Câu 1. (5,0 điểm)
Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lý đều do các quy luật tự nhiên chi phối.
a) Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.
b) So sánh điểm giống nhau và khác nhau của quy luật địa ô và quy luật đai cao. Nêu ví dụ minh họa ở nước ta.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh hệ GDTX bậc THPT chu kỳ 2010 – 2015 môn thi: Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH HỆ GDTX BẬC THPT
CHU KỲ 2010 – 2015
Môn thi: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. (5,0 điểm)
Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lý đều do các quy luật tự nhiên chi phối.
a) Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.
b) So sánh điểm giống nhau và khác nhau của quy luật địa ô và quy luật đai cao. Nêu ví dụ minh họa ở nước ta.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta giai đoạn 1995 – 2005.
Năm
Sản phẩm
1995
2000
2001
2005
Vải lụa (triệu mét)
263,0
356,4
410,1
560,8
Quần áo may sẵn (triệu cái)
171,9
337,0
373,6
1011,0
Giày, dép da (triệu đôi)
46,4
107,9
102,3
218,0
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005.
b) Nêu nhận xét và giải thích.
Câu 3. (5,0 điểm)
Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng nào? Xu hướng đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay?
Câu 4. (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày định hướng và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Địa lý ở bậc THPT.
----------- Hết -----------
Họ và tên thí sinh .SBD..
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN GV DẠY GIỎI TỈNH HỆ GDTX BẬC THPT
CHU KỲ 2010 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÝ
(Đáp án gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
1
5,0
a
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý
2,5
+ Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lý.
0,5
+ Nguyên nhân: Do tác động của nội lực và ngoại lực
0,5
+ Biểu hiện:
- Trong tự nhiên, các thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ví dụ:
0,5
0,5
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kỹ và toàn diện điều kiện địa lý của bất kỳ một lãnh thổ nào trước khi sử dụng.
- Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường.
0,25
0,25
b
So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của quy luật địa ô và quy luật đai cao. Nêu ví dụ minh họa.
2,5
+ Khái niệm:
- Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
- Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
0,25
0,25
+ Sự giống nhau và khác nhau:
- Giống nhau: Cả 2 quy luật đều thuộc quy luật phi địa đới.
- Khác nhau:
Quy luật địa ô
Quy luật đai cao
* Biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
* Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
* Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, đại dương.
* Do sự giảm nhiệt độ và sự thay đổi về độ ẩm, lượng mưa theo độ cao
+ Ví dụ:
0,5
0,5
0,5
0,5
2
5,0
a
Vẽ biểu đồ
3.0
b
+ Xử lý số liệu: Lấy năm 1995 bằng 100% và tính chính xác theo bảng số liệu sau:
Tốc độ gia tăng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta giai đoạn 1995-2005 (đơn vị: %)
Năm
Sản phẩm
1995
2000
2001
2005
Vải lụa
100
135,5
155,9
213,2
Quần áo may sẵn
100
196,0
217,3
588,1
Giày, dép da
100
232,5
220,5
469,8
+ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ đường
- Yêu cầu: Vẽ chính xác, khoa học, có chú giải
(Vẽ đúng một đường cho 0,5 điểm; các yếu tố khác cho 0,5 điểm)
Nhận xét và giải thích:
+ Nhận xét.
- Về quy mô: Từ năm 1995 đến 2005 sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đều tăng (dẫn chứng).
- Về tốc độ: Từ năm 1995 đến 2005 đều tăng nhưng mức độ tăng của các sản phẩm không giống nhau: Sản phẩm quần áo may sẵn tăng nhanh nhất (5,88 lần); giày, dép da tăng (4,7 lần); vải lụa tăng chậm nhất (2,13 lần).
+ Giải thích:
- Do nhu cầu thị trường mở rộng, đặc biệt phục vụ xuất khẩu.
- Do lợi thế của nước ta có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề được nâng cao.
- Có đường lối phát triển công nghiệp đúng đắn.
- Thu hút vốn đầu tư, công nghệ.
1,0
2,0
2.0
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
3
5,0
+ Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa.
+ Khái niệm về toàn cầu hóa: Là quá trình liên kết các quốc gia trên toàn thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học
+ Biểu hiện của toàn cầu hóa:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 có 150 thành viên đã chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD, trong đó lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Các tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, trong đời sống kinh tế - xã hội các quốc gia.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Phạm vi hoạt động rộng lớn ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
+ Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay:
- Cơ hội:
* Nước ta có điều kiện tăng cường hội nhập, mở rộng thị trường thế giới và khu vực.
* Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Sử dụng hợp lý nguồn lao động dồi dào của nước ta.
* Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ cao của các nước tiên tiến
- Thách thức:
* Nền kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt.
* Phải đối mặt với nhiều vấn đề: Ô nhiễm môi trường, vấn đề đạo đức, cạn kiệt tài nguyên, nguy cơ tụt hậu, chênh lệch giàu nghèo
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,75
4
5,0
+ Định hướng đổi mới phương pháp dạy học địa lý:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
- Điểm cốt lõi của phương pháp đổi mới dạy học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.
+ Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học địa lý:
- Đầu tư vào thiết kế bài dạy, tổ chức dạy học trên lớp theo tinh thần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học địa lý theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới như thảo luận, dự án, khảo sát, điều tra
- Đa dạng hóa và phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp, tham quan
- Tích cực sử dụng phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh.
- Khi sử dụng đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp với từng đối tượng, đặc trưng các vùng miền.
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
-------------- Hết --------------
File đính kèm:
- GVG DIA LI GDTX NGHE AN 2010.doc