1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã được tìm hiểu qua dự án để có thể giải thích được một số tình huống trong khi học bài Thuật ngữ Tiếng việt 9.
- HS nắm được khái niệm Thuật ngữ, phân biệt Thuật ngữ với những từ ngữ thông thường khác đặc biệt trong các văn bản khoa học công nghệ.
Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học về Hóa học, Địa lý, Văn học, Vật lý, Sinh học .để giải quyết những vấn đề đặt ra của bài học.
- Qua bài học HS có kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức của các môn liên quan để giải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tế gặp phải hàng ngày.
- Có kỹ năng tập trung cao độ để xử lý tình huống thực tế.
- Qua bài học HS có kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức của các môn liên quan để giải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng kiến thức đã học ở Trung học Cơ sở để sử dụng trong dạy học Tiếng Việt Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DỰ THI
I. Tên dự án dạy học:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 9
II. Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã được tìm hiểu qua dự án để có thể giải thích được một số tình huống trong khi học bài Thuật ngữ Tiếng việt 9.
- HS nắm được khái niệm Thuật ngữ, phân biệt Thuật ngữ với những từ ngữ thông thường khác đặc biệt trong các văn bản khoa học công nghệ.
Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học về Hóa học, Địa lý, Văn học, Vật lý, Sinh học.để giải quyết những vấn đề đặt ra của bài học.
- Qua bài học HS có kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức của các môn liên quan để giải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tế gặp phải hàng ngày.
- Có kỹ năng tập trung cao độ để xử lý tình huống thực tế.
- Qua bài học HS có kỹ năng và thói quen vận dụng kiến thức của các môn liên quan để giải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
3. Thái độ:
- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Giải quyết được các tình huống mà thực tế trong cuộc sống mang lại.
4. Năng lực vận dụng của học sinh:
- Học sinh vận dụng được những điều mình đã học để có thể giải quyết được vấn đề gặp phải trong cuộc sống, có năng lực giải quyết nhanh các vấn đề gặp phải hàng ngày khi ở nhà cũng như ở trường.
- Thực hiện được các bài tập đã học để có thêm kiến thức của các bộ môn liên quan với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
III. Đối tượng dạy học của dự án:
1. Số lượng:
- Học sinh lớp 9: 80 em ( 9B, 9C).
IV. Ý nghĩa của dự án:
1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học:
- Giúp GV nâng cao năng lực dạy học tích hợp, dạy học gắn với thực tiễn, đổi mới kiến thức và phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tạo cho người học tính năng động, sáng tạo trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống, biết sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
1. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng, bảng, phấn trắng.
- Tranh ảnh về các nội dung sử dụng trong bài.
- Các bảng, biểu Thuật ngữ của các môn khoa học công nghệ.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của dự án:
- Sử dụng máy quay phim.
- Máy tính và máy chiếu.
- Các phần mềm để biên tập và dựng phim.
- Mạng internet.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
1. Phương pháp dạy học:
Sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu sau:
- Phương pháp vấn đáp - thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm - phát hiện kiến thức.
- Phương pháp điều tra - lấy ý kiến.
- Phương pháp trực quan - phát hiện.
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Những từ “chủ ngữ, vị ngữ, ẩn dụ, nhân hóa” thuộc lĩnh vực khoa học nào? (đó chính là Thuật ngữ của bộ môn khoa học Ngữ văn). Vậy Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
Mục tiêu:
Định hướng cho học sinh nội dung bài
Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp
Thời gian: 2’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
KIỂM TRA BÀI CŨ:
1. Nêu các cách làm phát triển từ vựng Tiếng việt?
2. Em hãy tìm những từ ngữ mới thời gian gần đây được cấu tạo trên cơ sở từ “môi trường”.
1. Có 3 cách làm phát triển từ vựng:
+ Phát triển nghĩa của từ dựa vào nghĩa gốc.
+ Tạo từ ngữ mới.
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Môi trường:
Môi trường tự nhiên.
Môi trường sinh thái.
Môi trường nhân tạo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
- Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được khái niệm Thuật ngữ.
+ Học sinh có kĩ năng nhận biết và sử dụng Thuật ngữ.
- Phương pháp:
+ Vấn đáp, gợi mở, quy nạp.
Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Theo em cách giải thích nào người không có kiến thức chuyên môn thì không thể hiểu được?
Các định nghĩa này thuộc bộ môn nào?
Em đã học những định nghĩa này ở
những bộ môn nào?
* Nhận xét
- Những từ ngữ được định nghĩa ấy được dùng chủ yếu trong loại văn bản khoa học công nghệ.
- Ngoài văn bản khoa học công nghệ, đôi lúc còn được dùng trong các loại văn bản: Bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí.
Vậy Thuật ngữ là gì?
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ;
thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Hướng tới xã hội giao thông an toàn:
8:10 PM Thứ năm, ngày 01 tháng bảy năm 2010- Chuyên mụcGiáo dục|
“Honda Việt Nam tổ chức nhiều chương trình như "Tôi yêu Việt Nam" nhằm giáo dục an toàn giao thông cho giới trẻ; hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn cho khách hàng và chia sẻ giáo trình đào tạo lái xe mô tô hạng A1. Đầu tháng 6, chương trình giáo dục an toàn giao thông (ATGT) mang tên “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản 2010 do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã được phát sóng trên kênh VTV1 và VTV3 với những bài học an toàn giao thông hấp dẫn, gần gũi với các bạn trẻ.
