Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện vòng 1. năm học : 2006 - 2007

Câu 1: ( 2,0 điểm )

 Đồng chí hãy cho biết 10 kinh nghiệm vấn đáp quan trọng nhất khi giảng dạy và kiểm tra môn hóa học ở bậc THCS.

Câu 2: ( 3,0 điểm )

 Đồng chí hãy cho biết các nhận định sau, nhận định nào là đúng , sai . Giải thích ngắn gọn và lấy ví dụ chứng minh điều giải thích đó.

 1. Chất nguyên chất có những tính chất nhất định, không đổi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện vòng 1. năm học : 2006 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - đt huyện quế võ Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện vòng 1. Năm học : 2006 - 2007. Môn thi: Hoá Học THCS. (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề bài Câu 1: ( 2,0 điểm ) Đồng chí hãy cho biết 10 kinh nghiệm vấn đáp quan trọng nhất khi giảng dạy và kiểm tra môn hóa học ở bậc THCS. Câu 2: ( 3,0 điểm ) Đồng chí hãy cho biết các nhận định sau, nhận định nào là đúng R, sai Q. Giải thích ngắn gọn và lấy ví dụ chứng minh điều giải thích đó. * 1. Chất nguyên chất có những tính chất nhất định, không đổi. * 2. Amoni Hiđroxit NH4OH là một kiềm rất yếu. Vì nó rất kém bền, rất dễ phân hủy. * 3. Fructozơ CH2OH-(CHOH)3-CO-CH2OH không tham gia phản ứng tráng gương. Vì trong phân tử của nó không có nhóm anđehit - CHO. * 4. Nhôm là một kim loại lưỡng tính vì nó vừa phản ứng được với kiềm, vừa phản ứng được với axit. * 5. Trong các axit vô cơ thì chỉ có axit chứa O mới tạo thành từ 3 nguyên tố hoá học. * 6. Có thể làm khô khí H2 ẩm bằng H2SO4 đặc, vì H2SO4 đặc hút ẩm rất mạnh. * 7.Mọi Gluxit đều có thể coi là Cacbon Hiđrat: Cn(H2O)2n VD: C6H12O6, C12H22O11, (C6H10O5)n.... * 8.Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có 2 nguyên tố hoá học là C và H, có thể có một số nguyên tố khác như O, N, Cl .... * 9. Este của axit cacboxilic với rượu (R-COO)nR’m có thể tham gia phản ứng tráng gương. * 10. Không phải bất kỳ hợp kim nào cũng bị ăn mòn nhanh hơn kim loại nguyên chất. Câu 3: ( 2,5 điểm ) Cho 20,88 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Cu tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại có một kim loại B không tan. Đem lượng kim loại B không tan này đốt cháy hết trong không khí thấy tạo thành 4,64 gam một Oxit. 1.Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 2.Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. 3.Lấy dung dịch thu được sau phản ứng, cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, rửa sạch rồi nung trong bình kín không có không khí tới khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp hai Oxit. Tính m. Câu 4: ( 2,5 điểm ) 1.CTPTĐGN của Hiđrôcacbon X là(CH)x. Hãy biện luận để tìm CTPT và viết CTCT của X biết rằng: 1 mol X phản ứng vừa hết với 4 mol H2 (Ni. t0) hoặc vừa hết với 1 mol Br2 trong dung dịch. 2.Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm: CH4, CnH2n ( trong đó CH4 chiếm dưới 50%V ) rồi cho sản phẩm thu được vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra 98,5 gam kết tủa. a.Tìm CTCT của CnH2n. b.Tính %V của mỗi khí trong hỗn hợp. ----------------------------------------- Cho: H = 1, O = 16, C = 12, Mg = 24, Al = 27, Fe = 56, Cu = 64, Ba = 137. Phòng GD - đt huyện quế võ Đáp án thi giáo viên giỏi cấp huyện vòng 1. Năm học : 2006 - 2007. Môn thi: Hoá Học THCS. Đáp án Biểu điểm Câu 1: ( 2,0 điểm ). 