Câu 1 (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm) :
Anh, chị hãy trình bμy ngắn gọn hoμn cảnh ra đời vμ mục đích sáng tác
truyện ngắn Vi hμnh của Nguyễn ái Quốc.
Câu 2 (ĐH: 5 điểm; CĐ: 7 điểm) :
Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt
(Kim Lân).
Câu 3 (ĐH: 3 điểm). Thí sinh chỉ thi cao đẳng không lμm câu nμy.
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bμi Sóng của Xuân Quỳnh:
Con sóng d−ới lòng sâu
Con sóng trên mặt n−ớc
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngμy đêm không ngủ đ−ợc
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về ph−ơng bắc
Dẫu ng−ợc về ph−ơng nam
Nơi nμo em cũng nghĩ
H−ớng về anh - một ph−ơng.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi, đáp án và thang điểm kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002, môn Văn - Khối C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục vμ Đμo tạo kỳ thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2002
Đề chính thức Môn thi: Văn, khối C
(Thời gian lμm bμi: 180 phút)
---------------------------------------------------------------
Câu 1 (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm) :
Anh, chị hãy trình bμy ngắn gọn hoμn cảnh ra đời vμ mục đích sáng tác
truyện ngắn Vi hμnh của Nguyễn ái Quốc.
Câu 2 (ĐH: 5 điểm; CĐ: 7 điểm) :
Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt
(Kim Lân).
Câu 3 (ĐH: 3 điểm). Thí sinh chỉ thi cao đẳng không lμm câu nμy.
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bμi Sóng của Xuân Quỳnh:
Con sóng d−ới lòng sâu
Con sóng trên mặt n−ớc
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngμy đêm không ngủ đ−ợc
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về ph−ơng bắc
Dẫu ng−ợc về ph−ơng nam
Nơi nμo em cũng nghĩ
H−ớng về anh - một ph−ơng.
( Văn học 12, tập một, phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2002, tr. 229)
------------------ Hết ----------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ vμ tên thí sinh: ................................. Số báo danh:......................
1
Bộ Giáo dục vμ Đμo tạo kỳ thi tuyển sinh Đại học , cao đẳng năm 2002
---------------------------------
Đáp án vμ thang điểm đề thi chính thức
môn thi: Văn, khối C
Câu 1. Các ý cơ bản cần có:
1. Trình bμy ngắn gọn về hoμn cảnh ra đời của truyện "Vi hμnh":
a) Năm 1922, thực dân Pháp đ−a Khải Định sang "mẫu quốc" nhân cuộc Đấu
xảo thuộc địa tổ chức tại Mác xây. Mục đích của bọn thực dân lμ vừa vuốt ve Khải
Định, vừa lừa gạt dân Pháp khiến họ tin rằng sự "bảo hộ" của n−ớc Pháp đ−ợc dân
Việt Nam hoan nghênh. Khi sang Pháp, Khải Định đã phô bμy tất cả sự ngu dốt, lố
lăng của một tên vua bù nhìn vô dụng khiến cho những ng−ời Việt Nam yêu n−ớc hết
sức bất bình.
b) Thời gian nμy Nguyễn ái Quốc đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Ng−ời đã
viết nhiều tác phẩm đánh vμo chuyến đi nhục nhã của Khải Định nh− Con rồng tre,
Sở thích đặc biệt, Lời than vãn của bμ Tr−ng Trắc... "Vi hμnh" lμ tác phẩm cuối cùng
nằm trong loạt tác phẩm đó, đ−ợc đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp
vμo đầu năm 1923.
2. Nêu mục đích sáng tác truyện "Vi hμnh":
a) "Vi hμnh" chủ yếu vạch trần bộ mặt xấu xa của Khải Định - một tên vua bán
n−ớc có nhân cách tồi tệ.
b) "Vi hμnh" cũng đả kích mạnh mẽ bọn thực dân Pháp với các chính sách
"khai hoá" thâm độc vμ hμnh động vi phạm nhân quyền trắng trợn của chúng (cho lũ
mật thám th−ờng xuyên theo dõi Nguyễn ái Quốc cùng những ng−ời Việt Nam yêu
n−ớc khác trên đất Pháp, đặc biệt lμ vμo thời điểm diễn ra sự kiện nói trên).
