- Trường chưa có phòng thực hành bộ môn hóa học, khi tổ chức học sinh thực hành trên lớp gặp nhiều khó khăn .
- Do yêu cầu của đặc trưng bộ môn hóa học ở bậc trung học cơ sở (THCS), học sinh phải được làm thí nghiệm hóa học để củng cố các kiến thức về tính chất hóa học, điều chế một chất cụ thể, nhận biết hóa chất, sau khi học xong một chương về một chất hoặc nhóm chất.
17 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức thực hành hóa 9 trên lớp học ở trường chưa có phòng thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức
THỰC HÀNH HÓA 9 TRÊN LỚP HỌC
ở trường
CHƯA CÓ PHÒNG THỰC HÀNH
ó
*********
Lý do chọn đề tài:
Lý do khách quan:
- Trường chưa có phòng thực hành bộ môn hóa học, khi tổ chức học sinh thực hành trên lớp gặp nhiều khó khăn .
- Do yêu cầu của đặc trưng bộ môn hóa học ở bậc trung học cơ sở (THCS), học sinh phải được làm thí nghiệm hóa học để củng cố các kiến thức về tính chất hóa học, điều chế một chất cụ thể, nhận biết hóa chất,… sau khi học xong một chương về một chất hoặc nhóm chất.
- Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa, ngành Giáo dục đã trang bị tương đối đầy đủ các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cho hầu hết các trường THCS.
Lý do chủ quan:
Sự đam mê của học sinh được tự tay tiến hành các thí nghiệm hóa học.
Sự ham thích của bản thân khi tổ chức cho học sinh thực hiện thành công các buổi thực hành.
Mục đích nghiên cứu:
Tổng kết các kinh nghiệm cần thực hiện trong các khâu : tổ chức, hướng dẩn học sinh như: phân công học sinh, pha hóa chất, chuẩn bị dụng cụ, giữ trật tự, thang điểm…trước, trong và sau khi thực hành.
Giới hạn đề tài:
Các bài thực hành hóa 9 ở học kì I thuộc các bài 6(trang 22), bài 14 (trang 44), bài 23 (trang 70) do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành từ năm học 2005 – 2006 .
Kết quả học tập học kì 1: ở năm học trước ( 2004 – 2005 à04 – 05) – 1 lớp và năm nay (2005 – 2006 à 05 – 06): 1 lớp khác với 2 lớp tôi dạy .
Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên và học sinh trường THCS Tam Hiệp (và giáo viên vài trường khác cùng điều kiện như trường tôi) ở hai năm học (NH) : 04 – 05 và 05 – 06.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu:
Nghiên cứu kết quả học tập
Mục đích : tôi sử dụng phương pháp này nhằm thống kê, để thấy được sự khác biệt ở kết quả học tập của học sinh qua hai năm học, thuộc hai chương trình giảng dạy với hai cách tổ chức thực hành khác nhau.
Cách tiến hành: thống kê, lập biểu đồ so sánh kết quả học tập.
Thực nghiệm sư phạm:
Mục đích: khảo sát kết quả các buổi thực hành , rút kinh nghiệm các tiết thực hành trên lớp.
Cách tiến hành: thực hiện giảng dạy trên lớp, trong điều kiện không có phòng thực hành(thể hiện qua 3 giáo án minh họa).
Phương pháp bổ sung:
Điều tra trắc nghiệm.
Trò chuyện phỏng vấn.
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện theo chương trình đổi mới sách giáo khoa của bộ Giáo dục – Đào tạo, nhằm tăng cường tính tích cực hoạt động chủ động của học sinh trong học tập, môn Hóa học 9 đã được trang bị số bài thực hành nhiều và sâu hơn chương trình cũ – một bài sau mỗi chương để củng cố các kiến thức trọng tâm về tính chất của chất.
Về mặt tâm lí lứa tuổi, học sinh THCS khả năng tư duy trừu tượng còn thấp. Do đó, trong giảng dạy Hóa học – môn học thực nghiệm, chúng ta bắt buột phải sử dụng phương pháp trực quan, thực hành,… tùy từng bài học. Đặt biệt, trong các bài thực hành nhất thiết chúng ta phải tổ chức cho học sinh thực hiện.
