Đề tài Trao đổi kinh nghiệm dạy chương I: Vẽ kỹ thuật cơ sở môn công nghệ 11 trung học phổ thông

Phân môn vẽ kĩ thuật của Công Nghệ lớp 11 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học, kỹ thuật và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này.

 Trong môn học Công nghệ 11, chương vẽ kỹ thuật cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, nắm được phương pháp hình chiếu vuông góc, các hình biểu diễn (Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh ) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, là cơ sở cho quá trình học tập lên cao sau này và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất.

 

doc41 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Trao đổi kinh nghiệm dạy chương I: Vẽ kỹ thuật cơ sở môn công nghệ 11 trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ Đề tài sáng kiến, kinh nghiệm 2012 Trao đổi kinh nghiệm DẠY CHƯƠNG I: VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ MÔN CÔNG NGHỆ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Họ và tên: Lữ Văn Chính Chức vụ: Giáo viên Công nghệ. Đơn vị: Tổ Lý-Công nghệ trường THPT Chuyên Biên Hoà Phủ lý ngày 20-4-2012 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1-Cơ sở lý luận. Phân môn vẽ kĩ thuật của Công Nghệ lớp 11 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học, kỹ thuật và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này. Trong môn học Công nghệ 11, chương vẽ kỹ thuật cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, nắm được phương pháp hình chiếu vuông góc, các hình biểu diễn (Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, là cơ sở cho quá trình học tập lên cao sau này và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất. Vì tầm quan trọng của phân môn nêu trên nên cần đi sâu nghiên cứu, đổi mới phương pháp sao cho việc truyền thụ kiến thức tới học sinh hiệu quả nhất; 2-Cơ sở thực tiễn Môn Công Nghệ THPT nói chung và phần vẽ kỹ thuật có nhiều nội dung khó. Nội dung kiến thức kỹ thuật vừa cụ thể vừa trìu tượng trìu tượng: Kiến thức kỹ thuật thường là những khái niệm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy móc thiết bị. Học sinh rất khó tiếp thu nếu không hiểu được các hình vẽ mang nhiều yếu tố của môn vẽ kỹ thuật. Kênh hình SGK tất cả các môn đều mang kiến thức của môn vẽ kỹ thuật như các hình không gian môn Vật lí, môn Toán (hình học không gian), hình cắt (cắt dọc, cắt ngang) môn SinhĐặc biệt kênh hình của môn môn Công nghệ có rất nhiều hình vẽ liên quan tới hình vẽ kỹ thuật. Trong thực tế hiện nay môn Công Nghệ đang gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất cho dạy học và thực hành: thiếu vật thể trực quan, thiếu mô hình dạy học, thiếu tranh vẽ, thiếu dụng cụ vẽ cho thày dạy phần Vẽ kỹ thuậtĐể nâng cao chất lượng dạy học bộ mỗi tháy cô cố gắng khắc phục các khó khăn của bộ môn, đồng thời phải luôn đổi mới, rút kinh nghiệm sau mỗi bài giảng để thu được kết quả tốt hơn. Với trăn trở trên, qua nhiều năm dạy học bộ môn, tôi xin đưa ra một số ý kiến trao đổi rút kinh nghiệm về giảng dạy chương I: Vẽ kỹ thuật cơ sở của phần vẽ kỹ thuật với mong muốn đượẩttao đổi và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. II- MỤC ĐÍCH VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1- Mục đích Giúp