Giáo án Ngữ Văn 7 kỳ II trường THCS Tân Quang

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

? Em hiểu thế nào là ca dao-dân ca ?

? Ca dao thường được trình bày qua hình thức nào ?

? Đọc một số câu ca dao ?

* Bài mới:

 

doc52 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 kỳ II trường THCS Tân Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 - Tiết 73 Ngày dạy : .......................... Lớp : .................................... Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất A/ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. - Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là ca dao-dân ca ? ? Ca dao thường được trình bày qua hình thức nào ? ? Đọc một số câu ca dao ? * Bài mới: Hoạt Động của giáo viên Kiến thức cần Đạt - Học sinh đọc chú thích SGK. ? Qua phần chú thích em có thể cho biết đặc điểm hình thức của tục ngữ là gì ? (GV: Cần phân biệt tục ngữ với thành ngữ vì chúng cùng giống nhau một số đặc điểm về hình thức.) - Cũng có những câu tục ngữ được diễn đạt thông qua hình thức thơ lục bát -> dễ lẫn với ca dao. => Phân biệt TN nhờ nội dung của nó. ? Nêu đặc điểm về nội dung của tục ngữ ? (Nêu ví dụ, phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng.) ? TN thường được sử dụng trong h/c giao tiếp nào ? Có t/d gì ? ? Em đọc một số câu tục ngữ mà em biết. (Lưu ý thêm về vần, đối trong tục ngữ). Đọc rõ ràng, dứt khoát, thể hiện được vần, ý đối trong từng câu TN. Giải nghĩa từ trong SGK. Giải nghĩa thêm từ "tấc" và một số từ HV: "canh trì, canh viên, canh điền". Trong v/b này có 8 câu TN, em có thể chia chúng thành mấy nhóm ? ? Hãy đặt tên cho 2 nhóm TN em vừa chia được ? ? Đọc những câu TN về thiên nhiên trong v/b và cho biết đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về hiện tượng nào trong thiên nhiên ? ? Vậy nhân dân ta đã có kinh nghiệm gì về thời gian qua câu TN 1 ? ? Người ta có thể vận dụng kinh nghiệm này như thế nào ? ? Đọc câu 2, 3, 4 em hiểu được những kinh nghiệm nào ? (Đặt trong điều kiện khi KHKT chưa phát triển, cha ông ta chủ yếu đúc rút kinh nghiệm qua cuộc sống hàng ngày mà tạo lên được những kho báu, túi khôn như vậy đủ cho thấy trí tuệ của người lao động tuyệt vời đến mức nào. Ngày nay, KHKT đã phát triển, có thể chúng ta không cần phải thực hiện những lời như những câu TN trên để lại nhưng chúng ta vẫn ghi nhận thành quả mà nhân dân lao động xưa đã để lại.) ? Và em có thể vận dụng kiến thức khoa học để xác định tính chân lý của những câu tục ngữ trên ? Đọc 4 câu TN trong nhóm 2 ? ? Qua những câu TN này em nhận thấy những kinh nghiệm nào của n/d trong l/đ/s/x ? ? Câu 5, 6, 7 cùng đưa ra những khẳng định n/t/n ? ? Qua những câu TN, em có thể phần nào hiểu được cuộc sống của người dân lao động xưa ? (Đó là cuộc sống của những người nông dân là chủ yếu với nghề làm vườn, trồng lúa, trồng khoai -> tạo lên nền văn minh lúa nước.) ? Nền kinh tế của nước ta ngày nay đã có nhiều đổi mới theo hướng tiên tiến. Vậy ý nghĩa của những câu tục ngữ đó trong cuộc sống lao động sản xuất ngày nay là gì ? ? Đọc 8 câu TN, em nhận thấy chúng đều có h/t chung là gì ? (- Về kết cấu ?) - Về vần ? - Về tạo vế đối nhau ? (Sử dụng từ trái nghĩa để tạo đối đặc biệt là XD đối qua KC). - Về sử dụng hình ảnh thông qua các biện pháp tu từ ? => Đây là những câu TN về TN & LĐSX, đúc rút những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta và qua cách tìm hiểu, em thấy chủ yếu thông qua nghĩa đen với những n/d hết sức phong phú, bổ ích. Và có những câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đối