ù
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BÀI THỰC HÀNH HÓA 9 Ở TRƯỜNG CHƯA CÓ PHÒNG THỰC HÀNH
Đặt điểm tình hình:
Qua thực tế giảng dạy và qua trao đổi với nhiều đồng nghiệp, tôi nhận thấy các bài thực hành Hóa nói chung và Hóa 9 nói riêng, khi tổ chức thực hiện trên lớp học thì gặp rất nhiều khó khăn như:
Khi tổ chức trên lớp học trong một tiết thường không kịp về thời gian.
Không thể đảm bảo giữ được trật tự lớp học và thường gây ảnh hưởng đến lớp khác trong giờ thực hành.
Việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất đem lên lớp rất khó khăn: học sinh mang lên lớp dể bị bể, đổ…khi phân phát dụng cụ, học sinh thường gây ồn ào, đùa giỡn… dụng cụ dể bể.
Với nội dung ghi bảng, giáo viên phải mất thời gian ghi lại nhiều lần khi dạy ở các lớp khác nhau.
Đôi khi, giáo viên chỉ làm thí nghiệm trong bài thực hành dạng minh họa.
Học sinh thường bị lúng túng khi thực hiện các thao tác làm thí nghiệm.
Tỉ lệ nhóm học sinh làm thành công thí nghiệm không cao.
Tiết thực hành đôi khi giáo viên còn dành để làm nội dung khác như: làm bài tập, dạy bù các tiết lí thuyết (do dạy không kịp), hoặc thực hiện qua loa,…
Về phía học sinh, cá em rất ít hứng thú trong ngững giờ thực hành này.
Khi được hỏi:
Trong giờ thực hành, em thường được học những kiến thức nào?
Thực hành
Bài mới
Ôn tập
Làm bài tập
Cả a, b, c, d.
Em cảm thấy như thế nào khi học các giờ thực hành nói trên?
Thích. Tại sao?
Không . Tại sao?
Kết quả điều tra trắc nghiệm ở hai lớp:91NH(04 – 05 ) và 93 (05 – 06) như sau:
Câu 1. Có 80/83 – 96,39 % học sinh trả lời: Giờ thực hành thường được cho làm bài tập, ôn tập.
Câu 2.
Có 65/83 – 78,31 % học sinh trả lời không thích giờ thực hành, vì các em không được thực hiện như sách giáo khoa hướng dẫn.
Có 18/83 – 21,69 % học sinh trả lời thích,vì những nguyên nhân khác.
*Qua thực trạng nêu trên, chúng ta thấy việc tổ chức thực hành ở các trường chưa có phòng thực hành còn nhiều vấn đề chưa theo đúng yêu cầu của bộ môn. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân ảnh hưởng:
Do điều kiện chưa có phòng thực hành, ở trường tôi phòng thiết bị còn chung với thư viện (chia đôi) nên diện tích phòng thiết bị rất nhỏ hẹp, các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất còn để phân tán,do đó rất khó soạn. Và, trường dạng này thì không có giáo viên phụ trách phòng thực hành, chỉ có một giáo viên chuyên trách về thiết bị (đôi khi không có chuyên môn về các môn: Lý, Hóa, Sinh) nên giáo viên bộ môn Hóa phải tự soạn dụng cụ, hóa chất theo yêu cầu nội dung bài thực hành. Do vậy,nên mất rất nhiều thời gian và điều này dẫn đến các giáo viên thường:
Làm thí nghiệm minh họa.
Thực hiện không đủ nội dung bài thực hành(cho học sinh làm qua loa,chiếu lệ).
Trong một tiết thực hành trên lớp, giáo viên phải làm nhiều công việc: viết nội dung bài thực hành lên bảng lại nhiều lần(ở các lớp khác nhau),phân dụng cụ – có thời gian trống nên học sinh thường gây mất trật tự trong lúc này; hướng dẫn: tường trình, thao tác thí nghiệm,…dẫn đến không kịp thời gian.
