Anh (chị) hãy xây dựng đáp án và biểu điểm chấm cho đề bài sau đây (Biểu điểm chấm chi tiết đến 0,25 điểm).
Câu I: Trong những năm qua nhà nước rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm. Anh (chị) hãy nêu rõ:
1. Tại sao vấn đề việc làm đang trở thành một trong những vấn đề kinh tế xã hội gay gắt nhất ở nước ta hiện nay?
2. Ý nghĩa của chủ trương phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước đối với vấn đề giải quyết việc làm.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn giáo viên giỏi cấp trường năm học: 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở&ĐT Thanh Hóa
Trường THPT Hà trung Đề Thi chọn Giáo viên giỏi cấp trường
Năm học: 2008-2009
Thời giam làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang-03 câu
anh (chị) hãy xây dựng đáp án và biểu điểm chấm cho đề bài sau đây (Biểu điểm chấm chi tiết đến 0,25 điểm).
Câu I: Trong những năm qua nhà nước rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm. Anh (chị) hãy nêu rõ:
1. Tại sao vấn đề việc làm đang trở thành một trong những vấn đề kinh tế xã hội gay gắt nhất ở nước ta hiện nay?
2. ý nghĩa của chủ trương phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước đối với vấn đề giải quyết việc làm.
Câu II: Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản qua các năm
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm
Giá trị
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
1990
61.817,5
4.969,0
8.135,2
1995
82.307,1
5.003,0
13.523,9
2000
112.111,7
5.901,6
21.777,4
2004
173.306,7
6.230,9
34.029.8
1. Dựa vào bảng số liệu trên anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tình hình sản suất nông-lâm-thủy sản nước ta thời kỳ 1990-2004.
2. Qua bảng số liệu và biểu đồ hãy rút ra nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản nước ta thời kỳ trên.
Câu III: So sánh sự giống và khác nhau của việc sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa miền núi và trung du phía Bắc với Tây Nguyên? Giải thích vì sao.
------------------------------ Hết ------------------------
Sở&ĐT Thanh Hóa
Trường THPT Hà trung Hướng dẫn chấm thi môn Địa lý
Kỳ thi chọn giáo viên giỏi cấp trường
Năm học 2008-2009
Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
I. Yêu cầu chung:
Tổng điểm cho bài làm tối đa là 20 điểm trong đó cơ cấu điểm như sau:
- Giáo viên nêu được hướng giải thông qua làm đáp án: 10,0 điểm
- Xây dựng được biểu điểm chấm chi tiết đến từng 0,25 điểm: 10,0 điểm
- Việc xây dựng biểu điểm chấm chi tiết tùy thuộc vào khối lượng kiến thức của từng từng câu, ý. Trong các trường hợp khác có thể cho điểm theo mặt bằng chung
II Đáp án chấm và biểu điểm cụ thể như sau:
Câu
ý
Nội dung
Điểm
I
3,5
1
Giải thích ( kết hợp nêu dẫn chứng):
2,5
- Dân số đông tăng nhanh, kết cấu dân số trẻ dẫn đến nguồn lao động dồi dào:
+ Dân số nước ta năm 1999: 76,3 triệu người, năm 2006: 84 triệu người, đứng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia trên thế giới.
+ Tốc độ gia tăng dân số vẫn còn cao: Hiện nay 1,3%.
+ Lực lượng lao động: 40,5 triệu người chiếm 5,2 % dân số; gia tăng lao động 3,0%/năm
- Nền kinh tế đi lên từ điểm xuất phát thấp, tuy trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, nhưng chưa tạo ra đủ việc làm (Nhất là việc làm cho lực lượng lao động bổ sung hàng năm) trong nền kinh tế thị trường (Do có sự chọn lọc) Số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng gia tăng gây sức ép lớn đối với các vấn đề phát triển kinh tế xã hội.
- Phân bố lực lượng lao động chưa hợp lý:
+ Tập trung quá cao ở vùng đồng bằng, duyên hải, các thành phố lớn: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ; các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng...
- Thiếu lao động ở miền núi và trung du là những nơi giàu tài nguyên
Bất hợp lý đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nguồn lao động.
- Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn thấp:
+ Thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Thừa lao động giản đơn
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
2
ý nghĩa của chủ trương phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước đối với vấn đề giải quyết việc làm:
1,0
- Đảm bảo cho sự phân bố dân cư, lao động hợp lý hơn, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng hiện có.
- Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt ở những vùng đông dân, thừa lao động.