với thực tiễn. i. giới thiệu chung: * Định nghĩa về tục ngữ: Là VHDG. + Về hình thức: - TN là một câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, có nhịp điệu, diễn đạt một ý trọn vẹn. + Về nội dung: - TN diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. - Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen nhưng cũng có nhiều câu tục ngữ còn có nghĩa bóng. + Về sử dụng: TN được n/d sử dụng vào mọi hoạt động xã hội, giúp lời nói thêm hay, sâu sắc. II. đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: 3. Phân tích: Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên. Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất. a) Nhóm 1: - Cách nhìn nhận, suy đoán, đúc rút kinh nghiệm về thời gian, thời tiết của cha ông ta. Câu 1: - Vào tháng 5 (Âm lịch) ngày dài, đêm ngắn và tháng 10 (ngược lại). - Vận dụng kinh nghiệm câu tục ngữ để sắp xếp công việc cho chủ động và giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ cho con người trong mỗi thời điểm khác nhau. Câu 2, 3, 4: + Nhìn một số hiện tượng trong thiên nhiên mà đoán được thời tiết: - Nhìn sao -> nắng hay mưa. - Có ráng mỡ gà -> báo sắp có bão. - Có kiến bò vào tháng 7 -> có lụt lội. (Ví dụ: Dựa vào kiến thức địa lý em có thể giải nghĩa vì sao đêm tháng 5 dường như ngắn hơn và ... Hay dựa vào kiến thức sinh học, em có thể giải thích hiện tượng kiến bò ra khỏi tổ, di cư về nơi cao ráo là báo sắp có lụt lội). b) Nhóm 2: Câu 5: Đất được coi như vàng, quý như vàng -> Đất là vàng nhờ có sức lao động của con người. Và con người cần yêu quý đất đai. Câu 5, 6, 7: Khẳng định thứ tự của các nghề, của các yếu tố trong trồng lúa, và tầm quan trọng của thời vụ, đất đai trong sản xuất nông nghiệp. (Ngày nay chúng ta áp dụng mô hình VAC để cùng lúc đạt được 3 cái lợi; tiến hành đồng bộ các công đoạn, yếu tố trong sản xuất nông nghiệp để thu được kết quả cao, tiến hành khai hoang, lấn biển và có những công trình tầm cỡ cải tạo đất đai, làm giàu cho đất và nhờ đất mà giàu lên.) c) Tìm hiểu một số hình thức diễn đạt của các câu tục ngữ trong văn bản: - Kết cấu ngắn gọn, lời ít, ý nhiều. - Sử dụng nhiều vần lưng. - Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. - Hình ảnh cụ thể, sinh động. Có cách nói quá.(Câu 1, 5.) Iii. luyện tập: - Thi đọc thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. - Đọc bài đọc thêm. - Thi đọc những câu tục ngữ về TN hay LĐSX mà em biết. (Trò chơi: Đọc tiếp sức). Thời gian 3 phút/1 đội. V. hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài. Hiểu ý nghĩa của câu TN. - Sưu tầm vốn tục ngữ trong nhân dân. - Chuẩn bị bài tiếp theo (theo SGK tr 6). Tuần 19 - Tiết 74 Ngày dạy : .......................... Lớp : .................................... chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn) A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. - Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu định nghĩa về tục ngữ ? - Đọc những câu TN trong văn bản đã học và giải nghĩa 2 câu tục ngữ trong 2 nhóm ? - KT phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. * Bài mới: - Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư ký. - Bốc thăm để các nhóm kiểm tra chéo nhau: Thống kê theo mẫu biên bản sau: (15 phút). Chương trình địa phương(Phần văn và tập làm văn) Tên nhóm: Tên học sinh Số lượng sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ Chất lượng (mang tính địa phương) Cách sắp xếp Dự kiến đánh giá (Bốc thăm và cố gắng không để các nhóm KT chéo trùng nhau). - Các nhóm kiểm tra báo cáo kết quả qua ghi