10 kinh nghiệm vấn đáp quan trong nhất khi giảng dạy và kiểm tra môn hoá học ở bậc trung học cơ sở là: 1-Câu hỏi phải đảm bảo đúng theo quy luật của quá trình nhận thức từ thực tế khách quan “thí nghiệm hoá học” đến tư duy trừu tượng “nhận xét, đánh giá khả năng phản ứng hoá học của chất”. Do hoá học là một bộ môn khoa học thực nghiệm nên đây là vấn đề quan trọng nhất, các tiết dạy hoá học phần lớn đều phải có thí nghiệm hoá học và thí nghiệm phải có hiện tượng quan sát được rõ ràng. 2-Câu hỏi phải có tính phức tạp dần, từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp, từ đơn lẻ đến khái quát... 3-Câu hỏi phải đảm bảo sự liên hệ mật thiết giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đặc biệt giữa kiến thức cũ với kiến thức đang học, câu hỏi phải khai thác được kiến thức cũ của học sinh để phục vụ cho việc xây dựng kiến thức mới. 4-Câu hỏi sau phải có sự kế thừa câu hỏi trước để nâng dần tư duy của học sinh từ mức độ này tới mức độ khác cao hơn. 5-Nhất thiết các câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, chính xác về ngôn ngữ, câu từ, thuật ngữ hoá học, mỗi câu hỏi chỉ có một nghĩa xác định, phải cho học sinh biết rõ giáo viên đang hỏi gì. Tránh học sinh hiểu sai và trả lời chệch ý của câu hỏi. 6-Không bao giờ được cắt ngang câu trả lời của học sinh nhất thiết phải cho học sinh trả lời hết mới được nhận xét, đánh giá. Có vậy học sinh mới biết là mình sai ở lỗi nào mà tìm cách khắc phục và sửa chữa. 7-Phải biết phối hợp thành thạo và phù hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh: vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, giải bài tập định tính, định lượng... Không kiểm tra mãi theo một phương pháp sẽ tạo nên sự nhàm chán của học sinh, học sinh không suy nghĩ tích cực. 8-Trong kiểm tra bài cũ, xây dựng kiến thức mới phải chú ý tới nhiều loại đối tượng học sinh, câu hỏi đặt ra phải đảm bảo phải phân loại được học sinh, phù hợp với nhiều loại đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. 9-Việc ra đề kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc ra đề kiểm tra mà bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn là: 6 -7 điểm dành cho học sinh trung bình, 2-3 điểm dành cho học sinh khá và 1- 2 điểm dành cho học sinh giỏi ( trong đó 3-4 điểm dành cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 6-7 điểm dành cho bài tập tự luận). 10-Tất cả các câu trả lời miệng giáo viên đều phải nhận xét rõ ràng chỉ ra điểm đúng, điểm sai, các bài kiểm tra 15’, 1 tiết, định kỳ... đều phải chữa, trả bài và nhận xét bài làm của một số bài tiêu biểu ( những bài có điểm cao và những bài có điểm thấp). -Trình bày đúng mỗi nguyên tắc cho 0,2 điểm x 10 = 2,0 điểm Câu 2: ( 3,0 điểm) 1. R Đúng vì mỗi chất “nguyên chất” đều có nhiều tính chất xác định không đổi. 2. Q Sai vì NH4OH tan hoàn toàn trong nước, muối của nó cũng dễ tan trong nước. Sự phân huỷ không liên quan gì tới độ mạnh hay yếu của bazơ mà để đánh giá độ mạnh yếu của bazơ người ta căn cứ vào khả năng nhận Proton H+ của nó, NH4OH nhận H+ rất tốt. 3. Q Sai vì trong dung dịch Fructozơ ít tồn tại ở dạng mạch thẳng (1%), nó chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng, lúc này nhờ hiện tượng hỗ biến phân tử của nó lại chứa nhóm -CHO và có thể tham gia phản ứng tráng gương. 4. Q Sai vì không có kim loại nào là lưỡng tính, mà phải nói nhôm là một kim loại có oxit lưỡng tính. 5. Q Sai vì axit không có O cũng có thể chứa tới 3, 4 nguyên tố ví dụ: HCN, HSCN, axit có O cũng có thể chứa nhiều hơn 3 nguyên tố ví dụ: HOCN, HCNO... 6. Q Sai vì H2 là chất khử khi gặp H2SO4 đặc là chất ôxi hoá mạnh thì xảy ra phản ứng ôxi hoá - khử : H2 + H2SO4 đ SO2 + 2 H2O. H2 không thể làm khô được bằng H2SO4 đặc. 7. Q Sai vì có các gluxit không có tính chất hoá học của hợp chất hiđrat. 8. Q Sai Vì một số chất hữu cơ không chứa H ví dụ: CCl4, AgCºCAg, ( -CF2-CF2-)n 9. R Đúng vì Este của axit foocmic HCOOR’ có thể tham gia phản ứng tráng gương, lúc này phân tử của nó có chứa nhóm anđehit -CHO. 10. R Đúng vì hợp kim inox (Fe, Mg...) bị ăn mòn chậm hơn Fe, Mg nguyên chất. -Chỉ ra được mỗi câu đúng, sai cho: 0,15.10 = 1,5 điểm. -Giải thích đúng và có ví dụ cho 0,15.10 = 1,5 điểm. Câu 3: (2,5 điểm). 