Thang điểm:
ĐH: 2,0 điểm, trong đó: CĐ: 3,0 điểm, trong đó:
ý 1: 1,25. ý 1: 2,0.
ý 2 : 0,75. ý 2: 1,0.
Câu 2. Các ý cơ bản cần có:
1. Giới thiệu ngắn về tác giả, tác phẩm:
- Vợ nhặt lμ một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân vμ của văn
học Việt Nam sau 1945. Truyện đ−ợc in trong tập Con chó xấu xí (1962).
- Vợ nhặt có giá trị hiện thực vμ giá trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống
"nhặt vợ" ngồ ngộ mμ đầy th−ơng tâm, tác giả đã cho ta thấy đ−ợc nhiều điều về cuộc
2
sống tối tăm của những ng−ời lao động trong nạn đói 1945 cũng nh− khát vọng sống
mãnh liệt vμ ý thức về nhân phẩm rất cao của họ.
2. Giải thích khái niệm:
Giá trị nhân đạo lμ một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính,
đ−ợc tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con ng−ời, sự nâng niu,
trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con ng−ời vμ lòng tin vμo khả năng v−ơn dậy
của nó.
3. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính:
a) Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, th−ơng cảm đối với cuộc sống bi đát của ng−ời
dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tμy trời của bọn thực dân, phát xít đối
với nhân dân ta (điểm qua các chi tiết miêu tả xóm ngụ c− trong nạn đói: những xác
ng−ời còng queo, tiếng quạ gμo thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác chết gây
gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ, những nỗi lo âu...).
b) Tác phẩm đi sâu khám phá vμ nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc,
khát vọng sống của con ng−ời. Cần lμm rõ:
- Những khao khát hạnh phúc của Trμng (cái "tặc l−ỡi" có phần liều lĩnh, cảm
giác mới mẻ "mơn man khắp da thịt", những sắc thái khác nhau của tiếng c−ời, sự
"tiêu hoang" (mua hai hμo dầu thắp), cảm giác êm ái lửng lơ sau đêm tân hôn...).
- ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật "vợ nhặt" (chấp nhận
"theo không" Trμng, bỏ qua ý thức về danh dự).
- ý thức vun đắp cho cuộc sống ở các nhân vật (bμ cụ Tứ bμn về việc đan phên
ngăn phòng, việc nuôi gμ; mẹ chồng, nμng dâu thu dọn cửa nhμ quang quẻ...).
- Niềm hy vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật (hình ảnh lá cờ đỏ vấn
v−ơng trong tâm trí Trμng...).
c) Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vμo phẩm giá, vμo lòng nhân hậu của
con ng−ời. Cần lμm rõ:
- Cái đẹp tiềm ẩn của Trμng: sự thông cảm, lòng th−ơng ng−ời, sự hμo phóng,
chu đáo (đãi ng−ời đμn bμ bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con, cùng chị
đánh một bữa thật no nê), tình nghĩa vμ thái độ trách nhiệm...
- Sự biến đổi của ng−ời "vợ nhặt" sau khi theo Trμng về nhμ: vẻ chao chát,
chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vμo đó lμ sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong
việc lμm, sự ý tứ trong cách c− xử...
- Tấm lòng nhân hậu của bμ cụ Tứ: th−ơng con rất mực, cảm thông với tình
cảnh của nμng dâu, trăn trở về bổn phận lμm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa
cảnh sống thê thảm....
4. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm:
Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm nμy lμ niềm tin t−ởng sâu
sắc vμo con ng−ời lao động, vμo bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ.
Tình cảm nhân đạo ở đây rõ rμng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo đ−ợc thể
hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực tr−ớc cách mạng.
