Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6

Phần I. TRẮC NGHIỆM. (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi 1,2, 3, 4, 5, 6, 7.

“ Buổi sáng, đất rừng thật yên tĩnh. Trời không gió nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh”.

(Đoàn Giỏi)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A. Tự sự ; B. Lập luận

C. Miêu tả ; D. Biểu cảm.

2. Trong đoạn văn trên, tác giả dùng bao nhiêu tính từ (gạch một gạch dưới tính từ) ?

A. Hai ; B. Ba

C. Bốn ; D. Năm.

3. Từ “ Lạnh lạnh” có phải là từ láy không?

A. Có ; B. Không.

4. Từ “ Lạnh lạnh” so với từ “Lạnh” như thế nào ?

A. Tăng nghĩa ; B. Giảm nghĩa.

5. Các từ hơi nước, sông ngòi, mương rạch, đất ẩm, dưỡng khí, thảo mộc làm nhiệm vụ gì trong câu

A. Chủ ngữ ; B. Vị ngữ

C. Định ngữ ; D. Bổ ngữ.

6. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt ?

A. Yên tĩnh ; B. Thảo mộc

C. Lung linh ; D. Thuỷ tinh.

7. Đoạn vă trên miêu tả cảnh gì ?

A. Cảnh đồng bằng. ; C. Cảnh rừng tràm buổi sáng

B. Cảnh sông nước ; D. Cảnh kênh rạch.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT huyện Ân Thi Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Trường THCS Hồng Quang Môn : Ngữ Văn lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm. (4 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi 1,2, 3, 4, 5, 6, 7. “ Buổi sáng, đất rừng thật yên tĩnh. Trời không gió nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. ánh sáng trong vắt hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh”. (Đoàn Giỏi) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Tự sự ; B. Lập luận C. Miêu tả ; D. Biểu cảm. 2. Trong đoạn văn trên, tác giả dùng bao nhiêu tính từ (gạch một gạch dưới tính từ) ? A. Hai ; B. Ba C. Bốn ; D. Năm. 3. Từ “ Lạnh lạnh” có phải là từ láy không? A. Có ; B. Không. 4. Từ “ Lạnh lạnh” so với từ “Lạnh” như thế nào ? A. Tăng nghĩa ; B. Giảm nghĩa. 5. Các từ hơi nước, sông ngòi, mương rạch, đất ẩm, dưỡng khí, thảo mộc làm nhiệm vụ gì trong câu ? A. Chủ ngữ ; B. Vị ngữ C. Định ngữ ; D. Bổ ngữ. 6. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt ? A. Yên tĩnh ; B. Thảo mộc C. Lung linh ; D. Thuỷ tinh. 7. Đoạn vă trên miêu tả cảnh gì ? A. Cảnh đồng bằng. ; C. Cảnh rừng tràm buổi sáng B. Cảnh sông nước ; D. Cảnh kênh rạch. 8. Đâu là mục không cần lưu ý khi viết đơn ? A. Đơn phải có nội dung cụ thể, rõ ràng. B. Tên đơn bao giờ cũng phải viết hoa hoặc viết chữ in to. C. Đơn phải được trình bày sáng sủa, cân đối. D. Các phần quốc hiệu, tên đơn, nơi gửi, nội dung không cần viết cách dòng. Phần II. Tự luận (6 điểm) Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến. ____________________________________ Phòng GD&ĐT huyện Ân Thi Hướng dẫn chấm thi chọn Học sinh giỏi Trường THCS Hồng Quang Môn : Ngữ Văn lớp 6 *** -------------&-------------- Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) : Mỗi câu đúng: 0,5 điểm ; Tổng 4 điểm .(Học sinh phải chép được đáp án mình chọn vào bài làm, nếu không chép đáp án mà chỉ ghi bằng chữ cái đầu đáp án thì trừ 1/2 số điểm với mỗi câu ). Cụ thể như sau : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A A C C C D Phần II. Tự luận ( 6,0 điểm ) : * Nội dung (4 điểm): - Mở bài: Giới thiệu được em bé mà mình yêu thích (0,5 điểm). - Thân bài: Tả được các nét đáng yêu của em bé theo một trình tự hợp lý (ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ) (3 điểm). - Kết bài: Nêu tình cảm của mình đối với em bé. * Hình thức (2 điểm): - HS phải biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh với các