Đề tài Tổ chức một số trò chơi trong dạy học toán 2

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn toán ở bậc tiểu học. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học toán, đặc biệt là ở các lớp đầu cấp.

 Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc Tiểu học tôi cứ trăn trở mãi: làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, học sinh được học mà chơi chơi mà học? Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân mạnh dạn áp dụng việc tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã đưa vào giờ học toán ngay từ đầu năm và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên. Đến giờ học toán các em không còn cảm thấy căng thẳng nên kết quả học tập cao hơn, học sinh hoạt động tích cực và đồng đều. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Toán 2”.

doc26 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4812 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức một số trò chơi trong dạy học toán 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.TÊN ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 2 II. ĐẶC VẤN ĐỀ: 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn toán ở bậc tiểu học. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học toán, đặc biệt là ở các lớp đầu cấp. Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc Tiểu học tôi cứ trăn trở mãi: làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, học sinh được học mà chơi chơi mà học? Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân mạnh dạn áp dụng việc tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã đưa vào giờ học toán ngay từ đầu năm và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên. Đến giờ học toán các em không còn cảm thấy căng thẳng nên kết quả học tập cao hơn, học sinh hoạt động tích cực và đồng đều. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,…từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Toán 2”. Qua thời gian thử nghiệm và được sự đóng góp của Ban giám hiệu, đồng nghiệp tôi đã thực hiện thành công. Tôi xin được trình bày trước Hội đồng Khoa học trường tiểu học Kim Đồng, Hội đồng Khoa học phòng giáo dục Bắc Trà My. Mong các tổ chức góp ý kiến cho bản thân ngày một hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán lớp 2. Tìm hệ thống bài tập có thể thiết kế thành trò chơi. - Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế, sử dụng trò chơi trong giờ học toán. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. - Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của trò chơi toán học. - Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. - Phân tích tổng hợp rút ra bài học kinh nghiệm. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Học sinh Tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 2/1 và các lớp 2 Trường Tiểu học Kim Đồng - Các phương pháp chỉ đạo của ban giám hiệu, chuyên môn nghành, sở Giáo dục, Cán bộ văn phòng dự án TNTG,... - Tập thể giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra, quan sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Luật Giáo dục năm 2005, Khoản 2, Điều 58 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luỵen kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại nềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với học sinh lớp 2, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi học Toán có tác dụng giúp học sinh: - Thay đổi động hình, chống mệt mỏi. - Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học. - Phát triển hứng thú, tính đọc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà không nghĩ là mình đang học. Sự khô khan của giờ học toán sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiênhơn, hấp dẫn hơn. Trò chơi học toán là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán tiểu học, nhằm phát huy tính tích cực, đọc lập, sáng tạo của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “ Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập .” là phù hợp với trường tiểu học. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Từ khi vào nghề, tôi được phân công giảng dạy tất cả các lớp Tiểu học. Qua thực tế, học sinh chủ yếu ở vùng nông thôn nên việc giao tiếp của các em còn hạn chế, không mạnh dạn, tự tin. Vì vậy, ngay từ đầu năm tôi đã vạch ra kế hoạch phải làm sao để giờ học sôi nổi hơn, học sinh tích cực hơn? Từ khi được tiếp cận phương pháp dạy học mới tôi như được tiếp thêm sức mạnh, tôi mạnh dạn trình bày với Ban giám hiệu biện pháp áp dụng các trò chơi đã được tập huấn cộng thêm một số trò chơi tự thiết kế vào trong dạy học Toán và được Ban giám hiệu đồng ý nên tôi đưa vào áp dụng trong các giờ học và kết quả rất khả quan. Năm nay bản thân được phân công dạy lớp 2/1. Lớp tôi có 34 học sinh trong đó có: 10 em nữ, 24 em nam, học sinh dân tộc là 05 em, học sinh từ các vùng núi cao mới chuyển về là 05 em. Từ đầu năm lớp học rất trầm, chỉ một vài em dám pháy biểu ý kiến, giờ học diễn ra rất buồn và các em cảm thấy mệt mỏi. Khi tôi đưa trò chơi học Toán vào áp dụng trong giờ học thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực, những em chậm chạp cũng năng động hơn. Những em có tính tự ti cũng hoà nhập cùng các bạn. Qua 2 lần khảo sát của nhà trường BGH đã đánh giá sáng kiến của tôi có hiệu quả cao làm cho chất lượng của lớp vượt trội hơn trước rất nhiều. Tôi nhận thấy sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em năng động, sáng tạo mà còn giúp các em biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và ngoan hơn trước nhiều. Học sinh hứng thú học tập nên tỉ lệ chuyên cần cũng được duy trì rất tốt. Vì vậy việc đưa trò chơi vào giờ học Toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học Toán của lớp 2. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI: a. NGUYÊN TẮC VỪA SỨC, DỄ THỰC HIỆN: - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập…) - Chương trình Toán 2 được chia thành 5 mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 5 mạch kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (không quá 5 phút ), thích hợp với môi trường học tập. -Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 2. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. b. NGUYÊN TẮC KHAI THÁC VÀ THỰC HÀNH: - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, củng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh…). - Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh ( Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa…) Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Từ các cơ sở và nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập ở đơn vị trường miền núi như trường Tiểu học Kim Đồng, nơi tôi đang công tác để thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 2. 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Bướ1: TÍCH LUỸ KINH NGHIỆM Tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy học: Thông qua thực tế giảng dạy đến nay đã 16 năm, được giảng dạy tất cả các khối lớp Tiểu học, sử dụng các phương pháp dạy học cũ cũng như mới để so sánh, rút kinh nghiệm. Tích luỹ kinh nghiệm thông qua các đợt tập huấn chuyên môn: Bản thân tôi đã được tiếp cận nhiều với phương pháp dạy học tích cực, được học hỏi nhiều ở đồng nghiệp, chuyên môn trường, chuyên viên Phòng giáo dục và sở Giáo dục cũng như các đợt tập huấn do Tầm nhìn thế giới tại trợ. Tích luỹ kinh nghiệm thông qua thực hành trên lớp và sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, ban giám hiệu. Bước2: KHẢO SÁT THỰC TẾ Vào đầu năm học, khi nhận lớp trong những buổi dạy đầu tiên, nhận thấy tình hình học tập kém sôi nổi, thụ động của học sinh. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Qua tìm hiểu tôi biết được các em đa số là con em vùng sâu vùng xa, điều kiện giao tiếp của các em còn hạn chế. Mặt khác, do từ lớp 1 lên các em còn mới mẽ với việc tiếp thu kiến thức mới. Để hiểu bài các em phải tập trung rất nhiều nên đầy áp lực. Vì vậy đến giờ học em nào cũng sợ rằng mình sẽ bị cô gọi mà không trả lời được hoặc trả lời sai. Giờ học diễn ra nặng nề và buồn chán. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước Ban giám hiệu và được Ban giám hiệu đồng ý. Tôi đưa vào áp dụng ngay từ đầu năm học. Bước3: VẬN DỤNG, THIẾT KẾ, CHỌN TRÒ CHƠI HỌC TOÁN LỚP 2 NHÓM TRÒ CHƠI THỨ 1: DẠY ĐỌC, VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRÒ CHƠI DOMINO SỐ * Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách đọc viết số trong phạm vi 1000: Thông qua trò chơi, học sinh có thể nhận diện số một cách nhanh nhất cả bằng chữ và bằng số * Chuẩn bị: Mỗi nhóm một bộ thẻ domino số gồm các số ghi bằng số và bằng chữ ở hai đầu. * Chọn đội chơi: Chơi theo mhóm, mỗi nhóm 4, 5 em. * Cách chơi: Nhóm trưởng chia thẻ cho các bạn. Lần lượt một em đặt một thẻ lên bàn. Em tiếp theo sẽ chọn trong số thẻ của mình có số đọc hay viết tương ứng thì đặt tiếp ( Nếu không có thì đến bạn đi sau). Cứ như vậy cho đến khi ai hết thẻ trước là thắng. Trò chơi này sử dụng cho các bài Các số có ba chữ số, Ôn tập về các số trong phạm vi 1000. NHÓM TRÒ CHƠI THỨ 2 : DẠY DÃY SỐ TỰ NHIÊN TRÒ CHƠI XẾP HÀNG THỨ TỰ * Mục đích: Giúp học sinh củng cố so sánh và sắp xếp thứ tự các số: Từ các số tự nhiên đã cho học sinh tự so sánh, chọn lựa để có thể xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. * Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị 2 lá cờ hiệu ( Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau ) Học sinh: mỗi đội 5 mảnh bìa ép lasstis để ghi các số . * Chọn đội chơi: Mỗi đội khỏng 4, 5 em tuỳ theo yêu cầu bài tập; các em tự đặt tên cho đội mình ( Ví dụ : tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ ) * Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1 phút ) Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc theo yêu cầu như : “ Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn ” ; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé ” sau đó đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi .Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc . Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết : So sánh các số trong phạm vi 1000, Các số từ 101 dến 110, Các số từ 111 dến 200, Ôn tập các số trong phạm vi 1000 với các bài tập xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé . TRÒ CHƠI TỔ ONG BI * Mục đích: Giúp học sinh củng cố dãy số tự nhiên, thứ tự trong dãy số tự nhiên, bảng nhân 2, 3, 4, 5. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số tổ ong đã ép lasstis và ghi theo yêu cầu bài tập. Học sinh chuẩn bị bút lông. * Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tổ ong và yêu cầu các em giúp ong chọn số thích hợp để xây tiếp vào tổ của mình. Các nhóm làm xong trình bày và nhận xét lẫn nhau, bình chọn mhóm chiến thắng. Trò chơi này sử dụng cho các bài: Các số tròn chục từ 110 đến 200, so sánh các số có ba chữ số, bảng nhân 2, 3, 4 ,5 với các bài tập điền số còn thiếu vào ô trống. TRÒ CHƠI THẢ CÁ VÀO HỒ * Mục đích: Củng cố về so sánh và xếp thứ tự các số. * Chuẩn bị: Một số cá có mang số theo yêu cầu bài tập,và các hồ cá để các nhóm xếp cá vào. * Cách chơi: Giáo viên ra câu lệnh cho học sinh thả cá vào hồ theo yêu cầu bài tập.Các nhóm xếp và giải thích, các nhóm nhận xét, bình chọn nhóm chiến thắng. Trò chơi này sử dụng cho các bài: So sánh các số; Các số có ba chữ số. với các bài tập xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé . NHÓM TRÒ CHƠI THỨ 3: DẠY CÁC PHÉP TÍNH TRÒ CHƠI BINGO * Mục tiêu: Củng cố bảng cộng, trừ, cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm. * Chuẩn bị: Hai học sinh một bảng Bingo có ghi sẵn các số. Học sinh có bút lông * Cách chơi: Giáo viên phát bảng Bingo cho các nhóm. Giáo viên lần lượt nêu và ghi các phép tính. Học sinh nhẩm kết quả rồi chéo vào các ô có kết quả tương ứng. Nhóm nào có các ô cùng hàng được chéo thì hô: Bingo. ( Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả) Trò