Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản

Trong đời sống xã hội loài người, việc sử dụng văn bản là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Đó không phải là nhu cầu của riêng một cá nhân nào. Song để tạo được một văn bản đúng, hay thuyết phục được người đọc người nghe là điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy nhu cầu rèn luyện kỹ năng tổ chức văn bản là một nhu cầu tất yếu cho mọi người. Liên kết câu trong văn bản là một yếu tố không thể thiếu để tạo lập được một văn bản đúng, hay.

Hiện nay để đáp ứng được phần nào nhu cầu ấy, một số nhà ngôn ngữ học đã đưa ra các cuốn sách như "Tiếng Việt thực hành", "Rèn luyện ngôn ngữ". Các cuốn sách đó bao gồm các bài tập rèn luyện về từ, về câu, đoạn văn và văn bản. Trong đó các bài tập rèn luyện về câu là cơ sở để tạo nên các "bậc" ngôn ngữ cao hơn (đoạn văn, văn bản). Nhưng đa số các bài tập về câu chỉ chú trọng, tập trung vào nghiên cứu các thành phần cấu tạo của câu. Mà việc liên kết các câu lại với nhau thành văn bản tuy có được nhắc tới nhưng rất ít.

Thực tế cho thấy: Phần lớn học sinh ở các trường phổ thông còn lúng túng và mắc nhiều lỗi trong việc liên kết câu thành một văn bản. Mà cụ thể là học sinh khối 10 ở các trường THPT.

Mà trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 mặc dù có dành 3 tiết cho bài “Câu trong văn bản”, lại tập trung chủ yếu ở chương trình Ngữ Văn lớp 10 Nâng Cao, và tôi thiết nghĩ, với nôi dung cần thiết như vậy thì thời lượng như vậy là có hạn, và chưa cân đối.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập nói riêng và trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung.

Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn mà cụ thể ở phân môn Tiếng Việt là phải gắn lý thuyết với thực hành, yếu tố thực hành phải được ưu tiên hành đầu.

Là một giáo viên Ngữ Văn, tôi thấy cần thiết phải có một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản để phục vụ việc học tập và giảng dạy trong nhà trường.

Từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu đề tài "Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản" cho học sinh PTTH. Đây là một công việc mang ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. lý do chọn đề tài I. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội loài người, việc sử dụng văn bản là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Đó không phải là nhu cầu của riêng một cá nhân nào. Song để tạo được một văn bản đúng, hay thuyết phục được người đọc người nghe là điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy nhu cầu rèn luyện kỹ năng tổ chức văn bản là một nhu cầu tất yếu cho mọi người. Liên kết câu trong văn bản là một yếu tố không thể thiếu để tạo lập được một văn bản đúng, hay. Hiện nay để đáp ứng được phần nào nhu cầu ấy, một số nhà ngôn ngữ học đã đưa ra các cuốn sách như "Tiếng Việt thực hành", "Rèn luyện ngôn ngữ"... Các cuốn sách đó bao gồm các bài tập rèn luyện về từ, về câu, đoạn văn và văn bản. Trong đó các bài tập rèn luyện về câu là cơ sở để tạo nên các "bậc" ngôn ngữ cao hơn (đoạn văn, văn bản). Nhưng đa số các bài tập về câu chỉ chú trọng, tập trung vào nghiên cứu các thành phần cấu tạo của câu. Mà việc liên kết các câu lại với nhau thành văn bản tuy có được nhắc tới nhưng rất ít. Thực tế cho thấy: Phần lớn học sinh ở các trường phổ thông còn lúng túng và mắc nhiều lỗi trong việc liên kết câu thành một văn bản. Mà cụ thể là học sinh khối 10 ở các trường THPT. Mà trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 mặc dù có dành 3 tiết cho bài “Câu trong văn bản”, lại tập trung chủ yếu ở chương trình Ngữ Văn lớp 10 Nâng Cao, và tôi thiết nghĩ, với nôi dung cần thiết như vậy thì thời lượng như vậy là có hạn, và chưa cân đối. