Đề tài Xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh thông qua chương hiđro và nước

-Đổi mới nền giáo dục là nền tảng của sự phát triển toàn diện đất nước. Sự đổi mới nội dung giảng dạy của sách giáo khoa đi đôi với việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo “Hướng tích cực”, đổi mới cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là vấn đề trọng tâm đòi hỏi nhà trường phải tạo ra được những con người lao động có kiến thức khoa học, biết tự chủ, năng động sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển “Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

doc28 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh thông qua chương hiđro và nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DÙNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG HIĐRO VÀ NƯỚC” CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 8 PHẦN I- MỞ ĐẦU. I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. -Đổi mới nền giáo dục là nền tảng của sự phát triển toàn diện đất nước. Sự đổi mới nội dung giảng dạy của sách giáo khoa đi đôi với việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo “Hướng tích cực”, đổi mới cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là vấn đề trọng tâm đòi hỏi nhà trường phải tạo ra được những con người lao động có kiến thức khoa học, biết tự chủ, năng động sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển “Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. -Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh có vai trò, chức năng rất quan trọng trong dạy học Hoá học. Việc kiểm tra đánh giá chỉ cho học sinh thấy được họ đã tiếp thu những điều vừa học như thế nào, đã hiểu rõ những gì, còn những lỗ hỏng kiến thức nào. Dựa trên cơ sở ấy nó giúp thầy và trò điều chỉnh việc dạy và học có thể biểu dương, khuyến khích, giúp đỡ từng học sinh, ngăn chặn tình trạng học kém và nâng cao chất lượng học tập, nhằm đạt kết quả dạy học cao hơn, đồng thời xác nhận thành quả dạy học của thầy và trò một cách chính xác hơn. -Hiện nay có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của học sinh, trong đó kiểm tra trắc nghiệm khách quan đang được quan tâm sử dụng bởi những ưu điểm sau: +Đối với giáo viên: Giúp trong một bài kiểm tra, sẽ kiểm tra được nhiều kiến thức, kiểm tra được nhiều học sinh, ít tốn công chấm bài, chấm điểm hoàn toàn khách quan (có thể chấm bài bằng máy), trả bài nhanh và động viên được kịp thời sự cố gắng học tập của học sinh. +Đối với học sinh: Giúp tự kiểm tra, tự đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng của bản thân, rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt, sắc bén và đặc biệt sự nhanh nhạy khi cần lựa chọn phương án đúng trong số các phương án đã cho. Khi thi cử không có may rủi do trúng tủ, trật tủ, nghĩa là nếu nắm vững kiến thức, chắc chắn sẽ đạt điểm cao. -Xuất phát từ nhận thức, vai trò nhiệm vụ của người giáo viên Hoá học phổ thông, thấy được tầm quan trọng trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả giảng dạy đối với bộ môn Hoá học là vấn đề cấp thiết hiện nay. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. -Nhằm nâng cao chất lượng dạy học Hoá học, chuẩn bị tốt cho việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá và thi cử phổ biến hiện nay. -Nhằm giúp học sinh củng cố nắm vững các kiến thức lý thuyết, bài tập trong sách giáo khoa Hoá học lớp 8 thông qua “chương 5 Hiđro và nước”. -Câu hỏi bài tập ngoài việc dùng để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức kĩ năng, còn dùng để luyện tập củng cố, mở rộng và đào sâu kiến thức. III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1/ Nghiên cứu xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan thường gặp như: Câu điền khuyết, câu đúng sai, câu ghép đôi, câu nhiều lựa chọn. 2/ Nội dung xây dựng. Tính chất-Ứng dụng của hiđro; Phản ứng oxi hoá-khử; Điều chế hiđro-Phản ứng thế ; Nước; Axít-Bazơ-Muối. 3/ Chọn những kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất trong trong từng bài và số lượng câu hỏi cần kiểm tra có trọng số, kỹ năng phù hợp. 4/ Tiến hành thực tập sư phạm đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường phổ thông. 