Các bài học về tính chất của chất có thí nghiệm nghiên cứu, chứng minh (bài tìm hiểu kiến thức mới) do không có phòng thực hành; nên giáo viên thường làm thí nghiệm biểu diễn. Do đó, học sinh bị lúng túng khi thực hiện các thao tác làm thí nghiệm, và tỉ lệ học sinh làm thí nghiệm tành công chưa cao.
ôTóm lại, qua việc phân tích thực trạng nêu trên chúng ta thấy tình hình tổ chức các tiết thực hành gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắt do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Vậy, kết quả học tập của học sinh qua học kì 1 vừa rồi như thế nào khi tôi áp dụng một số kinh nghiệm trong điều kiện phòng thực hành như thế? So sánh kết quả học tập với năm học trước thì có gì khác biệt?
So sánh kết quả học tập học kì 1:
Lấy kết quả học tập học kì 1: của 2 lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy (NH 05 – 06) với 1 lớp (NH 04 – 05) và 1 lớp khác của năm nay(NH 05 – 06 ), được kết quả như sau:
a) Lớp 94, 95 (NH 05 - 06): có sĩ số 90 học sinh.
Học lực – tỉ lệ:
Giỏi: 7/90 – 7,78 %
Khá: 39/90 – 43,33 %
Trung bình: 44/90 – 48,89 %
Yếu: 0 – 0 %
Lớp 91 NH 04 – 05 và 9 3 NH 05 – 06 ) :có sĩ số 83 học sinh.
Học lực – tỉ lệ:
Giỏi: 5/83 – 6,02 %
Khá: 22/83 – 26,51 %
Trung bình:50/83 – 60,24 %
Yếu: 6/83 – 7,23 %
So sánh 2 kết quả học tập thuộc 2 năm trên, ta được biểu đồ sau:
IV.So sánh hứng thú học tập của học sinh ở hai năm học, ta có kết quả như sau:
.Qua kết quả điều tra trắc nghiệm với nội dung câu hỏi sau:
Em cảm thấy như thế nào khi tiết thực hành em được học những nội dung (trong lớp hiện nay) như vậy?
Rất thích. Tại sao?
Không thích. Tại sao?
Qua các lần thực hành, có gợi cho em yêu thích nghề nào có liên quan sau:
Kỹ sư hóa
Giáo viên hóa
Bác sĩ
Nghề khác (không liên môn Hóa học)
B) .Kết quả điều tra như sau:
ôỞ hai lớp: 91(NH 04 – 05)và 93(NH 05 – 06)ta được kết quả sau:
Có:
55/83 – 60,24 % trả lời không thích tiết thực hành, khi học như vậy. Vì rất nhàm chán.
28/83 – 33,37 % trả lời thích tiết thực hành, khi học như vậy.Vì những nguyên nhân khác nhau.
Có:
76/83 – 91,57 % chọn phương án d, do ngại thực hành.
7/83 – 8,43 % chọn phương án a, b, c, do yêu thích thực hành hóa học.
ôỞ hai lớp 94 và 95 NH 05 – 06 ta được kết quả sau:
Câu 1. Có:
75/90 – 83,33 % trả lời thích tiết thực hành khi học như vậy. Vì được tự tay làm các thí nghiệm hóa học.
15/90 – 16,67 % trả lời không thích tiết thực hành khi học như vậy.Vì những nguyên nhân khác nhau.
Câu 2. Có:
87/90 – 96,67 % chọn phương án a, b, c, do yêu thích thực hành hóa học.
3/90 – 3,33 % chọn phương án d, do ngại thực hành.
ô Như vậy:
Qua thống kê và so sánh trên biểu đồ ta nhận thấy kết quả học tập của học sinh ở học kì 1: NH 05 – 06 (2 lớp 94,5 có vận dụng kinh nghiệm) tăng lên rõ rệt so với 2 lớp đang so sánh trên đây:
Giỏi tăng: 1,76 %
Khá tăng: 16,82 %
Trung bình giảm: 11,35 %
Yếu giảm: 7,23 %
Qua so sánh kết quả điều tra trắc nghiệm, ta nhận thấy hứng thú học tập của học sinh qua các tiết thực hành ở học kì 1 NH 05 – 06 tăng lên rõ rệt so với 2 lớp kia:
Tỉ lệ học sinh yêu thích giờ thực hành tăng: 49,96 % ,
Tỉ lệ học sinh không yêu thích giờ thực hành giảm: 43,57 % .
