Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở vòng một năm học 2007-2008 môn Ngữ văn thành phố Bắc Giang

Câu 1: ( 1 điểm):

 Thế nào là đề tài và chủ đề trong một tác phẩm văn học? Chỉ rõ đề tài và chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc ( Ngữ văn 8- Tập một)

Câu 2 ( 2 điểm): Để chuẩn bị tốt cho việc dạy một văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, đồng chí đã dựa vào những căn cứ nào?

 Theo đó, đồng chí hãy áp dụng định hướng thiết kế để dạy văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh ( Ngữ văn 7- Tập hai)

Câu 3: ( 1 điểm):

 Cảnh chia tay giữa người quốc sắc, kẻ thiên tài trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy được thi hào Nguyễn Du viết:

.Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

 Hãy phân tích hai câu thơ trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở vòng một năm học 2007-2008 môn Ngữ văn thành phố Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục ĐàO TạO đề thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở Vòng một Thành phố Bắc giang Năm học 2007-2008 Môn Ngữ văn Ngày thi: 20/ 2/07 Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1: ( 1 điểm): Thế nào là đề tài và chủ đề trong một tác phẩm văn học? Chỉ rõ đề tài và chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc ( Ngữ văn 8- Tập một) Câu 2 ( 2 điểm): Để chuẩn bị tốt cho việc dạy một văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, đồng chí đã dựa vào những căn cứ nào? Theo đó, đồng chí hãy áp dụng định hướng thiết kế để dạy văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh ( Ngữ văn 7- Tập hai) Câu 3: ( 1 điểm): Cảnh chia tay giữa người quốc sắc, kẻ thiên tài trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy được thi hào Nguyễn Du viết: ...Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha... (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) Hãy phân tích hai câu thơ trên. Câu 4 ( 6 điểm): Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi có khẳng định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn gửi... Đồng chí hiểu lời nhận xét trên như thế nào? Hãy chọn một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở để làm sáng tỏ lời nhận xét trên ./. ............................Hết................................. Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi ,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lich sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc , vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở địa phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản suất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên góp đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giữ kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 NXB Sự thật, Hà Nội, 1986) (*) Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Tên bài do người soạn sách đặt. phòng giáo dục thành phố đáp án chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp cs Bắc Giang môn ngữ văn Thcs Câu 1 ( 1 điểm): *Đề tài là tài liệu mà cuộc sống cung cấp cho nhà văn, nó bao gồm người, việc cảnh trong cuộc sống. ( 0, 25 điểm) Chủ đề là vấn đề mà nhà văn nhận thức được từ đề tài trong cuộc sống, nêu lên thành vấn đề chủ yếu và tìm cách giải quyết trong tác phẩm theo cách nhìn nhận riêng của mình ( 0, 25 điểm) * Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc: viết về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. ( 0, 25 điểm) Chủ đề của trưyện ngắn Lão Hạc: Phản ánh hiện thực về nông thôn Việt Nam, số phận và phẩm chất người nông dân trước cách mạng tháng Tám, qua đó thể hiện thái độ nhân đạo thống thiết của Nam Cao. ( 0, 25 điểm) Câu 2 ( 2 điểm): * Những căn cứ để soạn giảng một văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS là dựa vào đặc trưng của văn bản nghị luận:( 1 điểm) Đề