5/ Tạo ra một tài liệu bài tập trắc nghiệm khách quan chuyên sâu về Hoá học mà nhà trường đang quan tâm hiện nay. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1/ Nghiên cứu lý luận thực tiển, phân tích, thu thập tìm hiểu các tài liệu có liên quan. 2/ Nghiên cứu nguyên tắc xây dựng các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan. 3/ Nghiên cứu lý thuyết, bài tập chương trình dạy học phổ thông. 4/ Lập dàn bài theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. 5/ Trao đổi và biên soạn. PHẦN II- NỘI DUNG. Chương I: CƠ SỞ TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN I. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HOÁ HỌC. 1. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ. a/ Kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận ba chức năng: Đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh; Ba chức năng nầy liên kết, thống nhất với nhau, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau. b/ Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là đánh giá xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học dự kiến. Việc kiểm tra kiến thức phải chỉ ra cho học sinh thấy được họ đã tiếp thu điều đã học như thế nào, đã hiểu rõ những gì, còn những lỗ hỏng kiến thức nào và phải đánh giá như thế nào kết quả học tập của họ. Dựa trên cơ sở đánh giá ấy học sinh có thể hiểu được những đòi hỏi đặt ra đối với mỗi em về học tập, các em phải làm gì để thực hiện được những điều đó nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức kĩ năng và kĩ xảo. Công tác kiểm tra và đánh gía kết quả phải kích thích được việc học tập của học sinh, tạo khả năng nâng cao chất lượng kiến thức. c/ Phát hiện lệch lạc: Việc kiểm tra đánh giá còn nhằm mục đích phát hiện lệch lạc, củng cố, đào sâu và làm chính xác thêm kiến thức, đồng thời liên hệ chặc chẽ và phục vụ trực tiếp cho bài học mới. d/ Uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh kế hoạch dạy học: Dựa vào kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh trong lớp, giáo viên có thể đánh giá hiệu quả phương pháp dạy học nào đó và chất lượng công tác nói chung của bản thân, nhờ đó giáo viên đề ra được những bổ khuyết cần thiết. Kết quả kiểm tra đánh giá còn giúp cho phụ huynh biết được tình hình học tập của con em mình và có sự phối hợp cần thiết với nhà trường giúp đỡ con em mình học tập tốt hơn. đ/ Đánh giá mang tính đào tạo: Đây là sự đánh giá thường xuyên, nhằm giúp học sinh tự kiểm tra mình để các em tự điều chỉnh kế hoạch tự học. Nó còn mang tính chuẩn đoán, tìm nguyên nhân của tiến bộ và lệch lạc, tìm biện pháp xử lí. Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên còn có ý nghĩa giáo dục rất lớn, rèn cho học sinh có tinh thần trách nhiệm trong học tập, thói quen làm việc đều đặn và hoàn thành đúng hạn định công việc được giao. e/ Đánh giá xác nhận: Loại đánh giá nầy được dùng để xác nhận trình độ đạt tới sau một giai đoạn đào tạo, được gọi là kiểm tra tổng kết, tích luỹ, thưởng phạt, làm cơ sở cho các quyết định cho lên lớp, công nhận tốt nghiệp . . . 