chép trong biên bản, giáo viên thống nhất chung. (5 phút). Nhóm Số điểm A Số điểm B Số điểm C - Giáo viên nhận xét nhắc nhở qua kết quả trên và kiểm tra đại diện điểm A, B, C. (5 phút). - Thi trình bày những kết quả sưu tầm được. Cử ra một Ban giám khảo (đại diện 4 nhóm) để chấm điểm. - Biểu điểm: + 1 câu ca dao dân ca hay TN của địa phương được 10 điểm. + 1 câu ca dao dân ca hay TN không của riêng địa phương được 2 điểm. + Đọc trùng lặp - không được tính điểm. (Mỗi đội có 3 phút trình bày dưới hình thức tiếp sức.) - Thống kê kết quả, trao phần thưởng cho đội thắng và động viên đội chưa thắng. - Giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm. - Nhăc nhở về nhà: +Tiếp tục sưu tầm những câu TN, CD-DC đặc sắc của địa phương. + Chuẩn bị bài tiếp theo: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. * Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu TN, CD-DC của địa phương để cung cấp thêm cho học sinh: VD: - Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm (ngày có rươi). - Tháng 9 ăn rươi, tháng 10 ăn ruốc. - ăn cơm cáy thì ngáy o o. - ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy. - Dưa gang một chạp thì hồng - Chiêm cấy trước Tết thì lòng đỡ lo - Tháng hai đi tậu trâu bò Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. - Cuối thu trồng cải, trồng cần ăn đong sáu tháng cuối xuân thì tàn Bấy giờ rau muống đã lan Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi - Con ơi nhớ lấy lời cha Mồng năm tháng chín thật là bảo rươi Bao giờ cho đến tháng mười Thì con vào lộng ra khơi mặc lòng. Tuần 19 - Tiết 75 Ngày dạy : .......................... Lớp : .................................... tập làm văn: tìm hiểu chung về văn nghị luận A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nhắc lại các phương thức tạo lập văn bản đã học ? * Bài mới: Hoạt Động của giáo viên Kiến thức cần Đạt Học sinh đọc phần a. ? Em hãy nêu thêm các câu hỏi về những vấn đề tương tự ? (Học sinh thảo luận theo bàn, mỗi bàn nêu ra một câu hỏi). - Nhận xét, đánh giá về câu hỏi đó. ? Gặp các vấn đề và câu hỏi như trên, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như miêu tả, tự sự, biểu cảm không ? ? Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày em thường gặp những kiểu văn bản nào ? ? Em có thể đưa ra 1 VD về văn bản nghị luận mà em biết ? (Có thể lấy luôn 1 số VD ngay trong SGK.) *Đọc văn bản “Chống nạn thất học ...”. ? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì ? ? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện ? (toàn thể nhân dân VN). ? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào ? ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào ? ? Tìm các câu văn mang luận điểm đó ? ? Để luận điểm có sức thuyết phục, bài viết đã nêu ra những lý lẽ nào ? ? Những lý lẽ ấy đặt ra để trả lời các câu hỏi nào ? - Tiến bộ làm sao được ? - Biết chữ để làm gì ? Vì sao phải cần học chữ quốc ngữ ? - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ ? - Vì sao phụ nữ càng cần phải học ? - Ai sẽ đắc lực giúp đỡ ? ? Để các lý lẽ ấy tăng tính thuyết phục, bài viết đã nêu ra những dẫn chứng nào ? => Trong bài văn nghị luận, người viết phải nêu được những vấn đề gì ? ? T/g có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn bản kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay không ? Vì sao ? (Các văn bản trên đều khó có thể vận dụng để thực hiện được mục đích trên, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy). I. : nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1. Nhu cầu nghị luận: - Theo bạn, như thế nào là một người bạn tốt ? - Vì sao học sinh phải học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ? - Bạn có nên quá say mê với các trò chơi điện tử hay “chat” trên mạng không ? - Chớ nên nói chuyện riêng trong lớp. Bạn đồng ý không ? - Không thể dùng các kiểu văn bản … để trả lời các câu hỏi trên vì bản thân các câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lý lẽ, tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu trả lời, người nghe mới tin và hiểu được. -> Văn bản nghị luận. - Các kiểu văn bản nghị luận thường gặp: Chứng minh, giải thích, xã luận, bình luận, phê bình, hội thảo, … 2. Thế nào là văn bản nghị luận ? Đặc điểm của văn bản nghị luận: a) Ví dụ: Văn bản: “Chống nạn thất học ...”. b) Nhận xét: + Mục đích: Chống nạn thất học và nâng cao dân trí. + Luận điểm: - Một trong những công việc phải làm là nâng cao dân trí. (Câu khảng định). - Bổn phận của người dân VN là phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết. (Câu chứa đựng ý khẳng định một tư tưởng, một ý kiến.) + Lý lẽ: - Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho hầu hết ngưòi dân VN mù chữ -> lạc hậu, dốt nát. - Phải biết đọc, biết viết quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà. - Những điều kiện để tiến hành công việc đã hội đủ và rất phong phú: góp sức vào bình dân học vụ. - Đặc biệt phụ nữ càng cần phải học. - Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ. + Dẫn chứng: - 95% dân số VN mù chữ. - Đưa ra nhiều cách làm bình dân học vụ. c) Ghi nhớ: SGK. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức cơ bản 5. Hướng dẫn - Làm các bài tạp phần luyện tập Tuần 19 - Tiết 76 Ngày dạy : .......................... Lớp : .................................... tập làm văn: tìm hiểu chung về văn nghị luận A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. áp dụng lý thuyết làm các bài tập thực hành b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nhắc lại các phương thức tạo lập văn bản đã học ? * Bài mới: Hoạt Động của giáo viên Kiến thức cần Đạt ? Em hãy nêu những đặc điểm của văn bản nghị luận ? * H/s đọc văn bản. ? Đây có phải là bài văn nghị luận không ? Vì sao ? ? Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó ? ? Để thuyết phục, người viết đã đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng nào ? ? Bài nghị luận này có nhằm giải quyết một vấn đề trong xã hội không ? Em có tán thành ý kiến của người viết không ? * G/v kiểm tra đoạn văn nghị luận do học sinh sưu tầm (Văn bản có nêu ra được vấn đề để bình luận và giải quyết mang tính xã hội; có nêu được lý lẽ và dẫn chứng ?) * H/s đọc văn bản. - BT trắc nghiệm: ý kiến nào đúng ? Vì sao ? * G/v hướng đẫn học sinh tìm hiểu văn bản để trả lời, lý giải cho ý kiến ? ? Xác định mục đích của văn bản ? ? Cách trình bày, diễn đạt ? (Có lý lẽ, dẫn chứng như thế nào). ? Nhắc lại những đặc điểm chung của văn bản nghị luận ? II. luyện tập: Bài tập 1: - Văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. + Đây là bài văn nghị luận vì: - Nêu ra được vấn đề để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội thuộc lối sống đạo đức. - Để giải quyết vấn đề trên tác giả sử dụng khá nhiều lý lẽ và dẫn chứng, lập luận để trình bày quan điểm của mình. + ý kiến đề xuất: - Cần phân biệt thói quen tốt và xấu. - Cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu từ những việc tưởng chừng rất nhỏ. +Lý lẽ: Có thói quen tốt và thói quen xấu Có người biết phân biệt … rất khó. Thói quen thành tệ nạn. Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhiễm thói quen xấu thì rễ. Hãy tự xem lại mình để tạo nếp sống văn minh, đẹp cho xã hội. + D/c: - Những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của thói quen tốt, thói quen xấu. + Bài viết đã nhằm trúng một vấn đề trong xã hội ta: Nhiều thói quen tốt đang bị mờ dần, mất dần đi hoặc bị lãng quên. Nhiều thói quen xấu mới nảy sinh và phát triển.. + Chúng ta tán thành ý kiến đó. Cần phối hợp nhiều hình thức, nhiều tổ chức và tiến hành đồng bộ ở mọi nơi, mọi lúc. Mỗi người cần có những hành động tự giác, thiết thực để xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự. Bài tập 2: Bài tập 3: V/b: Hai biển hồ. a) Đó là văn bản miêu tả 2 biển hồ ở Paletxtin. b) Đó là văn bản kể chuyện 2 biển hồ. c) Đó là văn bản biểu cảm về 2 biển hồ. d) Đó là văn bản nghị luận về cuộc sống, về 2 cách sống qua việc kể chuyện về 2 biển hồ. + Lý giải: Văn bản có tả hồ, tả cuộc sống tự nhiên của con ngươi quanh hồ nhưng không chủ yếu nhằm để tả, kể hay phát biểu cảm tưởng về hồ. Mục đích của văn bản: Làm sáng tỏ về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống sẻ chia, hoà nhập. - Cách sống cá nhân: Là sống thu mình, không quan hệ, chẳng giao lưu thật đáng buồn và chết dần, chết mòn. - Cách sống hoà nhập, sẻ chia là cách sống mở rộng, trao, nhận làm cho tâm hồn con người tràn ngập niềm vui. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức cơ bản 5. Hướng dẫn - Sưu tầm thêm 2 văn bản nghị luận và chép vào vở. - Đọc các văn bản nghị luận trong SGK (bài 20, 21). - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tổ trưởng Ban Giám Hiệu Tuần 20- Tiết 77 Ngày dạy : .......................... Lớp : .................................... bài 19 văn bản:tục ngữ về con người và xã hội A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - (So sánh)- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài. - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. - Sưu tầm những câu tục ngữ cùng chủ đề. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tục ngữ ? - Đọc thuộc 8 câu tục ngữ đã học ? Theo em câu nào hay nhất ? Vì sao ? - Nhận xét chung về vần và đối trong 8 câu tục ngữ đã học ? * Bài mới: Hoạt Động của giáo viên Kiến thức cần Đạt - Đọc to, rõ ràng, chậm rãi, chú ý vần lưng và đối. (Từ "mặt" - nghĩa hoán dụ (mặt của) trong từ nhiều nghĩa). ? Đọc 9 câu tục ngữ, em thấy nội dung của chúng nói về những vấn đề gì ? - Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1, 2, 3). - Tục ngữ về học tập, tu dưỡng (câu 4, 5, 6). - Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7, 8, 9). ? Đọc và cho biết câu tục ngữ đề cao cái gì ? Đề cao bằng cách nào ? ? Qua câu tục ngữ, dân gian đã đúc kết kinh nghiệm gì ? ? Em có biết những câu tục ngữ nào có ý nghĩa tương tự ? * Đọc câu tục ngữ. ? Em hiểu "góc con người" là như thế nào ? (chỉ dáng vẻ, đường nét, một phần tính tình, ...). ? Em thấy, ở con người, răng và tóc là những chi tiết rất nhỏ. Vậy mà chúng làm nên "góc con người". Qua đó em hiểu nghĩa của câu tục ngữ là gì ? ? Đọc câu tục ngữ, em nhận ra hình thức diễn đạt quen thuộc nào ? ? Tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ này, em cần lưu ý điều gì ? ? Qua câu tục ngữ dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì ? ? Tìm câu tục ngữ tương tự ? ? Có một bài ca dao nói về thân phận của người nghèo khổ mà muốn chết trong sạch. Đọc bài ca dao đó ? ? Câu tục ngữ 4 đã sử dụng từ ngữ như thế nào ? ? Cách sử dụng điệp ngữ tạo vế đối lập có tác dụng gì ? ? Trong 4 vế, dân gian đã đưa ra 4 h/đ. Em có nhận xét gì về 2 h/đ "ăn, nói". ? Tìm những câu tục ngữ cũng nói về việc ăn, nói của con người ? ? Em hiểu "gói, mở" ở vế 3, 4 là như thế nào ? ? Tóm lại, câu tục ngữ khuyên con người ta điều gì ? ? Em hiểu nghiã của câu tục ngữ này là gì ? ? Cách diễn đạt của câu tục ngữ có gì đáng chú ý ? ? Tìm những câu tục ngữ, TN khác tương tự ? ? Đọc câu tục ngữ này, em có nhận thấy mối quan hệ với câu 5 như thế nào ? (Mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau ?) ? Tác giả dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì ? ? Em hiểu "thương người ", "thương thân" là như thế nào ? ? Câu tục ngữ đặt "thương người" trước "thương thân" có dụng ý gì ? ? Qua đó em hiểu điều gì ? ? Tìm những câu tục ngữ khác tương tự ? ? Xã hội chúng ta đã có những h/đ nào để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ? * Đọc 2 câu tục ngữ và cho biết. ? Nét hình thức chung của 2 câu tục ngữ này là gì ? ? Câu 8 cho ta biết điều gì với lời khuyên của dân gian ? ? Trong câu 9, em hiểu "một" và "ba" theo nghĩa như thế nào ? ? Câu tục ngữ nêu lên một chân lý sống nào ? ? Đọc những câu tục ngữ ca dao tương tự ? - Đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ trong bài. - Thi đọc những câu tục ngữ về con người và xã hội. (Trò chơi "Cá mập tấn công"). - Đọc bài đọc thêm. I. đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: SGK. 3. Phân tích: a, Những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người: * Câu 1: - Đề cao giá trị con người so với mọi thứ của cải thông qua phép so sánh và nhân hoá. - Phê phán những ai coi của nặng hơn người. - Yêu quý, tôn trọng, bảo vệ con người. * Câu 2: - Cái răng, cái tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tình trạng sức khoẻ của con người. - Người ta đẹp từ những thứ nhỏ nhất. -> Khuyên mọi người hoàn thiện, thể hiện mình hoặc nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người từ những điều nhỏ nhất. * Câu 3: - Vần lưng. - Đối rất chỉnh (dùng từ trái nghĩa, vế đối xứng nhau). - Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ. Dù rách vẫn phải mặc sạch sẽ. - Nghĩa bóng: Dù nghèo túng vẫn phải sống trong sạch không được làm điều tội lỗi, xấu xa, bậy bạ. - Hãy biết giữ gìn nhân phẩm dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. b, Những kinh nghiệm và bài học về việc học tập, tu dưỡng: * Câu 4: - Sử dụng điệp ngữ "học", 4 vế đối lập -> nhấn mạnh việc học hỏi một cách toàn diện, tỉ mỉ. - "Ăn và nói" là 2 h/đ thuộc về bản năng của con người -> Vấn đề đưa ra tưởng như đơn giản, không cần để ý, càng không cần phải "học" thế mà lại phải học một cách nghiêm chỉnh -> người có văn hoá. - "Gói, mở" - nghĩa hoán dụ -> biết làm mọi việc một cách khéo léo, giỏi giang. => Con người cần phải học hỏi, rèn luyện để chứng tỏ là người lịch sự, có văn hoá, thành thạo công việc, biết đối xử. * Câu 5: - Cách diễn đạt suồng sã, vừa thách thức vừa như một lời đố -> đề cao vai trò của người thầy trong việc giáo dục, đào tạo con người. * Câu 6: - Cùng đề cao việc học tập ở cả thầy và bạn. - Phải tích cực, chủ động trong học tập. - Muốn học tốt, không chỉ học ở thầy mà cần mở rộng sự học ra xung quanh, ra những người bạn bởi bạn gần ta, cùng tuổi với ta, ta dễ học hỏi nhiều điều, nhiều lúc ở bạn. c, Những kinh nghiệm và bài học về kinh nghiệm ứng xử: * Câu 7: - Hãy sống nhân ái, thương yêu người khác như chính bản thân mình. * Câu 8 + câu 9: - Sử dụng hình ảnh ẩn dụ: + "Quả" - thành quả. + "Cây" - con người. -> Mọi thứ chúng ta hưởng thụ đều do công sức của con người -> cần trân trọng và biết ơn. - "một" - sự đơn