3
Thang điểm:
ĐH: 5,0 điểm, trong đó: CĐ: 7,0 điểm, trong đó:
ý 1: 0,5. ý 1: 0,75.
ý 2: 0,25. ý 2: 0,25.
ý 3 a: 0,5. ý 3 a: 0,5.
ý 3 b: 1,5. ý 3 b: 2,5.
ý 3 c: 1,75. ý 3 c: 2,5.
ý 4: 0,5. ý 4: 0,5.
Câu 3. Các ý cơ bản cần có:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm vμ vị trí đoạn trích:
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) lμ một trong những g−ơng mặt nổi bật của thế hệ
nhμ thơ tr−ởng thμnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc.
- Sóng lμ bμi thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở, khát
khao đ−ợc yêu th−ơng gắn bó. Bμi thơ đ−ợc in ở tập Hoa dọc chiến hμo (1968).
- Đoạn thơ trích nằm ở phần giữa của bμi thơ. Có thể xem đó lμ đoạn tiêu biểu
của tác phẩm. Giống nh− toμn bμi, ở đoạn thơ nμy, hai hình t−ợng sóng vμ em luôn tồn
tại đan cμi, khắc họa rõ nét nỗi nhớ, sự thủy chung tha thiết của nhμ thơ. Mỗi trạng
thái tâm hồn của ng−ời phụ nữ đều có thể tìm thấy sự t−ơng đồng với một đặc điểm
nμo đó của sóng.
2. Bình giảng 6 câu đầu:
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: lòng sâu - mặt n−ớc, ngμy - đêm.
- Nỗi nhớ th−ờng trực, không chỉ tồn tại khi thức mμ cả khi ngủ, len lỏi cả vμo
trong giấc mơ, trong tiềm thức (Cả trong mơ còn thức).
- Cách nói có c−ờng điệu nh−ng đúng vμ chân thμnh biểu hiện nỗi nhớ của một
tình yêu mãnh liệt (Ngμy đêm không ngủ đ−ợc).
- M−ợn hình t−ợng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn ch−a đủ, ch−a thoả, nhμ thơ trực
tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).
3. Bình giảng 4 câu tiếp theo:
- Khẳng định lòng chung thủy: dù ở ph−ơng nμo, nơi nμo cũng chỉ h−ớng về
anh - một ph−ơng.
- Trong cái mênh mông của đất trời, đã có ph−ơng bắc, ph−ơng nam thì cũng có
ph−ơng anh. Đây chính lμ "ph−ơng tâm trạng", "ph−ơng" của ng−ời phụ nữ đang yêu
say đắm, thiết tha.
4. Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của cả đoạn thơ:
- Thể thơ 5 chữ đ−ợc dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp
lòng của thi sĩ.
4
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nμn, say
đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), d−ới lòng sâu -
trên mặt n−ớc, dẫu xuôi - dẫu ng−ợc...
5. Kết luận chung:
- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những trạng
thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt của một ng−ời phụ nữ đang yêu.
- Từ đoạn thơ, có thể nói tới tâm hồn của ng−ời phụ nữ Việt Nam trong tình
yêu: táo bạo, mạnh mẽ nh−ng vẫn giữ đ−ợc nét truyền thống tốt đẹp (sự thuỷ chung,
gắn bó).
Thang điểm:
3,0 điểm, trong đó:
ý 1: 0,75.
ý 2: 1,0.
ý 3: 0,5.
ý 4: 0,5.
ý 5: 0,25.
Ghi chú:
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh không những nói đủ ý cần thiết mμ
còn diễn đạt l−u loát, đúng văn phạm vμ viết không sai chính tả.
- Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không hoμn toμn giống nh− đáp án,
miễn lμ phải đảm bảo đ−ợc một logic nhất định. Khuyến khích những kiến giải riêng,
thực sự có ý nghĩa về vấn đề.
File đính kèm:
- khoi C 2002.doc