Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng dạy môn ngữ văn trung học cơ sở

 Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đặt ra một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh. Một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy học, trong đó công nghệ thông tin là một trong những phương tiện dạy học hiện đại có rất nhiều tiện ích.

 

doc22 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng dạy môn ngữ văn trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐễNG TRIỀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ----- — & — ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Ứng dụng cụng nghệ thụng tin trong soạn giảng dạy mụn ngữ văn THCS” Tỏc giả: Nguyễn Hồng Lam Tổ: Văn sử Ngoại ngữ NĂM HỌC 2008-2009 I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đặt ra một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh. Một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy học, trong đó công nghệ thông tin là một trong những phương tiện dạy học hiện đại có rất nhiều tiện ích. Trong thời gian qua, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng vào giảng dạy, học tập và thực tế cho thấy công nghệ thông tin đã có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học, là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục còn rất hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của công nghệ thông tin, phải biến nó thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, tôi tập trung tìm hiểu, khai thác, nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng để góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng của CNTT đồng thời đưa công nghệ thông tin trở nên gần gũi , dễ hiểu, dễ ứng dụng: giúp giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn có thể ứng dụng để nâng cao chất lượng bài giảng, nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 3. Thời gian, địa điểm - Thời gian nghiên cứu trong hai năm học từ 2007-2009 - Đối tượng nghiên cứu: học sinh Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh - Phạm vi nghiên cứu: - các bài học của bộ môn Ngữ văn THCS - phần mềm Power Point và Viôlét 4. Cở sở lí luận và thực tiễn Ngày nay, công nghệ thông tin trở nên phổ biến, là xu hướng phát triển của thời đại và ứng dụng công nghệ thông tin là một điều tất yếu. Công nghệ thông tin với những ưu việt của nó thực sự góp phần giải phóng sức lao động cho con người và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong giáo dục, CNTT góp phần nâng cao tiềm lực của người GV bằng việc cung cấp cho họ những phương tiện dạy học hiện đại. Từ các phương tiện đó, GV ứng dụng các phần mềm dạy học khai thác, cập nhật, trao đổi thông tin, bổ sung và làm giàu vốn tri thức của mình để nâng cao chất lượng công tác, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách và đổi mới giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các bộ môn nói chung, ở bộ môn Ngữ văn nói riêng hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được vai trò to lớn của công nghệ hiện đại. Từ tìm hiểu thực tế qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp và qua tham khảo các bài giảng điện tử trên mạng, tôi nhận thấy có một số hạn chế trong các bài giảng điện tử của đại đa số giáo viên hiện nay đó là: Thứ nhất: Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là sẽ trình bày tất cả những gì mình nói và viết vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì giờ học sẽ trở thành giờ đọc các dòng chữ trên slide và như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức bên ngoài, đồng thời nội dung trình chiếu sẽ rất dài, học sinh khó có thể ghi chép đầy đủ vào vở để làm tài liệu học tập ở nhà. Và như thế giờ học sẽ rất đơn điệu, học sinh không hứng thú học tập, hiệu quả công nghệ thông tin bị trượt tiêu Thứ hai : Kĩ năng soạn giảng giáo án điện tử của giáo viên còn hạn chế biểu hiện ở chỗ nhiều bài giảng hoặc quá sơ sài, hoặc quá rườm rà, xa rời nội dung bài học, thiếu tính khoa học, thiếu tính thẩm mỹ, lạm dụng quá nhiều hình ảnh, sử dụng những hình ảnh thừa, dùng nhiều phông nền khác nhau, kích cỡ chữ quá nhỏ, sử dụng các hiệu ứng xuất hiện thiên về trình diễn những kĩ xảo tin học. Điều này không chỉ gây phân tán sự chú ý của học sinh mà còn hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu bài học. Bản sáng để tài này ra đời trên tinh thần hưởng ứng năm học ứng dụng công nghệ thông tin, trên tinh thần đóng góp vào việc đưa công nghệ thông tin trở thành phương tiện dạy học hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. II. Phần nội dung Chương I : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào soạn giảng bộ môn Ngữ Văn là bản đề tài nghiên cứu về khả năng ứng dụng công thông tin vào bài giảng và phân tích về tính hiệu quả của các ứng dụng đó. Các bài giảng được thiết kế trên phần mềm Power Point và phần mềm Viôlét - phần mềm dạy học thông dụng trong nhà trường. Để tài này không đi vào trình bày cách ứng dụng một bài hoàn chỉnh mà chỉ tập trung ở các khía cạnh mà công nghệ thông tin phát huy hiệu quả cao nhất, thể hiện tính ưu việt vượt trội mà nếu giảng dạy theo cách truyền thống thì không thể thực hiện hoặc nếu thực hiện được thì cũng phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Từ đó dẫn tới nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều tất yếu. Chương ii : Nội dung vấn đề nghiên cứu 1. ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn Tiếng Việt và Tập làm văn là hai phân môn có thể ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và có thể ứng dụng cho hầu hết các tiết dạy. Đặc trưng của hai phân môn này bao giờ cũng bắt đầu từ việc giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu rồi sau đó hình thành khái niệm. Theo cách dạy truyền thống việc phân tích ngữ liệu thường được giáo viên cho HS xác định trên bảng phụ hoặc học sinh phát hiện trả lời, giáo viên viết lên bảng. Để có một tiết dạy thành công giáo viên phải chuẩn bị nhiều bảng phụ rất lỉnh kỉnh mà lại chỉ sử dụng được một lần cho một lớp. Nhưng nay việc đó trở nên thuận lợi hơn nhờ công nghệ thông tin với hiệu ứng xuất hiện chữ và màu sắc của chữ. Ví dụ: Bài Tìm hiểu yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ( Ngữ văn 8). GV trình chiếu ngữ liệu, yêu cầu HS xác định yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm trong đoạn văn. Sau khi học sinh đã xác định giáo viên cho học sinh kiểm tra lại bằng cách quan sát trên phông chiếu. Một cú kích chuột các yếu miêu tả và biêu cảm được phân biệt rạch ròi bởi các màu sắc khác nhau. Không cần phải nêu thêm câu hỏi học sinh cũng sẽ nhân ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng tách rời mà đan xen nhau một cách hài hòa. Nhìn vào slide trên có thể thấy, nhờ ứng dụng CNTT mà giáo viên có thể trình chiếu được cả một đoạn ngữ liệu rất dài; hiệu ứng và màu sắc của chữ đã làm cho đối tượng phân tích hiện lên một cách cụ thể, rõ ràng giúp HS dễ nhận biết, dễ hiểu, ngoài ra giáo viên không mất thời gian chuẩn bị bảng phụ ở nhà, trên lớp không mất thời gian treo bảng phụ lên rồi hạ xuống và học sinh được làm việc nhiều hơn. Phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn có lượng thời gian dành cho luyện tập rất lớn. ứng dụng CNTT vào bài giảng sẽ tăng được thời gian luyện tập cho học sinh. Vì vậy GV có thể thiết kế, sáng tạo và vận dụng nhiều dạng bài tập khác nhau dựa trên cơ sở các bài tập trong sách giáo khoa để học sinh luyện tập. Các bài tập này vẫn phải đáp ứng được yêu cầu về kiến thức về kĩ năng của phân môn đồng thời mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh. Các dạng bài tập là: - Bài tập trắc nghiệm thiết kế trên Power Point và Viôlét - Trò chơi ô chữ thiết kế trên Power Point - Bài tập điền khuyết và kéo thả chữ thiết kế trên Viôlét và Power