1,2. Gọi số mol của Fe3O4, và Cu lần lượt là x, y (mol) ta có: mhh = 232.x + 64.y = 20,88 (gam) (I) Các phương trình phản ứng xảy ra: Fe3O4 + 8 HCl FeCl2 + 2 FeCl3 + 4 H2O (1). (mol) x 8x x 2x Cu + 2 FeCl3 2 FeCl2 + CuCl2 (2). (mol) x 2x 2x x Số mol của Cu dư là: nCu = y – x (mol). Phản ứng đốt cháy Cu dư: 2 Cu + O2 2 CuO. (3) (mol) y-x y-x Theo bài ra ta có: nCuO = y – x = = 0,058 (mol) (II) Giải hệ phương trình (I), (II) ta được x = 0,058 (mol) và y = 0,116 (mol). Vậy khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là: ắ mCu = 64.0,116 = 7,424 (gam) và mFeO= 0,058.232 = 13,456 (gam) ắ %mCu =.100% = 35,56% và % mFeO= 100% - 35,56% = 64,44%. -Số mol HCl đã dùng là: nHCl = 8.x = 8.0,058 = 0,464 (mol). -Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là: mddHCl = = 169,36 (gam) 3. Dung dịch sau phản ứng có: nFeCl= x + 2x = 3x = 3.0,058 = 0,174 (mol), nCuCl= x = 0,058 (mol) Các phương trình phản ứng xảy ra: FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2¯ + 2NaCl. (4). (mol) 0,174 0,174 CuCl2 + 2 NaOH Cu(OH)2¯ + 2 NaCl. (5). (mol) 0,058 0,058 Nung các kết tủa trong bình kín không có không khí: Fe(OH)2 FeO + H2O (6). (mol) 0,174 0,174 Cu(OH)2 CuO + H2O (7) (mol) 0,058 0,058. Khối lượng chất rắn thu được là: mhh = mFeO + mCuO = 72.0,174 + 80.0,058 = 17,168 (gam). 1. Viết đúng PTHH cho 0,2.3 = 0,6 điểm. 1,2. Lập được hệ phương trình cho 0,3.2 =0,6 điểm. -Tính đúng kết quả cho 0,1.3 =0,3 điểm. 3. Viết đúng các phương trình cho 0,15.4 = 0,6 điểm. -Tính đúng kết quả cho 0,4 điểm. Chú ý: Nếu không viết được phương trình phản ứng (2) thì chỉ cho cả bài này 0,2 điểm. Câu 4 ( 2,5 điểm ). 1. -1 mol X phản ứng vừa hết với 4 mol H2 (Ni, t0) chứng tỏ trong X có tổng số 4 liên kết đôi. -1 mol X phản ứng vừa hết với 1 mol Br2 trong dung dịch chứng tỏ trong 4 liên kết đôi của X có 1 liên kết đôi linh động hơn 3 liên kết đôi còn lại. ắ Như vậy trong X có 3 liên kết đôi bền hơn, 3 liên kết đôi này phải nằm trong vòng liên hợp ( 3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn xen kẽ nhau) đó là vòng benzen. Gốc của vòng benzen là C6H5 -, gốc có 1 liên kết đôi nằm ngoài vòng benzen là CnH2n-1-. CTPT của X có dạng: C6H5-CnH2n-1. Mà CTPT ĐGN của X là (CH)x nên 6 + n = 5 + (2n-1). ắn = 2. ắ X là C8H8 và CTCT của X là (tên gọi của X: Stiren) . 2. a). Theo bài ra ta có: nhh = và nCH< 50%.0,3 = 0,15 (mol) Vì với hỗn hợp khí thì %V = %n. Gọi số mol của CH4 và CnH2n lần lượt là x, y mol ta có các phương trình phản ứng xảy ra: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O. (1) (mol) x x CnH2n + O2 n CO2 + n H2O. (2) (mol) y ny ắn hh = x + y = 0,3 (mol) (I). Có nBaCO= khi hấp thụ sản phẩm vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì chỉ tạo ra muối trung hòa theo phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 ¯ + H2O (3). (mol) x + ny x + ny ắ nBaCO= x + y = 0,5 (mol) (II). Theo bài ra lại có: x ≤ 0,15 (mol) (III). Lấy (I) – (II) được (n-1).y = 0,2 ắ y = Mà x ≤ 0,15 (theo III) nên kết hợp với (I) được y > 0,15 (mol). Như vậy 0,15 < y < 0,3 ắ 0,15 < < 0,3 ắ1,67 < n < 2,33. N có giá trị nguyên nên giá trị thích hợp duy nhất là n = 2. CTPT duy nhất thỏa mãn là C2H4 và CTCT là CH2 = CH2 (Etylen). b. Thay n = 2 vào (I) và (II), giải hệ phương trình này ta được x = 0,1, y = 0,2. Vì trong hỗn hợp khí %V = %n nên: . 1.-Biện luận mỗi ý cho 0,15.2 = 0,3 điểm.-Chỉ ra cách lập pt,CTPT cho 0,5 điểm.-Viết đúng CTCT, gọi tên cho 0,1.2 = 0,2 điểm. 2.Viết đúng 3 pthh cho 0,15.3 = 0,45 điểm.-Lập được hệ phương trình, biện luận cho 0,15.3 = 0,45 điểm.-Tính đúng các kết quả cho 0,2.3 = 0,6 điểm.

File đính kèm:

  • docDe thi GVG Huyen Que VoBac Ninh 0607.doc