đoạn có câu mở đầu, sau đó là những câu vă tả chi tiết và cuối cùng là có câu kết lại đoạn văn. - Phải nêu được các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp, tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường. ____________________________________ Phòng GD&ĐT huyện Ân Thi Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Trường THCS Hồng Quang Môn : Ngữ Văn lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I . Trắc nghiệm (3 điểm ) : Hãy trả lời mỗi câu hỏi sau bằng cách lựa chọn một đáp án đúng nhất (chép lại đáp án mình đã lựa chọn ) : Câu 1. Dòng nào là dòng dịch nghĩa cho câu thơ sau :"Phi lưu trực há tam thiên xích " (Lý Bạch). A. Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây B. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía . C. Thác chảy như bay, đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước . D. Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước . Câu 2. Bài văn " Một thứ quà của lúa non : Cốm " thuộc thể loại gì ? A. Ký sự ; C. Hồi ký . B. Truyện ngắn ; D. Tuỳ bút. Câu 3. Trong những bài thơ sau, bài nào là thơ Đường ? A. Nam quốc sơn hà ; C. Tĩnh dạ tư. B. Thiên Trường vãn vọng ; D. Nguyên tiêu . Câu 4. Chữ "Thiên" trong từ nào sau đây không có nghĩa là “Trời” ? A. Thiên lý ; C. Thiên thanh. B. Thiên hạ ; D. Thiên thư . Câu 5. Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm ? A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự B. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp. C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. D. Không có lý lẽ, lập luận. Câu 6. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ? A. Trẻ – Già ; C. Sang - Hèn . B. Sáng – Tối ; D. Chạy – Nhảy. Câu 7. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ ? Chết trong hơn sống đục Lừ đừ như ông từ vào đền. Da mồi tóc sương. Câu 8. Mục đích chiến đấu của người chiến sỹ trong bài “Tiếng gà trưa” là gì ? Vì xóm làng thân thuộc, vì Tổ quốc thân yêu. Vì bà, vì kỷ niệm tuổi thơ. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, vì những kỷ niệm tuổi thơ. Câu 9. Nhận định nào dưới đây không phù hợp với hai bài thơ “Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng ” ? A. Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc . B. Hai bài thơ đều viết bằng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt và đều viết bằng chữ Hán. C. Hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự nhạy cảnh và lòng yêu nước của Bác. Câu 10. Nhận xét nào đúng với bài thơ "Qua Đèo Ngang " của Bà Huyện Thanh Quan? A. Đó là một bài thơ Đường . B. Đó là một bài thơ tứ tuyệt. C. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán . D. Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật . Câu 11. Điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh núi Lư (“ Xa ngắm thác núi Lư”) là: A. Ngay dưới chân núi Hương Lô ; C. Đứng nhìn từ xa B. Trên con thuyền xuôi trên dòng sông ; D. Trên đỉnh núi Hương Lô Câu 12. Thông điệp nào được tác giả gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) ? Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. Hãy hành động vì trẻ em. Phần II. Tự luận ( 7 điểm ). Câu 1 (2 điểm). Trình bày cảm nhận của em về lớp nghĩa hàm ẩn sau hình ảnh "Bánh trôi nước" trong bài thơ. Câu 2 (5 điểm). Cảm nghĩ của em về bài thơ "Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra " của Trần Nhân Tông . ________________________________ Phòng GD&ĐT huyện Ân Thi Hướng dẫn chấm thi chọn Học sinh giỏi Trường THCS Hồng Quang Môn : Ngữ Văn lớp 7 *** -------------&-------------- Phần I. Trắc nghiệm ( 3, 0 điểm ) : Mỗi câu đúng: 0,25 điểm ; Tổng 3 điểm .