2. Những yêu cầu về mặt sư phạm. a/ Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học vì vậy phải kiểm tra đầy đủ tới mức tối đa có thể được. b/ Công cụ kiểm tra đánh giá phải đảm bão mức độ chính xác nhất định, phải đảm bão độ tin cậy. Hệ thống kiểm tra phải giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời những thiếu sót trong việc tiếp thu kiến thức của từng học sinh và của cả lớp. c/ Bão đảm tính khách quan đến mức tối đa có thể. Trong mỗi giờ học phải tạo điều kiện để cho mỗi học sinh phải được báo cáo bằng hình thức nào đó về việc hoàn thành các bài làm ở nhà và việc tiếp thu những điều đã học. d/ Nội dung kiểm tra, đặc biệt là các bài kiểm tra viết ra cho nhiều trường hợp khác nhau, phải tương đối đơn giản để giáo viên có thể nắm được kiến thức học sinh, học sinh có thể làm bài được, đồng thời để học sinh có thể hiểu được kết quả kiểm tra. đ/ Việc kiểm tra phải làm từng cá nhân nghĩa là phải xét tới kiến thức của mỗi học sinh và phải tạo điều kiện để học sinh bộc lộ thực chất hiểu biết của mình, cho họ thấy trách nhiệm bản thân cá nhân họ trong việc tiếp thu kiến thức. Tránh đánh giá chung chung, trong kiểm tra nghiêm cấm “quay cóp”, các biểu hiện thiếu trung thực khác khi làm bài. e/ Cần coi trọng hơn và nâng cao dần yêu cầu đánh giá kĩ năng thực hành, năng lực vận dụng độc lập sáng tạo kiến thức và phương pháp vận dụng kiến thức. Đó là những yêu cầu mới trong mục tiêu đào tạo của nhà trường trung học cơ sở. Người giáo viên hóa học phải chủ động thực hiện. II. TÌM HIỂU VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. 1. Khái niệm chung. -Trắc nghiệm là gì ? Theo nghĩa chữ Hán “trắc” là đo, “nghiệm” là suy xét, xác nhận. -Bài tập trắc nghiệm khách quan là loại bài tập khi làm bài, học sinh chỉ phải chọn một câu trả lời trong số các câu trả lời đã được cung cấp. Do không phải viết câu trả lời nên thời gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn chỉ từ 1 – 2 phút. Gọi là trắc nghiệm khách quan do cách chấm điểm rất khách quan. Bài kiểm tra được chấm bằng cách đếm số lần chọn được câu trả lời đúng trong số những câu trả lời đã cho, nên không phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của người chấm. Ai chấm cũng được nếu biết đáp án đúng là đáp án nào (có thể chấm bằng máy). Một bài trắc nghiệm khách quan gồm có nhiều câu hỏi hơn là một bài trắc nghiệm tự luận và mỗi câu hỏi thường có thể được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản. 2. Nguyên tắc xây dựng. 21. Câu điền khuyết. Câu điền khuyết là những câu có những chỗ trống để học sinh điền từ hoặc cụm từ thích hợp. Ví dụ: Điền chỗ trống trong những câu sau bằng từ hay cụm từ thích hợp. a/ Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện gọi là …(1)… b/ Hạt nhân nguyên tử tạo bởi …(2)… và …(3)… c/ Trong hạt nhân có bao nhiêu proton thì trong nguyên tử có bấy nhiêu …(4)… Cách làm bài: Điền vào chỗ trống các cụm từ theo thứ tự sau. (1) Nguyên tử; (2) proton; (3) nơtron; (4) electron. 22. Câu đúng sai. Một mệnh đề hoặc một phát biểu mà học sinh cần phải phân tích để khẳng định là đúng hay sai. Ví dụ: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu đúng và chữ S nếu sai trong các câu sau: a/ Có phản ứng hoá học trong đó các chất tham gia phản ứng và sản phảm của phản ứng có đủ 4 loại hợp chất vô cơ. Đ S b/ Oxit kim loại chỉ là oxit bazơ. Đ S c/ Tất cả các bazơ đều làm quỳ tím chuyển thành màu xanh. Đ S Cách làm bài: Phải suy nghĩ kĩ mới xác định được câu đã cho là đúng hay sai… Câu a: Đúng. Đó là phản ứng trung hoà. HCl + NaOH NaCl + H2O (axit) (bazơ) (muối) (oxit) Câu b: Sai. Kim loại có nhiều hoá trị thì oxit, trong đó kim loại có hoá trị cao là oxit axit ví dụ: Mn2O7. Câu c: Sai. Chỉ có các bazơ tan thì dung dịch của nó mới làm quỳ tím chuyển thành màu xanh. 23. Câu ghép đôi. Câu dẫn gồm 2 phần được chia làm 2 cột: - Cột I gồm 1 câu chưa hoàn chỉnh hoặc nửa phương trình phản ứng. - Cột II gồm phần còn lại của câu hoặc nửa phương trình phản ứng phải chọn ghép với nhau cho phù hợp. Ví dụ: Chọn nửa phương trình hoá học ở cột (II) để ghép với nửa phương trình hoá học ở cột (I) cho phù hợp. Cột I Cột II 1. Fe + 2HCl a. NaCl + NaClO + H2O 2. 