MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU TRANG
I. Lý do chọn đề tài 5- 6
II. Mục đích nghiên cứu 7
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
IV. Phạm vi nghiên cứu 7
V. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
VI. Giả thuyết khoa học 8
VII. Phương pháp nghiên cứu 8
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
II. Một số khái niệm thuật ngữ của đề tài “Vận dụng múa vào một số trò chơi
dân gian dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1. Định nghĩa về nghệ thuật múa 10
2. Khái niệm về múa mẫu giáo 10
3. Khái niệm trò chơi dân gian 11
III. Những vấn đề chung về nghệ thuật múa
1. Những đặc điểm, tính chất cơ bản của nghệ thuật múa 11-14
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với đời sống xã hội 14
3. Vai trò và chức năng của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non
3.1. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non 15
3.1.1 Nghệ thuật múa góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 15
3.1.2 Nghệ thuật múa góp phần giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ. 15-16
3.1.3 Nghệ thuật múa là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ 16
3.1.4 Nghệ thuật múa góp phần giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ 16
3.2 Chức năng của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non 16
3.2.1 Chức năng giáo dục 16
3.2.2 Chức năng phản ánh xã hội 17
3.2.3 Chức năng định hướng thẩm mỹ và phát triển thẩm mỹ 17
3.2.4 Chức năng giải trí 17
IV. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng thể hiện múa của trẻ trong trường mầm non
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 17-18
2. Khả năng thể hiện múa của trẻ 18-19
3. Một số dạng múa của trẻ trong trường mầm non 19-20
V. Sơ lược về trò chơi dân gian và ý nghĩa của việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy cho trẻ mẫu giáo lớn.
1. Sơ lược về trò chơi dân gian 21-22
1.1 Khái niệm 21-22
1.2 Đặc điểm trò chơi dân gian 22
1.3 Phân loại trò chơi dân gian 22
2. Ý nghĩa của việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu
giáo lớn. 23
Kết luận chương I 24
Chương II: Thực trạng về việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non
I. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
1. Địa bàn điều tra 25
2. Mục đích của điều tra 25
3. Phương pháp điều tra 25
4. Nội dung điều tra 25
5. Thời gian điều tra 25
II. Kết quả nghiên cứu thực trạng
1. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng việc vận dụng múa vào mọt số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 26
1. 1 Thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non 25
1.2 Thực trạng việc tổ việc vận dụng múa vào trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 26
2. Nguyên nhân, thực trạng qua công tác nghiên cứu 26-27
Kết luận chương II. 28
Chương III: Thực nghiệm và kết quả của thực nghiệm
I. Cơ sở định hướng cho việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
1. Quán triệt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ và mục tiêu lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức và định hướng 28
2. Quán triệt quan điểm tích hợp, quan điểm hoạt động, quan điểm cá thể hóa trong hoạt động giáo dục trẻ 28
3. Quán triệt quan điểm giáo dục của Vư-Gôtx-ki 29
II. Nội dung thực nghiệm
1. Đề xuất một số trò chơi cho quan điểm thực nghiệm 29
2. Quan điểm lựa chọn chất liệu, động tác múa để kết cấu tổ hợp múa vận dụng vào trò chơi dân gian 29
3. Quan điểm lựa chọn âm nhạc phục vụ cho thực nghiệm 29
III. Tiến hành thực nghiệm
1. Địa bàn thực nghiệm 30
2. Mục đích thực nghiệm 30
3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá 30
4. Tiến hành thực nghiệm 31- 36
5. Kết quả thực nghiệm 37- 38
C. KẾT LUẬN 39
D. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 39
E. DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO. 40
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6936 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian để dạy trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn!
