Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 8 - Năm học 2013-2014 Môn thi: Lịch sử

Câu 1 (3 điểm):

 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những hậu quả như thế nào ? Từ hậu quả đó em cần rút ra nhiệm vụ gì cho bản thân ?

Câu 2 (4 điểm):

 Nêu những biểu hiện chứng tỏ vào thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi toàn thế giới ?

 

doc9 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 8 - Năm học 2013-2014 Môn thi: Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 8 - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Lịch sử thế giới (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những hậu quả như thế nào ? Từ hậu quả đó em cần rút ra nhiệm vụ gì cho bản thân ? Câu 2 (4 điểm): Nêu những biểu hiện chứng tỏ vào thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi toàn thế giới ? Phần II. Lịch sử Việt Nam (13 điểm) Câu 3 (6 điểm): Trình bày sự khác nhau về nghệ thuật chỉ đạo chống giặc ngoại xâm trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần. Những đóng góp của quân và dân châu Vị Long trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý? Câu 4 (7 điểm): Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, các nhà vua thời Lê Sơ đã xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền đó? Hết Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: LỊCH SỬ Câu hỏi Nội dung Điểm 1 3 điểm * Hậu quả : - Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra nhiều tai họa cho nhân loại : 10 triệu người chết , hơn hai mươi triệu người bị thương ; nhiều thành phố , làng mạc , đường sá , cầu cống , nhà máy bị phá hủy . Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la . - Chiến tranh kết thúc đem lại nhiều lợi ích cho các nước thắng trận ( Anh , Pháp đặc biệt là Mĩ ) . Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh , Pháp , Mĩ mở rộng thêm hệ thống thuộc địa của mình . 1 1 * Liên hệ : - Học tập tốt - Tuyên truyền cho một thế giới hòa bình , phản đối chiến tranh 1 2 4 điểm - Do tác động của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc mĩ và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ngày càng suy yếu các thuộc địa của hai nước này ở Mĩ La –tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập .Hàng loạt quốc gia tư sản mới ra đời như : Ha-i-ti(1804) Vê -nê –du- ê –la ,Pa –ra- goay(1819),Cô lôm bi a (1819),Pê –ru (1821), Bô lô vi a (1825) 1 - Ở Châu Âu, tháng 7- 1830 cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp , lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc –Bông (từng bị lật đổ trong cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII, được phục hồi năm 1815). Sau đó, cách mạng lan nhanh sang các nước Bỉ ,Đức, I-ta-li-a , Ba lan , Hi lạp. (1đ) 1 - Trong những năm 1848 -1849 cuộc cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi ở nhiều nước Châu Âu.Những cuộc cách mạng này đã củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức – I-ta-li-a và đế quốc Áo –Hung. 1 - Hàng loạt các nước châu Á, châu phi lần lượt bị biến thành các nước thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây. 1 3 6 điểm - Nghệ thuật chỉ đạo chống giặc ngoại xâm thời Lý: 2,75 + Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. 0,75 + Lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc mở cuộc tập kích lên đất Tống. Phá căn cứ hậu cần của quân giặc rồi chủ động rút về nước, lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. 0,75 + Đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta, làm nhụt ý chí quân giặc, giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định trên bờ sông Như Nguyệt vào năm 1077. 0,5 + Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”, đặt quan hệ hòa hiếu. 0,75 - Nghệ thuật chỉ đạo chống giặc ngoại xâm thời Trần: 2 + Vừa đánh vừa rút lui để tránh thế mạnh của giặc nhằm bảo toàn lực lượng: Với chiến thuật “Vườn không nhà trống” đợi quân giặc mệt mỏi mới tổ chức phản công... 0,75 + Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát thát”, truyền đi lời Hịch của Trần Hưng Đạo để nêu cao lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân đánh giặc giữ vững nền độc lập của đất nước... 0,75 + Dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù (Trận Bạch Đằng 1288) 0,5 Những đóng góp của quân và dân châu Vị Long trong cuộc kháng chiến chống Tống. 1,25 - Năm 1075 nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”. Tháng 10 năm 1075 Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân thủy bộ tấn công vào đất Tống. 0,5 - Cánh quân bộ do các tù trưởng chỉ huy các đội dân binh miền núi có binh mã châu Vị Long do tù trưởng Hà Di Khánh (thân phụ của thái phó Hà Hưng Tông) vượt biên giới đánh vào các đồn trại quân Tống ở biên giới, sau đó cùng đại quân tiến lên đánh thành Ung Châu. Cuộc tiến công thắng lợi. Thủ lĩnh họ Hà cùng đội binh mã châu Vị Long được vua ban thưởng lớn. 0,5 Di tích lịch sử ghi lại công lao đóng góp của quân và dân châu Vị Long trong đó có dòng họ Hà tại bia Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc – xã Yên Nguyên – Chiêm Hóa – Tuyên Quang. 