việc dạy và học phần VKT dễ dàng hơn, Hiểu và nắm vững các cách biểu diễn vật thể, thành thạo kỹ năng vẽ, làm cơ sở để các em học bộ môn VKT trong các trường chuyên nghiệp kỹ thuật và làm việc sau này. Qua trao đổi mỗi thày cô dạy bộ môn Công Nghệ cũng rút ra những kinh nghiệm để việc giảng dạy tốt hơn. 2- Quá trình thực hiện. Trong nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nói chung và phần Vẽ kỹ thuật nói riêng đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để vận dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi để đưa ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các lần kiểm tra, làm bài tập thực hành rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn, Khi nhà trường có thêm các phương tiện trình chiếu và nối mạng Internet tôi đã tích cực soạn bài theo hướng dùng các phương tiện trình chiếu và sưu tầm các hình vẽ kỹ thuật để phục vụ cho bài dạy và tích cực đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân dạy môn Công Nghệ, đặc biệt phần Vẽ kỹ thuật chương vẽ kỹ thuật cơ sở tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp rất mong được sự góp ý, trao đổi của các thày cô. III- ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để có cơ sở, tư liệu khi nghiên cứu trong 3 năm qua tôi đều dạy lớp 11 và 2 năm dạy lớp 12 theo SGK mới . Để tư liệu được khách quan tôi tham gia dạy cả lớp tự nhiên và xã hội. Năm học 2010-2011 tôi dạy Công nghệ 11 cho 2 lớp tự nhiên, 2 . Năm học 2009-2010 tôi dạy 4 lớp xã hội, 1lớp tự nhiên. Phạm vi nghiên cứu là chương trình môn công nghệ PTTH lớp 11 SGK mới của Bộ Giáo dục áp dụng từ năm học 2007-2008. B. NỘI DUNG I- ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG I: VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ. Mỗi môn học đều có những đặc điểm riêng. Để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp phải hiểu rõ các đặc điểm này. Nhiều ý kiến của các thày cô đều cho rằng phần vẽ kỹ thuật của công nghệ lớp 11 vừa hay lại vừa khó. Khó cả :việc học” và cả “việc dạy”. Nhiều học sinh đầu tiên rất ngại học vì cho rằng khó song khi thấy hay thích học thì kiến thức đã chuyển sang phần khác. Chương I cũng là chương có nhiều bài thực hành với thời lượng 4 tiết thực hành. Tuy vậy nếu học sinh không vẽ và luyện tập ở nhà thì vẫn không đủ thời gian. Phần vẽ kỹ thuật rất khó do khó hình dung, khó vẽ hình, phải tư duy trìu tượng nhiều: Từ vật thể phải hiểu rõ cách vẽ và vẽ được các hình chiếu vuông góc, vẽ được hình cắt mặt cắt. Ngược lại từ các hình chiếu học sinh phải hiểu cách vẽ và vẽ được hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh của vật thể. II-LỰA CHỌN NỘI DUNG KIẾN THỨC, TRỰC QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP. 1-VỀ NỘI DUNG a) Nội dung SGK theo chuẩn kiến thức và đề xuất. Chương I với tiêu đề VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ GỒM 7 bài trong đó có 5 bài lý thuyết và 2 bài thực hành. Các nội dung của chương các em đã được học ở THCS nhưng sơ lược. Nội dung của chương được nâng lên ở mức cao so với THCS. Các bài của chương gồm: Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ gồm những kiến thức cơ bản nhất cần tuân thủ khi vẽ gồm các tiêu chuẩn khổ giấy, tỷ lệ, chữ và số, ghi kích thước.. Bài 2: Hình chiếu vuông góc giới thiệu cơ sở