Đề thi bán kì I lớp 9 năm học : 2008 môn thi : hoá

Câu 1. Cho những cặp chất sau đây:

1) 1) K2O và CO2

2) CO và K2O

3) K2O và H2O

4) KOH và CO2

5) CaO và SO3

6) P2O5 và H2O

7) CaO và NaOH

8) Fe2O3 và H2O

 Hãy cho biết trong những cặp chất trên, cặp nào tác dụng với nhau:

A. A. 1, 2, 3, 4, 6, 7

B. 1, 3, 4, 5, 6

C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8

D. 2, 3, 4, 5, 6

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi bán kì I lớp 9 năm học : 2008 môn thi : hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu Đ 01 h - 08b- KTbki L9 Đề thi bán kì i LớP 9 Năm học : 2008 môn thi : hoá Thời gian làm bài : 60 phút ( Đề này gồm 25 câu trắc nghiệm và 4 bài tập , 3 trang ) I/ Phần tự luận (3 điểm) Câu 1. Cho những cặp chất sau đây: K2O và CO2 CO và K2O K2O và H2O KOH và CO2 CaO và SO3 P2O5 và H2O CaO và NaOH Fe2O3 và H2O Hãy cho biết trong những cặp chất trên, cặp nào tác dụng với nhau: 1, 2, 3, 4, 6, 7 1, 3, 4, 5, 6 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 2, 3, 4, 5, 6 Câu 2. Để phân biệt hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 có thể dùng dung dịch thuốc thử nào sau đây: BaCl2 AgNO3 HCl Pb(NO3)2 Câu 3. Số mol khí SO2 được giải phóng khi hoà tan hết 11,2 g Fe theo phản ứng: Fe + H2SO4đặc, nóng đ Fe2(SO4)3 + SO2 + …… là: 0,30 mol 0,35 mol 0,20 mol Kết quả khác. Câu 4. Để phân biệt các dung dịch NaCl, H2SO4, BaCl2, KOH ta có thể dùng cách thử sau: Chỉ dùng thêm quỳ tím. Không cần dùng thêm hoá chất nào khác. Zn. Tất cả đều đúng. Câu 5. Oxit của một nguyên tố có hoá trị (II), chứa 20% oxi về khối lượng. Hỏi nguyên tố đó là nguyên tố nào sau đây: Ca Mg Fe Cu Câu 6. Chọn câu đúng trong các câu sau: Tất cả các muối bạc đều tan. Tất cả các muối amoni đều không tan. Tất cả các muối cacbonat của Mg, Ca đều tan. Tất cả đều sai. Câu 7. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm bị mất nhãn sau: H2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3. Dùng phenolphtalein và dung dịch AgNO3 Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3 Dùng quỳ tím và dung dịch BaCl2 A đúng Câu 8. Chất có thể tác dụng với nước cho một dung dịch làm cho dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng là: CO2 K2O P2O5 SO2 Câu 9. Có các chất sau: NaHCO3, CaCO3, Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3. Dãy gồm các chất đều là muối axit là: NaHCO3, CaCO3, Na2CO3 Mg(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2 Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3 Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3. Câu 10. Sục từ từ CO2 vào dung dịch nước vôi trong, hiện tượng của phản ứng quan sát được là: A. Xuất hiện kết tủa B. Xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí C. Xuất hiện kết tủa sau tan ra D. Không có hiện tượng gì. Câu 11. Hoà tan 8 gam SO2 vao nước được dd A. Để trung hoà hết dung dịch A cần: A. 0,2 mol NaOH C. 0,1 mol Ba(OH)2 B. 0,1 mol NaOH D. Cả A và C đều đúng Câu 12. Những oxit nào sau đây có phản ứng với dung dịch NaOH: A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. Tất cả Câu 13. Có hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Có thể dùng một kim loại nào sau đây để nhận biết hai dung dịch: A. Mg B. Cu C. Fe D. Ba Câu 14. Nguyên tố dinh dưỡng mà phân lân cung cấp cho cây trồng là: A. Đạm ( Nitơ). B. Kali. C. Lân ( Phôt pho). D. Tất cả các nguyên tố trên Câu 15. Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, sản phẩm thu được là: A. NaOH, H2 và Cl2. B. NaCl, NaClO, H2 và Cl2. C. NaCl, NaClO, Cl2. D. NaClO, H2 và Cl2. Câu 16. Cho sơ đồ phản ứng : Ca(HCO3)2 + X ------> CaCO3 + H2O X có thể là: A. CO2. B. NaOH C. NaHCO3 D. Tất cả đều sai. Câu 17. Cho phản ứng : X + NaOH " Na2CO3 + H2O. X là: A. CO2 B. NaHCO3. C. A, B đều đúng D. Chất khác. Câu 18. Có thể dùng HCl để nhận biết các dung dịch không màu nào sau đây: A. NaOH ; Na2CO3 ; AgNO3 B. Na2CO3 ; Na2SO4 ; KNO3 C. KOH ; KHCO3 ; K2CO3 D. Tất cả các trường hợp trên. Câu 19. Có các dung dịch không màu sau đựng trong các ống nghiệm mất nhãn: NaCl; H2SO4 ; FeCl3 ; CuCl2 có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: A. Quỳ tím C. Dung dịch NaOH B. Phenolphtalein D. Dung dịch Ba(OH)2 Câu 20. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch NaOH. Màu của dung dịch thu được biến đổi như thế nào khi cho thêm tiếp từ từ dung dịch HCl vào: A. Màu hồng không thay đổi. B. Màu hồng chuyển dần sang xanh. C. Màu xanh không thay đổi. D. Màu xanh chuyển dần sang hồng. Câu 21. Những bazơ nào sau đây có thể bị nhiệt phân tạo ra oxit: A. Fe(OH)2 B. Al(OH)3 C. Fe(OH)3 D. Cả 3 oxit trên Câu 22. Khí CO có lẫn các tạp chất là CO2 và SO2. Chọn hoá chất kinh tế nhất, dễ tìm nhất để loại bỏ tạp chất trong số các chất sau: A. Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch KOH D. Dung dịch Ba(OH)2 Câu 23. Oxit là loại hợp chất được tạo thành từ : A. Một phi kim và một kim loại. B. Một kim loại và một hợp chất khác. C. Một phi kim và một hợp chất khác D. Một nguyên tố khác và oxi Câu 24. Oxit nào sau đây có % về khối lượng oxi trong phân tử là 50%: A. SO2 B. NO2 C. CO2 D. N2O5 Câu 25. Những oxit nào sau đây có thể phản ứng theo sơ đồ: Oxit + H2O " Axit A. SO3 B. Na2O C. NO D. SO3 và NO E. SO3 và Na2O. II/ Phần tự luận (7 điểm) Bài 1. Hãy nhận biết các chất HCl, H2SO4, Na2SO4 và NaCl bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học (nếu có). Bài 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ? Fe + ? đ ? + H2 Al + ? đ Al2(SO4)3 + ? Fe(OH)3 + ? đ FeCl3 + ? KOH + ? đ K3PO4 + ? Bài 3. Hãy viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau. Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO)3 Zn(OH)2 ZnO Bài 4. Cho 7,20 g hỗn hợp Fe và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lit khí (đktc). a. Viết các phương trình hoá học. b. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp. c. Tính số mol axit HCl ít nhất để hoà tan hoàn toàn 7,20 g hỗn hợp Fe và Fe2O3. ================Hết =============== Mã ký hiệu hd 01 h - 08b- KTbki L9 Hướng dẫn chấm bán kì i LớP 9 Năm học : 2008 môn thi : hoá I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,12 điểm Câu1. B Câu2. C Câu3. A Câu4. A Câu5. D Câu6. D Câu7. B Câu8. B Câu9. B Câu10. C Câu11. D Câu12. D Câu13. D Câu14. C Câu15. A Câu16. D Câu17. C Câu18. A Câu19. D Câu20. D Câu21. D Câu22. A Câu23. D Câu24. A Câu25. A II/ Phần tự luận (7 điểm) Bài 1. (1,5 điểm) Dùng quỳ tím phân biệt được 2 nhóm: (0,5 đ) +) Nhóm 1: làm quỳ tím hoá đỏ là HCl và H2SO4 +) Nhóm 2: Không có hiện tượng gì là Na2SO4 và NaCl Cho dd BaCl2 vào nhóm 1: nhận được H2SO4 => chất còn lại là HCl (0,25 đ) H2SO4 + BaCl2 đ BaSO4 ¯trắng + 2HCl (0,25 đ) Cho dd BaCl2 vào nhóm 2: nhận biết được Na2SO4 => chất còn lại là NaCl (0,25đ) Na2SO4 + BaCl2 đ BaSO4 ¯trắng + 2NaCl (0,25 đ) (Học sinh có thể làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Bài 2. (1 điểm): Viết đúng mỗi phản ứng cho 0,25 điểm Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2 2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2 Fe(OH)3 + 3HCl đ FeCl3 + 3H2O 3KOH + H3PO4 đ K3PO4 + 3H2O Bài 3. (1,5 điểm): Mỗi phương trình viết đúng cho 0,3 điểm Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + H2 ZnSO4 + BaCl2 đ ZnCl2 + BaSO4 ZnCl2 + 2AgNO3 đ Zn(NO3)2 + 2AgCl Zn(NO3)2 + 2NaOH đ Zn(OH)2 + 2NaNO3 Zn(OH)2 ZnO + H2O Bài 4. (3 điểm) a) Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2 (1) (0,5 điểm) Fe2O3 + 6HCl đ 2FeCl3 + 3H2O (2) (0,5 điểm) b) (0,25điểm) Theo (1) => nFe = 0,1 mol (0,25điểm) mFe = 0,1 . 56 = 5,6 (gam) (0,25điểm) mFe2O3 = 7,20 – 5,6 = 1,6 (gam) (0,25điểm) c) (0,25 điểm) Theo (1) : nHCl = 2.nFe = 2.0,1 = 0,2 mol (0,25 điểm) Theo (2) : nHCl = 6.nFe2O3 = 6. 0,01 = 0,06 mol (0,25 điểm) Tổng số mol HCl cần dùng để hoà tan hết 7,20 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 là: 0,2+ 0,06 = 0,206 mol. (0,25 đ) =========================Hết========================

File đính kèm:

  • docDe thi ban ki I.doc
Giáo án liên quan