0,5
0,5
II
3,0
1
Vẽ biểu đồ:
1,5
Chọn biểu đồ hình cột chồng biểu hiện theo giá trị tuyệt đối.(Các dạng biểu đồ khác không cho điểm)
- Yêu cầu: Vẽ đúng, đẹp, chính xác, đảm bảo các kỹ thuật thể hiện vẽ
biểu đồ.
(Nếu không đảm bảo các kỹ thuật thể hiện biểu đồ – 0,25 điểm)
2
Nhận xét
1,5
* Quy mô:
- Tổng giá trá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản không ngừng tăng và tăng nhanh qua các năm ( dẫn chứng).
- Mức tăng giá trị sản xuất của từng ngành khác nhau:
+ Giá trị ngành thủy sản tăng nhanh nhất (dẫn chứng).
+ Giá trị ngành nông nghiệp tăng nhanh thứ hai (dẫn chứng).
+ Giá trị ngành lâm nghiệp tăng chậm nhất (Dẫn chứng)
* Cơ cấu:
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản và đang có xu hướng giảm, giảm không đáng kể trong vòng 14 năm giảm 6.1%.
- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu ngành nông-lâm-nghiệp và đang có xu hướng giảm nhanh trong vòng 14 năm giảm 3.0 %. (Giảm gần một nửa)
- Tỉ trọng giá trị ngành thủy sản cao thứ 2 trong cơ cấu ngành nông-lâm ngư nghiệp và đang có xu hướng tăng rất nhanh trong vòng 14 năm tăng 9,0% (Tăng gần gấp đôi)
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
3
Gải thích
0,5
- Tổng giá trị ngành nông-lâm-thủy sản và giá trị sản xuất của các ngành đều tăng là do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư về vốn và khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp chế biến (Đặc biệt là ngành thủy sản).
- Tỉ trọng các ngành có sự thay đổi là do sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong khu vực I phù hợp với cơ chế thị trường và xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng kinh tế của từng vùng và để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của dân cư
0,25
0,25
III
3,0
1
Giống nhau
1,5
a. Về quy mô:
- Cả hai vùng đều là vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta.
- Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Các khu vực trồng cao su, cà phê (Tây Nguyên), chè (trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên) khá tập trung trên một quy mô rộng lớn. Điều đó rất thuận lợi cho việc tạo ra một vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Ngoài ra cả hai vùng chuyên canh được hình thành từ lâu. Dưới thời Pháp thuộc ở đây đã có các đồn điền trồng cao su, cà phê, chè
b. Về hướng chuyên môn hóa:
- Đều là hai vùng trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Đạt hiệu qủa kinh tế cao với hướng chuyên môn hóa này.
c. Về điều kiện phát triển:
- Cả hai vùng đều có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó phải kể đến các thế mạnh về đất đai khí hậu.
- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm của các cây công nghiệp dài ngày.
- Đều được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến. Tuy nhiên, trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc trồng và chế biến cây công nghiệp nhìn chung còn yếu kém.
- Nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động kỹ thuật ở cả 2 vùng này đều thiếu do đây đều là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mật độ dân số thưa
0,5
0,25
0,75
2
Sự khác nhau:
1,5
a. Về vị trí và vai trò của từng vùng
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ, mức độ tập trung hóa cao với một số sản phẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế.
- Trung du miền núi phía Bắc là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức tập trung hóa thấp hơn.
b. Về hướng chuyên môn hóa.
- Tây Nguyên: Cà phê, chè, cao su.
- Trung du miền núi phía Bắc chủ yếu là chè.
c. Về điều kiện để phát triển:
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình:
+ Tây Nguyên:địa hình cao nguyên xếp tầng với những mặt bằng tương đối rộng lớn.
+ Trung du và miền núi phía Bắc địa hình miền núi bị chia cắt.
Sự khác nhau về địa hình, trong chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến mức độ tập trung hóa và hướng chuyên môn hóa.
- Đất đai:
+ Tây Nguyên: Có đất đỏ bazan phì nhiêu màu mỡ, diện tích rộng.
+ Trung du miền núi phía bắc: Chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá vôi.
- Khí hậu:
+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt trong năm là điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới; trên những cao nguyên có độ cao từ 1000m trở lên có thể trồng các cây công nghiệp vùng cận nhiệt. Khó khăn lớn nhất của Tây Nguyên là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô.
+ Trung du miền núi phía Bắc: Khí hậu có một mùa Đông lạnh, cộng với độ cao của địa hình nên có điều kiện để phát triển cây cận nhiệt.
* Điều kiện kinh tế xã hội: Nhìn chung Tây Nguyên gặp khó khăn hơn Trung du miền núi phía Bắc về đầu tư, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về nguồn lao động
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
File đính kèm:
- THI GV gioi.doc