Thành, cùng phụ huynh học sinh các em, về vấn đề học tập cũng như các hành vi của các em, về vai trò của người giáo viên để hạn chế những mặt yếu kém bên cạnh đó phát huy những mặt tích cực.
d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Phương pháp này kết hợp giữa lý luận với thực tiển, dùng lí luận để phân tích thực tiễn. Bởi đây là phương pháp có tính khoa học, bằng cách kiểm nghiệm và thu thập những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, để từ đó rút ra những kinh nghiệm đúng đắn khoa học. Với phương pháp này đã giúp em tìm hiểu được bản chất, nguyên nhân và cách giải quyết trong quá trình nghiên cứu, tổng kết được những kinh nghiệm, nguyên nhân thất bại hay thành công, từ đó có phương hướng cụ thể cho những bước đường, những nấc thang tiếp theo.
e. Phương pháp thực nghiệm:
Đây là phương pháp cho chúng ta tác động lên đối tượng một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để hướng quá trình ấy diễn ra một cách theo mong muốn. Thông qua phương pháp này em đã thu được những kết quả chính xác, đánh giá đúng theo từng hành vi của đối tượng để đối chiếu so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Từ đó rút ra những kết luận cho đề tài.
f. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
sử dụng phương pháp này để xác định, nhận xét khả năng trình độ nhận thức, phát triển trí tuệ, thái độ, hứng thú, xu hướng trong học tập của đối tượng nghiên cứu.
g. Phương pháp điều tra và giáo dục:
Đây là phương pháp thu thập những thông tin bằng phương pháp điều tra dựa trên sự tác động về mặt tâm lý của xã hội thực tiển, hay gián tiếp giữa người nghiên cứu, hay đối tượng nghiên cứu.
Thông qua phương pháp này em đã nắm bắt được số liệu, dự kiện một cách chính xác và xác thực.
PHẦN II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Một số vấn đề về học sinh chưa ngoan:
Học sinh chưa ngoan là một phần nhỏ trong tập thể học sinh của lớp:
- Ở trường tiểu học, các giáo viên chuyên môn hay không chuyên môn điều có trách nhiệm tổ chức việc dạy và học các môn mà chính mình phụ trách, song ở mỗi lớp đồng thời phải học nhiều giáo viên khác nhau. Do đó nên phải có một người đứng ra phối hợp hoạt động của các giáo viên dạy chuyên nhằm đảm bảo được sự tác động giáo dục thống nhất. Mặt khác một yêu cầu có tầm quan trọng đặc biệt là phải làm thế nào để xây dựng được một tập thể học sinh đều có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt, một tập thể lớp biết giúp đỡ chia sẽ nhau trong học tập vui chơi, góp phần xây dựng nhà trường tốt. Người đứng ra đảm đương vai trò chủ đạo chính trong công tác giáo dục lại là giáo viên chủ nhiệm, nhưng lớp có học tốt hay không chịu sự ảnh hưởng về nhân cách đạo đức lại phụ thuộc vào các em học sinh trong lớp, các em học ngoan biết vâng lời đoàn kết học tập thì giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như các giáo viên bộ môn sẽ bớt đi nỗi lo đối với các em.
Vì vậy, học sinh chưa ngoan có thể được coi là những phần tử có yếu tố tác động mạnh đến tập thể lớp học và làm hảnh hưởng đến công tác thi đua của lớp.
II. Những cơ sở lý luận nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là điều kiện đưa đất nước rđi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng bên cạnh đó đạo đức nhân cách của con nguời cũng góp phần quyết định tương lai của mình, thành công trong công việc của mình. Bác Hồ đã dạy:
“Người có tài mà không có đức là người vô dụng.
Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
Do đó, ngày nay nước ta đang trong thời kỳ mở cửa để hội nhập với nền kinh tế tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng ta đã tiếp thu hội nhập những luồn văn hóa mới hiện đại thì bên cạnh đó luồn văn hóa độc hại cũng luồn lách theo vào, những cái hay thường con người chúng ta học thì lâu nhưng cái xấu lại thâm nhập rất nhanh. Học sinh tiểu học là những chồi non của đất nước. Ông bà ta thường dạy”Uốn tre uốn thuở còn măng”, những đứa trẻ này nếu được giáo dục tốt thì các em sẽ trở thành những người tốt trong tương lai, nhưng cái tốt thường nó không có hào quang tỏa sáng bằng cái xấu, những cái bên ngoài được bao bộc bằng lớp võ sáng đẹp làm hấp dẫn con người lại thường là cái xấu, trẻ em lại rất thích những cái đẹp bên ngoài ấy, những trò chơi bạo lực, những bộ phim đánh đắm, bay nhảy những nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình và những người xung quanh đều có sự tác động đến các em nhưng các bậc phụ huynh thường không nhận ra điều đó.
1. Thế nào là học sinh chưa ngoan:
Trong ngôn ngữ hàng ngày trẻ chưa ngoan còn được gọi là “trẻ khó dạy”, “Kho giáo dục”,”Chậm tiến”,”Hư”,…
Trẻ chưa ngoan được khái quát ở 5 dấu hiệu cơ bản:
- Tính mâu thuẫn trong hành vi do những mâu thuẫn trong sự phát triển nhân cách tạo nên. Trí tuệ rất phát triển nhưng tình cảm hầu như không phát triển (hay ngược lại) hoặc tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng lại có kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày lại phong phú…
- Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.
- Lập trường sống ích kỹ.
- Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng các tâm trạng và ham muốn luôn luôn thay đổi
- Chống đối các tác động giáo dục.
2. Những biểu hiện của học sinh chưa ngoan:
Trong thời gian chủ nhiệm lớp. Em thấy những học sinh chưa ngoan có những biểu hiện sau:
Căn cứ vào đặc điểm hành vi thì có 5 loại trẻ chưa ngoan:
a. Không vâng lời, đỏng đảnh, bướng bỉnh:
- Những đứa trẻ này đa phần là được sinh ra trong gia đình khá giả, ích anh chị em, hay là con một trong gia đình và những đứa trẻ này được cha mẹ hết mực yêu thương, muốn gì thì cha mẹ sẽ đáp ứng ngay cái đó ( nếu có khả năng). Cho nên trong lớp học hay trong sinh hoạt vui chơi em luôn cho mình là nhất, mọi người phải nghe mình, và em cũng không cần thiết nếu bạn không chơi với mình, và đặc biệt là các em rất thích bạn bè, hay thầy cô nói chuyện nhẹ nhàng với em. Nếu giáo viên có lời nhắc nhở hết sức khéo léo và nhẹ nhàng, thì lại có tác dụng tích cực hơn là quát mắng, hay dùng hình thúc phạt.
b. Vô kỷ luật, ngổ ngáo, gây gổ:
- Các em hay làm trò nghịch ngợm trong lớp, và có cá tính rất mạnh phản ứng với việc dạy dỗ của thầy cô. Và luôn bất đồng với các bạn, các em thường chơi theo nhóm và thích làm người chỉ huy trong các trò chơi, hay trong các hoạt động khác, và thường các em rất hiếu động trong lớp, thường giài quyết mâu thuẩn bằng bạo lực.
c. Lười biếng:
- Những em này nếu không được sự chăm sóc chu đáo của gia đình, thì các em thường hay luộm thuộm, ham chơi hơn ham học, thường xuyên không làm bài tập ở nhà, hay viện lý do này hay lý do khác khi không hoàn thành nhiệm vụ học tập.
d. Dối trá :
- Những học sinh này không phải nói dối một cách thông thường, mà các em thường lên kế hoạch cho lời nói dối của mình. Nếu thầy cô có phát hiện thì các em trình bày lý đo mang tính chất rất thiết phục, và trường hợp nói dối này các em thường xử dụng một cách thường xuyên.
e. Dễ xúc động (tụ cao, dễ giận hờn, mất lòng..):
- Những học sinh này thường là nữ, hay giận hờn, nếu các em học khá được thầy cô ưu ái nhiều, thường các em cho mình quan trọng hơn các bạn trong lớp, tự cho mình luôn tốt, nếu việc gì em cảm thấy không vừa lòng, thường tỏ ra giận hờn, ích kỹ.