Tỉ lệ học sinh có hứng nghề nghiệp liên quan đến môn hóa học tăng: 88,24 % ,
Tỉ lệ học sinh không hứng nghề nghiệp liên quan đến môn hóa học giảm: 88,24 % .
T
óm lại, sau khi so sánh chất lượng học tập, sở thích và hứng thú học trong cùng điều kiện trường chưa có phòng thực hành, khi tổ chức tiết thực hành với 2 cách khác nhau (trước và sau khi ứng dụng một số kinh nghiệm tổ chức thực hành ) thì kết quả rất khác biệt nhau. Vậy biện pháp nào đã giúp cho học sinh có tiến bộ như vậy? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những giải pháp đã thực hiện.
]
Chương 3 MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ
KHI TỔ CHỨC THỰC HÀNH TRÊN LỚP HỌC
Ở TRƯỜNG CHƯA CÓ PHÒNG THỰC HÀNH
---Ð .]. Ñ----
Từ những thành công, chưa thành công, khi tổ chức thực hiện tiết thực hành trên lớp, ở điều kiện trường chưa có phòng thực hành trong học kì 1 vừa qua, tôi có một số lưu ý trước, trong và sau khi tổ chức thực hành như sau:
Bài 6 Thực hành:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
OXIT VÀ AXIT
VỊ TRÍ:
Đây là bài thực hành đầu tiên trong chương trình Hóa 9.
Nội dung bài học:
Rèn luyện các thao tác, quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm của oxit và axit;
Học sinh tập nhận biết hóa chất trên các hóa chất cụ thể, giúp học sinh làm các bài tập định tính về sau.
LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HÀNH:
Ở phần dặn dò của tiết trước, giáo viên cần:
Phân nhóm học sinh (có thể thực hiện ngay từ tiết 1 ở đầu năm), từ 4 – 8 em tùy điều kiện bàn ghế của trường (thường là 8).
Nhóm phải có ít nhất 1 học sinh giỏi hoặc khá.
Nhóm phải là 2 bàn chung 1 dãy, để thuận tiện cho học sinh thực hành và thảo luận luôn trong các tiết lí thuyết.
Phân công cụ thể nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
Gv có thể nhờ một số học sinh là cán sự bộ môn Hóa các lớp hỗ trợ soạn trước dụng cụ, hóa chất cho vào các khay nhựa (của môn Sinh) – học sinh tiện di chuyển tránh để đổ vỡ.
Yêu cầu nhóm trưởng sẽ hỗ trợ cho giáo viên vận chuyển dụng cụ, hóa chất.
Phân công cụ thể một thành viên trong lớp (phó lao động) mang một chậu nước để ngoài cửa lớp, để vệ sinh dụng cụ trong và sau khi thực hành.
Yêu cầu học sinh xem trước nội dung bài thực hành.
Giáo viên (Gv) cần chuẩn bị:
Làm trước các thí nghiệm có trong nội dung bài học:
Thí nghiệm 1: phản ứng của canxi oxit với nước.
Canxi oxit dạng cục (có bán ở các đại lí vật liệu xây dựng), chọn những cục còn nguyên, không bị nứt (bao bị rách vôi đã hút hơi nước và CO2), bảo quản kĩ trong những lọ kín nút.
Thí nghiệm 2: lấy ít photpho đỏ( bằng hạt đậu xanh), tránh để rơi trong lọ.
Thí ngiệm 3: cần pha loãng H2SO4 loãng, BaCl2 và Na2SO4 bột thành dung dịch bằng nước cất (không dùng nước tự nhiên).