của vẽ hình chiếu. Đây là nội dung cần giảng kỹ để các em hiểu được phương pháp biểu diễn vật thể bằng HÌNH CHIẾU. Bài 3: Thực hành vẽ hình chiếu vật thể đơn giản được thực hiện trong 2 tiết (Phân phối cũ 1 tiết) Qua bài thực hành giúp các em tập vẽ các đường nét dưới sự hướng dẫn của thày và vẽ đúng hình chiếu làm cơ sở cho kỹ năng vẽ sau này. Bài 4: Hình cắt, mặt cắt cũng được biểu diễn bằng phương pháp hình chiếu vuông góc nhưng để biểu diễn rõ những phần khuất của vật thể. Bài 5: Hình chiếu trục đo dùng bổ trợ cho hình chiếu, Kiến thức này trong toán học gọi là hình không gian, Vẽ và tưởng tượng tốt hình chiếu trục đo sẽ giúp các em học tốt môn toán hình không gian lớp 11. Bài 6: Thực hành biểu diễn vật thể là bài toán tổng hợp về các phương pháp biểu diễn vật thể vận dụng các phương pháp biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, hình chiếu trục đo. Bài được thực hiện trên lớp trong 2 tiết. Bài 7: Hình chiếu phối cảnh là phương pháp biểu diễn dùng nhiều trong ngành kiến trúc, xây dựng. Bài chỉ giới thiệu sơ lược các hình biểu diễn trong bản vẽ xây dựng, bản vẽ nhà. Chương I có một bài ôn tập và 1 tiết kiểm tra cả lý thuyết và thực hành Theo chuẩn kiến thức bài 1 cung cấp ngay những kiến thức về tiêu chuẩn bản vẽ không có kiến thức về vẽ nối tiếp giữa hai đoạn thẳng và cung tròn là kiến thức cần giải một số bài tập của bài thực hành (bài 1-bài 3-bài 5). Bài 3 thực hành vẽ hình chiếu của vật thể SGK chỉ hướng dẫn một cách vẽ hình chiếu theo cách “ Vẽ khối bao ngoài rồi cắt bỏ từng phần”. Nếu chỉ áp dụng cách vẽ này sẽ rất khó khăn khi các em vẽ các bài thực hành trang 21 nên cần bổ xung cách vẽ hình chiếu. Tương tự bài 5 của chương chỉ cung cấp một cách vẽ hình chiếu trục đo trong khi SGK nêu “ Căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể để chọn cách vẽ hình chiếu trục đo thích hợp. Để giúp học sinh vẽ được hình chiếu trục đo phần bài tập thực hành cần cung cấp thêm cho học sinh thêm cách vẽ khác. b) Bổ xung kiến thức Nguyên tắc bổ xung: Vì nội dung kiến thức SGK đã được các giáo sư dày công đầu tư và đã được thẩm định nên việc bổ xung thêm kiến thức cần phải được cân nhắc kỹ và trao đổi cùng đồng nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc sau: + Thật sự cần thiết, nếu thiếu HS gặp khó khăn khi học và thực hành. + Cần và đủ, phù hợp thời gian, không làm nặng thêm kiến thức SGK. + Không đưa ra mục riêng, khi nào cần giảng khi đó Những kiến thức cần bổ xung: BỔ XUNG KIẾN THỨC VẼ NỐI TIẾP ĐƯỜNG THẲNG VỚI CUNG TRÒN: Cách vẽ nối tiếp hai đường thẳng với một cung tròn giúp các em có kiến thức vẽ hình chiếu các bài tập trang 21, vẽ lại các hình chiếu trang 36. Cụ thể: Bài tập 1 và 3 trang 21 Hình chiếu BẰNG cần vẽ nối tiếp O20 20 O40 40 BÀI 1+2 HÌNH CHIẾU BẰNG R20 20 40 Bài tập 5 trang 21 Hình chiếu ĐỨNG cần vẽ nối tiếp R20 40 O20 R16 32 016 Vẽ lại các hình chiếu hình 5 bài tập thực hành trang 36 cũng phải vẽ nối tiếp Theo phân phối chương trình cũ bài 3 thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản chỉ có một tiết nay phân phối mới đã tăng lên 2 tiết nên việc bổ xung kiến thức vẽ nối tiếp để học sinh có kiến thức vẽ các hình chiếu cho cả hai bài đã nêu là hợp lý (Kiến thức vẽ nối tiếp đã có SGK cũ). Việc bổ xung này chỉ mất khoảng 5-7 phút. BỔ XUNG CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU Ngoài cách vẽ hình chiếu như SGK đã nêu ( vẽ khối bao ngoài và cắt bỏ từng phần” giáo viên có thể bổ xung câc cách vẽ mà nhiều thày cô đã giảng vẽ dựa vào định nghĩa hình chiếu. Cách vẽ này giúp học sinh dễ dàng vẽ được các hình chiếu của bài tập vẽ hình chiếu trang 21. Sách giáo khoa cũ trang 38 có định nghĩa hình chiếu: “Hình chiếu là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát. Khi cần thiết phải thể hiện phần không nhìn thấy của vật thể, cho phép dùng nét đứt để vẽ” Có thể đưa ra các bước để vẽ hình chiếu như sau Bước 1: Xác định hướng chiếu Cần lưu ý cho học sinh bước này có ý nghĩa rất quan trọng vì hình chiếu đứng là hình chiếu chính của bản vẽ, phải phản ánh rõ nét nhất hình dạng vật thể nên phải chọn hướng chiếu từ trước đảm bảo được yêu cầu này. Bước 2: Căn cứ vào mỗi hướng chiếu đã xác định xác định bề mặt nhìn thấy, nét thấy, bề mặt khuất, nét khuất và tiến hành vẽ mờ theo thứ tự : Hình chiếu đứng, Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. Bước 3: Tô đậm và ghi kích thước Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa sai sót bước vẽ mờ (bỏ nét thừa, bổ xung nét thiếu) Dùng bút chì mềm tô đậm. Sau đó ghi kích thước. Xin lấy một vài ví dụ khi thực hiện bài tập vẽ hình chiếu trang 21: Vẽ hình chiếu tấm trượt dọc Từ trái Từ trên Từ trước 1-Xác định hướng chiếu: 2- Quan sát xác định bề mặt thấy khuất tiến hành vẽ Bề mặt thấy HÌNH CHIẾU ĐỨNG a)Vẽ hình chiếu đứng HƯỚNG CHIẾU Bề mặt thấy HÌNH CHIẾU BẰNG HƯỚNG CHIẾU b) Vẽ hình chiếu bằng c)Vẽ hình chiếu cạnh HÌNH CHIẾU CẠNH Trong bài tập này tác giả sách giáo khoa vẽ hình chiếu trục đo với chiều dài theo trục 0/y/ , (Đáng lẽ chiều dài phải theo trục chiều rộng theo trục 0/x/) , chiều rộng theo trục 0/x/, (Đáng lẽ chiều rộng phải theo trục chiều rộng theo trục 0/y/) Vì vậy học sinh rất khó vẽ hình chiếu cạnh vì không quan sát được bề mặt bên trái. Có đồng nghiệp khuyên chọn hướng chiếu xoay với cách này 90o tôi đã vẽ nhưng các hình chiếu rất khó hình dung ra vật thể. Tuy vậy với cách vẽ này vẫn có thể suy mặt trái của vật thể tương tự như nhìn mặt phải nhưng phải chú ý chiều quan sát và phải xoay ngược lại 180o. Bề mặt thấy Kết quả ta được các hình chiếu như sau: Để học sinh dễ làm bài tập hơn có thể vẽ lại hình chiếu trục đo vật thể như hình sau. Với hình vẽ này việc xác định hướng chiếu tối ưu ( Hình chiếu đứng thể hiện chiều dài và chiều cao, hình chiếu bằng thể hiện chiều dài và chiều rộng, hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao) và quan sát các bề mặt vật thể được dễ dàng nhất là bề mặt bên trái để vẽ hình chiếu cạnh. (Bề mặt tô màu xám) Từ trái Từ trên Từ trước Cách vẽ này tôi đã trao đổi với nhiều đồng nghiệp và nhận được sự ủng hộ. Học sinh vẽ cách này cũng dễ dàng hơn, không bị nhầm lẫn (không phải tẩy xoá nhiều) Cũng cần lưu ý học sinh các bề mặt vẽ bằng hình chiếu trục đo bị biến dạng góc vuông thành góc nhọn hoặc góc tù nhưng khi vẽ phải vẽ góc vuông.. BỔ XUNG CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Để vẽ hình chiếu trục đo của vật thể cần đọc được bản vẽ hình chiếu và hình dung được vật thể và căn cứ đặc điểm hình dạng vật thể để chọn cách vẽ thích hợp. Có thể chọn các cách vẽ sau; 1- Vẽ khối bao ngoài rồi cắt bỏ từng