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập nói riêng và trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn mà cụ thể ở phân môn Tiếng Việt là phải gắn lý thuyết với thực hành, yếu tố thực hành phải được ưu tiên hành đầu. Là một giáo viên Ngữ Văn, tôi thấy cần thiết phải có một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản để phục vụ việc học tập và giảng dạy trong nhà trường. Từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu đề tài "Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản" cho học sinh PTTH. Đây là một công việc mang ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. II.giới hạn đề tài Mục đích của chúng tôi khi chọn đề tài này là xây dựng được "Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản" một cách đầy đủ và hệ thống, góp phần phục vụ công việc giảng dạy và học tập trong nhà trường PTTH, cụ thể là rèn luyện cho học sinh kỹ năng liên kết câu trong văn bản, từ đó giúp học sinh tạo được những văn bản đúng, văn bản hay. Nhưng do có nhiều phương pháp để liên kết câu trong văn bản ,mà dung lượng của đề tài thì có hạn . Vì vậy giới hạn đề tài của tôi : chỉ tập trung vào nghiên cứu và xây dưng "hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản" ở một số phương pháp phổ thông nhất, thường được sử dụng nhất. Iii. Phương pháp nghiên cứu ở đề tài này, chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khảo sát Khảo sát các lỗi về liên kết câu trong văn bản ở học sinh lớp 10A3, 10A4 1. Phương pháp thống kê Chủ yếu là thống kê các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan tới việc liên kết câu trong văn bản. Các tài liệu để thống kê là các sách nghiên cứu về Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, các sách nghiên cứu và phê bình văn học. 2. Phương pháp phân tích - Phân loại Phân tích - phân loại các tư liệu tìm được để xây dựng được nhóm bài tập thích hợp. 3. Phương pháp hệ thống Chủ yếu là đưa các nhóm bài tập đã được xây dựng vào thành một hệ thống thật khoa học, để thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu, tham khảo... b. nội dung I. cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận về câu Câu được xem là đơn vị ngôn ngữ nền tảng cơ sở để cấu thành nên đoạn văn, văn bản. Trong quá trình phát triển của lịch sử ngôn ngữ đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra các khái niệm khác nhau về câu. Ngay từ thời kỳ trước công nguyên, Alecxangdria đã đưa ra định nghĩa: "Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn". (Diệp Quang Ban - Ngữ pháp Tiếng Việt tập 2 - NXB Giáo dục, 2000, Tr 106). "Câu là một đơn vị ngữ pháp dùng từ tạo nên trong quá trình suy nghĩ thông báo, nó có ý nghĩa tương đối trọn vẹn và có tính chất độc lập của nó". (Ngữ pháp Tiếng Việt- Uỷ ban khoa học xã hội ngày nay). "Với tư cách là một đơn vị bậc cao trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, câu là một ngữ tuyến, được hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và ngữ nghĩa, với một ngữ điệu theo quy luật của một ngôn ngữ nhất định". (Hoàng Trọng Phiến - Ngữ pháp Tiếng Việt...) Cho đến nay, mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu, song định nghĩa được nhiều người ủng hộ hơn cả đó là: "Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có giá trị thông báo" (Diệp Quang Ban - Ngữ pháp Tiếng Việt tập 2 - NXB Giáo dục. 2000, Tr 107). Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu, nhưng cần thấy rằng câu có một số đặc điểm sau: + Nội dung: Câu có nội dung là một tư tưởng tương đối trọn vẹn và có thể kèm theo thái độ của người nói hay là nội dung thái độ tình cảm của người nói. + Hình thức: Câu có cấu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài, có tính độc lập tương đối và có một ngữ điệu kết thúc. + Chức năng: Câu có chức năng hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng, tình cảm, là đơn vị thông báo nhỏ nhất. + Cấu trúc: Câu được cấu tạo theo những mô hình nhất định mà nòng cốt là cụm chủ vị. - Các loại câu thường gặp là: + Câu đơn: Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt diễn tả trọn vẹn một nội dung hiện thực. + Câu phức: Là câu có một cụm chủ - vị làm nòng cốt và một hoặc nhiều cụm chủ - vị khác làm thành phần. + Câu ghép: Là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên làm nòng cốt câu. 2. Cơ sở lý luận về câu trong văn bản Văn bản được tạo thành bởi các đoạn văn, mà mỗi đoạn văn lại được cấu tạo từ các câu. Vì vậy, câu là thành tố cốt yếu cấu thành văn bản. Nhưng không vì thế mà ta hiểu một cách đơn thuần rằng văn bản là phép cộng hữu cơ giữa các câu, mà giữa các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Sự gắn bó mật thiết giữa các câu, tạo nên tính liên kết của văn bản. Đây là đặc trưng cốt yếu của văn bản. Nếu không có tính liên kết thì văn bản sẽ trở thành một chuỗi phát ngôn hỗn độn về nghĩa. Tính liên kết được biểu hiện thông qua các phương tiện liên kết câu, như việc sử dụng các quan hệ từ, hiện tượng lặp, hiện tượng thế, hiện tượng tỉnh lược, hiện tượng đối, các câu hỏi... Tóm lại, có thể nói rằng, đặc điểm cơ bản nhất của câu trong văn bản là các câu được sắp xếp theo một trật tự nhất định (tính hình thức) và phải truyền tải được một thông tin nào đó (nội dung). Có nghĩa là câu trong văn bản luôn tồn tại trong mối quan hệ lệ thuộc, ràng buộc nhau, thể hiện ở các mối liên hệ cả về nội dung và hình thức. 3. Mối quan hệ qua lại giữa các câu 3.1. Mối liên hệ qua lại của các câu về mặt cấu tạo ngữ pháp trong văn bản Khi được đưa vào văn bản, cấu tạo ngữ pháp của câu sẽ chịu sự tác động của các câu xung quanh nó. Câu trong văn bản không giữ nguyên dạng về hình thức như câu đứng độc lập ngoài văn bản (nó có thể là câu không đầy đủ thành phần...). Vì vậy khi tạo lập văn bản cần xem xét mối quan hệ về ngữ nghĩa với các câu lân cận để tìm cho câu một cách diễn đạt thích hợp về mặt cấu tạo ngữ pháp. 3.2. Mối quan hệ qua lại của câu về mặt ngữ nghĩa trong văn bản Nếu chỉ xét tới mối quan hệ qua lại giữa các câu về mặt ngữ pháp thì văn bản là một chuỗi các câu đúng ngữ pháp được ghép nối lại với nhau. Song, thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy mà văn bản cần phải chuyển tải một nội dung nhất định phù hợp với mục đích của tác giả. Như vậy, nếu chỉ xét về mặt ngữ pháp (hình thức) thì chuỗi câu đúng về mặt ngữ pháp có thể chỉ là một chuỗi hỗn độn các câu riêng lẻ, vô nghĩa. Do đó một chuỗi câu được gọi là văn bản khi nó đảm bảo cả tính hình thức và tính nội dung giữa các câu. Tóm lại, quan hệ qua lại giữa các câu trong văn bản phải đảm bảo hai mặt: quan hệ ngữ pháp và quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt văn bản với phi văn bản. 4. Các phép liên kết văn bản Phép liên kết là cách thức chung trong việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ vào việc liên kết câu với câu hoặc các đơn vị có cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu trong văn bản. Phương tiện liên kết là những phương tiện ngôn ngữ có tác dụng liên kết câu, tạo ra sự liền mạch về nội dung. Các phép liên kết văn bản cụ thể là: 4.1. Phép nối Phép nối là cách sử dụng những từ ngữ chỉ quan hệ . Quan hệ từ là những hư từ cú pháp để biểu thị mối quan hệ giữa các từ, các tổ hợp từ hoặc các câu với nhau. Ngoài việc chỉ ra mối quan hệ cú pháp, quan hệ từ còn chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố được nối kết. Song, tuy cùng chỉ ra mối quan hệ cú pháp, nhưng các quan hệ từ khác nhau lại biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa khác nhau. Khi làm nhiệm vụ liên kết câu quan hệ từ thường đứng ở vị trí đầu câu. Một số quan hệ từ có thể sử dụng làm phương tiện liên kết câu như: Quan hệ từ nhân - quả; quan hệ từ điều kiện - kết quả, quan hệ từ đối lập. 4.2. Phép lặp Phép lặp là phép liên kết thể hiện ở việc dùng nhiều lần trong văn bản một từ, một ngữ hoặc một cấu trúc nào đó. 4.3. Phép thế Phép thế là cách thay