chơi này sử dụng cho các bài: Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. với các bài tính, tính nhẩm. TRÒ CHƠI GIẢI ĐÁP NHANH * Mục đích chơi: - Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ ( tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ), nhân chia trong bảng. Rèn kỹ năng tính toán nhanh nhạy. * Chuẩn bị: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình ( chẳng hạn thỏ Trắng - thỏ Nâu ). Cử ban giám khảo, thư ký, các em còn lại cổ vũ cho đội mình. * Cách chơi: Chơi thi đua giũa hai nhóm. Đại diện 2 nhóm oản tù tì xem bên nào ra đề trước. Nhóm thứ nhất nêu tên một phép nhân, chia đã học hay một phép tính cộng trừ các số tròn chục, tròn trăm. nhóm thứ hai trả lời kết quả (Nếu nói sai thì khán giả được quyền trả lời). Sau khi trả lời, nhóm thứ hai nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời. Tiến hành tương tự sau khoảng 5 phút thì dừng lại, ban thư ký tổng hợp xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc. Trò chơi này được sử dụng ở tiết: Bảng nhân ; Bảng chia 2, 3, 4, 5 (có bài tính nhẩm). TRÒ CHƠI THỎ BÍT ĂN CÀ RỐT ( MÈO UỐNG SỮA, HÁI QUẢ, HÁI NẤM,…) * Mục đích: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cộng, trừ nhẩm, cộng trừ các số có hai chữ số ( không nhớ và có nhớ ), nhân, chia trong bảng. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giúp các em có tinh thần đoàn kết. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 con thỏ giấy mang một số ( là kết quả phép tính) và một số củ cà rốt có mang phép tính * Cách chơi: Giáo viên gắn các con thỏ lên bảng. gắn các củ cà rốt ở một bên. Yêu cầu các nhóm nối tiếp nhau chọn các củ cà rốt mang phép tính có kết quả mà chú thỏ mang trên mình về cho thỏ ăn. Trong vòng 3 phút, nhóm nào mang về nhiều và đúng là thắng. Trò chơi này sử dụng cho các bài: Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. TRÒ CHƠI GÀ VỀ CHUỒNG: * Mục đích: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cộng, trừ nhẩm, cộng trừ các số có hai chữ số ( không nhớ và có nhớ ), nhân, chia trong bảng. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ có hình một số chuồng tương ứng với kết quả và một số con gà mang phép tính ( gà nhiều hơn chuồng). * Cách chơi: Giáo viên gắn các bảng phụ lên bảng. Mỗi đội 3 em lần lượt dùng phấn nối con gà mang phép tính với chuồng mang kết quả tương ứng. Trong cùng một thời gian, đội nào hoàn thành sớm hơn và đúng nhiều hơn là thắng. Trò chơi này sử dụng cho các bài: Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng, cộng, trừ nhẩm. NHÓM TRÒ CHƠI THỨ 4 ; DẠY VỀ TIỀN VIỆT NAM TRÒ CHƠI TRỔ TÀI MUA SẮM * Mục đích : Giúp học sinh nắm vững kỹ năng tính toán 4 phép tính, nắm vững một số đơn vị tiền Việt Nam. Biết ứng dụng để trao đổi hàng hoá khi cần thiết. Biết một vài nguyên tắc tối thiểu khi trao đổi. * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị cho hai đội, mỗi đội một số tiền gồm các loại tiền: 500 đồng, 100 đồng, 200 đồng. Chuẩn bị một số đồ dùng học tập như: Nhãn vở 500 đồng / 1 tờ, thước kẻ 1000 đồng / 1 cái, bảng đen 2500 đồng / 1 cái, vở viết 2 000 đồng / 1 quyển, bút bi 1 000 đồng / 1 cái, ….Trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính đính vào các đồ vật, bày tất cả vào hai bàn cho hai đội. Phát cho hai đội mỗi đội một giỏ mây để đựng hàng mua sắm. * Luật chơi: Khi giáo viên hô “bắt đầu ” và tính giờ thì hai bạn của hai đội sẽ vào “quầy ” chọn mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó. Nếu tiền chẵn cần cộng nhẩm cẩn thận, chọn đủ hàng rồi mới bỏ tiền vào hộp, nếu bỏ vào rồi không được lấy lại. Sau 4 phút giáo viên hô “ Đóng cửa ” thì hai bạn phải lập tức rời quầy, bàn giao số tiền còn lại cho hai bạn tiếp theo. Giáo viên lại hô “mở cửa ” và hai bạn vào mua hàng đến hết giờ. Các bạn phải nộp lại giỏ hàng cho các bạn kiểm tra. Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết số tiền là người “ Khéo mua “. Nếu hết tiền mà mua không đủ hàng thì là người “ Vụng mua ”. Nếu tiền thừa mà không mua đủ hàng là người “ Keo kiệt ”. Nếu số tiền, hàng cộng lại hơn số tiền có là người“ Tham”. Nếu số tiền cộng lại ít hơn số tiền đã mua là người “ Chậm tính toán ”. Trò chơi được sử dụng trong tiết: Tiền Việt Nam trang 162 . NHÓMTRÒ CHƠI THỨ 5: DẠY VỀ THỜI GIAN TRÒ CHƠI TÌM ĐƯỜNG ĐI ĐÚNG * Mục đích : Củng cố biểu tượng về thời gian * Chuẩu bị : Phiếu học tập có vẽ mô hình đồng hồ và thời gian tương ứng Giáo viên chuẩn bị phiếu có nội dung như hình vẽ Bảng phụ có nội dung giống phiếu học tập * Cách chơi : Chia lớp thành các nhóm nhỏ. Các nhóm tự bàn bạc, thảo luận và nối các hình với các đáp án có sẵn. Các nhóm thi đua nhóm nào nối đúng và nhanh nhất. Sau 3 - 4 phút yêu cầu các nhóm dừng bút, giáo viên chữa bài trên bảng phụ. Các nhóm đổi chéo bài cho nhau để chấm điểm. Nhóm nào được nhiều điểm sẽ thắng cuộc. Trò chơi được sử dụng trong tiết: Giờ, phút; Thực hành xem đồng hồ NHÓM TRÒ CHƠI SỐ 6 : DẠY HÌNH HỌC. TRÒ CHƠI NHẬN DIỆN HÌNH * Mục đích chơi: Giúp học sinh cũng cố kỹ năng nhận diện một số hình học cơ bản như: đoạn thẳng, đường thẳng, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. * Chuẩn bị: 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rô ki có vẽ các hình hình học như đoạn thẳng, đường thẳng, hình tam giác, hình chữ nhật hoặc hình vuông ở nhiều tư thế, vị trí khác nhau và một số hình khác có hình dạng dễ lẫn lộn với các hình đó. Học sinh chuẩn bị phấn màu hay bút dạ . *Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm mỗi nhóm cử 4 bạn đại diện chơi . Các bạn còn lại làm cỗ động viên cho đội mình . Khi giáo viên hô: “ Bắt đầu ” thì bạn thứ nhất của nhóm lên nhận diện và tô mầu vào một hình mà giáo viên yêu cầu sau đó chạy xuống chuyền phấn cho bạn thứ hai, bạn thứ hai lên chọn và tô màu vào hình thứ hai,… Sau 5 phút thì dừng lại. Học sinh ở dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm. Đội nào chọn và tô màu đúng 1 hình yêu cầu được 10 điểm. Nếu đội nào tô màu chưa đẹp trừ đi một điểm. Đội nào có số điểm nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Trò chơi được sử dụng trong tiết: Hình chữ nhật, hình tứ giác; Ôn tập về hình học. Bước4: LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sau khi thiết kế trò chơi, bước tiếp theo là làm đồ dùng phục vụ cho các trò chơi đó. Nhờ học tập một số đồ dùng đã được tập huấn, Tôi tận dụng tối đa các phế liệu hằng ngày như: lon nước, hộp bánh, hộp sữa, vỏ kẹo, một số đồ chơi do học sinh vức đi,…tranh thủ thời gian rãnh làm thành các con vật, đồ dùng phục vụ tiết dạy. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, tôi vận động đồng nghiệp làm thêm một ssố đồ dùng phục vụ chung cho các lớp. Tranh thủ các đợt tập huấn làm đồ dùng dạy học của Phòng Giáo dục hay các buổi làm đồ dùng dạy học do Tầm nhìn thế giới tại trợ, tôi đăng ký đi làm để học hỏi thêm một số đồ dùng phục vụ trò chơi của đơn vị bạn. Bước5: VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Đầu tiên là bước nghiên cứu, thiết kế các hoạt động dạy học. Tôi thiết kế từng hoạt động cụ thể cho bài học. Mỗi bài chọn một hoạt động trò chơi ( có thể) để lồng vào tiết dạy cho sinh động mà phù hợp. Nghiên cứu thay đổi trò chơi ở từng tiết học, có thể cùng một nội dung bài nhưng thay đổi trò chơi khác để gây hứng thú cho học sinh, tránh nhàm chán. Nếu trong bài học không có dạng bài tập để tổ chức trò chơi, tôi tổ chức trò chơi vào phần củng cố. Khi thực hành dạy trên lớp, tôi luôn tự rút kinh nghiệm qua từng tiết học và lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp, ban giám hiệu. Ngoài ra, ở nhũng tiết ôn tập hay những buổi phụ đạo tôi còn tổ chức cho các em chơi một số trò chơi quen thuộc mà các em được xem qua truyền hình như: Rung chuông vàng, Ai là triệu phú, Dấu trường 100, Đối mặt, … trong đó có lồng kiến thức Toán học vào để các em được ôn luyện thường xuyên. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một học kì áp dụng, các giờ học Toán của lớp tôi diễn ra thật nhẹ nhàng, tất cả các em đều “ học được và được học”. Các em mong đến giờ học để dược chơi, được thi tài, được đánh giá lẫn nhau,….So sánh với đầu năm học chỉ khoảng ½ lớp tham gia vào giờ học thì đến nay 100% tham gia vào tìm hiểu, giải đáp, nêu thắc mắc,….Chất lượng học Toán cũng nâng lên rõ rệt. So sánh các bài kiểm tra Toán đầu năm đến nay càng chứng tỏ sự tiến bộ ấy. Giỏi Khá TB Yếu Đầu năm 8 em em 12 em 9 em 5 em Học kì I 12 em 14 em 6 em 1 em Hiện nay 15 em 11 em 7 em 0 Tỉ lệ chuyên cần của lớp cũng duy trì rất tốt. Điều đó chứng tỏ các em hứng thú được đến trường bởi các em đã cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tại hội thi trưng bày đồ dùng dạy học do Phòng giáo dục tổ chức, trường tôi cũng đạt giải A với nhiều đồ dùng chất lượng trong đó có bộ đồ dùng phục vụ trò chơi học Toán như: “trò chơi học toán”, “ thỏ ăn càc rốt”, “mèo uống sữa” và “những con vật thông minh”… VII. KẾT KUẬN: 1. KẾT LUẬN CHUNG: Qua quá trình áp dụng sáng kiến: “ Tổ chức một số trò chơi trong dạy học toán 2 ” bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi vào giờ học toán ở Tiểu Học nói chung và giờ học toán lớp 2 nói riêng là rất cần thiết. Bởi vì sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng, mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc. Nhất là tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ ,tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới. Tuy nhiên “ trò chơi học toán” không bắt buộc phải có ở mọi tiết học toán càng không nhất thiết cứ sau mỗi tiết học là phải đến phần “trò chơi”. Giáo viên cần linh hoạt tổ chức “trò chơi” xen trong các khâu của tiết học hoặc ở cuối tiết hay sau một số tiết học, cốt sao” trò chơi toán học” phát huy được hiệu quả và đúng yêu cầu mức độ. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ học toán ngoài những mục tiêu chung của bài dạy giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau: a. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp. b. Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin. c. Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi. VIII. ĐỀ NGHỊ: Năm học 2009- 2010, năm mà cả ngành giáo dục xây dựng trường học than thiện học sinh tích cực thì việc tổ chức trò chơi học tập là thiết thực. Vì vậy tôi mong muốn ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn vận động giáo viên áp dụng sáng kiến này vào dạy học không những ở môn Toán mà có thể vận dụng linh hoạt cho tất cả các môn học nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, góp phần duy trì sĩ số học sinh. Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân đã nghiên cứu và vận dụng nhằm phát huy phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Rất mong được sự góp ý xây dựng của đồng nghiệp và được nhân rộng trong các trường Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Bắc Trà My ngày tháng năm 2010 Người thực hiện Lê Thị Thu Mẫn IX. PHẦN PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Học sinh đang thực hiện trò chơi Bingo Học sinh thực hiên và hoàn thành trò chơi Thỏ Bít ăn cà rốt Học sinh đang thực hành trò chơi Gà tìm mẹ và Gà về chuồng Một hình ảnh trưng bày tại hội thi đồ dùng dạy học cấp ngành STT TÊN TÁC GIẢ NĂM XUẤT BẢN TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN 1 Đỗ Đình Hoan Nguyễn Áng 2009 Sách giáo khoa toán 2 2 Nhà xuất bản Giáo dục 2 Đỗ Đình Hoan Nguyễn Áng 2009 Sách giáo viên toán 2 Nhà xuất bản Giáo dục 3 Đỗ Đình Hoan Nguyễn Áng 2009 Vở bài tập toán 2 tập 1 và 2 Nhà xuất bản Giáo dục 4 Đỗ Đình Hoan Một số vấn đề về môn Toán bậc tiểu học Nhà xuất bản Giáo dục 5 Trần Trọng Thuỷ Tâm lí học Nhà xuất bản Giáo dục 6 Nguyễn Đông 2009 Đổi mới phương pháp dạy Toán lớp 1 ở tiểu học Sở Giáo dục và đào tạo Quảmg Nam 7 2005 Luật Giáo dục Bộ Giáo dục Đào tạo VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC STT Nội dung Trang

File đính kèm:

  • docSKKN(8).doc