phần như sách giáo khoa mới (Bảng 5-1 SGK) trang 30 2- Vẽ trước một mặt làm cơ sở (Mặt trước hay mặt bên, mặt đáy..), từ đó dựng các đường và các mặt khác như sách giáo khoa cũ cùng tác giả (Bảng 3-2 trang 36) Sách giáo khoa Công nghệ 11 chỉ đưa ra một cách vẽ như đã nêu. Với các bài thực hành trang 36 sẽ rất khó vẽ. Thời gian cho bài thực hành là 2 tiết nên có thể vẽ trước bảng 3-2 SGK cũ để bổ xung thêm cách vẽ thứ hai . Thực tế tôi đã thực hiện như vậy và thu được kết quả rất tốt. Có thể bổ xung thêm các hình vẽ hướng dẫn thực hiện chi tiết cho các cách vẽ và để các em chọn lựa Đây là các bản trong được tôi in và chiếu trên máy cho hướng dẫn bài thực hành trang 36 và đã thu được kết quả tốt: VẼ ĐỀ 3 TRANG 36 GÁ LỖ CHỮ NHẬT TL 1:1 31 14 68 23 16 30 2 8 1 2 Các hình chiếu Cách 1: Vẽ khối bao ngoài, thực hiện cắt bỏ từng phần - Vẽ khối bao ngoài + Vẽ trục đo (chọn loại vuông góc đều) + Đặt lần lượt trên các trục đo o/x/, o/y/ , o/z/ các kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của khối hộp bao ngoài vật thể: 68x28x23 y/ x/ 9 14 31 O/ - Cắt bỏ phần đầu dạng hộp chữ nhật 0/ y/ 16 22 - Cắt bỏ phần lỗ ở giữa - Tẩy bỏ nét thừa, tô đậm ghi kích thước (trên hình chưa ghi kích thước) x/ O/ z/ y/ y/ O/ z/ x/ Cách 2: Vẽ một mặt làm cơ sở, vẽ tiếp các mặt khác, cắt bỏ lỗ rãnh nếu có. - Vẽ mặt cơ sở + Vẽ các trục đo (chọn loại vuông góc đều) +Vẽ mặt trước làm cơ sở (kích thước đo trên hình chiếu đứng TL 1:1 p=r=1) x/ O/ z/ y/ Mặt cơ sở - Từ các đỉnh của mặt cơ sở vẽ các đường thẳng song song với trục đo O/y/. Xác định chiều rộng, nối lại. + Kẻ các đường thẳng song song y/ z/ x/ O/ + Xác định chiều rộng (đo ở hình chiếu bằng q=1 nối lại) 28 O/ y/ z/ x/ 28 28 28 O/ y/ z/ x/ - Khoét lỗ chữ nhật - Tẩy bỏ nét thừa, tô đậm, đánh bóng, ghi kích thước nếu cần BỔ XUNG CÁCH GỌT BÚT CHÌ, CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ.... Phần này giáo viên lồng trong bài thực hành và uốn nắn học sinh khi làm bài. Cụ thể: - Cách chọn và gọt bút chì đúng quy định giúp các em vẽ được các đường nét đẹp, đúng tiêu chuẩn. - Cách sử dụng dụng cụ vẽ: Sử dụng Êke, Com pa, thước để dựng các đường thẳng vuông góc, các đường thẳng song song... - Cách vẽ các đường nét đảm bảo tiêu chuẩn Cách gọt bút chì và sử dụng dụng cụ vẽ SGK cũ đã hướng dẫn khá tỉ mỉ, có thể tham khảo thêm các tài liệu khác để hướng dẫn học sinh. 2-VỀ TRỰC QUAN. - Để giảng dạy đạt kết quả tốt cần sử dụng triệt để và có hiệu quả kênh hình SGK. Để phát huy tính cực của học sinh và sử dụng tốt các hình vẽ giáo viên cần sử dụng tốt các hình vẽ do Bộ giáo dục phát hành và bổ xung thêm các hình vẽ còn thiếu. Có thể dùng máy chiếu bản trong và máy chiếu Projector để chiếu các hình vẽ SGK hiệu quả sẽ tốt hơn. Trong nhiều năm qua tôi đã sử dụng chiếu các hình ảnh SGK bằng máy chiếu bản trong trong tất cả các giờ dạy, củng cố và chiếu bằng máy chiếu Projector trong các giờ ôn tập đạt kết quả rất tốt. Học sinh hiểu bài và hứng thú học tập. Để học sinh hiểu bài tốt hơn tôi đã vẽ thêm nhiều hình vẽ phục vụ cho các bài dạy. - Hình vẽ trên bảng là một kênh trực quan không thể thiếu. Với các bài thực hành việc hướng dẫn học sinh cách vẽ nhất thiết giáo viên cần phải vẽ hình trên bảng theo các bước quy định. Đồng thời khi vẽ hình cần nhấn mạnh cách sử dụng