thế những từ ngữ đã kết hợp bằng các đại từ, số từ, từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với chúng nhằm mục đích liên kết các câu lại với nhau. Đại từ sử dụng liên kết văn bản phải được thay thế cho đối tượng ở câu trước nó và có chức năng liên kết câu trong văn bản, rút gọn văn bản và chức năng đa dạng hoá văn bản. 4.4. Phép tỉnh lược Phép tỉnh lược là các rút gọn những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể lược bỏ và phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa tương ứng ở câu trước nó. 4.5. Phép liên tưởng Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn có liên quan về ý nghĩa với nhau thông qua một số ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập. 4.6. Phép đối Phép đối là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ đoạn có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó có ở chủ ngôn. 4.7. Phép tuyến tính Phép tuyến tính là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. 5. Nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt trong nhà trường PTTH Để công trình nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, phù hợp, chúng tôi đã dựa vào các nguyên tắc sau để xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản. 5.1. Nguyên tắc hệ thống Các nhóm bài tập trong hệ thống "bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản" đều phục vụ cho việc rèn luyện, tạo lập văn bản. Trong mỗi nhóm bài tập, người học đều có thể rèn luyện thêm về câu, về chính tả... Hơn thế, các nhóm bài tập này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tạo thành một hệ thống các cách thức liên kết câu phong phú đa dạng, giúp người học có một hệ thống các cách thức để tạo lập được văn bản. Cụ thể là các loại bài tập sử dụng quan hệ từ, phép lặp, phép thế, phép tỉnh lược... để liên kết câu. Đây là các phương thức được dùng phổ biến trong việc liên kết câu. ở đây, các loại bài tập đều được sắp xếp theo trình tự tạo thành một hệ thống. ở mỗi loại bài tập lại được chia ra thành 3 nhóm bài tập giúp người học dễ nhận biết và tiến hành giải quyết một cách có hệ thống. 5.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong đó văn bản là công cụ giao tiếp hoàn thiện và hiệu quả nhất. Hệ thống "Bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản" hướng tới mục đích giúp người học từng bước tạo lập được các văn bản đúng, văn bản hay thông qua các đoạn văn cụ thể. Khi hướng vào hoạt động giao tiếp thì hệ thống bài tập này giúp người học rèn luyện được kỹ năng nhận hiểu, tạo lập và sửa chữa các cách thức liên kết câu để tạo lập văn bản phục vụ cho hoạt động giao tiếp. 5.3. Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy Ngôn ngữ là công cụ để tư duy; Tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Hai lĩnh vực này không hề mâu thuẫn, tách biệt nhau, mà trái lại, là một khối thống nhất biện chứng, có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt khoa học ở các em học sinh là quá trình thông hiểu các quy luật cấu trúc nội bộ của Tiếng Việt, quy luật hoạt động của nó, và trên cơ sở đó mà hình thành các kỹ năng và kỹ xảo ngôn ngữ. Song song với quá trình đó, đồng thời cũng xảy ra quá trình hình thành và phát triển các thao tác, các phẩm chất tư duy. Hai quá trình này có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Thực tiễn giảng dạy đã cho thấy rằng học sinh nào yếu về mặt tư duy đồng thời cũng yếu về mặt ngôn ngữ và ngược lại, em nào yếu về ngôn ngữ cũng yếu về năng lực tư duy. Đối với hệ thống bài tập này cũng không nằm ngoài mục đích rèn luyện ngôn ngữ cho người học. Nhưng bên cạnh đó việc xây dựng hệ thống bài tập đa dạng cũng giúp người học rèn luyện các thao tác tư duy như: so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, lựa chọn các phương thức liên kết câu sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả ngôn ngữ cao nhất. 5.4. Nguyên tắc vừa sức Nguyên tắc này đảm bảo cho hệ thống bài tập được xây dựng không quá khó cũng không quá dễ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ kiến thức, tư duy của người học. Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, các bài tập được đưa ra một cách linh hoạt, không cầu kỳ, không khó nắm bắt cho người học. Các loại bài tập được sắp xếp theo mô hình từ dễ đến khó dần, khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo ở người học. II. Nội dung đề tài Khảo sát Văn bản là một phương tiện giao tiếp cơ bản, quan trọng của con người. Trong đời sống xã hội, loài người sử dụng văn bản trong giao tiếp là điều tối cần thiết. Chính vì vậy, việc tạo lập được một văn bản đúng, hay là điều quan trọng. Việc liên kết các câu với nhau một cách chặt chẽ, hợp logic là một yếu tố cần thiết để có được một văn bản đúng và hay. Song trước thực tại hiện nay ở một số trường THPT bộ môn Văn – Tiếng Việt không được học sinh chú trọng mấy. Ngoài ra do đặc trưng ở các trường miền núi số lượng học sinh phần lớn là con em các dân tộc thiểu số, địa bàn cư trú lại xa nhau, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn ,thiếu thốn về sách vở,trang thiết bị học tập . Cho nên việc sử dung Tiếng Việt còn nhiều hạn chế. Trong quá trình giảng dạy tôi đã xây dưng đề kiểm tra khảo chất lượng học sinh hai lớp 10A , 10A . Đề kiểm tra như sau: Sau khi phân tích phân loại đánh giá tôi được các số liệu sau: Lớp Số HS Lực học Sách giáo khoa Sách tham khảo Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 10A 10A Các giải pháp Theo tôi đối với bài “Câu trong văn bản” nói riêng, và với bộ môn Tiếng Việt nói chung thì yếu tố thực hành là hết sức cần thiết . Không những học sinh thực hành trên lớp, mà còn phải thực hành ở nhà, thực hành trong thực tế giao tiếp .Vì vậy cần thiết phải có một hệ thống bài tập đày đủ và khoa học để phục vụ cho nhu cầu thực hành của học sinh. Hệ thống bài tập mà chúng tôi xây dựng trong đề tài này chủ yếu nhằm rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản cho học sinh. Nó sẽ có tác dụng một phần hỗ trợ cho việc học lý thuyết và thực hành Tiếng Việt của học sinh phổ thông. Trong đề tài này, ngoài việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng, chúng tôi có nhắc lại một cách sơ lược lý thuyết về các phương thức liên kết câu để cho học sinh có điều kiện ôn lại một lần nữa lý thuyết đã học trước khi bước vào giờ thực hành. Có nhiều cách thức, nhiều phương tiện để liên kết các câu lại với nhau thành một văn bản. Vì vậy, theo chúng tôi hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản cũng rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm nhiều loại bài tập khác nhau (bài tập sử dụng các quan hệ từ để liên kết câu, bài tập sử dụng phép lặp để liên kết câu, bài tập sử dụng phép thế để liên kết câu...). Nhưng như phần giới hạn của đề tài đã nêu, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu và xây dựng một số loại bài tập mà học sinh thường hay mắc lỗi trong quá trình tạo lập văn bản . Đó là: + Bài tập sử dụng phép nối làm phương tiện liên kết câu trong văn bản. + Bài tập sử dụng phép lặp làm phương tiện liên kết câu trong văn bản. + Bài tập sử dụng phép thế làm phương tiện liên kết câu trong văn bản. + Bài tập sử dụng phép tỉnh lược làm phương tiện liên kết câu trong văn bản. Trong từng loại bài tập lại bao gồm nhiều nhóm bài tập khác nhau, mỗi nhóm lại hàm chứa nhiều bài tập khác nhau. Dựa trên những nguyên tắc chung nếu học sinh hiểu và nắm được các vấn đề lý thuyết về các phương thức liên kết câu thì mới có thể vận dụng vào việc tạo lập văn bản có hiệu quả, chúng tôi đều phân mỗi loại bài tập ra thành 3 nhóm bài tập sau: a. Nhóm bài tập nhận diện: Đây là nhóm bài tập có tác dụng: + Giúp người học củng cố lại một lần nữa các kiến thức đã được học về các phương thức liên kết câu. + Giúp người học rèn luyện kỹ năng nhận