Câu 1: (3điểm)
Dựa vào atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh 2 trạm khí hậu Hà Nội và Sa Pa. Từ đó rút ra kết luận cần thiết.?
Câu 2: (2 điểm)
Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
1. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.?
2. Tại sao nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc ?
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2011- 2012 môn: Địa lý thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THỊ XÃ PHÚ THỌ N¨m häc 2011- 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
m«n: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (3điểm)
Dựa vào atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh 2 trạm khí hậu Hà Nội và Sa Pa. Từ đó rút ra kết luận cần thiết.?
Câu 2: (2 điểm)
Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.?
Tại sao nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc ?
Câu 3( 5điểm)
1. Nêu quan niệm về ngành công nghiệp trọng điểm. Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.?
2. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta.?
3. Tại sao nói ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là ngành công nghiệp trọng điểm.?
Câu 4( 5điểm)
Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:
1. Vùng Bắc Trung Bộ có những trung tâm kinh tế quan trọng nào? Nêu chức năng và các ngành công nghiệp chính của từng trung tâm ?
2. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 5( 5 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2002- 2006
Đơn vị: nghìn người
Năm
Tổng số
Chia ra
Nông- lâm- ngư nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
2002
39507,7
24455,8
6084,7
8967.2
2004
41586,3
24430,7
7216,5
9939,1
2005
42542,7
24351,5
7785,3
10405,9
2006
43436,1
24172,3
8296,9
10966,9
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2002-2006.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trong thời gian trên.
Chú ý: hs được sử dụng át lát địa lý Việt Nam xuất bản năm 2009
Họ tên thí sinh: ..Số báo danh:
Phòng GD – ĐT
THỊ XÃ PHÚ THỌ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2011 – 2012
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1
(3,0điểm)
So sánh 2 trạm khí hậu Hà Nội và Sa Pa.
Sử dụng Atlat trang 6, 7,9, 13.
1. khái quát vị trí, độ cao của 2 trạm:
Hà Nội thuộc MB và ĐBBB, ở vĩ độ khoảng 21oB, độ cao dưới 50m.
Sa Pa thuộc TB và BTB, ở vĩ độ khoảng 22o20'B, độ cao từ 1500m đến 2000m.
0,25
2. Giống nhau:
Cả 2 trạm cùng nằm trong miền khí hậu phía Bắc với đặc điểm có 1 mùa đông lạnh tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông rét, ẩm ướt; mùa hè nóng, mưa nhiều
0,25
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 (do trùng với chuyển động biểu kiến của Mặt Trời).
- Biên độ nhiệt độ năm khá cao so với trung bình cả nước (do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.
0,5
Chế độ mưa:
- Tổng lượng mưa trung bình năm lớn (do tác động của gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới...)
- Chế độ mưa phân mùa rõ rệt mưa vào mùa hạ (do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa)
0,5
3. Khác nhau
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm: Hà Nội 20-24oC, Sa Pa dưới 18oC.
Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ dưới 20oC, Sa Pa có 12 tháng nhiệt độ dưới 20OC.
Nhiệt độ trung bình tháng tháp nhất: Hà Nội khoảng 17OC, Sa Pa khoảng 10OC.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: Hà Nội khoảng 28OC, Sa Pa khoảng 18OC.
(Do Sa Pa nằm ở độ cao lớn vì thế nhiệt độ chịu tác động của quy luật đai cao)
0,75
Chế độ mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm và trung bình các tháng ở Sa Pa cao hơn Hà Nội:
Hà Nội lượng mưa trung bình năm từ 1600mm - 2000mm, Sa Pa từ 2400mm - 2800mm.
Hà Nội có tháng mưa cao nhất khoảng 320mm, Sa Pa tháng có lượng mưa cao nhất khoảng 500mm.
Tháng có lượng mưa thấp nhất: Hà Nội khoảng 15mm, Sa Pa khoảng 50mm.