dụng cụ vẽ kẻ các đường nét, nhất thiết phải dùng dụng cụ vẽ để vẽ và minh hoạ. - Trong phần vẽ hình chiếu cần bổ xung thêm các mô hình của vật thể để giảng bài. Có thể làm mô hình bằng gỗ nhẹ, cắt bằng xốp hay dán bằng bìa cắt tông...Cũng có thể cho học sinh tạo ra các mô hình từ bài dạy thực hành vẽ hình chiếu, hình chiếu trục đo, chấm điểm. Công việc này khiến các em hứng thú học và hiểu sâu bài. 3-VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP. Đây là vấn đề trọng tâm nhất và cũng cần trao đổi nhiều nhất. Nhiều quan niệm đổi mới không giống nhau như: Có trình chiếu mới là đổi mới, Vấn đáp nhiều mới phát huy tính tích cực, đổi mới phải chia nhóm thảo luận trao đổi...Qua các kỳ học tập chuyên môn tôi được trực tiếp nghe giảng các lớp tập huấn thay sách và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy: Đổi mới hiểu đúng nghĩa là đổi mới cách dạy và cách học để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Căn cứ vào mục tiêu bài giảng, dưới sự gợi ý, dẫn dắt của thày học sinh đi tìm kiến thức theo các mục tiêu đề ra. Trong cách dạy và học tích cực thày đóng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò chủ động. Cũng cần thống nhất rằng học sinh không chỉ học những kiến thức cụ thể mà cần học cách học cách tư duy và tư duy sáng tạo. Những kiến thức kỹ thuật cụ thể sau này có thể không dùng đến nhưng những “tư duy kỹ thuật” bao giờ cũng cần và có ích. Giảng bài theo “phương châm đổi mới” khó hoặc không thành công nếu thiếu cơ sở vật chất, thiếu đầu tư vào soạn giảng. Thực tế tôi ngồi cả buổi để soạn bài nhưng khi giảng vẫn không rõ việc đổi mới học sinh vẫn không hiểu bài. Bức xúc với thất bại vừa gặp trong giờ nghỉ giữa giờ tôi tranh thủ suy nghĩ tìm hướng mới và đã thực sự thành công với bài này ở tiết dạy sau. Như vậy để thành công ở bài dạy theo hướng “ Đổi mới phương pháp” cần tốn nhiều công sức và cần rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy. Để gợi mở dẫn dắt được học sinh tìm kiến thức cần có “điểm xuất phát”, đó là các kiến thức đã học, những kiến thức thực tế và kênh hình và kiến thức SGK.Từ các điểm xuất phát này giáo viên vấn đáp, gợi mở (tuỳ theo đối tượng) để học sinh tháo gỡ, tìm hiểu xây dựng nội dung kiến thức Sau đây tôi xin nêu một số kinh nghiệm dạy một số bài khó cần đổi mới phương pháp trong chương: BÀI 2- HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC Để học sinh hiểu được khái niệm về phương pháp hình chiếu vuông góc cần sử dụng hiệu quả hình 2-1 qua việc lựa chọn các câu hỏi vấn đáp, gợi mở: Theo chương trình giảm tải giáo viên chỉ xây dựng nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất còn phương pháp góc chiếu thứ ba chỉ giới thiệu, không dạy Dùng tranh vẽ 2-1 SGK vấn đáp xây dựng nội dung. ? 1-Xem hình vẽ cho biết vật thể đặt trong góc tạo bởi các mặt phẳng nào? Học sinh nhìn hình vẽ dễ dàng trả lời câu hỏi: Vật thể được đặt trong góc tạo bởi ba mặt phẳng là mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh. ?2-Xem hình vẽ cho biết các hướng chiếu? Trên hình vẽ đã ghi rõ các hướng chiếu đó là hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái. Học sinh dễ dàng trả lời. ?3-Tên gọi các hình chiếu A, B, C trên các mặt phẳng hình chiếu? HS: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh Sau