Để hoàn thành được bài tập này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo NSƯT Lê Trọng Quang cùng các thầy cô giáo trong khoa giáo dục mầm non- Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình dạy dỗ chỉ bảo, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và hoàn thành tốt bài tập nghiệp vụ.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo, các cháu trường Mẫu giáo Hoa Hồng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tế và thực nghiệm để hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp, người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Gia Lai, tháng 10 năm 2013
Người viết đề tài
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU TRANG
I. Lý do chọn đề tài 5- 6
II. Mục đích nghiên cứu 7
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
IV. Phạm vi nghiên cứu 7
V. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
VI. Giả thuyết khoa học 8
VII. Phương pháp nghiên cứu 8
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
II. Một số khái niệm thuật ngữ của đề tài “Vận dụng múa vào một số trò chơi
dân gian dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1. Định nghĩa về nghệ thuật múa 10
2. Khái niệm về múa mẫu giáo 10
3. Khái niệm trò chơi dân gian 11
III. Những vấn đề chung về nghệ thuật múa
1. Những đặc điểm, tính chất cơ bản của nghệ thuật múa 11-14
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với đời sống xã hội 14
3. Vai trò và chức năng của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non
3.1. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non 15
3.1.1 Nghệ thuật múa góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 15
3.1.2 Nghệ thuật múa góp phần giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ. 15-16
3.1.3 Nghệ thuật múa là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ 16
3.1.4 Nghệ thuật múa góp phần giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ 16
3.2 Chức năng của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non 16
3.2.1 Chức năng giáo dục 16
3.2.2 Chức năng phản ánh xã hội 17
3.2.3 Chức năng định hướng thẩm mỹ và phát triển thẩm mỹ 17
3.2.4 Chức năng giải trí 17
IV. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng thể hiện múa của trẻ trong trường mầm non
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 17-18
2. Khả năng thể hiện múa của trẻ 18-19
3. Một số dạng múa của trẻ trong trường mầm non 19-20
V. Sơ lược về trò chơi dân gian và ý nghĩa của việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy cho trẻ mẫu giáo lớn.
1. Sơ lược về trò chơi dân gian 21-22
1.1 Khái niệm 21-22
1.2 Đặc điểm trò chơi dân gian 22
1.3 Phân loại trò chơi dân gian 22
2. Ý nghĩa của việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu
giáo lớn. 23
Kết luận chương I 24
Chương II: Thực trạng về việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non
I. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
1. Địa bàn điều tra 25
2. Mục đích của điều tra 25
3. Phương pháp điều tra 25
4. Nội dung điều tra 25
5. Thời gian điều tra 25
II. Kết quả nghiên cứu thực trạng
1. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng việc vận dụng múa vào mọt số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 26
1. 1 Thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non 25
1.2 Thực trạng việc tổ việc vận dụng múa vào trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 26
2. Nguyên nhân, thực trạng qua công tác nghiên cứu 26-27
Kết luận chương II. 28
Chương III: Thực nghiệm và kết quả của thực nghiệm
I. Cơ sở định hướng cho việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
1. Quán triệt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ và mục tiêu lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức và định hướng 28
2. Quán triệt quan điểm tích hợp, quan điểm hoạt động, quan điểm cá thể hóa trong hoạt động giáo dục trẻ 28
3. Quán triệt quan điểm giáo dục của Vư-Gôtx-ki 29
II. Nội dung thực nghiệm
1. Đề xuất một số trò chơi cho quan điểm thực nghiệm 29
2. Quan điểm lựa chọn chất liệu, động tác múa để kết cấu tổ hợp múa vận dụng vào trò chơi dân gian 29
3. Quan điểm lựa chọn âm nhạc phục vụ cho thực nghiệm 29
III. Tiến hành thực nghiệm
1. Địa bàn thực nghiệm 30
2. Mục đích thực nghiệm 30
3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá 30
4. Tiến hành thực nghiệm 31- 36
5. Kết quả thực nghiệm 37- 38
C. KẾT LUẬN 39
D. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 39
E. DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO. 40
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nếu được kể tên những hoạt động yêu thích của mình trong trường mầm non, thì chắc hẳn múa sẽ là một trong những hoạt động được trẻ nhắc tới nhiều nhất. Bởi đơn giản, múa là nghệ thuật của cái đẹp. Nghệ thuật múa lôi cuốn trẻ chính bằng sự hấp dẫn của nó, có thể nói rằng cùng với âm nhạc múa đã trở thành nhu cầu tự nhiên của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Nhà chỉ huy Lotokopxki đã viết: “Cả người lớn trẻ em thông thường khi nghe nhạc đều muốn cử động theo nhịp điệu tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân dậm nhịp nhún nhảy, người lắc lư… Đó là hình thức vận động tự phát, nhiều khi họ ngẫu hứng theo giai điệu tiết tấu, diễn xuất theo cảm thụ của mình.”
