Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013-2014 môn thi : hóa học-lớp 9
Câu 1. (2 điểm)
Hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
a. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → HCl
b. Fe3O4 → FeO → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe2O3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013-2014 môn thi : hóa học-lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ANH SƠN
PHÒNG GD & ĐT ANH SƠN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ RA
Câu 1. (2 điểm)
Hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
a. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → HCl
b. Fe3O4 → FeO → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe2O3
Câu 2. (2 điểm)
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 4 bình đựng dung dịch hoá chất mất nhãn sau gồm: HCl; H2SO4; NaOH và Ba(OH)2.
Câu 3. (2 điểm)
Dung dịch X là dung dịch H2SO4, dung dịch Y là dung dịch NaOH. Nếu trộn X và Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 3 : 2 thì được dung dịch A chứa X dư. Trung hoà 500 ml A cần 28 gam KOH 20%. Nếu trộn X và Y theo tỉ lệ VX : VY = 2 : 3 thì được dung dịch B chứa Y dư. Trung hoà 500 ml dung dịch B cần 14,6 gam dung dịch HCl 25%.
Tính nồng độ mol của X và Y.
Câu 4. (2 điểm)
Khử hoàn toàn 8 gam bột một oxit của kim loại hoá trị II ở nhiệt độ cao bằng V lít khí CO lấy dư sau phản úng thu được 6,4 gam chất rắn. Toàn bộ sản phẩm khí sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch NaOH 0,3M.
a. Tìm công thức hoá học của oxit?
b. Hãy tính nồng độ mol muối tạo thành?
c. Xác định giá trị của V đo ở điều kiện tiêu chuẩn/
Biết khi sục khí vào thể tích coi như không thay đổi?
Câu 5. (2 điểm)
Hoà tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào nước thu được 200 gam dung dịch. Nhúng một thanh nhôm có khối lượng m gam sau một thời gian lấy ra làm khô thấy khối lượng tăng lên 6,9 gam.
a. Hãy tính khối lượng đồng bám vào thanh nhôm (Giả thiết tất cả đồng sinh ra đều bám vào nhôm).
b. Tính nồng độ % các chất tan có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Cho biết: H: 1; Cu: 64; O: 16; S: 32; Na: 23; K: 39; CL: 35,5; Ba: 137; C: 12.
Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng HTTH các NTHH,
bảng tính tan các chất trong nước.
Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . .
Giám thị số 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giám thị số 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 9
Câu
Ý
Hướng dẫn chi tiết
Điểm
1
a
PTHH: S + O2 SO2
SO2 + O2 SO3
SO3 + H2O H2SO4
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
0,25
0,25
0,25
0,25
b
PTHH: Fe3O4 + O2 Fe O
Fe O + 2HCl FeCl2 + H2O
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
2 điểm
2
Trích 4 mẫu thử cho vào 4 ống nghiệm khác nhau, đánh số thứ tự:
Thử quỳ tím với 4 ống nghiệm:
Nhóm làm quỳ hoá đỏ là: HCl và H2SO4.
Nhóm làm quỳ tím hoá xanh là: NaOH và Ba(OH)2
Nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ. Dung dịch có kết tủa trắng là: H2SO4
PTHH: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
Dung dịch axit còn lại là HCl
Nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.
Dung dịch có kết tủa trắng là: Ba(OH)2
H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O
Dung d ịch bazơ còn lại là NaOH
0,75
0,25
0,75
0,25
2 điểm
3
Gọi x; y lần lượt là nồng độ mol của H2SO4 và NaOH
Khi trộn xảy ra PTHH:
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
y 2y (mol)
Khi H2SO4 dư xảy ra PTHH:
H2SO4 + 2KOH K2SO4 + 2H2O
0.01 0.02 mol
nKOH= 28*20%/56 = 0,1 (mol)
- Khi trộn 3 lít X với 2 lít Y ta thu được 5 lít dung dịch 5 lít dung dịch A.
Suy ra: Khi trung hoà 1 1ít A cần nKOH = 0,2 (mol)
Thì số mol H2SO4 dư là: 3x – y = 0.1*5 = 0.5 (mol) (1)
- Khi trộn 2 lít X với 3 lít Y ta thu được 5 lít dung dịch 5 lít dung dịch B.
Khi NaOH dư xảy ra PTHH:
HCl + NaOH NaCl + H2O
0.01 0.01 (mol)
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
2x 4x (mol)
nHCl = 14.6*25%/36.5 = 0,1 (mol)
Suy ra: Khi trung hoà 1 1ít B cần nNaOH = 0,2 (mol)
Thì số mol NaOH dư là: 3y – 4x = 0.2*5 = 1 (mol) (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: x = 0.5 (M). y = 1(M)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2 điểm
4
a
Gọi CTHH là MO
PTHH: MO + CO M + CO2
1 1 (mol)
8/(M + 16) 6.4/M (mol)
Suy ra: M = 64.
Suy ra: M là Cu. CTHH là CuO.
0.25
0.25
0,5
0,5
b
c.
Số mol CO2 là 0.1.
Số mol NaOH là 0.15.
Ta thấy: 0.15 : 0.1 = 1.5 : 1. Sản phẩm tạo 2 muối.
PTHH: 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O (1)
2x x x (mol)
NaOH + CO2 NaHCO3 (2
y y y (mol)
Ta có: n =4.48/22.4 = 0.2 (mol)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:
x + y = 0.1
2x + y = 0.15
Giải ra ta được: x = 0,05 ; y = 0.05.
Vậy: CM(NaHCO3) = CM(Na2CO3) = 0.05/0.5 = 0.1(M)
V > 0.1*22.4=22.4 (l)
0.25
0.25
0.25
0.25
2 điểm
a
Ta có: n =50/250 = 0.2(mol)
Suy ra: n = 0.2 (mol)
PTHH:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
x 1.5x 0.5x 1.5x (mol)
Gọi số mol nhôm tan ra là x.
Vì Khối lượng tăng chính là khối lượng đồng thay thề khối lượng nhôm tan ra nên:
1.5x*64 – x*27 = 6.9: Suy ra x = 0.1 (mol)
Vậy Khối lượng Cu là: 1.5*0.1.64 = 9.6 (g)
0.25
0.25
0.25
0.25
b
PTHH:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
0.1 0.15 0.05 0.15(mol)
Khối lượng dung dịch sau khi phản ứng kết thúc là:
200 + 9.6 – 2.7 = 193.1 (g).
Khối lượng nhôm sunfat tạo thành là: 0.05*342=17.1 (g)
Khối lượng CuSO4 dư là: (0.2-0.15)*160= 8 (g)
Vậy: C%CuSO4 = 8/193.1 = 4.1429%
C% Al2(SO4)3 = 17.1/193.1 = 8,8555%
0,25
0,25
0,25
0,25
2 điểm
Lưu ý: học sinh giải cách khác đúng, phù hợp vẫn cho điểm tối đa ở câu đó.
File đính kèm:
- DE THI HSG CAP HUYENTRICH DE NGUON.doc