biết, tư duy trên văn bản các hiện tượng liên kết câu. 2. Nhóm bài tập sử dụng các phương thức liên kết câu tạo lập văn bản. Đây là nhóm bài tập có tác dụng: - Rèn luyện khả năng sáng tạo tích cực của học sinh. - Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập trong việc tạo lập văn bản cho học sinh. 3. Nhóm bài tập sử dụng các phương thức liên kết câu để chữa lỗi đoạn văn Nhóm bài tập này có tác dụng: - Hình thành kỹ năng nhận biết đoạn văn sai và sửa chữa. - Từng bước tạo lập được đoạn văn hay. Tóm lại: Có rất nhiều phương thức liên kết câu để tạo lập văn bản. Tương ứng với nó cũng có rất nhiều kiểu bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản. Nhưng do khuôn khổ của đề tài niên luận, chúng tôi mới chỉ xây dựng được một hệ thống bài tập mở mà chưa xây dựng được một hệ thống bài tập đầy đủ, khép kín. Tuy vậy, chúng tôi vẫn tin rằng hệ thống bài tập này cùng với đáp án của nó có thể định hướng cho việc thiết kế, xây dựng những giờ học về câu trong văn bản, tạo dựng văn bản một cách có hiệu quả nhất. Sau đây là sơ đồ chung của hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản. Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết câu trong văn bản Bài tập sử dụng phép nối làm phương tiện liên kết câu trong văn bản (I) Bài tập sử dụng phép lặp làm phương tiện liên kết câu trong văn bản (II) Bài tập sử dụng phép thế làm phương tiện liên kết câu trong văn bản (III) Bài tập sử dụng phép tỉnh lược làm phương tiện liên kết câu trong văn bản (IV) Nhóm bài tập nhận diện pép nối (I.1) Nhóm bài tập sử dụng phép nối để xây dựng đoạn văn (I.2) Nhóm bài tập dùng phép nối để chữa lỗi trong văn bản (I.3) Nhóm bài tập nhận diện phép lặp (II.1) Nhóm bài tập sử dụng phép lặp để xây dựng đoạn văn (II.2) Nhóm bài tập sử dụng phép lặp để chữa lỗi trong đoạn văn (II.3) Nhóm bài tập nhận diện phép thế (III.1) Nhóm bài tập sử dụng phép thế để xây dựng đoạn văn (III.2) Nhóm bài tập sử dụng phép thế để chữa lỗi đoạn văn (III.3) Nhóm bài tập nhận diện phép tỉnh lược (IV.1) Nhóm bài tập sử dụng phép tỉnh lược để xây dựng đoạn văn (IV.2) Nhóm bài tập sử dụng phép tỉnh lược để chữa lỗi đoạn văn (IV.3) Bài tập tổng hợp (V) I. Bài tập sử dụng phép nối làm phương tiện liên kết câu trong văn bản Nhóm (Bài tập nhận diện các QHT làm PTLKC trong văn bản) (I.1) Nhóm (Bài tập dùng các QHT có chức năng LKC để xây dựng văn bản) (I.2) Nhóm (Bài tập dùng các QHT để chữa lỗi LKC trong văn bản (I.3) BT xác định các QHT NN - KQ làm PTLK câu trong đoạn văn (I.1.1) BT xác định các QHT đối lập làm PTLK câu trong đoạn văn (I.1.2) BT xác định các QHT ĐK - KQ làm PTLK câu trong đoạn văn (I.1.3) BT dùng các QHT NN - KQ để xây dựng đoạn văn (I.2.1) BT dùng các QHT đối lập để xây dựng đoạn văn (I.2.2) BT dùng các QHT ĐK - KQ để xây dựng đoạn văn (I.2.3) BT dùng QHT NN - KQ để chữa lỗi LK câu trong đoạn văn (I.3.1) BT dùng QHT đối lập để chữa lỗi LK câu trong đoạn văn (I.3.2) BT dùng QHT ĐK - KQ để chữa lỗi LK câu trong đoạn văn (I.3.3) Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập Bài tập Bài tập Bài tập sử dụng phép nối làm phương tiện liên kết câu trong văn bản Phép nối là cách sử dụng những từ ngữ chỉ quan hệ. Như chúng ta đã biết, quan hệ từ là những hư từ cú pháp để biểu thị mối quan hệ giữa các từ, các tổ hợp từ hoặc các câu với nhau. Ngoài việc chỉ ra mối quan hệ cú pháp, quan hệ từ còn chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố được nối kết. Song tuy cùng chỉ ra mối quan hệ cú pháp nhưng các quan hệ từ khác nhau thì biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa cũng khác nhau. Khi làm nhiệm vụ liên kết câu, quan hệ từ thường đứng ở vị trí đầu câu. Tuy nhiên, không phải lúc nào đứng ở vị trí đầu câu, quan hệ từ cũng trở thành một phương tiện liên kế câu. Có những quan hệ từ mặc dù đứng ở đầu câu, nhưng không biểu thị quan hệ ý nghĩa giữa hai câu mà chỉ biểu