Đề thi chọn học sinh giỏ môn: Địa lý năm học 2008 - 2009

Câu 1: (3,0 điểm) Cho bảng dữ liệu:

Tiết A Lập hạ B Lập thu C Lập đông D Lập xuân

Ngày tháng 21/3 (?) 22/6 (?) 23/9 (?) 22/12 (?)

Hãy cho biết:

a) Tên các tiết A,B,C,D ? Khi đó Mặt trời lên thiên đỉnh tại đâu?

b) Tính khoảng cách ngày từ AB; BC; CD; DA(năm sau) ? So sánh và giải thích sự khác biệt giữa các khoảng cách ngày từ AC và từ CA.

 c) Tính ngày, tháng của các tiết lập hạ, lập thu, lập đông và lập xuân (cho phép sai số 01 ngày) ?

Câu 2: (3,0 điểm)

Dựa vào các tính chất khí hậu của biển Việt Nam, hãy chứng minh rằng: Vùng Biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏ môn: Địa lý năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thanh hoá Đề thi chọn học sinh giỏi Trường THPT Đông sơn I Môn: Địa Lý Năm học 2008-2009 (Đề chính thức) Thời gian: 180 phút (không kể giao đề) ..***. Câu 1: (3,0 điểm) Cho bảng dữ liệu: Tiết A Lập hạ B Lập thu C Lập đông D Lập xuân Ngày tháng 21/3 (?) 22/6 (?) 23/9 (?) 22/12 (?) Hãy cho biết: a) Tên các tiết A,B,C,D ? Khi đó Mặt trời lên thiên đỉnh tại đâu? b) Tính khoảng cách ngày từ AđB; BđC; CđD; DđA(năm sau) ? So sánh và giải thích sự khác biệt giữa các khoảng cách ngày từ AđC và từ CđA. c) Tính ngày, tháng của các tiết lập hạ, lập thu, lập đông và lập xuân (cho phép sai số 01 ngày) ? Câu 2: (3,0 điểm) Dựa vào các tính chất khí hậu của biển Việt Nam, hãy chứng minh rằng: Vùng Biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 3: (4,5 điểm) Hãy trình bày: a/ Hệ toạ độ địa lý nước ta. b/ Những đặc điểm cơ bản của vị trí địa lý nước ta và những ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội. Câu 4: (2,0 điểm) Vì sao việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên môi trường? Câu 5 : ( 2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Câu 6 : ( 2,5 điểm) Cho bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ TB tháng 1 ( 0 C) Nhiệt độ TB tháng 7 ( 0 C) Nhiệt độ TB năm ( 0 C) Lạng sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giảI thích vì sao có sự thay đổi đó ? Câu 7 : ( 3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau : Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2006 so với tháng 12 năm 2005 của Việt nam ( Đơn vị : % ) Chỉ số gía tiêu dùng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chỉ số chung 101,2 103,3 102,8 103,0 103,6 104,0 104,4 104,8 105,1 105,4 106,0 106,6 Lương thực 102,1 103,8 104,0 104,4 104,7 104,9 105,3 105,6 106,0 107,4 111,5 114,1 Thực phẩm 101,4 105,2 104,0 104,2 104,3 104,7 105,2 105,3 104,6 104,9 105,3 105,5 Giá Vàng 104,0 109,6 111,6 116,9 137,6 129,9 125,8 128,6 125,0 121,1 123,2 127,2 Giá Đô la Mỹ 100,0 100,1 100,0 100,1 100,9 100,6 100,4 100,5 100,6 100,8 101,0 101,0 a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện chỉ số giá tiêu dùng của nước ta trong năm 2006 b/ Nhận xét tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng và các mặt hàng thiết yếu của nước ta trong năm 2006 ----Hết---- Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng át lát Địa lí Việt Nam, máy tính bỏ túi để làm bài. ( Đề thi có 02 trang ) Hướng dẫn chấm môn địa Câu 1 : ( 3,0 điểm ) a) Tên các tiết: (1,0 điểm ) A - Xuân phân - Mặt trời lên thiên đỉnh tại Xích đạo lần thứ nhất trong năm. B - Hạ chí - Mặt trời lên thiên đỉnh tại Chí tuyến Bắc. C - Thu phân- Mặt trời lên thiên đỉnh tại Xích đạo lần thứ hai trong năm. D - Đông chí- Mặt trời lên thiên đỉnh tại Chí tuyến Nam. b) Tính khoảng cách (sai số cho phép 01 ngày): (1,0 điểm) AđB: 93 ngày BđC: 93 ngày CđD: 90 ngày DđA(năm sau): 89 ngày * Từ AđC là 186 ngày còn từ CđA là 179 ngày, vậy khoảng cách ngày từ AđC dài hơn khoảng cách CđA là 7 ngày. * Giải thích: Do Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo hình elip, Mặt Trời nằm ở 1 trong hai tiêu điểm nên quãng đường từ AđC dài hơn từ CđA. Mặt khác trên quỹ đạo từ CđA Trái Đất ở gần Mặt trời hơn nên chuyển động nhanh hơn (có thể vẽ hình minh họa). A C B D c) Tính ngày tháng (sai số 01 ngày): (1,0 điểm) Vì các tiết cần tính nằm giữa các tiết đã cho nên có thể tính như sau: Lập hạ = 21/3 + ngày = ngày 06/5 Lập thu = 22/6 + ngày = ngày 07/8 Lập đông = 23/9 + ngày = ngày 07/11 Lập xuân = 22/12 + ngày = ngày 04/2 Câu 2: (3,0 điểm) Biển Việt Nam là một phần của Biển Đông có các tính chất khí hậu như sau: a/ Chế độ nhiệt: (1,0 điểm) - Trên biển mùa hạ mát hơn , còn mùa đông ấm hơn đất liền vì vậy biên độ nhiệt theo mùa nhỏ. - Nhiệt độ trung bình năm của lớp nước trên mặt biển trên 230C. - Nhiệt độ mặt biển trong mùa hạ tương đối đồng nhất từ 28-300C - Nhiệt độ mặt biển trong mùa đông phân hóa rõ rệt, đi từ Nam lên Bắc nhiệt độ giảm dần từ 27à180C do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông. b/ Chế độ mưa (1,0 điểm) - Lượng mưa trên biển nước ta đạt trung bình khoảng 1100à1300 mm/năm. Cuối đông đầu hạ thường có sương mù. àKL: tính chất Nhiệt đới c/ Chế độ gió: (1,0 điểm) - Gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. - Thời gian còn lại 5 tháng có gió Tây Nam, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. - Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và đạt cực đại tới 50m/s. Dông trên biển thường vào đêm và sáng. àKL: Tính chất gió mùa Câu 3: (4,5 điểm) a/ Trình bày hệ tọa độ địa lí: (Chưa tính phần đảo và quần đảo.) (1,0 điểm) - Điểm cực Bắc: CN Đồng Văn (Hà Giang) 23023’B - Điểm cực Đông: Bán đảo hòn Gốm (Khánh Hòa) 109024’ Đ - Điểm cực Tây: xã APachải Lai Châu 102009’ Đ - Điểm cực Nam: Xóm Mũi (Cà Mau) 8034’ B b/ Đặc điểm vị trí địa lý: (1,0 điểm) - Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa - Nằm trên bán đảo đông dương, trung tâm của khu vực đông nam á - Có đường biên giới trên bộ và biển dài - Vị trí có tính chất giao điểm giữa Đông nam á lục địa - Đông nam á hải đảo; Vành đai sinh khoáng TBD - Địa Trung Hải; trong lịch sử nước ta nằm trong khu vực di chuyển của nhiều luồng dân cư. - Nằm trong khu vực kinh tế năng động và phát triển nhanh của TG. c/ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội: (2,5 điểm) - Thuận lợi: (1,5 điểm) + Thiên nhiên có tính chất nhiệt đới. Khí hậu không bị xa mạc hóa (vai trò của biển Đông) à ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. (chứng minh) + Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với khu vực, thế giới qua hệ thống giao thông... + Làm cho nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản và TN sinh vật phong phú. + làm cho nước ta có thành phần dân tộc phong phúànền văn hóa đa dạng, giàu có kinh nghiệm sản xuất. + Cho phép phát triển đa ngành kinh tế biển (chứng minh) + Làm nước ta đẩy nhanh tốc độ hội nhập, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, XNK, học tập kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước trong khu vực. - Khó khăn: (1,0 điểm) + Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai. + Khó khăn cho việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. + Phát triển giao thông xuyên việt tốn kém. + Chịu sự cạnh tranh mãnh liệt của các nước láng giềng năng động. Câu 4: (2,0 điểm) Tài nguyên đất là TN vô cùng quý giá: ( 0,5 điểm) + là TLSX không thể thiếu của nông lâm nghiệp, địa bàn định cư , nơi xây dựng CSHT. + là thành phần của MT sống, là địa bàn bảo vệ MT. Nước ta có S đất hạn chế, dân cư đông đúc (Chứng minh)àTN đất càng quý giá. Diện tích khó có khả năng mở rộng, dân không ngừng tăng, Bình quân đất TN/người thấp (số liệu) Nước ta 3/4 S