( Học sinh phải chép được đáp án mình chọn vào bài làm, nếu không chép đáp án mà chỉ ghi bằng chữ cái đầu đáp án thì trừ 1/2 số điểm với mỗi câu ). Cụ thể như sau : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D C A B D A C B D C B Phần II. Tự luận ( 7,0 điểm ) : Câu 1. Cho 2,0 điểm cho các bài đạt các yêu cầu sau : a- Về hình thức bài viết : + Viết thành bài văn, có bố cục, mạch lạc, biết liên kết ý - đoạn văn . + Diễn đạt lưu loát, nhiều đoạn có sự cảm nhận sâu sắc . + Không mắc các loại lỗi: câu, từ, chính tả. b- Về nội dung bài viết . * Cảm nhận được ý nghĩa hàm ẩn sau hình ảnh "Bánh trôi nước" trong bài thơ : - "Thân em"... đ cách nói quen thuộc trong ca dao khi nói về người phụ nữ ị Liên tưởng đến người phụ nữ ( Nghệ thuật ẩn dụ ) . - Nói về người phụ nữ ở các khía cạnh : + Vẻ đẹp hình thể: hoàn hảo, cân đối, khoẻ mạnh (qua việc miêu tả bánh trôi " vừa trắng, vừa tròn " ) ị Cảm xúc tự hào . + Thân phận : trôi nổi, bấp bênh giữa dòng đời ( qua việc miêu tả bánh trôi đang được luộc chín dần với thành ngữ "bảy nổi ba chìm" ) ị cảm xúc thương thân, oán trách xã hội . + Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm giá : Dẫu bị vùi dập nhưng luôn tin tưởng vào mình, kiên trì vượt lên hoàn cảnh, giữ phẩm cách trong sạch (qua hình ảnh "tấm lòng son" ) ị Thái độ tự tin . Bài thơ là bản tuyên ngôn về nữ quyền : đề cao, ca ngợi người phụ nữ . c- Cho điểm : đáp ứng tốt yêu cầu ( 2 điểm ). GV căn cứ yêu cầu và thực tế bài làm mà trừ điểm cho phù hợp . Câu 2 ( 5, 0 điểm ). I. Yêu cầu: 1- Về hình thức bài viết : - Biết viết kiểu văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học ( có kết hợp nghị luận ). + Rõ bố cục, mạch lạc, biết liên kết và dựng đoạn văn . + Biết dùng các cách lập ý và kết hợp các cách biểu cảm . + Cảm nghĩ sâu sắc, chân thực, trong sáng, tự nhiên, có kỹ năng lồng cảm xúc khéo léo trong từng chi tiết hình ảnh thơ . + Diễn đạt lưu loát, không mắc các loại lỗi câu, từ, chính tả . 2- Về nội dung bài viết : * Nêu được cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ (cụ thể là về hai phương diện : Nội dung, nghệ thuật) dựa trên sự phân tích . * Có thể lập ý theo nhiều cách để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ như : + Theo khía cạnh của nội dung (kết hợp các yếu tố nghệ thuật) để bộc lộ cảm nghĩ . + Theo từng mặt nội dung - nghệ thuật của bài thơ để bộc lộ cảm nghĩ . + Theo khía cạnh của dòng cảm nghĩ . * Sau đây là một số ý chính và một cách lập ý để tham khảo . - Bài thơ miêu tả, qua đó để thể hiện tình cảm của nhà thơ về cảnh tượng của một vùng quê : + Cảnh chiều trong thôn xóm : " Trước xóm sau thôn .... có dường không " ị Vẻ đẹp mơ màng, nhạt nhoà trong sương chiều, yên tĩnh nơi thôn dã . + Cảnh chiều ngoài đồng : " Mục đồng ........ liệng xuống đồng " . ị Cảnh đẹp trong những nét rất riêng giản dị, đặc trưng của đồng quê : Tiếng sáo mục đồng, cò trắng, ... Người đọc hình dung được cảnh trong bài thơ : đó là một không gian thoáng đãng, cao rộng, yên ả mà không ảm đạm, cuộc sống nơi đây yên bình hạnh phúc, con người hoà hợp với thiên nhiên . Cảnh ấy vừa đem đến cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen, thanh thản, vừa giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của vua Trần: đậm chất bay bổng của thi sỹ, có tình yêu tha thiết , sự gắn bó máu thịt với quê hương nơi thôn dã . Từ đó, tình yêu ấy truyền sang người đọc . - Bài thơ còn có nghệ thuật biểu đạt không cầu kỳ mà vẫn khiến