Bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm như một đoá hoa lạ đầy hương sắc trong vườn thơ mới. Cái lạ ấy không chỉ được toát ra từ “điệu thơ gấp, lời thơ ngắt, câu thơ rắn rỏi Đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh) mà cái lạ ấy còn được làm nên bởi những câu thơ bị Văn xuôi hoá. Sự cộng sinh thâm nhập giữa văn xuôi và thơ, giữa thơ và văn xuôi của văn học thời kỳ đầu thế kỷ đã mang lại cho “Tống biệt hành” một tiếng nói riêng: Chất chứa Sự - Tình.
Chất văn xuôi của bài thơ Tống biẹt được thể hiện ở ngay chính những nhân vật trong cuộc tiễn đưa. Mỗi nhân vật là một tâm hồn, tính cách khác nhau và sự bộc lộ tình cảm trong chia ly cũng mỗi người một vẻ:
Nhân vật Ta tự vấn lòng mình trong một nỗi buồn da diết:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vangg vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Nhân vật Mẹ mỏi mòn trong nỗi trông đợi con, mẹ trông con bằng chính sự trải nghiệm của cuộc đời.
Nhân vật Chị khuyên em trong im lặng của dòng nước mắt, nhìn em mà lệ chứa chan.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tống biệt hành : sự cộng sinh giữa văn xuôi và thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tống biệt hành (1) :
Sự cộng sinh giữa văn xuôi và thơ
Bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm như một đoá hoa lạ đầy hương sắc trong vườn thơ mới. Cái lạ ấy không chỉ được toát ra từ “điệu thơ gấp, lời thơ ngắt, câu thơ rắn rỏi…Đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh) mà cái lạ ấy còn được làm nên bởi những câu thơ bị Văn xuôi hoá. Sự cộng sinh thâm nhập giữa văn xuôi và thơ, giữa thơ và văn xuôi của văn học thời kỳ đầu thế kỷ đã mang lại cho “Tống biệt hành” một tiếng nói riêng: Chất chứa Sự - Tình.
Chất văn xuôi của bài thơ Tống biẹt được thể hiện ở ngay chính những nhân vật trong cuộc tiễn đưa. Mỗi nhân vật là một tâm hồn, tính cách khác nhau và sự bộc lộ tình cảm trong chia ly cũng mỗi người một vẻ:
Nhân vật Ta tự vấn lòng mình trong một nỗi buồn da diết:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vangg vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Nhân vật Mẹ mỏi mòn trong nỗi trông đợi con, mẹ trông con bằng chính sự trải nghiệm của cuộc đời.
Nhân vật Chị khuyên em trong im lặng của dòng nước mắt, nhìn em mà lệ chứa chan.
Nhân vật Em tiễn anh trong cái nhìn “Mắt biếc” chưa vướng bụi trần, chưa biết đến “ái biệt ly”. “Bài thơ trữ tình, nhưng trữ tình một cách đặc biệt: Không phải giãi bày gan ruột mình mà bộc lộ cảm xúc qua việc khắc hoạ hình tượng con người” (2). Qua thái độ, tình cảm của kể tiễn mà người độc hiểu được lòng người đi, bên ngoài cố tỏ ra cứng rắn, cương quyết, dửng dưng kiêu bạc mà bên trong không khỏi buồnbã ngậm ngùi có khác chi người ra đi trong thơ của Yên Thao.
Ai ra đi mà chẳng từng bịn rịn
Rời người yêu nào đã mấy ai vui
Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ
Nhưng đó là tình cảm rất người là phép biện chứng của một tâm hồn Việt. Năm nhân vật trong một bài thơ ngắn, sự xâm nhập của văn xuôi vào thơ đã chứng tỏ sức sống của bài thơ giầu hơn nó và rộng hơn nó - Nó đã tạo ra bội số của thơ.
Sự xâm nhập của văn xuôi vào thơ còn khiến cho những câu thơ Tốgn biệt tràn đầy yếu tố tự sự:
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị, cùng như em
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Người đọc hiểu “ly khách” chia tay vào buổi chiều mùa hạ. Một buổi chiều rực rỡ trong những cánh hoa sen bung nở cuối mùa thu như muốn khoe sắc dâng hiến hết cho đời một mùa hoa. Nhà thơ chọn từ “cùng” chứ không phải từ “cũng” trong câu thơ: Một chị hai chị cùng như sen khiến câu thơ đẹp giản dị. Nếu “cùng” thiên về khẳng định: Hai chị đẹp như sen, tươi thắm như sen. Một khung cảnh thật, người thật, tình người thật. Một buỏi chiều đẹp, cảnh đẹp tình người đẹp mà không níu giữ nổi một hồn trai quyết ra đi vì nghĩa lớn. Ly khách ra đi không vương thê nhi.
Khổ hết bài, ngôn ngữ thơ chính là lời tự bạch ngắn gọn của cả kẻ tiễn lẫn người đi. Khúc vĩ thanh kết thúc trong những lời đa thanh. Những lời ấy giúp người đọc hiểu rõ hơn thâm ý - Ly khách ra đi không ước hẹn ngày về:
Người đi? ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
Đối với mẹ người con tự ví mình tương xứng với chiếc lá, đối với em tương xứng như hạt bụi, đối với em anh chỉ thoảng qua như hơi rượu say. Tất cả đều gợi sự xa cách chia lìa, kích thước của chiếc lákíao với hạt bụi, hơi rượu là lớn nhất như tình mẹ dành cho con thật lớn lao, nhưng lá lìa cành đâu giữ được mầu xanh sự sống. Còn hạt bụi nhỏ dần sẻ trở về với thế giới của cát bụi mênh mông, còn em hãy coi anh chỉ như hơi rượu say dù say nồng nhưng cũng chỉ thoảng qua trong cuộc đời, những câu thơ giàu sắc màu giả tưởng vời vợi chia ly, vời vợi xa xăm như muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa thái độ lựa chọn dứt khoát ra đi vì trí lớn của người ly khách. Cuộc chia tay mang tính vĩnh quyết để cho người ở lại được thanh thản nhẹ lòng.
Quả thực Tống Biệt hành của Thâm Tâm góp thêm phần khẳng định sự thắng thế của thơ mới trên thi đàn bởi sựk cộng sinh trong thể loại. Cuộc xâm lăng của xăn xuôi vào thơ đã để lại lớp phù xa mầu mỡ - Để lại một Tống biệt hành cứ ngạo nghễ với đời trong những nét lạ riêng.
(1) Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh - Hoài Chân - NXB Văn Học Hà Nội -1988
(2) Đọc văn học văn - Trần Đình Sử - NXB Giáo dục - 2001
File đính kèm:
- Su cong sinh giua tho va van xuoi.doc