Gv cần làm trước bảng con (bằng nhựa simpli), ghi nội dung của bài thực hành và thang điểm (chung và riêng cho từng nhóm), để tiện vận chuyển từ lớp này sang lớp khác không phải ghi lại nhiều lần, có thể giữ được trật tự của lớp học.
Thang điểm:
Trật tự 1,5 điểm(đ)
Vệ sinh 1,5 đ
Thao tác 2 đ
Kết quả thí nghiệm 2 đ
Bài tường trình 3đ
Thang điểm chung và riêng cho từng nhóm: (học sinh đạt đến đâu thì Gv ghi đến đó để học sinh tiện theo dõi).
Điểm
Tên nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
...
Trật tự 1,5 đ
Vệ sinh 1,5 đ
Thao tác 2 đ
Kết quả thí nghiệm 2đ
Thu hoạch 3đ
Gv cần có sổ theo dõi thực hành, để ghi điểm từng mục của các nhóm ở mỗi lớp, sau khi chấm bài tường trình sẽ ra điểm tổng cộng của bài thực hành .
Phổ biến, hướng dẩn mẫu bài tường trình.
Hóa chất: chỉ để ở bàn Gv nhằm tránh cho học sinh làm đổ vỡ.
GIÁO ÁN: xem phần phụ lục trang 14
……Ð & Ñ……
Bài 14 Thực hành
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
BAZƠ VÀ MUỐI
VỊ TRÍ:
Là bài thực hành thứ hai trong chương trình, với khoảng cách với bài vừa rồi khá xa (10 tiết).
Nội dung: Rèn luyện các thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ và muối.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HÀNH:
Phần dặn dò học sinh ở tiết trước, Gv cần nhắc lại:
Mượn vài học sinh phụ soạn các dụng cụ hóa chất cho vào khay,
Nhờ một số học sinh mang dụng cụ hóa chất,
Xem lại mẫu bài tường trình,
Xem trước nội dung bài thực hành,
Nhắc học sinh mang chậu nước.
Gv cần chuẩn bị:
Bảng con ghi nội dung bài thực hành,
Pha thành dung dịch (dd) một số hóa chất: NaOH ; FeCl3 ; CuSO4 ; HCl ; BaCl2 ; Na2SO4 ; H2SO4 (trong phòng thí nghiệm, các hóa chất đều ở dạng bột hoặc dung dịch đặc ).
Làm trước các thí nghiệm có trong nội dung bài:
Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit (nên điều chế ra Đồng (II) hidroxit trước – có thể dùng dd NaOH tác dụng với dd HCl)
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại: Có thể dùng đinh sắt vệ sinh sạch bằng giấy nhám.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối (Na2SO4)
Thí nghiệm 5: Bari clorua với axit (H2SO4).
GIÁO ÁN (trình tự các bước như tiết trước)
Bài 23 Thực hành
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
NHÔM VÀ SẮT
VỊ TRÍ:
Là bài thực hành cuối ở học kì ,
Bài thực hành lấy điểm hệ số 2.
Nội dung:
Củng cố:
Một số tính chất hóa học của kim loại,
Nhận biết hóa chất trên các hóa chất cụ thể, giúp học sinh làm các bài tập định tính.
Rèn luyện các thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của kim loại.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HÀNH:
Phần dặn dò học sinh ở tiết trước: (như bài trên).
Mỗi nhóm đem 1 tờ bìa tập.
Gv cần chuẩn bị:
Bảng con ghi nội dung bài thực hành,
Pha thành dung dịch: NaOH ,
Làm trước các thí nghiệm có trong nội dung bài:
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Bột nhôm phải giữ trong lọ kín,
Rắc bột nhôm phải thưa, đều để bột nhôm cháy hết, tránh rắc quá nhiều làm tắt đèn cồn.
Chổ thực hành nên đóng kín cửa để lửa đèn cồn cháy đều và cháy hết bột nhôm.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh (học sinh đã quan sát thí nghiệm này ở lớp 8 ).
Có thể lấy bột sắt : lưu huỳnh theo tỉ lệ về thể tích là 3 : 1 (dễ hơn theo tỉ lệ về khối lượng).