(Do Sa Pa nằm ở độ cao lớn và đón gió)
0,75
Câu 2
2điểm
Việt Nam là nước có nhiều dân tộc
- Nước ta có 54 dân tộc khác nhau
- Dân tộc Việt(Kinh) chiếm 86,2% dân số
- Các dân tộc ít người chiểm 13,8% dân số cả nước ( nêu dẫn chứng dân số của một số dân tộc ít người)
2. Nhà nước chú ý đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc vì:
- Nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, vị trí quốc phòng quan trọng
0,75
0,5
- Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, kinh tế lạc hậu thiếu lao động có trình độ, đời sống các dân tộc vùng cao còn nhiều khó khăn
0,5
- vì vậỵ việc phát triển kinh tế các dân tộc ít người luôn được nhà nước quan tâm xóa bỏ cách biệt với vùng đồng bằng, củng cố an ninh quốc phòng
0,25
Câu 3
5điểm
1. Quan điểm ngành công nghiệp trọng điểm. kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm
- Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành :
- Có thế mạnh lâu dài
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Có tác động đến sự phát triển ngành kinh tế khác
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp
0,5
- Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta:
- CN khai thác nhiên liệu, CN điện, CN chế biến lương thực phẩm, CN dệt may.( ngành CN nặng đã giảm tải thí sinh không cần liệt kê)
0,5
2.Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, mía đường, cà phê, thuốc lá, rượu bia và một số sản phẩm khác.
0,5
- Chế biến sản phẩm chăn nuôi: sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt
0,5
- Chế biến thủy hải sản: nước mắm, tôm, cá, muối, và các sản phẩm
khác
0,5
3. Nói ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm vì:
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta ( 24,4%)
0,5
- Phát triển dựa trên nguồn nguyên tại chỗ phong phú : nguyên liệu từ ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản
0,5
- Nguồn lao động dồi dào, tay nghề ngày càng được nâng cao
0,25
- Thị trường trong nước lớn, thị trường ngoài nước ngày càng được mở rộng: châu Âu, châu Mĩ, Châu Phi
0,5
- Có chính sách ưu tiên nhà nước tạo điều kiện ngành pt
0,25
-Đóng góp nhiều cho mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn( 2006 xuất khẩu 4,6 triệu tấn gạo đạt 1,45 tỉ đô la)
0,25
`- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
0,25
Câu 4
5điểm
1. Những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, chức năng và ngành công nghiệp từng trung tâm:
- Thành phố Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc( ngành công nghiệp chính: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm)
0,5
-Thành phố Vinh: Là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp dịch vụ của vùng( ngành CN: cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm)
0,5
- Thành phố Huế: trung tâm du lịch lớn của vùng và cả nước (ngành CN: cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm)
2. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của Bắc Trung Bộ
* Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch phong phú
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp: Phong Nha- Kẻ Bàng( Quảng Bình), Pù Mát( Nghệ An), bãi tắm Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm.
0,5
+ Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên: Bến En, Pù Mát, Bạch Mã với nhiều loại động thực vật quý hiếm
0,5
Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Có các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử: Cố đô Huế, ngã ba Đồng Lộc, quê Bác, làng Đổ, địa đạo Vĩnh Mốc( Quảng Trị )
0,5
+ Các ngành nghề truyền thống: Mây tre đan, gốm Quảng Bình
0,5
+ Các lễ hội dân gian: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đền Bạch Mã( Nghệ An), lễ hội thả diều( Huế) và các lễ hội khác như festival Huế 2 năm tổ chức 1 lần.
0,5
+ Văn hóa dân gian: Hò ví dặm, nhã nhạc cung đình Huế
0,25
* Hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ cho du lịch của vùng được đầu tư nâng cấp và xây mới theo hướng hiện đại phù hợp với khách du lịch
0,25
* Lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo có chuyên môn
0,25
* Cơ chế chính sách: đảng và nhà nước có chính sách khuyến khích pt ngành dịch vụ trong đó có ngành du lịch
0,25
Câu 5
5 điểm
1. Vẽ biểu đồ
a. Xử lí số liệu
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta từ 2002-2006
Đơn vị : %
Năm
Tổng số
Chia ra
Nông -lâm- ngư- nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
2002
100
61,9
15,4
22,7
2004
100
58,7
17,4
23,9
2005
100
57,2
18,3
24,5
2006
100
55,7
19,1
25,2
b. Vẽ biểu đồ
- Vễ biểu đồ miền. Yêu cầu chính xác, đẹp, có bảng chú giải, tên biểu đồ, số liệu ở biểu đồ, khoảng cách năm
( nếu thiếu một trong các ý trên trừ 0,25điểm).
0,5
2,5
2. Nhận xét và giải thích
a. Nhận xét
- Cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành kinh tế 2002-2006 đang chuyển biến hướng:
+ Cơ cấu lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm 5,9%
+ Cơ cấu lao động khu vực công nghiệp- xây dựng tăng 3,7%
+ Cơ cấu lao động khu vực dich vụ tăng 3,5 %
1,0
- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên ở nước ta sự chuyển biến này còn chậm
0,5
b. Giải thích
Có sự chuyển biến là do tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ, dẫn tới sự chuyển dịch lao động các ngành.
0,5
File đính kèm:
- de thi hoc sinh gioi dia li 9.doc