Ngày nay, nghệ thuật múa đã trở nên phổ biến. Múa gần như đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Múa không chỉ đáp ứng nhu cầu vận động và khám phá thế giới xung quanh của trẻ mà nghệ thuật múa còn là phương tiện góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Ngoài việc học múa ở trường mầm non trẻ có thể tham gia múa hát tại các trung tâm, các lớp ươm mầm tài năng nhí, các cung văn hóa thiếu nhi… Hằng năm ở các trường mầm non các quận/ huyện, thành phố, các chương trình truyền hình cũng tổ chức khá nhiều các hoạt động biểu diễn văn nghệ của trẻ. Do đó, trẻ mẫu giáo, đặc biệt trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi có thể tiếp cận múa một cách dễ dàng. Hơn nữa ở độ tuổi này, trẻ đã có khả năng chú ý một cách có chủ định, khả năng sáng tạo dần dần phát triển. Trẻ có thể thể hiện tình cảm qua động tác, đã biết phối hợp tay, chân, đầu, mình một cách nhịp nhàng. Chính bởi vậy mà trẻ có thể thực hiện các động tác múa một cách chính xác, mềm dẻo, thể hiện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động.
Cùng với múa, trò chơi cũng là một hoạt động mang nhiều hứng thú cho trẻ ở trường mầm non. Trò chơi giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Khi tham gia vào trò chơi trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi cùng bạn bè, được hòa mình vào các hoạt động chơi một cách tự nhiên và thoải mái. Chơi với trẻ vừa là học, vừa lao động, cũng là hình thức, biện pháp, phương pháp giáo dục tốt nhất đối với trẻ mẫu giáo. Bởi vậy các nhà giáo dục hết sức chú trọng đến việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo.
Chúng tôi nghĩ rằng, việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng là vô cùng cần thiết. Vì trò chơi dân gian không những lưu giữ nội dung chơi lành mạnh, cách chơi đơn giản, nguyên liệu của trò chơi dân gian rất dễ kiếm, dễ tìm, trẻ dễ hòa mình vào trò chơi cũng như thỏa sức vào tìm hiểu thế giới xung quanh. Mà hơn nữa trò chơi dân gian còn góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc mà không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen với những trò chơi dân gian của thuở trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở thành phố mà ở các vùng nông thôn, nơi mà đang bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Trên thực tế ở các trường mầm non hiện nay việc tổ chức trò chơi cho trẻ đã được chú ý và tiến hành đan xen vào các hoạt động. Tuy nhiên số lượng trò chơi và hình thức chơi còn hạn chế. Sự có mặt của các trò chơi dân gian trong hệ thống các trò chơi cho trẻ vẫn còn mờ nhạt, chưa được tổ chức một cách đều đặn và chưa thực sự hấp dẫn trẻ.
Đề tài: “Vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian để dạy trẻ mẫu giáo lớn
(5-6 tuổi)” theo tôi đây là đề tài hay và khá mới mẻ. Tôi hy vọng đề tài sẽ giúp các
trường mầm non làm phong phú hơn cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Giúp cho trò chơi dân gian- cội nguồn của nền văn hóa dân tộc đến gần với trẻ hơn và ngày càng được trẻ yêu thích hơn. Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn
- Dạy trẻ mẫu giáo lớn một số trò chơi dân gian có vận dụng múa
- Đồng thời góp phần làm phong phú thêm nội dung chơi của trẻ, giúp trẻ có thêm hiểu biết về các trò chơi dân gian và yêu thích chúng.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Trường Mẫu giáo Hoa Hồng - Huyện Chư Sê - Tỉnh Gia Lai
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài: “Vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non”
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non.
- Nghiên cứu lý luận múa.
- Nghiên cứu một số trò chơi dân gian.
- Nghiên cứu lựa chọn một số tổ hợp múa và trò chơi dân gian phù hợp để thiết kế một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Sưu tầm và đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, tham khảo về một số trò chơi dân gian
- Xây dựng cơ sở lý luận, lý thuyết định hướng cho đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức các trò chơi, đặc trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo lớn.
- Lựa chọn âm nhạc, bài hát, động tác múa và các trò chơi dân gian phù hợp để thiết kế một số trò chơi dân gian có vận dụng các động tác múa dạy trẻ mẫu giáo lớn.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nếu tôi thiết kế được các trò chơi dân gian có vận dụng các động tác múa hay và hợp lý cho trẻ mẫu giáo lớn thì trước tiên sẽ giúp cho nội dung chơi của trẻ thêm phong phú, đa dạng, trẻ sẽ hứng thú tích cực tham gia vào các trò chơi dân gian. Qua đó sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt, một tinh thần thoải mái, là cơ sở để trẻ tham gia vào các hoạt động mới có kết quả cao. Bên cạnh đó trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc và hiểu hơn về trò chơi dân gian, góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc.
