Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 4, Bài 4: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu

 - Từ sau nửa thế kỷ XIX, các nước đế quốc đã mở rộng và hoàn thành việc thống trị ở các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực, trừ Xiêm đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

 - Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước thuộc nói chung, các nước Đông nam Á nói riêng

 - Hiểu rõ trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ tay sai cho chủ nghĩa thực dân, thì giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành, từng bước vươn lên vũ đại đấu tranh giải phóng dân tộc

 2.Về kỷ năng:

 - Biết sử dung lược đồ Đông Nam Á, trình bày những sự kiện tiêu biểu

 - Rèn kỷ năng so sánh để chỉ ra những nét chung, riêng của phong trào trong khu vực Động Nam Á

 3.Về thái độ:

 - Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân thế giới

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 4, Bài 4: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4 Ngày soạn:29/ 09/2007 BÀI 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu - Từ sau nửa thế kỷ XIX, các nước đế quốc đã mở rộng và hoàn thành việc thống trị ở các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực, trừ Xiêm đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây - Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước thuộc nói chung, các nước Đông nam Á nói riêng - Hiểu rõ trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ tay sai cho chủ nghĩa thực dân, thì giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành, từng bước vươn lên vũ đại đấu tranh giải phóng dân tộc 2.Về kỷ năng: - Biết sử dung lược đồ Đông Nam Á, trình bày những sự kiện tiêu biểu - Rèn kỷ năng so sánh để chỉ ra những nét chung, riêng của phong trào trong khu vực Động Nam Á 3.Về thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân thế giới II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC: - Lược đồ Đông nam Á cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX - Các tài liệu liên quan đến bài dạy III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc vào thế cuối thế kỷ XIX. Rút ra nhận xét ? - Nêu kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ? 2.Giới thiệu bài mới: Cũng giống như Trung Quốc, đến cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành những nước thuộc địa hoặc phụ thuộc vào thực dân phương Tây. Nhân dân Đông Nam Á đã đấu tranh giành độc lập, song phong trào đấu tranh của các nước ĐNA đều thất bại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ĐNÁ, các dân tộc ĐNÁ đấu tranh ra sao, vì sao phong trào đấu tranh chưa giành độc lập. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức học sinh cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV treo lược đồ ĐNÁ cuối thế kỷ XIX đầu XX và nêu câu: Xác định vị trí các quốc gia ĐNÁ trên bản đồ và trình bày những nét chung về khu vực này ? - HS suy nghĩ, phát biểu, giáo viên nhấn mạnh + Là một khu vực khá rộng lớn,diện tích khoảng 4 triệu Km vuông, hiện nay gồm 11 nước, giàu tài nguyên thiên nhiên + Là một khu vực có lịch sử lâu đời + Có vị trí chiến lược quan trọng, được xem là “Ngã tư đường”, là hành lang cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á, Địa trung hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực này với thế giới đã được xác lập ngay thời cổ đại, chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, Aán Độ + Đến thế kỷ XVIII-XIX các quốc gia ĐNÁ đã bước vào giai đoạn suy yếu. Và đến cuối thế kỷ XIX các nước ĐNÁ lần lượt rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - GV chuyển ý nêu câu hỏi:Nguyên nhân Đông Nam Á bị xâm lược ? - HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhấn mạnh + Sau cách mạng công nghiệp nền kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh, các nước cần có thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi cung cấp nguyên liệu. + Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương tây Hoạt động 1:Làm việc cá nhân - GV yêu cầu học sinh dựa vào SGK lập bảng thống kê về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á theo mẫu + Tên nước + Thực dân xâm lược + Thời gian hoàn thành - Sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên treo bảng thống kê đã lập sẳn, yêu cầu HS theo dõi và điều chỉnh sai sót trong bảng thống kê cá nhân I. Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á * Nguyên nhân ĐNÁ bị xâm lược - Các nước tư bản cần thị trường,nguyên liệu Vì vậy đẩy mạnh xâm lược thuộc địa - ĐNÁ là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng. Từ giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng thực dân phương Tây mở rộng, hoàn thành việc xâm lược ĐNÁ * Quá trình thực dân xâm lược ĐNÁ Tên các nước ĐNÁ Thực dân xâm lược Thời gian hoàn thành xâm lược Inđônêsia Bồ Đào Nha Tây Ban nha Hà Lan - Thế kỷ XV-XVI thực dân TBN,BĐN đã có mặt ở đây - Giữa thế kỷ XIX HàLan hoàn thành xâm lược và thống trị Philippin Tây Ban Nha Mĩ - Giữa thế kỷ XVI TBN thống trị - Năm 1898 gây Mĩ chiến tranh với TBN, hắt cẳng TBN ra khỏi Philippin - Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh với Philippin, biến quần đảo này thành thuộc địa của Mỹ Miến Điện Anh - Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện Malaixia Anh - Đầu