Có thể tiến hành thí nghiệm theo phương án 2, (cho hỗn hợp vào hõm lớn của đế sứ,… - như hướng dẫn của sách giáo viên ) sẽ tiến hành dễ hơn. Nhưng, không thấy hỗn hợp cháy nóng đỏ.
Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn (cần nhấn mạnh với học sinh là dựa vào sự khác biệt trong tính chất hóa học của Al và Fe mà phân biệt).
GIÁO ÁN: (trình tự như bài 6).
…'. & .'…
ì Trên đây, là một số lưu ý khi tổ chức thực hành trên lớp học ở điều kiện trường chưa có phòng thực hành. (đương nhiên, còn nhiều chổ chưa thật hoàn toàn phù hợp, nhưng ít nhiều nó cũng phát huy tác dụng tương đối tốt trong điều kiện ở trường tôi).
ÐÐ .ó. ÑÑ
Q
ua phân tích thực trạng về tình hình tổ chức thực hành ở điều kiện trường chưa có phòng thực hành như trên, tôi nhận thấy có những lưu ý cần thiết khi chuẩn bị và tổ chức thực hành như sau:
Trong phần dặn dò của trước tiết thực hành ở đầu năm, chúng ta cần:
Phân nhóm học sinh từ 4 – 8 em tùy điều kiện bàn ghế của trường (thường là 8).
Nhóm phải có ít nhất 1 học sinh giỏi hoặc khá.
Nhóm phải là 2 bàn chung 1 dãy, để thuận tiện cho học sinh thực hành và thảo luận luôn trong các tiết lí thuyết.
Phân công cụ thể nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
Phổ biến, hướng dẩn mẫu bài tường trình.
Gv có thể nhờ một số học sinh là cán sự bộ môn Hóa các lớp hỗ trợ soạn trước dụng cụ, hóa chất cho vào các khay nhựa (của môn Sinh) – học sinh tiện di chuyển tránh để đổ vỡ.
Yêu cầu nhóm trưởng sẽ hỗ trợ cho giáo viên vận chuyển dụng cụ, hóa chất.
Phân công cụ thể một thành viên trong lớp (phó lao động) mang một chậu nước để ngoài cửa lớp, để vệ sinh dụng cụ trong và sau khi thực hành.
Yêu cầu học sinh xem trước nội dung bài thực hành.
Gv cần chuẩn bị:
Bảng con (bằng nhựa simpli), ghi nội dung của bài thực hành và thang điểm (chung và riêng cho từng nhóm), để tiện vận chuyển từ lớp này sang lớp khác không phải ghi lại nhiều lần, có thể giữ được trật tự của lớp học.
Làm trước các thí nghiệm có trong nội dung bài học, nhằm:
Dự đoán được những tình huống có thể xãy ra trong giờ thực để lưu ý trước cho học sinh;
Và, giải thích những chổ chưa thành công trong thí nghiệm (nếu có).
Sổ theo dõi thực hành, để ghi điểm từng mục của các nhóm ở mỗi lớp, sau khi chấm bài tường trình sẽ ra điểm tổng cộng của bài thực hành .
Hóa chất: chỉ để ở bàn Gv nhằm tránh cho học sinh làm đổ vỡ.
Các khay chứa dụng cụ của các nhóm nên để ở góc trên của lớp. sau khi vào bài mới cho các nhóm trưởng đem xuống.
Khi hướng dẫn các thao tác thực hành, nên hướng dẫn theo từng thí nghiệm sẽ giúp học sinh tiện thực hiện hơn khi thực hành – học sinh không bị quên và hỏi lại nhiều lần gây mất trật tự; và dể theo dõi, đánh giá các thao tác thí nghiệm .
Cách ghi bài tường trình (trả lời nội dung Gv gạch chân vào cột hiện tượng, giải thích).
Cuối mỗi tiết thực hành cần dành ít thời gian (10 phút) để:
Cho học sinh vệ sinh bàn ghế, dụng cụ;
Gv hoàn thành phần ghi điểm trên bảng,
Thu bài tường trình,
Tổng kết:
Tuyên dương các nhóm làm tốt, thành công;
Rút kinh nghiệm những nhóm làm chưa thành công,còn ồn ào gây mất trật tự.