- Tạo điều kiện thuận lợi, phát huy mạnh mẽ trong việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian.
- Làm phong phú thêm chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Sưu tầm và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài: “Vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp quan sát:
- Quan sát hoạt động của cô và trẻ trong quá trình tổ chức trò chơi cho trẻ.
- Quan sát các băng đĩa nhạc.
b. Phương pháp điều tra thực trạng
- Trò chuyện với giáo viên và trẻ để nắm được thực trạng.
c. Phương pháp thực nghiệm
- Tổ chức thực nghiêm một số trò chơi dân gian có vận dụng các động tác múa dạy trẻ mẫu giáo lớn.
d. Phương pháp nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét đánh giá kết quả cuả quá trình khảo sát thực nghiệm và quá trình thực nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Quá trình tìm hiểu vấn đề này, tôi thấy rằng đây là vấn đề khá mới mẽ. Tôi đã tiếp xúc với một số công trình nghiên cứu của tác giả về việc vận dụng múa vào các hoạt động của trẻ ở trường mầm non như:
“ Vận dụng kết cấu một số tổ hợp múa dân gian cơ bản để dạy thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Dung- K54- Khoa GDMN- Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
“ Một số biện pháp biên đạo tiết mục múa trong ngày hội “ Bé vui tới trường” của tác giả Nguyễn Thị Mai Thương - K56- Khoa GDMN- Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Bên cạnh đó tôi cũng nghiên cứu thêm một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc dạy múa cho trẻ như:
- “Múa và phương pháp biên đạo múa cho trẻ” của tác giả Lê Trọng Quang- Đại học sư phạm Hà Nội.
- Một số biện pháp nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Thị Thảo - K48- Khoa GDMN- Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
- “ Bước đầu nghiên cứu một số tổ hợp múa cơ bản dạy cho trẻ mẫu giáo của tác giả Chu Thanh Loan – K53- Khoa GDMN- Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
- “ Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo múa dân gian” của tác giả Nguyễn Thị Vân- K55- Khoa GDMN- Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vào việc nghiên cứu việc vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian cho trẻ. Trước đây vấn đề này mới chỉ được đề cập đến trong một bài báo nghiên cứu khoa học cấp khoa của nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Mai Thương và Nguyễn Thị Huyền- K56-Khoa GDMN- Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Sau khi tham khảo công trình nghiên cứu của nhóm sinh viên trên tôi thấy đề tài này rất hay và có thể tiến hành thực nghiệm được. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Vận dụng múa vào một số trò chơi dân gian dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” thành bài tập tốt nghiệp của mình. Tôi hy vọng đề tài này sẽ đóng góp thiết thực vào việc làm phong phú nội dung chơi cho trẻ ở trường mầm non, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua việc đưa trò chơi dân gian đến gần với trẻ.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGHỮ CỦA ĐỀ TÀI: “VẬN DỤNG MÚA VÀO MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI”
1. Định nghĩa về nghệ thuật múa.
Múa là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất song song với sự tồn tại và phát triển của con người. Múa là một loại hình nghệ thuật tổng hợp- phương tiện biểu hiện bằng cơ thể con người. Nghệ thuật múa phản ánh các hiện tượng cuộc sống của con người, biểu hiện tư tưởng, tình cảm ngôn ngữ biểu hiện là động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ, tư thế, hình dáng chuyển động trên các đội hình, được hòa quyện trong tiết tấu, giai điệu âm nhạc. Nghệ thuật múa là dạng văn hóa phi vật thể hay còn gọi là nghệ thuật của không gian và thời gian.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Múa là loại hình ngôn ngữ biểu hiện bằng động tác chuyển động trong âm nhạc với tuyến, đội hình đều, cách điệu, khái quát. Múa là nghệ thuật của cái đẹp”.
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô thì: “Múa là một phần phản ánh nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình thức đặc biệt của nó. Cơ sở múa là điệu bộ, động tác có liên quan đến quá trình lao động, sự quan sát thiên nhiên và những ấn tượng có được từ thế giới xung quanh, những động tác đó được cách điệu hóa nghệ thuật”.