thị quan hệ ý nghĩa giữa hai bộ phận của câu. Trường hợp này quan hệ từ không thực hiện chức năng liên kết câu. Một số quan hệ từ có thể sử dụng làm phương tiện liên kết câu như: Quan hệ từ: nguyên nhân - kết quả; quan hệ từ: điều kiện - kết quả; quan hệ từ: đối lập... Xuất phát từ nguyên tắc chung: nếu học sinh hiểu và nắm vững các vấn đề lý thuyết về quan hệ từ thì việc vận dụng tạo sự liên kết câu trong văn bản mới có hiệu quả, chúng tôi có thể chia loại bài tập sử dụng các quan hệ từ làm phương tiện liên kết câu thành 3 nhóm sau: + Nhóm bài tập nhận diện các quan hệ từ làm phương tiện liên kết câu trong văn bản. + Nhóm bài tập dùng các quan hệ từ có chức năng liên kết câu tạo dựng đoạn văn. + Nhóm bài tập sử dụng các quan hệ từ để chữa lỗi liên kết câu trong văn bản. 1. Nhóm bài tập nhận diện các quan hệ từ làm phương tiện liên kết câu trong văn bản 1.1. Vai trò của nhóm bài tập - Đây là nhóm bài tập phổ thông nhất, nó có tác dụng rất lớn đối với mọi học sinh. - Nó giúp cho học sinh củng cố lại một lần nữa những nét lý thuyết cơ bản về quan hệ từ nói chung và các quan hệ từ làm phương tiện liên kết câu trong văn bản nói riêng. - Nó giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, nhận diện các quan hệ từ làm phương tiện liên kết câu trên văn bản một cách dễ dàng hơn. 1.2. Các bài tập cụ thể 1.2.1. Bài tập xác định các quan hệ từ nguyên nhân - kết quả làm phương tiện liên kết câu trong văn bản Quan hệ từ chỉ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả là những quan hệ từ dùng để biểu thị mối quan hệ cú pháp phụ thuộc qua lại, mối quan hệ chính phụ, và biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa nguyên nhân - kết quả trong nhóm từ, câu, đoạn văn... các quan hệ từ như là: Bởi vì, bởi, tại, tại vì, do... Bài tập 1: Em hãy xác định các quan hệ từ được sử dụng trong các đoạn văn sau? Chỉ ra tác dụng của chúng? a)... "Chí Phèo bỗng nảy ra một ý: tạt vào đây và đập cái đàn chầu văn của lão Tự nửa mùa này (1). Bởi vì lão Tự này vừa làm thầy cúng lại vừa làm nghề hoạn lợn (2). Cái đàn của lão lừng phừng nghe còn chối tai hơn lợn kêu (3)"... (Chí Phèo - Nam Cao) b)... "Họ đi tới thơ Đường với một tấm lòng trong sạch và mới mẻ, điều cần thiết để hiểu thơ (1). Cho nên, dẫu dốt nát, dẫu nghĩa câu, nghĩa chữ lắm khi họ rất lờ mờ, họ đã hiểu thơ Đường hơn nhiều tay khoa bảng (2)"... (Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân) ị ở đoạn văn (a) quan hệ từ được sử dụng là "Bởi vì". Đây là quan hệ từ chỉ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Nó có tác dụng gắn kết câu (1) với câu (2) về mặt ý nghĩa. Câu (2) chứa "Bởi vì" làm nguyên nhân để dẫn tới kết quả đã được nói đến ở câu (1). Như vậy, có thể nói "Bởi vì" có ý nghĩa liên kết rất lớn trong đoạn văn. Nếu không có nó thì giữa câu (1) và câu (2) sẽ không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi đó, chúng chỉ đơn thuần là những câu miêu tả đối tượng. Bài tập 2: Gạch chân các quan hệ từ được sử dụng trong các đoạn văn sau? Nêu khái niệm quan hệ từ? a)... "Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay (1). Mà Thế Lữ về cách thể hiện mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh (2)"... (Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân) b)... "Ong bay trên trang sổ tay tôi (1). Ong tua tròn trên trang giấy hình chữ nhật, như là tàu bay đảo nhiều vòng, chờ lệnh hạ cánh xuống (2). Buồng bên có người bị ong đốt (3). Bởi vì người đó hoảng hốt vừa giết ong một cách không cần thiết, và ngửi thấy mùi máu, bọn ong cùng tổ liền xông tới đốt (4)"... (Tờ hoa - Nguyễn Tuân) Bài tập 3: Hãy xác định các quan hệ từ được sử dụng trong đoạn văn sau? Có nhận xét gì về các quan hệ từ đó? a)... "Người ta tử thế thì mình cũng nên lấy sự tử tế mà đối lại (1). Cho nên khi nghe ti

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem-Thanh.doc
Giáo án liên quan