Dặn dò cho tiết học sau.
ó
*********
P
hần này, tôi xin được trình bày một giáo án thực hành có tính minh họa cho đề tài. Những bài thực hành còn lại, trình tự các bước diễn ra tương tự.
*****************
Bài 6 Thực hành:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
OXIT VÀ AXIT
MỤC TIÊU:
Kiến thức: khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit và axit.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng :
Sử dụng dụng cụ thí nghiệm.
Quan sát hiện tượng, ghi chép, rút ra kết luận.
Giải bài tập thực ngiệm hóa học.
Thái độ:
Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm,...
Giữ vệ sinh sạch sẽ phòng học.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Bảng phụ ghi nội dung bài thực hành, thang điểm.
Dụng cụ: (cho 8 nhóm)
Giá để ống nghiệm: 8 cái
Kẹp gỗ: 8 cái
Ống nghiệm: 32 cái
Ống nhỏ giọt: 8 cái
Thìa nhựa: 2 cái
Lọ thủy tinh 125ml 11 cái (có nắp đậy – không nhãn)
Muỗng sắt 8 cái
Cốc 250 ml 1 cái
Khay nhựa 8 cái nhỏ và 1 cái lớn
Lọ lớn (để vôi sống) 1 cái
Đèn cồn 8 cái
Quẹt cây 8 cái
Hóa chất:
CaO đập nhỏ vừa(đậy kín)
Nước cất,
Photpho đỏ,
Quỳ tím,
Pha loãng:
dd HCl
dd H2SO4
dd Na2SO4
dd BaCl2 (có dán nhãn bên ngoài)
Phân công 1 học sinh chuẩn bị 1 chậu nước để ở gần cửa lớp.
Học sinh: (Hs)
Nhóm trưởng hỗ trợ Gv:
Soạn dụng cụ, hóa chất;
Mang dụng cụ, hóa chất lên phòng học,
Phân công: thư kí ghi bài tường trình, các bạn còn lại xem trước nội dung bài thực hành
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Thời gian
3’ (phút)
A. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ và oxit axit?
B. Tiến trình bài giảng:
1. Mở bài: Nhằm hệ thống lại tính chất đặc trưng của oxit bazơ với oxit axit và nhận biết 1 số dung dịch không nhãn, chúng ta cùng thực hiện qua bài thực hành hôm nay.
5’
12’
15’
Hoạt động của Gv:
- Giới thiệu tên, số lượng dụng cụ các nhóm nhận.
-Thông báo: hóa chất để ở bàn Gv, mỗi lọ có ống nhỏ giọt riêng.
- Hướng dẫn Hs mục đích cách tiến hành thí nghiệm:
+Cách cho mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm (ô.n).
+Cách thêm nước, cho quỳ tím vào ống nghiệm,
+Cách quan sát, nhận xét, tường trình.
- Quan sát, nhắc nhở, kiểm tra các nhóm.
-Ghi điểm thao tác, kết quả từng nhóm.
- Hướng dẫn hs mục đích, cách tiến hành thí nghiệm.
+Cách lấy, đốt P đỏ trong lọ.
+ Cách thêm nước, lắc đều.
+ Cách thả quỳ tím vào dd.
+ Cách quan sát .
- Quan sát, nhắc nhở, kiểm tra các nhóm.
-Ghi điểm thao tác, kết quả từng nhóm.
-Hướng dẫn Hs lập sơ đồ (dựa vào sự khác biệt nhau về tính chất)
-Hướng dẫn Hs các thao tác thực hiện:
+Lấy mẩu thử,
+Nhỏ từng dd lên quỳ tím.
+Lấy thuốc thử(dd BaCl2)
cho vào 2 ống nghiệm đựng dd axit .
+Cách quan sát, nhận xét, rút ra kết luận
Hoạt động của Hs:
- Nhận dụng cụ, kiểm tra.
- Quan sát Gv hướng dẫn:
+Cách dùng kẹp gỗ cặp ô.n, cho CaO vào.