3. Những đặc điểm tâm lý của trẻ chưa ngoan
Đó là sự lệch hướng cơ bản trong sự phát triển tâm lý, dững dưng với những tình cảm của người khác, hệ thống những động cơ và kích thích chủ đạo đối với hành vi cá nhân. Những quan hệ chủ yếu của trẻ chưa ngoan đối với thế giới xung quanh .
a. Những trẻ có rối loạn trong giao tiếp:
- Có mối quan hệ bất thường với mọi người xung quanh. Em thường thực hiện theo sự thích thú của cá nhân, luôn luôn tỏ ra là một đứa trẻ khó hiểu .
b. Những trẻ có phản ứng xúc cảm mạnh hoặc yếu:
- Trẻ thường mất tự tin trong việc học cũng như trong giao tiếp không kiềm chế cảm xúc của bản thân.
c. Những trẻ có những phẩm chất ý chí phát triển sai lệch:
- Những hoài bảo uớc mơ của em thường mang tính tiêu cực hơn tích cực.
- Bản chất của giáo dục trẻ chưa ngoan là sự bình thường hóa toàn bộ cuộc sống tâm lý của trẻ, là sự phát triển toàn bộ nền tảng tích cực của nhân cách trẻ.
III. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan :
Nhân cách, đạo đức con người không phải là sự hình thành một cách bẩm sinh, mà nó được tác động bởi rất nhiều mặt trong cuộc sống như: Vuichơi, học tập, sinh hoạt trong gia đình, láng giềng xung quanh, và cả cách thức giáo dục của thầy cô giáo. Nhưng để giáo dục được một người có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt cũng phụ thuộc vào những đặc điểm bẩm sinh của em đó, mới có cách giáo dục phù hợp, nền tảng gia đình là một môi trường tốt và ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm lý của trẻ. Muốn vậy phải có một môi trường giáo dục phù hợp có chủ đích mới phát huy được những đặc điểm tốt ở trẻ.
1. Yếu tố gia đình :
Gia đình là nơi bé được sinh ra và lớn lên. Các tố chất bẩm sinh của bé được hình thành từ gia đình. Nếu gia đình có hướng giáo dục đúng đắn thì trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan, vâng lời. Ngược lại nếu bé hấp thụ nhừng tính chất không tốt ở gia đình thì những tính chất đó sẽ lớn dần theo tuổi của bé. Những biểu hiện chưa ngoan của trẻ xuất phát từ gia đình thường là :
- Tính ỷ lại, kêu căng, khoe khoang, gặp chuyện gì khó thường ít do bản thân vượt qua mà còn phụ thuộc vào cha mẹ.
2. Về phía nhà trường
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, để nhân cách đạo đức các em được tốt, thì trường học phải là một môi trường thật tốt và trong lành đó là điều kiện tốt nhất để các em phát triển nhân cách. Về tổ chức, nhà trường đề ra kế hoạch cụ thể được thể hiện qua phong cách giảng dạy và chuyên môn của giáo viên.
- Giáo viên luôn theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan. Do địa bàn dân cư ở đây phức tạp, cơ sở vật chất nhà trường cũng còn nhiều khó khăn (chưa có hàng rào ngăn cách với khu dân cư bên ngoài) nên việc quan sát các em cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nhà trường đang cố gắng tạo cho các em có các buổi sinh hoạt đội hàng tuần, qua đó tổ chức các hoạt động lành mạnh cho các em tham gia, nhằm giáo dục đạo đức cho các em.
3. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn:
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thường xuyên kết hợp để nắm bắt tình hình lớp và từng đối tượng học sinh, để có hướng giáo dục kịp thời những đối tượng chưa ngoan.