2. Khái niệm múa mẫu giáo
“Múa mẫu giáo” là khái niệm mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Múa mẫu giáo được phân định theo ba độ tuổi để xác định giúp trẻ tiếp thu thuận lợi nhất. Để tìm ra giải pháp hữu hiệu trong giáo dục nghệ thuật múa với đối mẫu giáo, các nhà giáo dục, tâm lý đã nghiên cứu, thống nhất quan điểm không áp đặt cách thể hiện của người lớn cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy, múa mẫu giáo cần đạt 2 yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính khoa học: Khoa học ở sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, phù hợp với phương pháp tiếp nhận của trẻ đảm bảo tính khoa học trong quy trình vận động.
- Đảm bảo tính sáng tạo: Để thu hút có sức hấp dẫn gây được hứng thú cho trẻ.
Ta có thể hiểu rằng: Múa mẫu giáo phải đạt được yêu cầu dễ nhưng phải sinh động và ngộ nghĩnh, phù hợp với tâm sinh lý trẻ.
3. Khái niệm về “Trò chơi dân gian”.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân dân sáng tạo và lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một hình thức sinh hoạt văn hóa giáo dục.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT MÚA.
1. Những đặc trưng, tính chất cơ bản của nghệ thuật múa.
1.1 Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa.
Nghệ thuật múa luôn vươn tới cái đẹp, phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người để đạt sự hoàn mỹ của loại hình nghệ thuật hình thể song vẫn chứa đựng đầy đủ nội dung bên trong của những hình ảnh thể hiện bên ngoài. Đó là sự hấp dẫn dựa vào những đặc điểm như: Yếu tố động tác được cách điệu, nội dung được khái quát, sự vật tượng trưng…tất cả được tổng hòa trở thành những giá trị đích thực. Xem biểu diễn múa chúng ta có thể nhận thấy diễn viên chuyển động trên các vị trí, dáng nét, động tác, tư thế…
Ta có thể cảm nhận về những bức điêu khắc sống động đang diễn ra trong không gian sân khấu căn cứ vào sơ đồ dưới đây:
Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa:
Cách điệu
Đặc trưng múa
Tạo
hình
Tượng trưng
Khái quát
Ta có thể thấy được những đặc trưng đều có mối quan hệ chặt chẻ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất không bao giờ đối lập và tách rời.
- Đặc trưng ngôn ngữ múa: Ngôn ngữ múa là sự hoạt động đồng bộ hài hòa của chân, tay, cũng như toàn bộ cơ thể con người mà ta vẫn gọi là động tác múa. Khi động tác đó biểu đạt một tình cảm, một xúc cảm, diễn đạt một hành động múa hay chuyển tải một thông điệp nào đó đến cho người khác hiểu thì gọi luôn là ngôn ngữ múa. Thành phần của ngôn ngữ múa không phải chỉ một động tác tách rời mà còn có quy luật chuyển động, góc độ tính tạo hình cụ thể.
Các thành phần ngôn ngữ múa:
Động tác
Đội hình
Nội dung
thể hiện
Lao động
Tạo hình
Như vậy qua nội dung thể hiện ta có thể khẳng định: Động tác múa là ngôn ngữ của nghệ thuật múa, là phương tiện duy nhất đóng vai trò quan trọng, quyết định toàn bộ nghệ thuật múa. Tuy nhiên ta cũng cần hiểu đặc trưng của ngôn ngữ động tác múa gồm:
+ Động tác múa chuyển động.
+ Đội hình múa chuyển động.
+ Tạo hình múa chuyển động.
+ Tình tiết múa chuyển động.
Những đặc trưng trên đều tuân thủ quy luật chuyển động theo yêu cầu của nội dung của bất kì tổ hợp múa, một câu múa hay một tác phẩm múa.
1. 2. Tính chất, đặc thù của nghệ thuật múa
- Múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện bằng hình thể. Động tác múa, cử động múa là ngôn ngữ duy nhất để biểu đạt những tình cảm, xúc cảm, nội dung tác phẩm. Đó là tính đặc thù mà khởi đầu nghiên cứu đã thấy rõ
- Tính chất ước lệ cũng là một phần quan trọng đối với thể hiện nội dung tác phẩm múa. Ví dụ: Khoảng cách một con sông, một giấc mơ ảnh hiện cũng nằm trong không gian sân khấu. Động tác vẫy tay chia ly hay vòng tay của người mẹ bồng con đều sử dụng tính ước lệ mới phát huy được nội dung ý đồ tác phẩm.