0,25 4 7 điểm Tổ chức bộ máy chính quyền nước Đại Việt thời Lê sơ - Sau khi đã đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới. 1 - Đến thời Lê Thánh Tông thì chính quyền hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu là Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành nên đã bỏ một số chức quan cao cấp như: Tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển, tổng chỉ huy quân đội. 1 - Giúp vua có các quan đại thần, triều đình có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn (Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài). 1 - Thời Lê Thánh Tông chia nước thành 13 đạo thừa tuyên, Mỗi đạo có 3 ti phụ trách các mặt hoạt động khác nhau. Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã. 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền nước Đaị Việt thời Lê sơ: VUA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN ( Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài) CÁC BỘ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) ĐẠO THỪA TUYÊN PHỦ HUYỆN ( CHÂU ) XÃ 0,25 1 0,5 0,5 0,5 0,25 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 9 - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Lịch sử thế giới (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc”? Câu 2 (3 điểm): Vì sao Mĩ phát động chiến tranh lạnh? Nêu những biểu hiện chính của cuộc chiến tranh lạnh (1947-1989) và hậu quả của nó? Phần II. Lịch sử Việt Nam (14 điểm) Câu 3 (6 điểm): Trình bày sự khác nhau về nghệ thuật chỉ đạo chống giặc ngoại xâm trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần. Những đóng góp của quân và dân châu Vị Long trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý? Câu 4 (5 điểm): Cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng? Câu 5 (3 điểm): Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX một số quan lại, sĩ phu Việt Nam lại đưa ra những đề nghị cải cách duy tân đất nước? Kết cục của những trào lưu trên? Hết Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: LỊCH SỬ Câu hỏi Nội dung Điểm 1 3 điểm Nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc”. Vì: 3 - Là thời cơ: Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học- kỹ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. 1,5 - Là thách thức: phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại…Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế- xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. 1,5 2 3 điểm Vì sao Mĩ phát động chiến tranh lạnh? Nêu những biểu hiện chính của cuộc chiến tranh lạnh (1947-1989) và hậu quả của nó? 3 Lý do Mĩ phát động Chiến tranh lạnh: - Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu vì: 0,25 - Ảnh hưởng của Liên xô và phong trào xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh khiến Mĩ lo ngại. 0,25 - Mĩ vươn lên thành một tư bản giàu có, mạnh vượt trội về mọi mặt so với các nước tư bản khác, nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử. Do đó, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới 0,25 - Tháng 3/1947, tổng thống Mĩ phát động chính thức cuộc chiến tranh lạnh chống Liên xô và các nước XHCN. 0,25 *Những biểu hiện: - Thông qua kế hoạch Mác san, nhằm khống chế chi phối các nước đồng minh. Thành lập các khối quân sự: NATO, SENTO, ANZUS... 0,5 - Tiến hành chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực, bao vây kinh tế, cô lập chính trị đối với Liên xô và các nước XHCN. 0,5 - Tiến hành xâm lược và can thiệp vũ trang vào nhiều nơi trên thế giới. 0,25 - Cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ phát động đã dẫn đế tình trạng đối đầu giữa hai khối NATO và VACSAVA, làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng. Sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội: TBCN và XHCN. 0,5 - Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, chi phí khổng lồ cho quân sự 0,25 3 6 điểm Trình bày sự khác nhau về nghệ thuật chỉ đạo chống giặc ngoại xâm trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần. 6 - Nghệ thuật chỉ đạo chống giặc ngoại xâm thời Lý: 2,75 + Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. 