4. Gia đình và xã hội :
Gia đình là cái nôi, là tế bào của xã hội.Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng vì đó là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên trong xã hội. Gia đình muốn có những đứa con khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi thì phải có hướng giáo dục đúng đắn, cha mẹ phải là những người gương mẫu tạo cho con đức tính tốt trong thói quen, trong lao động, cách suy nghĩ, biết nghe lời cha mẹ, quan hệ làng xóm láng giềng …Thật ra những học sinh chưa ngoan này điều xuất thân trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mối quan hệ gia đình phức tạp.
5. Bản thân học sinh :
Các em còn quá nhỏ chưa có sự nhận thức đúng sai và chưa hiểu được tầm quan trọng của vấn đề đó. Tính tích cực tự giác của các em chưa cao. Nên việc thực hiện theo những lời dạy của thầy cô giáo thường chỉ đạt được trong thời gian đầu.
Cho nên nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan không chỉ phụ thuộc vào lòng tận tuỵ nhiệt tình của thầy cô giáo, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình các em, chính trong những mối quan hệ của các em. Dù gì đi nữa thì gia đình vẫn là nhân tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định.
IV. Những biện pháp giáo dục dẫn đến nguyên nhân học sinh chưa ngoan :
Nội dung giáo dục phải thỏa mãn cho học sinh trong quá trình rèn luyện đạo đức bản thân. Thái độ nhằm hình thành ở học sinh những đức tính xấu ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em, sự phát triển nhân cách đạo đức trong các hoạt động. Người giáo viên phải tự đặt câu hỏi cho mình, mình giáo dục các em có đúng hướng chưa, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em không ?
Ở gia đình các em,cha mẹ thường phạt khi các em hư,quấy nhưng cha mẹ các em cũng không biết rằng nó có tác dụng để giáo dục các em hay không ? Có làm cho các em sửa chữa hay không ?
Như vậy phải sử dụng biện pháp như thế nào đối với học sinh chưa ngoan? Đó là câu hỏi khó. Giáo viên dạy lớp có qua chuyên môn nghiệp, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để giáo dục từng đối tượng học sinh. Nhưng ở gia đình các em có nắm bắt được điều đó hay không? Như vậy giáo dục trẻ chưa ngoan cũng là một việc làm cực kì khó khăn. Giáo viên phải giàu kinh nghiệm, gắn bó với học sinh, chỉ cho học sinh biết được những việc nào tốt những việc nào xấu, cái nào cần phải học hỏi phát huy, cái nào cần phải tránh.
PHẦN III:
TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Đối tượng địa bàn nghiên cứu:
1. Đối tượng:
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan của các em: Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Thị Yến Di, Lưu Văn Quá ở lớp1A trường tiểu học Tân Thành.
2. Địa bàn nghiên cứu:
Trường tiểu học Tạn Thành thuộc ấp Bàu Bền xã Tân Thành Huyện Tân Châu. Trường nằm sát đường nên việc đi lại của học sinh rất thuận tiện. Nhưng dân cư nơi đậy lại ở rải rác rất xa trường có em nhà ở rẫy, ruộng cách trường gần 6-7 cây số. Cha mẹ các em làm nghề chính là làm thuê. Nên giáo viên muốn gặp gỡ để trao đổi cùng phụ huynh cũng rất khó khăn (vì phụ huynh các em thường xuyên vắng nhà).
II. Tiến Trình nghiên cứu:
1. Tiến trình nghiên cứu:
Quan sát những em học sinh: Hằng, Di, Quá các em cũng thuộc những em học sinh học tương đối nhưng về thành tích nghịch ngợm phá phách thì các em đứng hàng đầu trong lớp thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi như chuyền banh, cướp cờ thì em nhận thấy các em thường tranh giành với các bạn khi có gia chạm các em phản ứng rất mạnh. Trong lớp học khi bị cô giáo phạt các em tỏ ra rất bình thường không có dấu hiệu sửa chữa lỗi lầm các em này chơi chung với nhau cũng diễn ra xung đột.