- Tính chất tồn tại theo thời gian cũng là một đặc thù của nghệ thuật múa. Múa không tồn tại trong một không gian, thời gian cố định mà chỉ tồn tại khi biểu diễn múa. Khi phần này của điệu múa xuất hiện thì phần sau chưa xuất hiện mà phần trước đó không thể nhìn thấy nữa. Tính đặc thù cũng như khi ta nghe nhạc, cảm nhận về âm thanh, về giai điệu, về tiết tấu âm nhạc.
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với đời sống xã hội.
Nghệ thuật múa luôn vươn tới những giá trị thẫm mỹ phục vụ con người. Múa là tấm gương phản ánh hiện thực, đem lại cho con người những thông tin cần thiết để xem có thể vận dụng vào cuộc sống tùy theo nhu cầu, trình độ tiếp nhận, góp phần xây dựng một xã hội nhân văn. Nghệ thuật múa tác động đến nhận thức của con người về tình yêu quê hương đất nước và từ đó có trách nhiệm với dân tộc. Gạt bỏ những nhỏ nhen ích kỷ, tạo nên những đạo đức mang tính mô phạm của con người.
Sự thức tỉnh lương tâm của con người là một trong những điều cơ bản mà nghệ thuật múa có thể đạt được. Cái đẹp làm cho họ tự đối chiếu được những cái xấu, khiến họ có thể tìm lại những cái đã mất hoặc lãng quên trong quá khứ để rồi hướng tới hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
Con đường giáo dục của nghệ thuật múa trước hết thông qua sự rung động của trái tim. Tính thuyết phục của nghệ thuật múa cũng chính bằng sự đồng cảm của số phận các nhân vật do nghệ sĩ sáng tác mà công chúng tiếp nhận ý nghĩa giáo dục của hình tượng nghệ thuật một cách dung dị, thoải mái, biến động một cách khách quan thành nhận thức của riêng mình.
Múa kéo con người lại gần nhau hơn bằng tình cảm chan hòa hân hoan. Nhảy múa là môn nghệ thuật tạo nên cho cơ thể sức dẻo dai, linh hoạt, sảng khoái, trẻ trung, quên đi mệt nhọc, buồn tẻ. Múa góp phần sửa chữa những khuyết tật, tư thế xấu, khắc phục sự vụng về trong vận động và tạo sự khéo léo.
Nghệ thuật múa là một hình thái ý thức xã hội do chính con người sáng tạo, để phục vụ lại con người và thúc đẩy con người hướng tới “Chân- Thiện- Mỹ”.
3. Vai trò, chức năng của nghệ thuật múa đối với trẻ ở trường mầm non.
3.1. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non:
Đối với việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, nghệ thuật múa chiếm vị trí quan trọng. Nghệ thuật múa giúp trẻ nhanh chóng hòa mình vào tập thể, “hình thành xã hội trẻ em”, từ đó những điều kiện như: Phẩm chất đạo đức được hình thành, sự tiếp nhận thế giới xung quanh trở nên nhanh nhạy và sâu sắc hơn. Có thể nói nghệ thuật múa góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
3.1.1. Nghệ thuật múa với vai trò góp phần giáo dục thẩm mỹ và định hướng thẩm mỹ cho trẻ:
Nghệ thuật múa đối với trẻ là một thế giới diệu kỳ không ngừng chuyển động đầy niềm vui, gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội, hiểu cái đẹp và muốn vươn tới cái đẹp.
Khi trẻ múa không những trẻ cảm nhận trực tiếp cái đẹp, cảm nhận tính căn bản của động tác múa mà trẻ còn thấy nét đẹp hình thể của bản thân và của bạn, qua đó trẻ có thể điều chỉnh hành vi của mình và của bạn từ bước đi, dáng đứng, nụ cười trong sinh hoạt hằng ngày- đó là những điều kiện định hướng của giai đoạn đầu một con người.