0,75 + Lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc mở cuộc tập kích lên đất Tống. Phá căn cứ hậu cần của quân giặc rồi chủ động rút về nước, lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. 0,75 + Đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta, làm nhụt ý chí quân giặc, giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định trên bờ sông Như Nguyệt vào năm 1077. 0,5 + Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”, đặt quan hệ hòa hiếu. 0,75 - Nghệ thuật chỉ đạo chống giặc ngoại xâm thời Trần: 2 + Vừa đánh vừa rút lui để tránh thế mạnh của giặc nhằm bảo toàn lực lượng: Với chiến thuật “Vườn không nhà trống” đợi quân giặc mệt mỏi mới tổ chức phản công... 0,75 + Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát thát”, truyền đi lời Hịch của Trần Hưng Đạo để nêu cao lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân đánh giặc giữ vững nền độc lập của đất nước... 0,75 + Dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù (Trận Bạch Đằng 1288) 0,5 Những đóng góp của quân và dân châu Vị Long trong cuộc kháng chiến chống Tống. 1,25 - Năm 1075 nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”. Tháng 10 năm 1075 Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân thủy bộ tấn công vào đất Tống. 0,5 - Cánh quân bộ do các tù trưởng chỉ huy các đội dân binh miền núi có binh mã châu Vị Long do tù trưởng Hà Di Khánh (thân phụ của thái phó Hà Hưng Tông) vượt biên giới đánh vào các đồn trại quân Tống ở biên giới, sau đó cùng đại quân tiến lên đánh thành Ung Châu. Cuộc tiến công thắng lợi. Thủ lĩnh họ Hà cùng đội binh mã châu Vị Long được vua ban thưởng lớn 0,5 - Di tích lịch sử ghi lại công lao đóng góp của quân và dân châu Vị Long trong đó có dòng họ Hà tại bia Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc – xã Yên Nguyên – Chiêm Hóa – Tuyên Quang 0,25 4 5 điểm Cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng? 5 Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp mới: - Giai cấp tư sản: có hai bộ phận: + Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng. 0,5 + Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến nhưng lập trường không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương. 0,5 - Tiểu tư sản thành thị: Số lượng tăng nhanh, cuộc sống bấp bênh nghèo khổ. Bộ phận Tiểu tư sản trí thức nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh, là lực lượng quan trọng của cách mạng. 0,75 - Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng (Trước chiến tranh khoảng 10 vạn người, năm 1929 khoảng 22 vạn người). 0,5 - Là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất, gắn bó mật thiết với nông dân, có tinh thần yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo Cách mạng Việt Nam 0,75 Công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Cách mạng vì: - Họ là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, lao động tập trung, có tinh thần kỉ luật cao. 0,5 - Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: 0,5 + Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất (3 tầng áp bức: thực dân, phong kiến, tư sản) 0,5 + Có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm tiếp thu trào lưu tư tưởng cách mạng vô sản. 0,5 5 3 điểm Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX một số quan lại, sĩ phu Việt Nam lại đưa ra những đề nghị cải cách duy tân đất nước? Kết cục của những trào lưu trên? 3 - Từ cuối thế kỷ XIX , đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và từng bước biến nước ta thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến... 0,5 - Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. 0,5 - Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu, từ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… đã đưa ra những đề nghị cải cách. 0,5 - Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam 0,5 Kết cục - Chưa đề cập đến giải quyết mâu thuẫn chủ yếu: Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. 0,25 - Triều đình Huế bảo thủ và bất lực nên những đề nghị cải cách không được chấp nhận, tuy vậy nó đã gây được một tiếng vang lớn trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, góp phần cho sự ra đời của phong trào duy tân mới ở Việt Nam sang đầu thế kỉ XX 0,75

File đính kèm:

  • docĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG - MÔN LỊCH SỬ 8, 9.doc