Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)

Câu 1(4,5điểm) : Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ?

Câu 2:(5 điểm)

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức? Giới cầm quyền Đức đã chọn giải pháp gì đề khắc phục? Biểu hiện?

Câu 3:( 5 điểm)

 Khái quát đôi nét về Đông Nam á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? Tại sao Xiêm là nước duy nhât trong khu vực không trở thành thuộc địa của CNĐQ?

Câu 4( 5,5 điểm): Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 ? Anh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với việt Nam ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 11 - NĂM HỌC 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề ra: Câu 1(4,5điểm) : Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ? Câu 2:(5 điểm) Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức? Giới cầm quyền Đức đã chọn giải pháp gì đề khắc phục? Biểu hiện? Câu 3:( 5 điểm) Khái quát đôi nét về Đông Nam á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? Tại sao Xiêm là nước duy nhât trong khu vực không trở thành thuộc địa của CNĐQ? Câu 4( 5,5 điểm): Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 ? Anh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với việt Nam ? Đáp án: câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? 4,5đ - Khái quát đôi nét về Duy tân minh trị ở Nhật bản. 1,0đ - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật dẫn đến sự ra đời các công ty độc quyền: Mít-xưi, Mit-su-bi-si, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. 1,0đ - Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh Nga – Nhật. 0,5 - Nhật tiến lên CNTB song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự è đế quốc phong kiến quân phiệt. 1,0đ - Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hóa. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao è 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản ra đời. 1,0đ 30 năm cuối XIX NB chuyển sang giai đoạn ĐQCN Câu 2 Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức? Giới cầm quyền Đức đã chọn giải pháp gì đề khắc phục? Biểu hiện? 4,5đ - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1923 đã giáng một đòn hết sức nặng nề đối với nền kinh tế Đức. Đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị – xã hội trầm trọng. 1,0đ - Về kinh tế: Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Hơn 5 triệu người bị thất nghiệp. Chính trị - xã hội khủng hoảng trầm trọng. 1,0đ - Xã hội: mâu thuẫn xã hội gay gắt đân đến phong trào đâu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra mạnh mẽ , quyết liệt. 0,5đ - Chính trị:Đảng Quốc xã của Hítle đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phát xít hóa bộ máy nhà nước. Được sự ủng hộ của giới đại tư bản và lợi dụng sự hợp tác bất thành giữa Đảng Cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ Đức, nền cộng hòa vai ma sup đổ 1,0đ - Ngày 30/1/1933, Hítle đã được đưa lên làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới của Đảng Quốc xã. Nước Đức bước vào một thời kỳ đen tối. 1,0đ Câu 3 Khái quát đôi nét về Đông Nam á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? Tại sao Xiêm là nước duy nhât trong khu vực không trở thành thuộc địa của CNĐQ? 5.0đ A, Khái quát về ĐNA: - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng đến thế kỷ XIX chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu và bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược. 0,5 - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á và hầu hết các nước đông nam á đều trở thành thuộc địa của CNĐQ ( trừ Xiêm) 0,5 B, Giải thích tại sao Xiêm không trở thành thuộc địa. - Giữa TK XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút lên ngôi từ 1851-1868), đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài. 0,5 - 1868: Ra-ma V (Chu-la-long-con lên ngôi từ 1868-1910) tiến hành cải cách đất nước 0,5 - Về kinh tế: + Nông nghiệp: Giảm nhẹ thuế ruộng, nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu 0,5 + Công nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, hiệu buôn, ngân hàng. 0,5 - Chính trị - xã hội: + Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có Hội đồng nhà nước (nghị viện) 0,5 + Xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động. - Quân đội, tòa án, trường học: theo khuôn mẫu phương Tây, phát triển theo hướng TBCN 0,5 - Ngoại giao: Mềm dẻo, lợi dụng vị trí “nước đệm” Cắt nhượng các vùng đất phụ cận (vốn là lãnh thổ của CPC, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. 0,5 * Tính chất và ý nghĩa: Là CMTS không triệt để, giúp Xiêm phát triển theo CNTB, giữ được độc lập trở 5 thành nước duy nhất ở ĐNA không trở thành thuộc địa của CNĐQ 0,5 Câu 4 Nêu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 ? Anh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với việt Nam ? 6.0đ * Nguyên nhân: - Sau CM tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính 0,5 - Lê-nin thông qua Luận cương tháng Tư và Đảng Bôn sê vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục chuyển từ CMDCTS sang CMXHCN (lật đổ chính phủ tư sản lâm thời). 0,5 - Từ tháng 4 đến tháng 10/1917, chủ trương đấu tranh hoà bình để tập hợp lực lượng – quần chúng đã tin theo Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga. 0,5 * Diễn biến: - Đầu 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. - Ngày 7/10/1917, Lê-nin về nước trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. 0,25 - Đêm 24/10/1917 (6/11) bắt đầu khởi nghĩa, chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô. 0,25 - Đêm 25/10/1917 (7/11) tấn công vào Cung điện Mùa Đông, bắt toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời (trừ Kê-ren-xki) –> khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát thắng lợi. =>Đầu 1918 cách mạng giành thắng lợi toàn nước Nga. 0,5 * Ý nghĩa lich sử: - Đối với nước Nga: Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân, NDLĐ, các dân tộc Nga. Làm thay đổi vận mệnh đất nước đưa GCCN, NDLĐ lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. 