Đề kiểm tra học kì II môn sinh học lớp 9 thời gian: 60 phút

Câu 1: Hiện tượng di truyền là:

 A. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu

 B. Sự sao chép lại các tính trạng của cơ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác

 C. Hiện tượng con cái giống hoàn toàn bố mẹ

 D. Hiện tượng bố mẹ truyền đạt cho con cái cơ sở vật chất di truyền

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn sinh học lớp 9 thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Mỏ Cày ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Trường THCS An Thới MÔN SINH HỌC LỚP 9 THỜI GIAN: 60 PHÚT Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng Câu 1: Hiện tượng di truyền là: A. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu B. Sự sao chép lại các tính trạng của cơ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác C. Hiện tượng con cái giống hoàn toàn bố mẹ D. Hiện tượng bố mẹ truyền đạt cho con cái cơ sở vật chất di truyền Câu 2: Hiện tượng biến dị là: A. Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết B. Hiện tượng sinh vật biến đổi dần dưới ảnh hưởng của môi trường sống C. Hiện tượng con xuất hiện những đặc điểm không có ở bố mẹ hoặc không biểu hiện những đặc điểm của bố mẹ D. Hiện tượng con sinh ra đều khác với bố mẹ hoàn toàn Câu 3: Vì sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 lại đồng tính ? A. Vì ở F1 tính trội át tính lặn B. Vì ở F1 gen trội át tính lặn C. Vì ở F1 chỉ có một kiểu gen di hợp duy nhất D. Vì trong kiểu gen ở F1, gen trội át hoàn toàn gen lặn Câu 4: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được : A. Toàn quả vàng B. Toàn quả đỏ C. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng D. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng Câu 5: Trong chu kì tế bào, NST tự nhân đôi ở: A. Kỳ trung gian B. Kỳ đầu C. Kỳ sau D. Kỳ cuối Câu 6: Trong chu kì tế bào, ký nào chiếm thời gian nhiều nhất: A. Kỳ trung gian B. Kỳ đầu C. Kỳ sau D. Kỳ cuối Câu 7: Ở loài giao phối, đảm bảo sự ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể là nhờ quá trình A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 8: Ở loài sinh sản vô tính hoặc sinh sản sinh dưỡng sự duy trì ổ định bộ NST qua các thế hệ tế bào, thế hệ cơ thể là nhờ quá trình A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Giảm phân và thụ tinh Câu 9: Một tế bào ruồi giấm (2n=8) đang ở kỳ sau của nguyên phân thì có bao nhiêu NST? A. 8 B. 64 C. 32 D. 16 Câu 10: Vị trí của NST đính vào sợi tơ vô sắc là: A. Crômatit B. Tâm động C. Eo thứ hai D. Nhân con Câu 11: Ở kì nào của quá trình phân bào, NST có hình dạng và kích thước đặc trưng ? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 12: Trong nguyên phân, NST bắt đầu co ngắn, đóng xoắn diễn ra ở A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 13:Trong nguyên phân, NST tập trung lại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành 1 hàng là A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 14: Trong nguyên phân, NST phân li về 2 cực tế bào ở: A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 15: Trong giảm phân II, Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở. A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 16: Một tế bào ruồi giấm (2n=8) đang ở kỳ sau của giảm phân II thì có bao nhiêu NST đơn ? A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 17: Ở kì giữa của giảm phân II, một tế bào sinh dục của người có bao nhiêu NST ? A. 23 NST đơn B. 23 Crômatit C. 46 NST kép D. 46 Crômatit Câu 18: Ở loài nào con đực mang cặp NST giới tính XX; còn con cái mang cặp NST giới tính XY ? A. Ruồi giấm, thú B. Chim, bướm C. Bọ xít, bọ rùa D. Châu chấu, rệp Câu 19: Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình A. Trước khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định B. Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định C. Trong khi thụ tinh D. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định Câu 20: Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là: A. mARN B. Prôtêin C. tARN D. ADN Câu 21: Cấu trúc mang và truyền đạt thông tin di truyền là: A. Prôtêin B. ADN C. mARN D. rARN Câu 22: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là A. Glucôzơ B.Axit amin C. Nuclêôtit D. Ăngxtơrông Câu 23: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là: A. Glucôzơ B.Axit amin C. Nuclêôtit D. Ăngxtơrông Câu 24: Đơn phân cấu tạo nên phân tử Prôtêin là: A. Glucôzơ B.Axit amin C. Nuclêôtit D. Ăngxtơrông Câu 25:Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây qui định? A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN B. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào C. Tỉ lệ ( A+T )/ ( G + X)trong phân tử ADN D. Cả B và C Câu 26: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là: A. A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G C. A liên kết với U, G liên kết với X D. A liên kết với X, G liên kết với T Câu 27: Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì nào? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì cuối Câu 28:Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở đâu? A. Tại trung thể B. Tại ribôxôm C. Chủ yếu trong nhân tế bào, tại NST D. Tại 1 số bào quan chứa ADN như ti thể, lạp thể Câu 29: Sự tổng hợp phân tử ARN xảy ra ở kì nào? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian Câu 30: Biến dị không di truyền được là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Thường biến Câu 31: Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng: A. Mất đoạn và lặp đoạn B. Lặp đoạn và đảo đoạn C. Mất đoạn và đảo đoạn D. Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn Câu 32: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 ở người sẽ gây bệnh A. Lao B. Ung thư máu C. Đao D. AIDS Câu 33: Ở người, tăng thêm 1 NST ở cặp NST 21 gây ra bệnh A. Ung thư máu B.Lao C. Đao D. AIDS Câu 34: Bộ NST của một loài là 2n = 20. Số lượng NST ở thể 3n kì là: A. 19 B. 21 C. 30 D. 38 Câu 35: Bệnh Tơcnơ ở nữ là do: A. Cặp NST giới tính có 3 X B. Cặp NST giới tính chỉ có 1X C. Cặp NST giới tính có XXY D. Cặp NST giới tính chỉ có OY Câu 36: Bệnh bạch tạng ở người là do: A. Đột biến gen lặn trên NST giới tính X B. Đột biến gen lặn trên NST giới tính Y C. Đột biến gen lặn trên NST thường D. Đột biến gen trội trên NST thường Câu 37: Chứng câm điếc bẩm sinh ở người là do: A. Tác động của môi trường B. Đột biến gen lặn trên NST thường C. Đột biến gen lặn trên NST giới tính X D. Đột biến gen lặn trên NST giới tính Y Câu 38: Nhiều dạng quái thai và dị tật bẩm sinh ở người là do: A. Đột biến gen trội B. Đột biến gen lặn C. Ảnh hưởng của môi trường D. Đột biến NST Câu 39: Nhân bản vô tính ở động vật là ứng dụng của A. Kĩ thuật gen B. Công nghệ tế bào C. Công nghệ gen D. Công nghệ sinh học Câu 40: Gây đột biến nhân tạo được áp dụng cho đối tượng: A. Vi sinh vật B. Thực vật và động vật bậc thấp C. Động vật bậc cao D. Cả A và B đúng ------------------------------------------------------ ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A A C B A A D A D B B A D D D C D B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B C C B A A A C D D D B C C B C B D B D

File đính kèm:

  • dockiem tra hk 2 hoa 9.doc