người đọc thú vị . + Miêu tả cảnh bằng vài nét chấm phá nhưng cũng đủ chứng tỏ nhà thơ cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan ( thính giác, thị giác, ...) phác hoạ cảnh bằng đường nét, màu sắc, âm thanh. + Lựa chọn được những yếu tố rất đặc trưng của làng quê: sương chiều, thôn xóm, đồng, mục đồng, cò trắng,... II. Cho điểm : - Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu . - Điểm 3 : Đáp ứng quá 2/ 3 yêu cầu . - Điểm 1 : Lúng túng, sai lạc nội dung phương pháp . ( Giáo viên căn cứ thực trạng bài làm và yêu cầu mà cho các điểm còn lại ) ________________________________ Phòng GD&ĐT huyện Ân Thi Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Trường THCS Hồng Quang Môn : Ngữ Văn lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I . Trắc nghiệm (3,0 điểm ) : Hãy trả lời mỗi câu hỏi sau bằng cách lựa chọn một đáp án đúng nhất (chép lại đáp án mình đã lựa chọn ) : Câu1. Dòng nào không nói về văn bản “ Tôi đi học” (Thanh Tịnh) ? A. Ghi lại những cảm xúc trong sáng của một học trò trong ngày đầu đi học. B. Tình yêu thiên nhiên của tuổi học trò. C. Tình cảm yêu thương ân cần của người lớn tuổi đối với tuổi thơ. D. Lê khai giảng ở một trường miền Trung. Câu 2. Chuyện được kể ở chương “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) xảy ra khi nào ? A. Sau ngày giỗ đầu của Hồng. B. Gần đến ngày giỗ đoạn tang bố của Hồng. C. Bố của bé Hồng đã mất gần một năm, mẹ Hồng đi tha hương cầu thực. D. Khi bố của Hồng vừa mất. Câu 3. Qua truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen ri, em hiểu thế nào là tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác ? A. Tác phẩm đó phải rất đẹp ; C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống. B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo ; D. Tác phẩm đó phải đồ sộ . Câu 4. Việc lặp lại từ "Vẫn" trong câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu" ( Phan Bội Châu ) có tác dụng gì ? A. Khảng định và nhấn mạnh phong thái ung dung, tự tin, ngang tàng, bất khuất của nhà thơ . B. Biểu hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ trước hoàn cảnh sa cơ, thất thế của mình. C. Nhấn mạnh sự không thay đổi về nhân cách đạo đức của nhà thơ cho dù cuộc đời đã thay đổi . D. Cả A, B, C đều sai . Câu 5. Hình ảnh nào trong khổ thơ đầu lặp lại ở khổ thơ cuối của bài thơ "Ông Đồ" ? A. Ông Đồ ; C. Mực tàu B. Hoa đào ; D. Giấy đỏ. Câu 6. Theo tác giả “Bài toán dân số”, đến năm nào thì dân số thế giới đạt hơn 7 tỷ người và bước sang ô thứ 31 của bàn cờ? A. Năm 2007 ; B. Năm 2010 C. Năm 2011 ; C. Năm 2015 Câu 7. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện: A. Có bố cục ràng, mạch lạc hơn. B. Không bị khô khan. C. Thêm sinh động và hấp dẫn hơn. D. Làm cho câu chuyện thêm rườm rà. Câu 8. Những điều nào cần cho việc làm văn thuyết minh? A. Dùng ngôn từ uyển chuyển, có hình ảnh sinh động. B. Quan sát đối tượng sau đó xác định phương pháp thuyết minh cho đúng. C. Xác định đúng đối tượng thuyết minh; xác định phạm vi tri thức khái quát, khoa học về đối tượng, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. D. Xác định rõ đối tượng, lựa chọn một phương pháp để thuyết minh. Câu 9. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ địa phương (Trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ”) ? A. Thầy em ; B. U nó C. Cai lệ ; D. Nhà cháu. Câu 10. Câu văn “ Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa” là câu ghép. A. Đúng ; B. Sai. Câu 11. Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cả là tác dụng của phép tu từ : A. Nói quá ; B. Nói giản, nói tránh C. ẩn dụ ; D. So sánh. Câu 12. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ cùng trường từ vựng ? A. Vòm họng, phế quản, lông mao, lông rung, nang phổi, phổi. B. Chất độc, ôxit các bon, hắc ín, hồng cầu, máu. C. Vòm họng, phế quản, bụi, vi khuẩn, vi trùng, chất độc. D. Tế bào, hồng cầu, máu, ôxi, ôxit các bon. Phần II. Tự luận (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm) : Viết đoạn văn ( từ 15 - 20 dòng ) trình bày cảm nhận của em về cái hay của hai câu thơ: câu mở đầu và câu kết thúc bài thơ "Khi con tu hú " của Tố Hữu . Câu 2 (5,0 điểm ) : Có ý kiến cho rằng: “ Một trong những yếu tố gây hứng thú và làm rung cảm trong người đọc qua truyện “Chiếc lá cuối cùng” của ơ. Hen-ri đó là kết cấu đảo ngược tình uống hai lần”. Hãy chứng minh. ___________________________________________ Phòng GD&ĐT huyện Ân Thi Hướng dẫn chấm thi chọn Học sinh giỏi Trường THCS Hồng Quang Môn : Ngữ Văn lớp 8 *** -------------&-------------- Phần I. Trắc nghiệm ( 3, 0 điểm ) : Mỗi câu đúng: 0,25 điểm ; Tổng 3 điểm .( Học sinh phải chép được đáp án mình chọn vào bài làm, nếu không chép đáp án mà chỉ ghi bằng chữ cái đầu đáp án thì trừ 1/2 số điểm với mỗi câu ). Cụ thể như sau : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C C B B C C C C B A A Phần II. Tự luận ( 7 điểm ) : Câu 1. Cho 2,0 điểm đối với những bài đáp ứng các yêu cầu sau : a. Về hình thức : - Viết được đoạn văn nghị luận + biểu cảm + Số dòng theo quy định ( ít hoặc nhiều hơn vài dòng cũng có thể chấp nhận ) . + Có kết cấu (theo một trình bày nào đó) + Có cảm nhận sâu sắc, rõ ý kiến. + Văn viết có hình ảnh, có " chất văn ". - Diễn đạt lưu loát, ít mắc các loại lỗi . b. Về nội dung : Nêu được các ý cơ bản sau : - Hai câu mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng . - Kết cấu đó nhằm biểu đạt ý nghĩa : + Điểm giống : đều là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ = Bộc lộ tình yêu tự do . + Điểm khác : Mở đầu : đưa tác giả vào mùa hè với bầu trời tự do, tưng bừng sự sống ( gọi bầy ). Kết thúc : Gợi niềm chua xót, đau khổ, khơi thêm sự ngột ngạt, tù túng, thiêu đốt, giục giã đấu tranh ( cứ kêu ). Giáo viên căn cứ yêu cầu và thực trạng bài làm mà trừ điểm thích hợp . Câu 2 (5, 0 điểm ). I. Yêu cầu: Biết viết bài văn nghị luận, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. II. Nội dung: 1. Mở bài: HS có hể mở bài bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần giới thiệu được vấn đề chứng minh: Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong “ Chiếc là cuối cùng” của ơ. Hen-ri. 2. Thân bài: a. Chỉ ra tình huống đảo ngược đều xảy ra vào lúc truyện ngắn kết thúc và trái chiều: Tình huống 1: Giôn – xi tiến dần đến cái chết và trở lại lòng yêu đời. Tình huống 2: Bơ- men khoẻ mạnh bất ngờ cái chết của cụ được thông báo. b. Lập luận để làm sáng tỏ hai tình huống đó trong truyện: - Giôn - xi bị bệnh sưng phổi và cô gắn cuộc đời mình vào chiếc lá thường xuân. - Bơ- men vẽ chiếc lá cuối cùng và chết vì bệnh sưng phổi (tập trung lag rõ kiệt tác của Bơ- men). 3. Kết bài: - Khảng định- khái quát vấn đề chứng minh. - Suy nghĩ của bản thân. Cho điểm: 1. Mở bài: (0,5 điểm). 2. Thân bài: (4,0 điểm). a. 1,0 điểm. b. 3,0 điểm b1. (1,0 điểm) b2. (2,0 điểm) 3. Kết bài: (0,5 điểm). * Chú ý: Bài viết được điểm tối đa khi có bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, chữ viết không mất lỗi chính tả, trình bày đẹp. ________________________________________

File đính kèm:

  • docDe thi chon HSG mon Ng­u Van K6,7,8.doc