0,75 - Đối với thế giới: Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho phong trào cách mạng thế giới. Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại 0,75 * Ảnh hưởng của CMXHCN tháng Mười Nga 1917 đến Việt Nam: HS viết theo hiểu biết của mình nhưng phải đảm bảo các ý chính: + Thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới 0,5 + Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê Nin và tin theo Lê Nin và quyết định làm cách mạng như cách mạng tháng mười . 0,75 + Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê Nin và tin theo Lê Nin và quyết định làm cách mạng như cách mạng tháng mười . 0,75 . ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10 - NĂM HỌC 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề ra: Câu 1:(4,5điểm) Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh (1368-1644)? Vì sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc? Câu 2:(5.0 điểm) Thế nào là phát kiến địa lý? Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý Câu 3:(5.5 điểm) Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược Thanh năm 1788-1789. Câu 4( 5.0 điểm) Trình bày khái lược cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên, vì sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước? Đáp án: câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh (1368-1644)? Vì sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc? 4,5đ Các vua triều Minh đó thi hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất TBCN đó xuất hiện ở TQ, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. 0,5đ Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trờn quy mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ sản xuất”. 1,0đ Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung dân cư,sầm uất như Nam Kinh,Bắc Kinh 1,0đ Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng. Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ quý tộc vẫn gia tăng.Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình thức bao mua). 1,0đ Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được do bị kìm hãm bởi : Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế.Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến. như những chính sách thống trị lỗi thời, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến như : chính sách “áp bức dân tộc” , chính sách “bế quan toả cảng” 1,0đ Câu 2 Thế nào là phát kiến địa lý? Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý 5.0đ a. Phát kiến địa lý: - Là những cuộc hành trình tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới.. diễn ra chủ yếu ở thế kỉ XV – XVI. 1.0đ b. Nguyên nhân: - SX phát triển à nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao 0,5đ - Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập độc chiếm 0,5đ - KH – KT có nững bước tiến quan trọng: đóng tàu, sa bàn, hải đồ 0,5đ c. Hệ quả: - Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức, lần đầu tiên có hình ảnh chính xác về Trái Đất hình cầu. 1.0đ - Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất: Tìm ra những vùng đất mới, con đường mới, dân tộc mới. 0,5đ Thúc đẩy sự tan rã của QHPK,làm thay đổi phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn quan hệ sản xuất TBCN 0,5đ Nảy sinh cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ 0,5đ Câu 3 Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược Thanh năm 1788-1789. 5,5đ a. Nguyên nhân. Năm 1788 chính quyền Lê- Trịnh ở đàng ngoài bị nhà Tây sơn tiêu diệt, Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh,lấy cớ giúp nhà Lê chống lại nhà Tây Sơn Vua thanh cử Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân thanh sang xâm lược nước ta. 1,0đ Ngày 25.11.1788 quân thanh do Tôn Sĩ Nghị-tổng đốc Lưỡng Quảng chỉ huy, chia làm 4 cánh tiến vào Đại Việt. 0,5đ b. Diễn biến. Cuộc hành binh tiêu diệt 29 vạn quân thanh xâm lược do Nguyễn Huệ lãnh daaoj và chỉ huy. Theo kế sách của Ngô Thì Nhậm, quân Tây Sơn ở Bắc Hà(Ngô Văn Sở chỉ huy) tiến hành cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long về Tam Điệp-Biện sơn, để bảo toàn lực lượng và chờ quân chủ lực từ Phú Xuân ra, hội quân ở Tam Điệp. 1,0đ ngày 25.1.1789, quân Tây Sơn chia thành 5 đạo, hành quân thần tốc hướng về Thăng Long vượt sông Gián Khẩu (25.1); bức hàng đồn Hạ Hồi (28.1); tiêu diệt đồn Ngọc Hồi và dồn tàn quân Thanh vào Đầm Mực để diệt (30.1). 1,0đ Cùng ngày, một cánh quân khác (kì binh) tiến đánh Khương Thượng và Thăng Long. Bị thọc sâu bất ngờ, quân Thanh tan vỡ, Tôn Sĩ Nghị và lực lượng còn lại phải vượt sông Hồng bằng cầu phao. Trong cảnh rút lui hỗn độn, cầu phao bị đứt, một số lớn quân Thanh bị chết đuối 1,0đ c. Kết quả. Cuộc KCCT kết thúc thắng lợi bằng một cuộc hành binh thần tốc và một trận quyết chiến chiến lược táo bạo vào Thăng Long và ngoại vi. 1,0đ Câu 4 Trình bày khái lược cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên, vì sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước? 5.0đ *khái lược Trong vòng 30 năm từ 1/1258 đến cuối 4/1288 ba lần giắc Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta (1258, 1285 và 1287-1288) cả ba lần chúng đều bị quân dân Đại Việt đánh bại. 0,5đ Tiêu biểu trận Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng trên sông Bạch Đằng 1288,kết thúc dã tâm xâm lược của giặc Mông -Nguyên. 0,75đ *vì sao: Nhà Trần đã thi hành kế sách “ vườn không –nhà trống” chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận 1,5đ là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng 0,75 Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản 1,5đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_11_co_dap_an.doc
Giáo án liên quan