là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa (có chế độ mưa theo mùa) àlàm gia tăng tốc độ rửa trôi, xói mòn đất àsử dụng hợp lý TN đất vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa BVMT. xuất phát từ đặc điểm đất nông nghiệp (24%), đất lâm nghiệp (35%) còn chiếm tỷ lệ thấp; đất hoang hóa, chưa sử dụng còn lớn à cải tạo đất có ý nghĩa lớn về kinh tế và MT. Sử dụng TN đất đi đôi với cải tạo, bảo vệ sẽ làm cho vốn đất biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế. Độ phì của đất có thể phục hồi được, vì thế cải tạo phục hồi vốn đất mang tính khả thi, hiệu quả cho cả HĐ kinh tế và MT. ( Mỗi ý 0,25 điểm) Câu 5 : ( 2,0 điểm ) a/ Địa hình gồm hai bộ phận : Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích , đồng bằng khonảg 1/3 diện tích. Hướng nghiêng chung của địa hình Tây Bắc - Đông Nam. (0,5 điểm) b/ Bộ phận đồi núi : (0,75 điểm) + Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m ( Chủ yếu từ 200m – 1000m ) + Hướng núi : - Chủ yếu là hướng vòng cung : Bao gồm các cánh cung : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.... - Ngoài ra còn có dãy núi Con Voi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. + Dạng địa hình đa dạng : Bao gồm Núi, Cao nguyên, và đồi thấp. c/ Bộ phận Đồng bằng : (0,75 điểm) + Hình dạng tam giác ( Đỉnh ở Việt Trì mở rộng về phía Đông và Đông nam ) + Địa hình thấp ( < 50m ), bằng phẳng. + Do phù sa của các Hệ thống Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp. Câu 6 : ( 2,5 điểm ) a/ Nhận xét ( 1,0 điểm) + Nhiệt độ TB tháng 1 : Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn. Dẫn chứng ( 0,25 Điểm ) + Nhiệt độ TB tháng 7 : cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ Tb của Vinh cao hơn Huế và Quy Nhơn cao hơn TP Hồ Chí Minh. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam là rất ít. Dẫn chứng ( 0,25 Điểm ) + Nhiệt độ TB năm cũng có sự thay đổi, càng vào Nam nhiệt độ càng tăng. Dẫn chứng ( 0,25 Điểm ) + Biên độ nhiệt lại giảm dần từ Bắc vào Nam. Dẫn chứng . ( 0,25 Điểm ) b/ Giải thích ( 1,5 Điểm ) + Càng vào nam càng gần XĐ nên góc nhập xạ lớn (0,25 điểm ) + Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau ( 0,25 điểm ) + ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần khi vào Huế, phía nam không còn ảnh hưởng. ( 0,25 điểm ) + Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn vì đây là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc ở phía Bắc. ( 0,25 điểm ) + Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hạ nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Huế và TP Hồ Chí Minh có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn ( 0,5 điểm ) Câu 7 : ( 3,0 điểm ) a/ Vẽ biểu đồ : Yêu cầu : (Vẽ đúng dạng biểu đồ, chính xác, đầy đủ nội dung. Nếu thiếu các nội dung theo yêu cầu trừ mỗi nội dung 0,25 điểm) (1,75 điểm) % 100 105 110 115 120 125 130 135 140 12/05 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng của nước ta năm 2006 Lương thực Thực phẩm Chỉ số chung USD Giá Vàng Tháng b/ Nhận xét : (1,25 điểm) + Chỉ số giá tiêu dùng của nước ta tăng liên tục qua các tháng năm 2006 ( tháng 12/2006 tăng 6,6% so với cuối năm 2005 ) + Giá Vàng cao nhất ( tháng 12/2006 tăng 27,2% so với cuối năm 2005 ), trong đó tăng mạnh ở các quí II và quí III. + Giá Đô la Mỹ tương đối ổn định, tăng chậm so với giá Vàng và các mặt hàng khác ( tháng 12/2006 chỉ tăng 1% so với cuối năm 2005 ) + Giá lương thực tăng mạnh vào các tháng cuối năm nên tháng 12/2006 tăng 14,1% so với cuối năm 2005. + Giá thực phẩm tương đối ổn định, tang xấp xỉ so với chỉ số giá tiêu dùng ( tháng 12/2006 tăng 5,5% so với cuối năm 2005 ) (Đáp án có 04 trang )

File đính kèm:

  • docDe Thi HSG Mon Dia K12 ( Suu tam) 08-09.doc
Giáo án liên quan