Câu 1 (2,25 điểm)
a) Đặc điểm nào củ AND làm cho AND có tính đa dạng và đặc thù? Vì sao AND được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
b) Tại sao AND thường bền vững hơn nhiều so với tất cả ARN?
Câu 2 (2 điểm)
Vận dụng kiến thức về kiểu gen, môi trường và kiểu hình hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào?
Câu 3 (3,25 điểm)
Trong một giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma của một con châu chấu là 23.
- Con châu chấu này bị đột biến không? Nếu có thì là dạng đột biến nào?
- Xác định các loại giao tử được tạo ra từ con châu chấu đó?
(Cho biết châu chấu có bộ NST 2n = 24, cặp NST của châu chấu đực là OX, châu chấu cái là XX)
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2012 – 2013 môn: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư liệu số 4
Tên tư liệu: Đề thi học sinh giỏi
PHÒNG GD VÀ ĐT LÝ NHÂN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 150 phút)
ĐỀ I
Câu 1 (2,25 điểm)
a) Đặc điểm nào củ AND làm cho AND có tính đa dạng và đặc thù? Vì sao AND được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
b) Tại sao AND thường bền vững hơn nhiều so với tất cả ARN?
Câu 2 (2 điểm)
Vận dụng kiến thức về kiểu gen, môi trường và kiểu hình hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào?
Câu 3 (3,25 điểm)
Trong một giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma của một con châu chấu là 23.
- Con châu chấu này bị đột biến không? Nếu có thì là dạng đột biến nào?
- Xác định các loại giao tử được tạo ra từ con châu chấu đó?
(Cho biết châu chấu có bộ NST 2n = 24, cặp NST của châu chấu đực là OX, châu chấu cái là XX)
Câu 4 (1,25 điểm)
Trình bày những nội dung cơ bản trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Međen?
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Một loài lan rừng có giá trị kinh tế đang có nguy cơ tuyệt chủng. để bảo tồn nguồn gen của loài lan này và tạo số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn mà vẫn giữ được đặc tính của giống gốc, người ta sử dụng phương pháp công nghệ sinh học nào?
b) Công nghệ gen là gì? Trình bày các bước cơ bản ứng dụng kĩ thuật gen và công nghệ tế bào nhằm tạo giống cây trồng biến đổi gen?
Câu 6 (2,0 điểm)
Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? nêu hậu quả của đột biến gen? trong các dạng đột biến gen thì dạng nào dễ gặp nhất trong tự nhiên?
Câu 7 (4,0 điểm)
Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng, vỏ trơn, thân cao là trội hoàn toàn so với các tính trạng tương ứng hạt xanh, vỏ nhăn, thân thấp. cho biết các gen di truyền độc lập.
a) Cho 2 cây đậu chưa biết kiểu gen lai với nhau được thế hệ lai phân ly theo tỉ lệ 37,5 % cây hạt vàng, vỏ trơn: 37,5 cây hạt vàng vỏ nhăn: 12,5 cây hạt xanh, vỏ trơn: 12,5 cây hạt xanh, vỏ nhăn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai?
b) Không cần lập sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cây hạt vàng, vỏ trơn, thân cao và hạt vàng, vỏ nhăn, thân thấp được tạo ra khi lai hai cây đậu không thuần chủng cả 3 cặp tính trạng trên với nhau.
Câu 8 (3,0 điểm)
Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào đang bước vào giảm phân.
a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo. nhóm tế bào này đang ở kì nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu?
b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
c) Cho rắc các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như nhau.
File đính kèm:
- tulieu5.doc