khi vấn đáp giáo viên hệ thống lại các kiến thức vừa nêu, nêu lí do phải xoay các mặt phẳng hình chiếu để các hình biểu diễn ở trên cùng mặt phẳng biểu diễn (mặt phẳng tờ giấy vẽ) và cách xoay. Sau khi đã xoay các hình chiếu được biểu diễn như hình 2-2 SGK được 3 hình chiếu trên cùng mặt phẳng. Như vậy từ vật thể đã xây dựng được các hình chiếu của vật thể đó. Cần vấn đáp làm rõ tên gọi, vị trí và kích thước vật thể qua các hình chiếu. ?4-Xem hình 2-2 SGK cho biết vị trí các hình chiếu? (HS: Hình chiếu đứng bên trên, Hình chiếu bằng bên dưới và hình chiếu cạnh bên trái phía trên và liên quan với nhau bằng các đường dóng.) ?5-Em có nhận xét gì về kích thước của vật thể qua các hình chiếu? HS: - Hình chiếu đứng cho biết chiều dài và chiều cao - Hình chiếu bằng cho biết kích thước chiều dài và chiều rộng. - Hình chiếu cạnh cho biết kích thước chiều rộng và chiều dài. Giáo viên cần lưu ý học sinh cần nhớ vị trí của các hình chiếu và vẽ đúng kích thước khi biểu diễn vật thể bằng vẽ hình chiếu. Các bài tập bổ xung: Vẽ hình chiếu đứng bằng cạnh của các vật thể sau BÀI 5- HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Cần làm rõ hình chiếu trục đo cũng là một phương pháp biểu diễn vật thể. Ưu điểm của hình chiếu trục đo là hình biểu diễn có tính lập thể. Chỉ cần một hình chiếu đã thể hiện ba chiều của vật thể nên HCTĐ rất dễ hình dung nhưng vì có độ biến dạng nên chỉ dùng bổ trợ cho các hình chiếu. Bài gồm hai phần dạy khái niệm, phân loại và cách vẽ hình chiếu trục đo. Để học sinh có thể vẽ tốt bài thực hành trang 36 phần cách vẽ phải được giảng chi tiết rõ các bước. Sách giáo khoa mới chỉ đưa ra một cách vẽ cần bổ xung cách vẽ “ vẽ trước một mặt làm cơ sở, rồi vẽ tiếp các mặt còn lại. Cách vẽ này đã được nêu ở SGK cũ và đã được giảng dạy nhiều năm và có nhiều ưu điểm có thể áp dụng tốt cho bài thực hành trang 36. Để vẽ HCTĐ cần căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể qua đọc bản vẽ hình chiếu, phân tích tìm ra cách vẽ thích hợp. Sách giáo khoa mới đưa ra cách vẽ vẽ khối bao ngoài rồi cắt bỏ từng phần theo bảng sau: Đẻ phát huy tích tích cực của học sinh giáo viên cho học sinh đọc trước bảng 5-1, tự tìm hiểu các bước , thày vấn đáp, phân tích làm rõ các bước vẽ lại trên bảng một loại hình chiếu trục đo sau đó chỉ định học sinh vẽ loại còn lại. Phân phối chương trình cũ bài chỉ có một tiết nay tăng lên hai tiết nên việc vẽ trên bảng vẫn đủ thời gian và giúp cho học sinh nắm vững cách vẽ Cách vẽ: vẽ trước một mặt làm cơ sở giáo viên cần vẽ ra khổ giấy A4 (tôi đã vẽ và in ra bản trong để chiếu) để phân tích làm rõ các bước. Thày cũng dùng dụng cụ vẽ minh hoạ cụ thể cho các bước này HÌNH CHIẾU HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO TRÌNH TỰ VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Xiên góc cân Vuông góc đều 1-Vẽ mặt trước/o/z/ làm cơ sở x/ z/ y/ x/ x/ z/ z/ y/ y/ x/ y/ z/ z/ z/ y/ y/ x/ x/ 2-Từ các đỉnh của mặt cơ sở, vẽ các đường song song với trục o/y/ và theo HSBD, đặt các đoạn thẳng lên các đường song song đó 3- Nối các điểm đã được xác định, vẽ các đường khác và hoàn thành hình chiếu trục đo bằng nét mảnh. 4-Sửa chữa, tẩy các đường nét phụ và tô đậm hình chiếu trục đo Phần bài tập của bài khá đơn giản và không mấy hứng thú với học sinh theo tôi giáo