+Dùng ống nhỏ giọt 2ml nước vào ô.n.
+Quan sát hiện tượng:
.CaO tan, tỏa nhiệt,
.Quỳ tím đổi màu xanh .
- Giải thích, rút ra kết luận:
+CaO tan trong nước tạo dd bazơ làm xanh quỳ tím.
+Lập pthh.
-Quan sát cách tiến hành thí nghiệm:
+Lấy, đốt P đỏ, đưa vào lọ.
+Dùng ống nhỏ giọt cho nước vào ô.n
+ Cho quỳ tím vào lọ.
- Quan sát hiện tượng, giải thích:
+Quỳ tím đổi màu sang đỏ: do P2O5 tan trong nước tạo axit.
+Lập pthh.
-Quan sát, cách chọn hóa chất, lập sơ đồ.
-Quan sát các thao tác thực hiện:
+Dùng ống nhỏ giọt lấy từng dd riêng nhỏ lên quỳ.(nhận xét).
+Cách lấy thuốc thử,
+Quan sát kết quả 2 dd còn lại.
- Nhận xét rút ra kết luận.
-Lập pthh minh họa.
-Hoàn thành bài tường trình.
Nội dung ( ghi bảng phụ): I.Tính chất hóa học của oxit:
Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit (CaO) với nước:
*Cho 1 mẫu nhỏ canxi oxit vào ống nghiệm,
*Thêm 1 – 2 ml nước, (Quan sát hiện tượng?)
*Nhúng mẫu quỳ tím vào, (giải thích sự thay đổi màu )
àRút ra kết luận về tính chất hóa học của Canxi oxit? Lập phương trình hóa học (pthh)?
Thí nghiệm 2: Phản ứng của Diphotpho pentanoxit (P2O5) với nước:
*Đốt ít photpho đỏ, đưa vào lọ thủy tinh, đậy nắp.
* Photpho đỏ cháy hết, cho 10 ml nước vào lọ, lắc đều.
(Quan sát hiện tượng?)
*Cho mẩu quỳ tím vào dd, (Giải thích sự thay đổi màu sắc?)
àRút ra kết luận về tính chất hóa học của P2O5 ? Lập pthh?
II.Nhận biết các dung dịch:
Thí nghiệm 3: Nhận biết 3 lọ không nhãn, mỗi lọ dựng một trong 3 dd : H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 .
* Lập sơ đồ nhận biết.
* Cách tiến hành:
- Đánh số thứ tự các lọ,
- Lấy 1 ít ra ống nghiệm thử
- Cho vào 1 mẩu quỳ tím vào mỗi ống nghiệm:
ïMàu quỳ tím thành đỏ, dd đó là dd HCl, dd H2SO4 ;
ïMàu quỳ tím không đổi,
ống nghiệm đó chứa dd Na2SO4 .
- Nhỏ dd BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng dd axit;
- Dd nào tạo kết tủa, đó là
dd H2SO4 .( Lập pthh?)
- Dd còn lại là HCl.
10’
C. Tổng kết:
*Cho hs dọn dẹp,vệ sinh,
*Kiểm tra Hs vệ sinh dụng cụ,nhờ nhóm trưởng phụ kiểm tra lại dụng.
*Chấm tổng cộng điểm: trật tự, vệ sinh, kết quả, thao tác, trên bảng phụ.
*Thu bài tường trình,
*Nhận xét, rút kinh nghiệm các nhóm chưa làm tốt, Hs gây mất trật tự. Tuyên dương các nhóm làm tốt, thành công.
D. Dặn dò:
*Ôn tập chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết.
*Xem trước nội dung bài tiếp theo.
*Nhờ 1 số Hs mang dụng cụ, hóa chất sang lớp khác.
E.Rút kinh nghiệm:
*Sách giáo khoa Hóa 9, tác giả: Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005.
* Sách giáo viên Hóa 9,tác giả: Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ - Nguyễn Phú Tấn - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005.
õ
Ð]Ñ
óóóóóóóóóóóóó
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM.doc