3.1.2. Nghệ thuật múa là phương tiện đóng vai trò phát triển thể chất cho trẻ.
Hoạt động nghệ thuật múa ảnh hưởng tốt đến sự hoàn thiện cơ thể của trẻ: những phản ứng nhịp tim mạch, tuần hoàn máu, hô hấp… Sự phối hợp tiếp nhận cường độ, trường độ, nhịp độ của các động tác múa tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, hoạt bát, duyên dáng… Quá trình thao tác đó là động lực phát triển thể chất cho trẻ một cách hoàn thiện.
3.1.3. Nghệ thuật múa là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ
Nội dung nghệ thuật múa luôn phản ánh ca ngợi hướng con người vươn tới cái thiện. Trong quá trình luyện tập múa trẻ luôn luôn có ý thức kỷ luật trong thao tác, sự hòa đồng, tính tập thể luôn là đặc điểm trọng tâm của tác phẩm múa, đòi hỏi tính tổ chức, biết kiềm chế, tiếp thu. Từ đó nghệ thuật múa rèn cho trẻ những phẩm chất đạo đức như: ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm, tình yêu thương, phân biệt cái hay cái dở, đúng sai, hình dung trong động tác múa hình tượng nhân vật.
3.1.4. Nghệ thuật múa có vai trò góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ
Sự cảm thụ nhanh nhạy trong các chức năng cơ thể cũng đã là sự tiếp nhận có chiều sâu, có chon lọc, nó gắn với sự phát triển của trẻ. Khi tiếp nhận múa trẻ phải quan sát, nhập cảm(quá trình tư duy) đã diễn tả những nội dung tình cảm cũng như quy luật của điệu múa mà hoạt động này thỏa mản nhu cầu “ Học mà chơi, chơi mà học” hình thành biểu tượng trong tư duy của trẻ đặt cơ sở ban đầu cho văn hóa của người công dân trong tương lai.
3.2. Chức năng của nghệ thuật múa đối với trẻ trong trường mầm non:
Múa là một hình thái ý thức xã hội thông qua con đường thẩm mỹ để phục vụ, thúc đẩy con người vươn tới chân- thiện – mỹ. Nghệ thuật múa bao gồm các chức năng sau:
3.2.1.Chức năng giáo dục:
Nghệ thuật múa nói chung và tác phẩm múa nói riêng tồn tại và phát triển không chỉ đem đến cho con người những cái đẹp, xúc cảm, tình cảm mà nó luôn gắn liền với giáo dục. Cảm hóa con người thông qua sự cảm nhận tự nhiên, trung tâm là giáo dục đạo đức con người, thúc đẩy con người vươn tới cái thiện. Giáo dục ở đây không ồn ào không đối thoại, không đối đầu mà luôn đặt ra cho người xem sự cảm nhận, cảm hóa sự tinh tế chuyển hóa gần với ý nghĩa “độc thoại” tự đối chiếu bản thân khi xem một tác phẩm nghệ thuật.
3.2.2. Chức năng phản ánh xã hội:
Thông qua nghệ thuật múa, mọi hoạt động lao động thể hiện một cách đầy đủ, khái quát hay chi tiết phản ánh cho ta thấy bóng dáng của cuộc sống, nó như tấm gương phản chiếu, phản ánh hiện thực với sự chon lọc nhào nặn, sáng tạo của nghệ sĩ. Như vậy việc phản ánh trên đồng thời góp phần cải tạo xã hội sâu sắc và tinh tế.
3.2.3. Chức năng định hướng thẩm mỹ và phát triển thẩm mỹ:
Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp. Các thành tố nghệ thuật biểu diễn luôn hướng đến cái đẹp, cái đẹp khỏe khoắn và thanh khiết, sự lành mạnh trong nghệ thuật múa hướng con người vươn tới cái đẹp.
Nghệ thuật múa có thể giúp con người có thể tự điều chỉnh hành vi, hành động, có cảm giác, cảm nhận ý thức hoàn thiện dần bản thân để hòa nhập với cái đẹp của một xã hội hoàn thiện và hoàn mỹ.
3.2.4. Chức năng giải trí:
Nghệ thuật múa là một hình thái ý thức xã hội ra đời do nhu cầu của con người trong cuộc sống hằng ngày. Khi con người có những cảm xúc không nói ra bằng lời, hoặc ngôn từ không đủ để diễn đạt thì người ta múa. Múa là biểu hiện của hành vi, hành động, thái độ, cử chỉ nên không có những động tác vô hồn khi được thẩm định đúng ngôn ngữ của loại hình ngh
File đính kèm:
- DE TAI TN MAM NON.doc