viên có thể đưa ra các bài tập vẽ sinh động hơn hoặc vẽ hình chiếu trục đo của bài 7 hoặc các bài thực hành trang 36 làm cơ sở cho học sinh vẽ sau này. BÀI 4: MẶT CẮT, HÌNH CẮT Qua bài giảng HS cần hiểu rõ khái niệm và tác dụng của mặt cắt, hình cắt trong bản vẽ kỹ thuật và biết biểu diễn mặt cắt, hình cắt. Biết vẽ hình cắt trong bài thực hành biểu diễn vật thể ở bài 6. Cơ sở để xây dựng kiến thức là các tranh vẽ SGK các hình từ hình 4-1 đến 4-10, hình vẽ phần bổ xung kiến thức 4-11 đến 4-13. Nếu có điều kiện dạy ở phòng chiếu thì dùng các hình ảnh động để xây dựng và làm bài tập. Các hình vẽ này không có trong các tranh đã được Bộ giáo dục phát hành ở mỗi trường, vì vậy giáo viên cần tự xây dựng lấy tranh vẽ hoặc in và trình chiếu bằng máy chiếu bản trong... - Để xây dựng khái niệm mặt cắt, hình cắt cần sử dụng hình 4-1 SGK, vấn đáp để xây dựng khái niệm với hệ thống câu hỏi sau: ?1- Vị trí của mặt phẳng cắt so với mặt phẳng hình chiếu? HS: Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu ?2-Vật thể được cắt như thế nào? HS: Cắt thành 2 phần ?3-Hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu biểu diễn nửa phí trước hay phía sau của vật thể? HS: Nửa sau mặt phẳng cắt. ?4- Hình chiếu của nửa vật thể phía sau mặt phẳng cắt được gọi là hình cắt. Vậy hình cắt là gì? HS: Hình cắt là hình biểu diễn vật thể phía sau mặt phẳng cắt ?5- Nếu biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt ta được mặt cắt. Vậy mặt cắt là gì? HS: Mặt cắt là hình biểu diễn của đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt ?6-Vậy mặt cắt và hình cắt có gì khác nhau? HS: Mặt cắt chỉ biểu diễn phần vật thể bị cắt còn hình cắt biểu diễn cả phần bị cắt và că phần phía sau mặt phẳng cắt. Để xây dựng khái niệm phân loại mặt cắt hình cắt cần các tranh vẽ 4-2, 4-3,4-4 Hình 4-3 SGK Hình 4-2 SGK Hình 4-4 SGK Câu hỏi vấn đáp xây dựng bài: Quan sát các hình vẽ 4-2, 4-3 và 4-4 cho biết: ?1- Thực hiện cắt vuông góc với tiết điện của chi tiết có tác dụng gì? HS: Biểu diễn tiết diện của vật thể. ?2-Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu (H 4-3)có tên gọi thế nào? HS: Mặt cắt chập ?3- Được dùng khi nào? HS: Khi hình chiếu và hình cắt đơn giản ?4-Vẽ bằng nét gì? HS: Nét liền mảnh Tương tự xây dựng khái niệm mặt cắt rời, hình cắt toàn bộ, một nửa và cục bộ. Thời lượng bài đủ để giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin bổ xung trên lớp, giúp các em hiểu cách dùng nét cắt, kí hiệu mặt cắt hình cắt và cách gạch gạch cho bề mặt bị cắt sẽ dùng khi làm bài thực hành BÀI THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN Để đạt được mục tiêu của bài học sinh phải biết biểu diễn vật thể bằng phương pháp hình chiếu vuông góc. Từ vật thể đã cho (các đề trang 21) học sinh phải vẽ được ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh và ghi kích thước trên các hình chiếu theo đúng tiêu chuẩn bản vẽ. Bài thực hiện trong 2 tiết (trước đây là 1 tiết) nên học sinh thực hiện trên lớp trong đó dành 1 tiết hướng dẫn nội dung bài, 1 tiết thực hành vẽ. Tôi xin bàn về việc hướng dẫn các em vẽ ở tiết đầu. Để dễ dàng giúp các em hiểu được cách vẽ cần ôn và nhắc lại những kiến thức về tiêu chuẩn bản vẽ và vị trí, kích thước của vật

File đính kèm:

  • docSKKN Cong nghe 11.doc
Giáo án liên quan