tài, chủ đề nghị luận ( vấn đề nghị luận) Đối tượng và phạm vi nghị luận Hướng khai thác văn bản Cấu trúc văn bản Hệ thống luận điểm, luận cứ Phép lập luận Nghệ thuật lập luận * Định hướng thiết kế để dạy văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: ( 1 điểm) - Đề tài ( vấn đề): bàn về truyền thống yêu nước của nhân dân ta - Đối tượng, phạm vi: cán bộ , đảng viên - Hướng khai thác: bổ ngang theo từng đoạn văn bản - Câu trúc văn bản: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài - Hệ thống luận điểm, luận cứ: + Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước thể hiện trong lịch sử ( ngày xưa) + Luận điểm 2: Tinh thần yêu nước thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp (ngày nay) - Phép lập luận: chứng minh - Nghệ thuật lập luận: liệt kê dẫn chứng, đoạn văn diễn dịch; DC tiêu biểu, chọn lọc được sắp xếp hợp lí; giọng văn có sự kết hợp giữa nghị luận, biểu cảm... Câu 3 ( 1 điểm) Từ việc hiểu xuất xứ để Nguyễn Du khắc hoạ được hai câu thơ,giáo viên cảm nhận,phân tích làm sáng tỏ: Bức tranh thuỷ mặc-chứng minh cho một mối tình đẹp đang nẩy nở: -Thông qua nghệ thuật miêu tả: hình ảnh ẩn dụ “ tơ liễu”,từ láy “thướt tha”làm cho ngoại cảnh hoà nhập với tâm cảnh. Đặc biệt hai câu thơ lục bát viết theo cấu trúc “bình đối” không gian hai chiều: dưới cầu, bên cầu, trong veo. tơ liễu, thướt tha... tả ít mà gợi nhiều. (0,5 điểm) -Cảnh vật thanh tao, sống động ấp ủ hồn người. Ngoại cảnh như đang xao xuyến, rung rinh trước nỗi niềm bâng khuâng,mang mác của lứa đôi : một tình yêu đẹp mới chớm nở trong lòng “người quốc sắc, kẻ thiên tài ”. (0,5 điểm) Câu 4 ( 6 điểm): I. Mở bài: ( 0,75 điểm) - Dần dát vấn đề - Nêu vấn đề và phạm vi chứng minh II. Thân bài( 4,5 điểm): * Yêu cầu chung: Bài viết cần đảm bảo bố cục ba phần với các ý chính sau: Giải thích ( 0,5 điểm) - Nói tác phẩm nghệ thuậtnào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại nghĩa là tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tế cuộc sống. Đó trước hết là sự phản ánh khách quan. Nhưng nhà văn không phải là người thợ chụp ảnh đơn thuần là sao chép mà qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật còn thể hiện những điều mới mẻ. - Điều mới mẻ ấy là tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Vì thế, tác phẩm nghệ thuật nào cũng mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Nhận xét này muốn nói tới nội dung phản ánh và nội dung thể hiện của văn nghệ. 2. Chứng minh:( 4 điểm): a. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng mang nội dung phản ánh thực tế cuộc sống, con người. Những vật liệu mà tác giả mượn ở thực tại trong tác phẩm...là thiên nhiên và thực tế xã hội, con người .( 2 điểm) * Thiên nhiên trong ...( chọn vài DC phân tích) * Xã hội ,cuộc sống...( DC) * Số phận con người ( DC số phận của nhân vật...) b. Qua thực tại đó, tác phẩm thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả ( 2 điểm) * Tư tưởng..., bài học luân lí về ...của con người ( DC) * Tình cảm yêu mến ngợi ca trân trọng, cảm thông ...( DC ) * Căm ghét ...( DC) * ước mơ...( DC) III. Kết bài ( 0,75 điểm): - Khẳng định giá trị nội dung của tác phẩm...để chứng tỏ tác giả không những lựa chọn những vật liệu thực tế phù hợp mà còn nói được nhiều điều mới mẻ... - Khẳng định giá trị, sức sống của tác phẩm cũng như những tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn. Lưu ý: * Yêu cầu về kĩ năng: Bài viết đảm bảo bố cục bài, phần, sắp xếp các ý mạch lạc, chặt chẽ ; DC phong phú, chính xác, cụ thể, toàn diện có chú ý chọn lọc bình sâu; hiểu biết đầy đủ về vấn đề, lí lẽ xác đáng; văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. * Hình thức: không mắc lỗi chữ viết, chính tả. * Cho điểm theo từng phần, từng ý. Điểm toàn bài là điểm chung các phần cộng lại.

File đính kèm:

  • docDE THI GV GIOI THANH PHO BAC GIANG.doc