Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 692 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 1: Lịch sự, tế nhị thể hiện:

 A. bản thân là người vui vẻ.

 B. sự thành công của bản thân.

 C. sự tôn trọng người giao tiếp với mình.

 D. bản thân lạc quan, yêu đời.

Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về chăm sóc, rèn luyện thân thể?

 A. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể sẽ khoẻ mạnh.

 B. Môn thể thao nào cũng phải tham gia thì mới có sức khoẻ tốt.

 C. Muốn có sức khoẻ tốt cần suốt ngày ở nhà để tránh bụi bẩn do môi trường bị ô nhiễm.

 D. Thường xuyên luyện tập thể dục và kết hợp ăn uống điều độ thì mới có sức khoé tốt.

Câu 3: Lễ độ thể hiện:

 A. cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

 B. cách cư xử gần gũi với người khác.

 C. cách cư xử thân thiện với người khác.

 D. cách cư xử thận trọng trong khi giao tiếp với người khác.

Câu 4: Người ăn nói lễ phép, nhã nhặn là người như thế nào?

 A. Siêng năng. B. Trung thực. C. Lịch sự. D. Tự trọng.

Câu 5: Lịch sự, tế nhị thể hiện thông qua:

 A. cử chỉ, hành động, lời nói. B. cử chỉ và hành động

 C. lời nói và hành động. D. cử chỉ và lời nói.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 692 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ XÃ HỘI MÃ ĐỀ 692 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD 6 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Tiết theo PPCT: 9 Thời gian: 45 phút Ngày KT: 10/11/2020 (Đề thi gồm 02 trang) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan Câu 1: Lịch sự, tế nhị thể hiện: A. bản thân là người vui vẻ. B. sự thành công của bản thân. C. sự tôn trọng người giao tiếp với mình. D. bản thân lạc quan, yêu đời. Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về chăm sóc, rèn luyện thân thể? A. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể sẽ khoẻ mạnh. B. Môn thể thao nào cũng phải tham gia thì mới có sức khoẻ tốt. C. Muốn có sức khoẻ tốt cần suốt ngày ở nhà để tránh bụi bẩn do môi trường bị ô nhiễm. D. Thường xuyên luyện tập thể dục và kết hợp ăn uống điều độ thì mới có sức khoé tốt. Câu 3: Lễ độ thể hiện: A. cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. B. cách cư xử gần gũi với người khác. C. cách cư xử thân thiện với người khác. D. cách cư xử thận trọng trong khi giao tiếp với người khác. Câu 4: Người ăn nói lễ phép, nhã nhặn là người như thế nào? A. Siêng năng. B. Trung thực. C. Lịch sự. D. Tự trọng. Câu 5: Lịch sự, tế nhị thể hiện thông qua: A. cử chỉ, hành động, lời nói. B. cử chỉ và hành động C. lời nói và hành động. D. cử chỉ và lời nói. Câu 6: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Lễ độ giúp cho quan hệ bạn bè cùng lớp trở nên tốt hơn. B. Lễ độ giúp con người sống có văn hóa. C. Chỉ cần lễ độ với những người lớn tuổi. D. Lễ độ thể hiện là người có đạo đức. Câu 7: Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ gọi là: A. Trung thực. B. Siêng năng. C. Tự trọng. D. Kiên trì. Câu 8: Biểu hiện của siêng năng là: A. nhờ bạn làm bài hộ. B. trốn học đi chơi điện tử. C. tự giác làm bài . D. chỉ làm bài khi bị nhắc nhở. Câu 9: Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? A. Tiết kiệm sẽ bị mọi người cho là keo kiệt. B. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động. C. Tiết kiệm làm cho cuộc sống khó khăn. D. Tiết kiệm làm giàu cho người khác. Câu 10: Ý nghĩa của sức khỏe là: A. Sức khỏe là do bẩm sinh, không cần rèn luyện. B. Sức khỏe là vốn quý của con người. C. Sức khỏe là thời gian của con người. D. Con người không cần sức khỏe. Câu 11: Dòng nào dưới đây nói không đúng về ý nghĩa của sức khỏe đối với mỗi người? A. Sức khỏe không quan trọng bằng việc có nhiều tiền. B. Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả. C. Sức khỏe là vốn quý của con người. D. Sức khỏe giúp chúng ta có cuộc sống lạc quan, vui tươi. Câu 12: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ vay tiền tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q? A. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật. B. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình. D. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí. Câu 13: Thế nào là tiết kiệm? A. Tiết kiệm là lấy của người khác để dùng. B. Tiết kiệm là sử dụng của cải hợp lí. C. Tiết kiệm là tiêu sài hoang phí. D. Tiết kiệm là ăn ít, mặc ít. Câu 14: Theo em, siêng năng là: A. làm việc cần cù, tự giác. B. bỏ dở công việc khi khó khăn. C. quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn. D. biết sai những vẫn làm đến cùng. Câu 15: Đâu không phải là hành vi thể hiện sự tiết kiệm? A. Ôn lại bài cũ khi rảnh rỗi. B. Tổ chức sinh nhật linh đình. C. Tái chế giấy báo cũ. D. Để giành tiền ủng hộ người nghèo. Câu 16: Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thể hiện đức tính gì? A. Lịch sự. B. Tiết kiệm. C. Kiên trì. D. Lễ độ. Câu 17: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào? A. Siêng năng sẽ giúp con người tự tin hơn. B. Siêng năng sẽ giúp con người mạnh mẽ hơn. C. Siêng năng sẽ được nhiều người nhờ vả. D. Siêng năng sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống. Câu 18: Thế nào là biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? A. Dành thời gian cả ngày để chơi thể thao. B. Ăn nhiều thịt cá, không ăn rau xanh. C. Ăn nhiều, ngủ nhiều. D. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ. Câu 19: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trên mạng internet. Bạn A là người như thế nào? A. Lười biếng. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Siêng năng. Câu 20: Trong rạp chiếu phim, H ngồi kể lại nội dung bộ phim đang chiếu với người bên cạnh. Em thấy H là người như thế nào? A. H là người thiếu trung thực. B. H là người nói nhiều. C. H là người thân thiện. D. H là người thiếu lịch sự. PHẦN II: TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): a. Thế nào là lịch sự, tế nhị? b. Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị? Câu 2 (1 điểm): Tìm những biểu hiện của tính tiết kiệm trong cuộc sống? Câu 3 (2 điểm): Cho tình huống: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!” a. Em có đồng tình với câu nói của Hải hay không? b. Giả thích vì sao em có thái độ đó? c. Nếu là Hạnh trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_6_ma_de_692_nam_h.doc
Giáo án liên quan