thế kỷ XIX Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh Việt nam-Lào-Campuchia Pháp - Cuối thế kỷ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương Xiêm Anh-Pháp tranh chấp - Xiêm vẫn giữ độc lập GV nêu câu hỏi:Trong khu vực ĐNÁ nước nào là thuộc địa sớm nhất? ĐNÁ chủ yếu là thuộc địa của thực dân nào? Có nước nào thoát khỏi thân phận thuộc địa không? - HS dựa vào nội dung vừa tiêp thu trả lời - GV chuyển ý, dẫn dắt sang bài mới: Chính sách xâm lược thống trị của chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của các nước, đời sống nhân dân khổ cực, họ đã vùng dậy đấu tranh Hoạt động 1: Làm việc tâp thể GV chia nhóm giao nhiêm vụ cho học sinh + Nhóm I:Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Inđônêsiachống hà lan ? + Nhóm II:Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Philippin ? +Nhóm III:Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia ? + Nhóm IV:Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Lào ? - Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên treo bảng tổng hợp, giảng về các phong trào đấu tranh của nhân các nước ĐNÁ II. Phong trào chống thực dân của nhân dân Đông Nam Á 1.Inđônêsia Thời gian Phong trào đấu tranh 1825-1830 1873-1909 1878-1907 1884-1886 1890 - Phong trào đấu tranh của nhân dân đào A-chê - Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xumatơra - Đấu tranh ở Ba Tắc - Đấu tranh ở Ca-li-man-ta - Khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo 2.Philippin Nội dung Xu hướng cải cách Xu hướng bạo động Lãnh đạo - Hôxê-Ridan - Bi-ô-pha-xi-ô Lực lượng tham gia - Trí thức yêu nước, địa chu,û tư sản tiến bộ, một số hộ nghèo - Nông dân, dân nghèo thành thị Hình thức đấu tranh - Đấu tranh ôn hoà - Khởi nghĩa vũ trang Chủ trương đấu tranh - Tuyên truyền khơi dậy ý thức dân tộc, đòi quyền bình đẳng với người TBN -Đấu tranh lật đỗ ách thống trị của Tây ban Nha Kết quả và ý nghĩa - Thất bại - Đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, chuẩn bị tư tường cho cao trào cách mạng sau đây - Giải phóng nhiều vùng đất đai, chia ruộng đất cho nông dân, thành lập nền cộng hoà 3.Campuchia: Tên phong trào Thời gian Địa bàn hoạt động Kết quả Khởi nghĩa Si-vô-tha 1861-1892 - Tấn công U-đong vàPhnôm Pênh Thất bại Khởi nghĩa A-cha-Xoa 1863-1866 - Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam Thất bại Khởi nghĩa Pu côm pô 1866-1897 - Lập căn cứ ở Tây Ninh, sau đó tấn công về Campuchia, kiểm soát Pa-man tấn công U-đong Thất bại 4.Lào Tên khởi nghĩa Thời gian Địa bàn hoạt động Kết quả Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc 1901-1903 - Xavanakhét, Đường 9, Biên giới Việt Lào Thất bại Khởi nghĩa ong kẹo và Com-ma-đam 1901-1937 - Cao nguyên Bô-lô-ven Thất bại Khởi nghĩa Châu-Pa-Chay 1918-1922 - Bắc lào, Tây bắc Việt Nam Thất bại GV làm rõ những : + Tính chất của cuộc cách mạng 8/1986 ở Philippin: là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Philippin trong cuộc đấu tranh giành độc lập + Phong trào đấu tranh của nhân dân lào, Campuchia cuối thế kỷ XIX đầu XX diễn ra liên tục sôi nổi, nhưng mang tính chất tự phát. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo là các sỹ phu yêu nước và nông dân Hoạt động 1: làm việc cá nhân - GV giới thiệu sơ lược về đất nước Xiêm: +Diện tích 514.000 km vuông, dân số chủ yếu là người Thái + Cuối thế kỷ XIX cũng như các quốc gia ĐNÁ, vương quốc xiêm đứng trước sự đe doạ, xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Pháp và Anh + Nhưng Xiêm đã thoát khỏi thân phận thuộc địa, vẫn giử được độc lập - GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào mà Xiêm thoát khỏi thân phận thuộc địa, vẫn giử được độc lập? - HS dựa vào kiến thức SGK trả lời, giáo viên nhận xét, nhấn mạnh: *Kinh tế: + Trong nông nghiêp: những chính sách của Vua Ra-ma V đã nâng cao năng suất lao lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu (1885 là 22,5 vạn, năm 1890 là 48 vạn tấn, năm 1895 là 46,5 vạn, năm 1900 là 50 vạn tấn + Công nghiêp: 1890 ở Băng cốc có 25 nhà máy xay xát, 4 nhà máy cưa, đường xe điện được xây dựng sớm nhất ở ĐNÁ *Chính trị: + Vua có quyền lực tối cao, nhưng bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước, đóng vai trò là cơ quan tư vấn + Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng *Quân đội + Được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại III. Xiêm giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Đứng trước sự đe doạ, xâm nhập của thực dân phương Tây, Vua Ra-ma IV chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập - Đến năm 1868 Rama V đã thực hiện nhiều chính sách cải cách *Kinh tế: + Giảm thuế ruộng, xoá bỏ chế độ lao dịch + Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng + Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm *Chính trị, quân sự, giáo dục: - Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây *Đối ngoại: - Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẽo 4. Sơ kết bài: a. Củng cố: - Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ĐNÁ là do ách thống trị, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ bùng nổ mạnh mẽ, nhưng đều thất bại, song tạo điều kiện cho giai đoạn sau b.Dặn dò:Học bài, đọc bài mới

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_4_bai_4_cac_nuoc_dong_nam_a_cuoi.doc
Giáo án liên quan