2Na + 2H2O b. 2NaCl + 2H2O 3. 2NaOH + Cl2 c. FeCl2 + H2 ­ 4. 6KOH + 3Cl2 d. 2NaOH + H2 ­ e. 5KCl + KClO3 + 3H2O Cách làm bài: Câu 1 ghép với (c); câu 2 ghép với (d) ; câu 3 ghép với (a); câu 4 ghép với (e). 24. Câu nhiều lựa chọn. Gồm có 2 phần: -Câu dẫn là một câu yêu cầu học sinh cách chọn. -Câu trả lời: Gồm 4 hoặc 5 phương án trả lời trong đó có một phương án đúng hay đúng nhất. VD: Ví dụ hãy chọn phương án sai trong các câu sau: a. Oxi là một phi kim hoạt động hoá học mạnh. b. Oxi là một phi kim tác dụng với hầu hết các kim loại trừ vàng và bạch kim. c. Oxi là một phi kim tác dụng với tất cả các kim loại. d. Oxi là một phi kim tác dụng với hầu hết các phi kim. Cách làm bài: Chọn câu c. III. CƠ SỞ KIẾN THỨC XÂY DỰNG. Nội dung kiến thức chương 5: “Hiđro và nước”. 1-Tính chất hoá học của hiđro. Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxít kim loại. 2- Phản ứng oxi hoá- khử. -Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất. -Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. -Sự oxi hoá là quá trình hoá hợp của nguyên tử oxi với chất khác. -Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác. Phản ứng oxi hoá-khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. 2- Phản ứng thế. -Phản ứng thế là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. -Thực chất phản ứng thế là phản ứng oxi hoá khử (sẽ học ở THPT). Ví dụ: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2­ 4- Tính chất hoá học của nước. +Tác dụng với kim loại: Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca, …) tạo thành bazơ và hidro. +Tác dụng với một số oxit kim loại (oxit bazơ): Một số oxit kim loại hoá hợp với nước tạo thành bazơ tương ứng. Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh. +Tác dụng với một số oxit phi kim (oxit axit): Các oxit phi kim (trừ các oxit SiO2, CO, NO) hoá hợp với nước tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. 5- Axit – Bzơ – Muối. 51. Axit. a) Định nghĩa: Phân tử axit có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. b) Công thức hoá học của axit. Gồm H và gốc axit (hoá trị của gốc axit được biểu diễn bằng gạch nối). Công thức tổng quát của axit: HxX (x = 1, 2, 3, … X là Cl, Br, NO3, SO4…). c) Tên gọi: * Axit không có oxi. Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric Ví dụ: HCl: axit clohiđric; H2S: axit sunfuhiđric. * Axit có oxi: Lưu ý một số phi kim như S, Cl… tạo ra nhiều axit có oxi. -Axit có nhiều nguyên tử oxi. Tên axit: axit + tên phi kim + ic Ví dụ: HNO3: axit nitric; H2SO4: axit sunfuric; H3PO4: axit photphoric. -Axit có ít nguyên tử oxi. Tên axit: axit + tên phi kim + ơ Ví dụ: H2SO3: axit sunfurơ; HNO2: axit nitơrơ. d) Các gốc axit thường dùng: · Phân tử axit có 1H ® có 1 gốc axit. Ví dụ: HCl; HNO3 Gốc axit và tên gọi: -Cl: clorua; -NO3: nitrat · Phân tử axit có 2H ® có 2 gốc axit. Ví dụ: H2SO4, H2S, H2CO3 Gốc axit và tên gọi: -HSO4: hiđrosunfat; =SO4: sunfat; -HS: hiđrosunfua; =S: sunfua; -HCO3: hiđrocacbonat; =CO3: cacbonat. Ví dụ: H2SO3 Gốc axit và tên gọi: -HSO3: hiđrosunfit; =SO3: sunfit. · Phân tử axit có 3H ® có 3 gốc axit Gốc axit và tên gọi: -H2PO4: đihiđrophotphat =HPO4: hiđrophotphat ºPO4: photphat đ) Phân loại: Dựa vào thành phần phân tử, axit đuợc chia làm 2 loại. Axit không có oxi (HCl, H2S…) và axit có oxi (H2SO4, HNO3, H3PO4, H2SO3…) Công thức và thành phần một số axit: Tên axit Thành phần Gốc axit Hoá trị gốc axit Công thức Số nguyên tử H Axit clohiđric HCl 1H Cl I Axit nitric HNO3 1H NO3 I Axit sunfuric H2SO4 2H SO4 II Axit cacbonic H2CO3 2H CO3 II Axit photphoric H3PO4 3H PO4 III 52. Bazơ: a) Định nghĩa: Phân tử bazơ có một nguyên tử kim koại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH). b) Công thức hoá học: Một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm –OH M(OH)n, n = hoá trị của kim loại (n = 1, 2, 3,…) c) Tên gọi: Tên bazơ: tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều Hoá trị) + hiđroxit Ví dụ: NaOH: natri hiđroxit; Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit đ) Phân loại: Các bazơ chia làm 2 loại tuỳ theo tính tan của chúng: -Bazơ tan trong nước gọi là kiềm: Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, … -Bazơ không tan trong nước: Ví dụ: Fe(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2, … Công thức và thành phần một số bazơ: Tên bazơ Thành phần Công thức hoá học Hoá trị gốc kim loại Nguyên tử kim loại Số nhóm OH Natri hiđroxit Na 1 NaOH I Kali hiđroxit K 1 KOH I Canxi hiđroxit Ca 2 Ca(OH)2 II Sắt (III) hiđroxit Fe 2 Fe(OH)3 III 53. Muối: a) Định nghĩa: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. b) Công thức hoá học: Công thức hoá học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit Công thức tổng quát của một số muối: muối clorua MCln; muối nitrat M(NO)3 (n = hoá trị của kim loại n = 1, 2, 3,…); muối sunfat Mx(SO4)y; muối cacbonat Mx(CO3)y hoá trị của kim loại n = 2y/x, n là số nguyên. c) Tên gọi: Tên muối: tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoátri + tên gốc axit Ví dụ: KNO3: kali nitrat Na2SO3: natri sunfit Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat Na2CO3: natri cacbonat ZnCl2: kẽm clorua NaHCO3: natri hiđrocacbonat d) Phân loại: Chia làm 2 loại, muối trung hoà và muối axit. · Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có hiđro H. Ví dụ: Na2CO3, CaSO4, KNO3, … · Muối axit là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại. Lưu ý: Những axit có nhiều nguyên tử H (H2SO4, H2CO3, H3PO4) thường tạo muối axit. Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3, NaH2PO4 Công thức hoá học thành phần một số muối: Công thức hoá học của axit Công thức hoá học của muối Thành phần Nguyên tử kim loại Gốc axit HCl NaCl, ZnCl2, AlCl3 Na, Zn, Al Cl H2SO4 NaHSO4, ZnSO4, Al2(SO4)3 Na, Zn, Al HSO4 và SO4 HNO3 KNO3, Cu(NO3)2, Al(NO3)3 K, Cu, Al NO3 H2CO3 KHCO3, CaCO3 K, Ca HCO3 và CO3 H3PO4 Na3PO4, Ca3(PO4)2 Na, Ca PO4 Chương II: XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. I. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 8. 1. Các khái niệm về chất: Chất, hỗn hợp, sự biến đổi chất, nguyên tố hoá học, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất; Axit – Bazơ - Muối. 2. Định luật hoá học đơn giản: Định luật bảo toàn khối lượng của các chất, công thức hoá học và thành phần không đổi. 3. Các khái niệm về phản ứng hoá học: Những điều kiện quan trọng nhất để phản ứng hoá học xảy ra, những dấu hiệu để nhận ra phản ứng hoá học. Phương trình hoá học, mol, hoá trị. 4. Ngôn ngữ hoá học: Học sinh khi học hoá học lớp 8 cũng phải nắm vững ngôn ngữ hoá học ở mức độ cần thiết, có thể sử dụng được chúng để biểu diễn các chất và viết được các phương trình phản ứng hoá học đọc tên các chất cơ bản. Ngoài ra sách hoá học lớp 8 có nội dung rèn luyện kĩ năng hoá học cơ bản như thực hành thí nghiệm hoá học, giải bài toán hoá học, . . . Cơ sở lí thuyết của sách giáo khoa hoá học trung học cơ sở nói chung, sách giáo khoa hoá học lớp 8 nói riêng là dựa trên quan niệm coi nguyên tử là hạt vi mô, đại diện cho nguyên tố hoá học và không bị chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học. Ngoài ra giáo viên cũng cần thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh. Ví dụ: Tìm hiểu điều chế hidro, sản xuất vôi. + Nguyên tắc khoa học của quá trình sản xuất: -H2 là chất khí nhẹ hơn không khí (d = 0,069). -Dễ cháy, gây nổ. -Cách thu H2, đề phòng cháy nổ trong quá trình sản xuất. + Nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị sản xuất. Nguyên liệu Sản phẩm Thiết bị sản xuất Trong PTN Zn(r ), HCldd H2, ZnCl2 Ống nghiệm, nút cao su có lỗ, ống thuỷ tinh cong. Trong công nghiệp H2O(l ) H2, O2 + Bình điện phân. + Nguồn điện 1 chiều + Bảo vệ môi trường trong sản xuất, ví dụ sản xuất vôi. -Sự hiểu biết một số ngành nghề cơ bản có liên quan đến hoá học. Ví dụ sản xuất vôi, axit sunfuric, natrihidroxit, tơ sợi hoá học,… -Sự tìm hiểu những phương hướng cơ bản của công cuộc hoá học hoá nền kinh tế quốc dân. Ví dụ sản xuất dầu mỏ, sản xuất bột giặt tổng hợp,… II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG 5. 1. Kiến thức: -Học sinh nắm vững các kiến thức về nguyên tố hiđro và đơn chất hiđro: Tính chất vật lí, tính chất hoá học của đơn chất hiđro; trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế hiđro. -Học sinh hiểu sâu sắc thành phần định tính, định lượng của nước, các tính chất vật lí và hoá học của nước. -Học sinh hình thành được những khái niệm mới: Phản ứng thế; sự khử, chất khử, phản ứng oxi hoá-khử; axit, bazơ, muối. 2. Kĩ năng: -Kĩ năng đọc và viết ký hiệu hoá học, công thức hoá học và phương trình hoá học; kĩ năng tính toán khối lượng, thể tích các khí tham gia và tạo thành theo phương trình hoá học. -Học sinh biết vận dụng những hiểu biết trên để giải những bài tập ở mức độ định tính, định lượng. Kĩ năng và thói quen bảo đãm an toàn khi làm thí nghiệm, giữ vệ sinh nơi làm việc, giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm… 3. Thái độ: -Học sinh có lòng ham muốn thích môn hoá học. -Học sinh có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực tỉ mĩ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội để có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên và cộng đồng. III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Gồm 4 dạng thường gặp: Câu điền khuyết, câu đúng sai, câu ghép đôi, câu nhiều lựa chọn được xây dựng theo thứ tự nội dung của kiến thức “chương 5 Hiđro và nước”. Dạng 1: Câu điền khuyết. 1. Điền từ thích hợp cho sẳn vào các khoảng trống sau cho có nghĩa: Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi mà nó còn có thể kết hợp với …..(1)….. trong một số …..(2)….. kim loại. Hiđro có tính …..(3)….. các phản ứng này đều …..(4)….. a.oxit b.khử c.nguyên tố oxi d.phát sáng e.toả nhiệt 1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ………. Đáp án: 1 - c; 2 – a; 3 – b; 4 – e 2. Cho các từ, cụm từ sau: Khử, oxi hoá, nguyên tử oxi, nhường oxi, chất chiếm oxi, trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử, quá trình hoá hợp. Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp ở trên điền vào chỗ trống trong những câu sau: a. Chất khử là …(1)… của chất khác. Chất oxi hoá là khí oxi hoặc …(2)… cho các chất khác. b. Sự …(3)… là quá trình tách …(4)… ra khỏi chất khác. Sự oxi hoá là …(5)… của nguyên tử oxi với chất khác. c. Phản ứng oxi hoá- khử là phản ứng hoá học …(6)… Đáp án: 1 – chất chiếm oxi; 2 – nhường oxi; 3 – khử; 4 – nguyên tử oxi 5 – quá trình hoá hợp; 6 - trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử 3. Điền vào chỗ trống sau cho thích hợp: Điều chế hiđro người ta cho …(1)… tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí …(2)…, hiđro cháy cho …(3)… sinh ra rất nhiều …(4)… Trong trường hợp này chất cháy là …(5)…, chất duy trì sự cháy là …(6)… Viết phương trình phản ứng cháy. …… + …… …… Đáp án: 1 – dung dịch axit HCl; 2 – hiđro; 3 – phân tử nước; 4 – nhiệt; 5- hiđro; 6 – oxi; Phương trình phản ứng cháy: 2H2 + O2 2H2O 4. Cho các từ cụm từ sau: oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđro, oxit, kim loại. Hãy chọn từ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Nước là hợp chất tạo bởi hai …(1)… là…(2)… và …(3)… nước tác dụng với một số …(4)… ở nhiệt độ thường và một số …(5)… tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều

File đính kèm:

  • docNghien cuu trac nghiem KQ.doc