lẻ. - "ba" - sự liên kết. => Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh, chia rẽ sẽ không việc nào thành công. Ii. luyện tập: Làm các câu hỏi trong SGK 4. Củng cố - Hệ thống kiến thức bài học 5. Hướng dẫn - Tiếp tục sưu tầm những câu tục ngữ cùng chủ đề. - Hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tuần 20- Tiết 78 Ngày dạy : .......................... Lớp : .................................... rút gọn câu A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Nắm được cách rút gọn câu. - Hiểu được tác dụng của câu rút gọn. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: -Em hãy đặt một câu đơn, một câu ghép và phân tích cấu tạo các câu đó ? * Bài mới: Hoạt Động của giáo viên Kiến thức cần Đạt Cho 2 câu: (1). 2 VD: (4). (Bảng phụ). ? Tìm xem trong 2 câu đã cho có từ ngữ nào khác nhau ? ? Từ "chúng ta" đóng vai trò gì trong câu (b) ? ? Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) ? ? Qua đó em thấy tục ngữ có nói riêng một ai không hay nó đúc rút những kinh nghiệm chung, đưa ra những lời khuyên chung ? ? Vậy, em có thể lý giải vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ ? (Thảo luận nhóm). * Xét tiếp VD (4). ? Trong những câu in đậm, thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ? ? Thêm từ ngữ thích hợp để tạo được những câu đầy đủ ? ? Chúng ta vừa tìm hiểu một số ví dụ, các câu 1a, 4a, 4b được gọi là những câu rút gọn. ? Vậy em hiểu thế nào là câu rút gọn ? Bài tập nhanh: Cho 2 câu tục ngữ: 1- Thương người như thể thương thân. 2- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. ? Em hãy so sánh thành phần được lược bỏ trong 2 câu tục ngữ ? ? Em thử khôi phục thành phần bị lược bỏ trong 2 câu trên ? (Câu hỏi yêu cầu 2 cho làm theo nhóm qua bảng phụ). ? Đọc lại các câu thiếu thành phần trong phần 1. ? Các câu đó bị thiếu thành phần nào ? Em thử khôi phục câu ? ? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? ? ở ví dụ 2, em có đồng ý với câu trả lời của người con không ? Vì sao ? ? Em có thể thêm từ ngữ thích hợp vào để câu trả lời được lễ phép ? ? Qua các ví dụ, em cần lưu ý những gì khi dùng câu rút gọn ? ? Nhắc lại những hiểu biết của em về câu rút gọn và cách dùng câu rút gọn ? I. thế nào là câu rút gọn: 1. Ví dụ: a) Học ăn, học nói, ... (Tục ngữ). b) Chúng ta học ăn, học nói, ... 2. Nhận xét: - Câu b có thêm từ " chúng ta" làm TPCN. - Câu a vắng CN. - Những từ ngữ có thể làm CN trong câu a là: em, chúng em, người Việt Nam, ... - CN trong câu a được lược bỏ vì câu tục ngữ là lời khuyên cho tất cả mọi người Việt Nam, là lời nhắc nhở mang tính đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Các TP được lược bỏ: + ở VD 4(a): TP vị ngữ- "đuổi theo nó". + ở VD 4(b): nòng cốt câu:"Mình đi Hà Nội". + Lí do: Làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn hiểu được. 3. Ghi nhớ: SGK. II. cách dùng câu rút gọn: 1. Ví dụ: SGK. 2. Nhận xét: - Các câu thiếu chủ ngữ. Các CN đều khó khôi phục. - Không nên rút gọn câu như vậy vì làm cho câu khó hiểu. - Câu trả lời của người con đã bị rút gọn trở nên thiếu lễ phép. 3. Ghi nhớ: SGK. Iii. luyện tập: Bài tập 1: Đọc 4 câu tục ngữ. ? Trong 4 câu tục ngữ đó, câu nào là câu rút gọn ? (Tìm xem câu nào có đủ chủ ngữ, vị ngữ.) ? Thảo luận nhóm: Các câu b), c), d) có thành phần nào được rút gọn ? Rút gọn câu như vậy để làm gì ? Khôi phục thành phần bị rút gọn ? VD b): Rút gọn CN - Chúng ta / ăn quả... VD c): Rút gọn CN - Ai (người) / nuôi lợn ăn cơm nằm, ... VD d): Rút gọn nòng cốt - Chúng

File đính kèm:

  • docKy II 7 - Duom.doc
Giáo án liên quan