Point Các dạng bài tập như trên sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú, giờ luyện tập sẽ rất sôi nổi: Bài tập trắc nghiệm là cơ hội để các em học sinh yếu kém được tham gia xây dựng bài, thể hiện được sự quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Bài tập ô chữ buộc các em phải huy động kiến thức, sâu chuỗi kiến thức để tìm ra ô chữ chìa khóa. ( Ví dụ để tìm ra ô chữ chìa khóa là Ngôn ngữ học sinh phải tìm ra các từ Nội tâm. Ngoại hình, Cử chỉ, Trang phục. Sâu chuỗi các từ lại các em sẽ thấy: từ chìa khóa cùng các từ gợi ý khác chính là các phương diện để xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự). Bài tập điền khuyết kéo thả chữ phù hợp cho dạng bài tập điền từ để hoàn chỉnh một câu, hoàn chỉnh một nhận xét hoặc hoàn chỉnh khái niệm, rất thích hợp cho luyện tập củng cố. Đổi mới hình thức luyện tập như trên sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động hấp dẫn , học sinh học tập tập hứng thú đồng thời kiến thức được khắc sâu hơn và mở rộng hơn, tránh được tâm lí ngại làm bài tập của học sinh. Không chỉ hiệu ứng và màu sắc của chữ hay sự đa dạng của bài tập mới làm làm cho giờ học hấp dẫn sinh động mà những bức tranh minh họa cũng góp phần làm cho giờ học hấp dẫn mà cao hơn nữa nó góp phần làm phong phú phương pháp dạy học. Những bức ảnh hay những thước phim tư liệu mà giáo viên có thể dễ dàng khai thác trên mạng đưa vào bài giảng sẽ giúp học sinh khắc sâu được ngữ liệu, tạo được sự tích hợp kiến thức cao là cơ sở để tạo ra các dạng bài tập mới mà nếu không ứng dụng công nghệ thông tin sẽ không thực hiện đươc. Ví dụ: Bài Phương châm hội thoại ( Ngữ Văn 9) Khi dẫn vào bài giáo viên có thể trình chiếu nhũng bức tranh này và nêu câu hỏi : Bức tranh trên khiến em nhớ đến truyện dân gian nào? Thuộc thể loại nào? Học sinh nhìn vào bức tranh có thể nhớ ra và trả lời ngay đó là các truyện cười dân gian: Lợn cưới áo mới( Ngữ văn 6) và Quả bí khổng lồ. Đây là câu hỏi tích hợp kiến thức với phần văn một cách rất đơn giản và hiệu quả. Ví dụ: Bài Phương pháp thuyết minh( Ngữ văn 8) Hình 1 Hình 2 Hình 3 Những bức hình trên là những tư liệu quý để khắc sâu nội dung thông tin trong các văn bản thuyết minh và là đề tài, là những gợi ý để học sinh tạo lập được các văn bản thuyết minh. Học xong bài tìm hiểu các phương pháp thuyết minh từ văn bản Ngã ba đồng lộc, học sinh được quan sát những hình ảnh minh họa về địa danh này (hình 1) thì chắc chắn học sinh sẽ ấn tượng hơn và khắc sâu nội dung thông tin mà văn bản cung cấp. Hình 2, hình 3 sẽ giúp các em hình dung được về các trò chơi dân gian, hiểu được nguyên liệu, cách làm và giá trị chiếc nón lá Việt Nam như thế nào để từ đó vận dụng vào làm bài. Những hình ảnh trên đã làm giảm đi sự khó khăn của giáo viên khi phải giới thiệu cho học sinh những vật dụng mà các em chưa được biết hoặc ít được biết đến. Ví dụ: Phương pháp tả cảnh (Ngữ văn 6) Đề bài: Hãy viết đoạn văn miêu tả cánh đồng lúa quê em hoặc cánh đồng lúa quê em vào mùa gặt Với đề bài trên thì những bức ảnh này rất có ý nghĩa. Nó khơi gợi cảm hứng cho học sinh, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Nó là mẫu số chung để giáo viên có thể đánh giá chính xác năng lực quan sát, kĩ năng dùng từ, viết văn miêu tả của học sinh và cũng là cơ sở để học sinh nhận xét được bài viết của bạn để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Ví dụ như nhận xét bài viết đã miêu tả nổi bật chưa, trình tự miêu tả đã hợp lí chưa, có giống cánh đồng lúa trong bức ảnh không , các tình từ miêu tả màu sắc, đặc điểm của các sự vật có chính xác không... Học sinh chỉ có thể nhận xét khi có mẫu số chung và đặt trong sự so sánh đối chiếu. Việc làm trên sẽ làm cho giờ Tập làm văn trở nên nhẹ nhàng hơn và hấp dẫn hơn. Như vậy với phân môn Tiếng Việt và nhất là phân môn Tập làm văn ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng sẽ làm cho việc phân tích ngữ liệu trở nên khoa học hơn, học sinh dễ nhận biết hơn. Giờ học không cón khô khan trìu tượng mà trở nên thú vị, gần gũi, dễ hiểu bởi nhiều dạng bài tập hay và nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động. 2. ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng phân môn Văn học ứng dụng CNTT vào soạn giảng phân môn Văn thì giáo viên gần như không phải viết bảng. Điều đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Theo cách giảng truyền thống thì giáo viên vừa giảng vừa ghi bảng, còn khi ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo viên chỉ việc trình chiếu. Lệnh trình chiếu chỉ thực hiện sau khi học sinh đã làm việc theo yêu cầu của giáo viên. Nội dung trình chiếu là kết quả để học sinh kiểm chứng những phát hiện cũng như phán đoán nhận xét của mình và cũng là cơ sở để cho học sinh có những phán đoán nhận xét tiếp theo. Yêu cầu về nội dung trình chiếu là phải thật chọn lọc. Trước hết đó phải là toàn bộ kiến thức thể hiện trong vở ghi bài của học sinh, sau đó là các chi tiết, các dẫn chứng tiêu biểu để dẫn dến nội dung khái quát. Hình thức trình chiếu có thể chia làm 2 cột: một cột chiếu nội dung bài học, một cột trình chiếu những chi tiết phân tích, những nhận định riêng lẻ làm cở sở để học sinh khái quát nội dung bài học. Ví dụ : Nước Đại Việt ta (Ngữ văn 8) Nếu như trình chiếu quá nhiều chữ trên một slide , với nhiều lần xuất hiện hiệu ứng, giáo viên sẽ không thoát li được máy tính vì thế giờ học không linh hoạt và giáo viên không tạo được sự gần gũi với học sinh trong giờ học. Sự tác động bằng cảm xúc trong giờ văn phần nào bị hạn chế. Cùng với sử dụng kênh chữ làm sao cho hiệu quả, giáo viên cũng cần phải sử dụng kênh hình sao cho hợp lí, có hiệu quả. Thực tế hình ảnh minh hoạ cho mỗi văn bản rất nhiều nhưng không phải hình ảnh nào cũng hiệu quả, có khi làm sai nội dung bài học hoặc áp đặt sự tưởng tượng cho học sinh nhất là các tác phẩm thơ và không phải hình ảnh thơ văn nào cũng có thể minh họa, tường giải bằng các hình ảnh trực quan trên máy tính. Cái hay của văn chương đôi khi lại nằm ở chính cái khó tường minh, cái trừu tượng. Theo tôi những hình ảnh sau nếu đưa vào bài giảng sẽ phát huy được hiệu quả thực sự: * Chân dung tác giả và hình ảnh biểu trưng của quê hương tác giả. Nguyễn Du Đèo Ngang O Hen ri Tượng nữ thần tự do Gắn kết hai hình ảnh này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn về tác giả và tác phẩm Ngoài ra những hình ảnh này sẽ giúp cho việc tích hợp kiến thức trong cùng bộ môn và các môn học khác được dễ dàng hơn Ví dụ: Nguyễn Du tác giả Truyên Kiều, được gắn kết với hình ảnh Đèo Ngang con đèo nối hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh sẽ giúp các em nhớ đến bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh quan * Những hình ảnh chân thực phản ánh từ thực tế đời sống hoặc những hình ảnh học sinh không thể hình dung nhằm minh hoạ cho nội dung bài học và để khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh. Ví dụ: Chợ Năm Căn ( Sông nước Cà Mau - Ngữ văn 6 ) Ví dụ: Cây tre Việt Nam ( Thép Mới – Ngữ văn 6) Ví dụ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật- Ngữ văn 9) Hình ảnh chợ Năm Căn để học sinh thấy rõ hơn sụ trù phú độc đáo của ngôi chợ nơi tận cùng tổ quốc. Chiếc cối xay tre, chõng che là những hình ảnh mà ngày nay học sinh hiếm khi được thấy để học sinh biết rõ hơn về vài trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam. Hay một hình ảnh những chiêc xe không kính giúp cho hiện thực khốc liệt của chiến tranh hiện lên một cách cụ thể, ấn tượng hơn. Những bức tranh không chỉ dùng để minh hoạ cho nội dung bài học mà nó còn là phương tiện để giáo viên sử dụng để khai thác nội dung bài học: Ví dụ: - Các bức tranh sau đây kể về sự việc nào trong truyện? Con Rồng cháu Tiên Thánh Gióng - Hãy sắp xếp các bức tranh theo thứ tự đúng các sự việc trong