Phiên bản năm 2010 có tựa đề là “Tiểu thư giao thông” và được lên sóng đều đặn trong các khung giờ: 19h55 thứ 7 và phát lại vào lúc 10h40 chủ nhật trên VTV3; 7h20 trên VTV1 thứ 4, 5 và 6 hàng tuần”.
Cẩm Ly
I - THUẬT NGỮ LÀ GÌ?
1, Ví dụ 1: So sánh 2 cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối.
Nước là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển
-Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách ra từ nước biển, dùng để ăn.
b, Cách 2:
-Nước là hợp chất của các nguyên tố Hi-đrô và ôxi, có công thức H2O .
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít: NaCl, Na2SO4,.
* Nhận xét:
- Cách 1 là cách giải thích dựa vào những đặc tính bên ngoài của sự vật đựợc hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
- Cách 2 dựa vào đặc tính bên trong của sự vật không thể nhận biết qua cảm tính mà phải qua sự nghiên cứu khoa học mới biết được.
2. Ví dụ 2:
- Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc.
- Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của Thuật ngữ
Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được đặc điểm của Thuật ngữ.
Phương pháp:
+ Vấn đáp, gợi mở quy nạp
Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Thuật ngữ này ta gặp ở bộ môn khoa học nào?
Hóa học.
Thuật ngữ này có cách giải thích nào khác nữa không?
Vậy Thuật ngữ có đặc điểm gì?
a, Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước.
b, Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
(Ca dao)
Từ muối trong ví dụ nào có sắc thái biểu cảm?
Em hiểu câu ca dao này có ý nghĩa gì?
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ:
1. Ví dụ:
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
è Thuật ngữ này không còn có nghĩa nào khác.
Mỗi Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, ngược lại mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bàng một Thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm bài tập
Phương pháp:
+ Thực hành nhóm, giải thích, thuyết trình quy nạp.
Thời gian: 20’
Hoạt động của thầy và trò
Mục tiêu cần đạt
?Vận dụng các kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học để tìm Thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Và cho biết Thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào?
?Điền các từ thích hợp và dấu ..
- Lực
- Xâm thực
- Hiện tượng hóa học
- Trường từ vựng
- Di chỉ
- Thụ phấn
- Lưu lượng
Từ “điểm tựa” ở đoạn trích trên có được dùng như một Thuật ngữ vật lý không?
“Điểm tựa” ở đây có nghĩa gì?
Vậy cho biết hai câu sau, câu nào “hỗn hợp” là Thuật ngữ? Câu nào “hỗn hợp” là nghĩa thông thường?
Đặt câu với từ “hỗn hợp” hiểu theo nghĩa thông thường?
Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một Thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở ghi nhớ không? Vì sao?
Em hãy giải thích các Thuật ngữ sau?
III - LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
1) : là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
2) .: là làm hủy hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy
3) ..: là hiện tượng trong đó sinh ra chất mới.
4) .................: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
5) : là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa.
6) .: là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.
7) ..: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s
Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau:
“Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa”
(Tố Hữu – Chào xuân 67)
-“Điểm tựa”(Thuật ngữ Vật lý): Điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
- “Điểm tựa” (trong đoạn trích) không được dùng như Thuật ngữ, mà “điểm tựa” chỉ nơi làm chỗ dựa chính.
Bài tập 4:
- Hỗn hợp (hóa học): là nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác.
- Hỗn hợp (nghĩa thông thường): gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình.
* Đặt câu:
a) Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển . Là một hỗn hợp.
b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
c) Đây là loại thức ăn hỗn hợp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của các loại gia cầm.
Bài tập 5.
- Thị trường (Thuật ngữ trong kinh tế học): nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa. (Thị: chợ - yếu tố Hán Việt)
- Thị trường (Thuật ngữ trong vật lí): Chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. (Thị: thấy - yếu tố Hán Việt)
è Không vi phạm vì hai Thuật ngữ này được dùng ở hai lĩnh vực khoa học riêng biệt chứ không phải ở cùng một lĩnh vực.
- Môi trường:
Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
Công nghệ môi trường:
"Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó".
Củng cố:
- Thuật ngữ là gì?
- Đặc điểm của Thuật ngữ?
Hướng dẫn tự học:
- Làm bài tập/SGK
- Chuẩn bị bài mới:
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra.
- Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bằng cách đưa ra các tình huống.
- Kiểm tra kỹ năng, vận dụng vào thực tế tập luyện ở nhà.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
1. Kiểm tra đánh giá:
- Nội dung bài kiểm tra:
+ Tổ chức cho học sinh thi tìm Thuật ngữ trong một bộ môn hoặc một lĩnh vực khoa học bất kì
+ Tìm Thuật ngữ trong một đoạn văn
+ Viết câu hoặc một đoạn văn có dùng Thuật ngữ.
VIII. Các sản phẩm của học sinh:
- Học sinh tìm được Thuật ngữ.
- Đặt được câu văn có chứa Thuật ngữ.
- Hiểu được ý nghĩa của Thuật ngữ mình dùng
- Chất lượng bài kiểm tra.
Tiến hành kiểm tra trên 80 em.
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm < 5
10 = 12.5%
25 = 31.3%
45 = 56.2%
0 = 0%