2. Nguyên nhân rút ra được từ thực tế nghiên cứu đề tài:
a. Về phía giáo viên chủ nhiệm:
- Giáo viên luôn cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các em có những thái độ thiếu nghiêm túc trong giờ học và luôn gây phiền hà cho các bạn trong lớp, giáo viên cũng có tìm gặp phụ huynh học sinh trao đổi tìm hiểu về các em, xem ở nhà các em thường có những hoạt động gì ngoài những giờ học, giờ phụ giúp gia đình và các em thường chơi với những em nào?
b. Bên Gia đình:
- Ba em học sinh, mỗi em có hoàn cảnh rất khác nhau: Yến Di cha đi tù ở với ông bà ngoại, thường thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị anh trai la mắng. Ơ nhà ngoài giờ học em thường đi mót mì, dưa hấu… chơi với những em nhỏ trong xóm có khi tối mịt em mới về nhà.
- Thu Hằng lại khác gia đình em cũng tương đối,em cũng sống với ông bà nhưng em hết sức được cưng chìu nên thường muốn gì được ấy và hay tỏ ra rất ngỗ ngáo với các bạn.
- Em Quá thì mẹ em làm thuê nhưng cha mẹ em lại không biết chữ, dạy cho em học thường là chị của em học lớp 7, nhưng Quá tỏ ra rất hung dữ em ăn hiếp luôn chị của mình và em rất lì.
c. Về bản thân:
Bản thân các em cũng không hiểu được những hành vi của em dẫn đến các em chưa ngoan trong lòng thầy cô và cha mẹ. Ơ tuổi các em tâm lý lại ham chơi hơn ham học, không có sự giáo dục bảo ban thường xuyên của cha mẹ nên những thói hư của các em ngày càng khó sửa các em cũng chưa ý thức cho những hành vi của mình.
3. Nhận xét chung:
a. Về giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên có tích cực trong hoạt động tìm hiểu về học sinh chưa ngoan ở lớp mình. Nhưng do địa bàn quá rộng thời gian giữa giáo viên và phụ huynh học sinh luôn chênh lệch nhau nên việc gặp gỡ trao đổi với gia đình các em cũng rất khó khăn.
b. Về phía gia đình:
Phụ huynh học sinh cứ tin tưởng và gởi gấm con mình cho cô giáo, mà bậc phụ huynh không biết rằng sự giáo dục, mối quan hệ sinh hoạt trong gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc các em chưa được ngoan. Đa phần các em nào ở vùng sâu, vùng xa trong ruộng thì thiếu sự quan tâm của cha mẹ hơn. Nên việc giáo dục cho các em cũng phụ thuộc vào trường học nhiều hơn, nhưng giáo viên có tận tụy dạy dỗ mà không có sự hỗ trợ đắc lực của gia đình khó dẫn đến thành công.
c. Về bản thân:
Các em thiếu ý thức rèn luyện cho bản thân, bản chất ham chơi nên những hành vi được cô giáo nhắc nhở sửa chữa các em thường quên thực hiện. Những hành vi đó chưa cải thiện tốt các em lại mắc phải những hành vi khác. Thái độ thiếu tích cực, không ý thức dẫn đến các em chưa ngoan trong học tập.
III. Các phương hướng đề xuất:
Việc phát hiện các học sinh chưa ngoan là một công việc khéo léo của nhà giáo mà phải thực hiện một loạt các biện pháp.
- Phân tích các thuộc tính tiêu cực trong tính cách của trẻ, nghiên cứu các nhu cầu, các lệch lạc trong hành vi của trẻ.
- Nghiên cứu hoàn cảnh môi trường giáo dục.
- Theo dõi những hoạt động hàng ngày của trẻ.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các em chưa ngoan trong học tập. Sau đây là một số phương pháp và đề xuất của em để có hướng xác định học sinh có dấu hiệu chưa ngoan.
- Học
File đính kèm:
- De tai TIM HIEU HOC SINH CHUA NGOAN.doc