truyện và kể lại nội dung truyện? - Những bức ảnh nói nên hậu quả gì của sự bùng nổ dân số? Đất chật người đông Đói nghèo Với những hình ảnh minh hoạ nêu trên chắc chắn việc ghi nhớ của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn và kiến thức của bài học sẽ được mỏ rộng hơn. Đối với phần Văn bản, các dạng bài luyện tập củng cố không phong phú như phần Tiếng Việt và Tập làm văn thường là trắc nghiệm hoặc trò chơi ô chữ. Bài bài trắc nghiệm sử dụng rất hiệu quả trong việc khắc chốt kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản nhưng không nên quá nhiều khoảng 2-3 câu là đủ. Bài tập ô chữ là để khắc sâu những chi tiết, sự việc, hình ảnh tiêu biểu của văn bản nhưng cần phải lưu ý đến các từ trong ô chữ tránh tản mạn, các ô chữ hàng ngang phải có sự liên kết hướng tới giải thích cho ô chữ hàng dọc Ví dụ: Nước Đại Việt ta (ô chữ hàng dọc là luận đề chính nghĩa được làm sáng tỏ bởi các ô chữ hàng ngang). Bình thường ở các môn học khác hay như phân môn Tiếng Viết và Tập làm văn thì màu sắc của chữ và hình nền của các slide không có gì phải băn khoăn nhiều miễn sao phải làm nổi bật chữ trình chiếu trên nền của slide nhưng đối với phân môn Văn học thì màu sắc của chữ và hình nền của các slide cũng cần được chú ý bởi nó cũng góp phần làm nên hiệu quả của bài giảng Ví dụ:- Trịnh Hâm, Ngư ông: một kẻ tận cùng độc ác, một con người rất lương thiện, đại diện cho hai lực lượng trái ngược nhau sẽ càng nổi bật khi đặt trên hai mảng màu đen trắng - Hình nền là sân khấu kịch cùng với chuyển động ngộ nghĩnh của tên bài sẽ tạo ngay không khí hài kịch cho bài học - Trên nền trời trong vắt, lời dẫn vào bài của giáo viên đồng thời với sự xuất hiện nhẹ nhàng của dòng chữ Sang thu sẽ tạo tâm thế cho hoc sinh tiếp nhận bài học - Học sinh ấn tượng ngay trước một hình ảnh tráng lệ của thiên nhiên. Như vậy với sự chắt lọc của nội dung trình chiếu, sự sinh động của các hình ảnh minh họa, sự hấp dẫn của bài tập ô chữ , tính thẩm mỹ của các slide trình chiếu, cùng với giọng giảng truyền cảm của người thầy chắc chắn hiệu quả giờ học sẽ nâng cao rõ rệt. Học sinh không chỉ được nghe, được nhìn, mà còn được sống trong không khí thấm đẫm cảm xúc văn chương. Có thể nói giờ giảng văn có ứng dụng công nghệ thông tin không những không làm mất đi cái hay của cách giảng văn truyền thống mà còn làm cho giờ văn sinh đông, hấp dẫn và cuốn hút hơn. Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nắm bắt những hiệu quả của các phần mềm dạy học cùng với nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Ngữ Văn THCS và phương pháp giảng dạy phù hợp đặc trưng cho từng phân môn để từ đó định hình phương pháp giảng dạy và khả năng vận dụng công nghệ thông tin vào từng phần cho hợp lí Việc nghiên cứu được tiến hành theo các bước: - Nghiên cứu toàn bộ chương trình ngữ văn THCS - Tìm hiểu phần mềm ứng dụng Power Point và Viôlét - Tìm nguồn tư liệu và thu thập các tư liệu có liên quan - Đánh giá phân tích hiệu quả của các tư liệu và tổ chức ứng dụng. - Xác định phương pháp giảng dạy theo đặc trưng phân môn - Đánh giá kết quả bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin, so sánh đối chiếu với bài giảng truyền thống. Tìm ra các hạn chế trong cách dạy truyền thống để đưa công nghệ thông tin vào hộ trợ . 2. Kết quả nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thức được dạy học bằng bài giảng điện tử sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học dễ dàng, giờ học sinh động hấp dẫn, cho phép giải quyết một lượng kiến thức lớn và học sinh được tiếp nhận nhiều hình ảnh trực quan sinh động. Điều này không những giúp cho giáo viên thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp mà còn hạn chế việc giáo viên bị “cháy giáo án” vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Trong giờ học, học sinh được làm việc nhiều hơn, giáo viên có thể bao quát được lớp học và quan tâm được đến mọi đối tượng học sinh. Qua thực tế giảng dạy, từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, các tiết dạy của tôi đều gây cho học sinh sự hứng thú, học sinh học tập tích cực, các tiết thao giảng của tôi được đánh giá là đảm bảo các mục tiêu bài học. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin của tôi trình bày trong ngày hội công nghệ thông tin của huyện Đông Triều nhận được nhiều ý kiến tán thành của các đồng nghiệp về tính hiệu quả, thiết thực và khả thi. Chất lượng giảng dạy bộ môn của tôi ngày càng nâng cao, cụ thể: Năm học 2007-2008 Môn Lớp Sĩ số Chất lượng Giỏi Khá T.Bình yếu Văn 8A 45 01 14 26 4 8E 36 0 13 20 3 1 học sinh giỏi cấp huyện Năm học 2008-2009 Môn Lớp Sĩ số Chất lượng Giỏi Khá T.Bình yếu Văn 9A 44 03 15 24 2 9E 36 01 16 17 2 2 học sinh giỏi cấp tỉnh: 1 giải ba, 1 giải khuyến khích. III. Kết luận Qua 2 năm nghiên cứu đề tài: ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng bộ môn Ngữ văn, bản thân tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm như sau: - Khi soạn giảng bằng công nghệ thông tin giáo viên cần nghiên cứu nắm chắc mục tiêu bài dạy và các phương pháp giảng dạy. - Trước khi đưa các tư liệu vào bài giảng giáo viên cần phân tích kĩ tính hiệu quả của nó. - Khi soạn giảng cần chú ý đến nội dung trình chiếu phải thật chọn lọc, chú ý phát huy có hiệu quả màu sắc của chữ và hiệu ứng của chữ. - Với phân môn Tiếng Việt và Tập Làm Văn cần nghiên cứu kĩ phần luyện tập để thiết kế các dạng bài tập khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh , có thể sử dụng tranh ảnh để minh họa và thiết kế thành các bài tập. - Với phân môn Văn cần chú ý đến các tranh ảnh minh họa, tránh lạm dụng gây phân tán hoặc làm sai lệch nội dung tư tưởng của bài . Ngoài ra cần chú ý đến màu sắc của các slide và thiết kế bài tập ô chữ cho hợp lí Để một giờ dạy bằng bài giảng điện tử thành công, để công nghệ thông tin thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy học thì đòi hỏi giáo viên phải cố gắng nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao kĩ năng sử dụng vi tính, phải thường xuyên cập nhật các phần mềm mới hỗ trợ việc soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Giáo viên phải làm chủ công nghệ, làm chủ bài giảng và quan trọng nhất giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng bởi hiệu quả của tiết học vẫn phụ thuộc vào vai trò của người thầy.CNTT không thể thay thế người thầy mà chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ thầy, trò để nâng cao hiệu quả dạy học, giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn song nó không là tất cả. Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng bộ môn Ngữ văn mà bản thân tôi đã nghiên cứu và đúc kết được. Tuy nhiên do khả năng có hạn mà hiệu quả của công nghệ thông tin là vô cùng to lớn cho nên việc nghiên cứu và thực nghiêm đề tài này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo để góp phần nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng trong thời gian tới Mạo Khê, ngày 15/5/2009 Người thực hiện Nguyễn Hồng Lam IV. Tài liệu tham khảo, phụ lục I. Tài liệu tham khảo - Sách giáo viên - Sách Ngữ văn 9 nâng cao - Thư viện bài giảng Bạch Kim - Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Power Point và Viôlét 2. Phụ lục I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Thời gian, địa điểm 4. Cơ sở lí luận, thực tiễn II. Phần nội dung Chương I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu 1. ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn 2. ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng phân môn Văn học Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu 2. Kết quả nghiên cứu III. Kết luận V. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường

File đính kèm:

  • docUng dung CNTT trong soan giang mon Ngu Van THCS GVNguyen Hong Lam Truong THCS Nguyen Duc Canh.doc