Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 359 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 3: Yêu thương con người là:

 A. sự đồng lòng giữa hai hay nhiều người .

 B. sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác.

 C. quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

 D. sự quan tâm, chia sẻ đến mọi người xung quanh.

Câu 4: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?

 A. Lòng tự trọng. B. Giản dị. C. Khiêm tốn. D. Tiết kiệm.

Câu 5: Câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?

 A. Tiết kiệm B. Trung thực. C. Giản dị. D. Khiêm tốn.

Câu 6: Biểu hiện của sống giản dị là:

 A. Ăn mặc xuề xòa, lòe loẹt. B. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.

 C. Sống khép mình, không giao tiếp với ai. D. Ăn nói cộc lốc, bất lịch sự.

Câu 7: Biểu hiện của đức tính trung thực là:

 A. ăn trộm đồ. B. nói dối.

 C. ăn chặn tiền từ thiện. D. không coi cóp trong giờ kiểm tra.

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện cách sống giản dị?

 A. Không ăn chơi đua đòi.

 B. Mặc đồ giản dị khi đi học.

 C. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.

 D. Không đánh phấn son lòe loẹt không phù hợp với độ tuổi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 359 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ XÃ HỘI MÃ ĐỀ 359 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD 7 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Tiết theo PPCT: 9 Thời gian: 45 phút Ngày KT: 10/11/2020 (Đề thi gồm 02 trang) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan Câu 1: Sống đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Được mọi người yêu quý. B. Không được sự tin cậy từ những người. C. Mất thời gian, tốn công sức. D. Bị mọi người xa lánh. Câu 2: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào? A. Đức tính tiết kiệm. B. Đức tính thật thà. C. Đức tính khiêm tốn. D. Đức tính trung thực. Câu 3: Yêu thương con người là: A. sự đồng lòng giữa hai hay nhiều người . B. sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác. C. quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.. D. sự quan tâm, chia sẻ đến mọi người xung quanh. Câu 4: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ? A. Lòng tự trọng. B. Giản dị. C. Khiêm tốn. D. Tiết kiệm. Câu 5: Câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ? A. Tiết kiệm B. Trung thực. C. Giản dị. D. Khiêm tốn. Câu 6: Biểu hiện của sống giản dị là: A. Ăn mặc xuề xòa, lòe loẹt. B. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự. C. Sống khép mình, không giao tiếp với ai. D. Ăn nói cộc lốc, bất lịch sự. Câu 7: Biểu hiện của đức tính trung thực là: A. ăn trộm đồ. B. nói dối. C. ăn chặn tiền từ thiện. D. không coi cóp trong giờ kiểm tra. Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện cách sống giản dị? A. Không ăn chơi đua đòi. B. Mặc đồ giản dị khi đi học. C. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo. D. Không đánh phấn son lòe loẹt không phù hợp với độ tuổi. Câu 9: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người kính nể và yêu quý. B. Mọi người xa lánh. C. Mọi người coi thường. D. Mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 10: Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nói đến đức tính gì ? A. Giản dị. B. Chăm chỉ. C. Tiết kiệm. D. Khiêm tốn. Câu 11: Câu tục ngữ: “Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn” nói lên điều gì? A. Lòng biết ơn B. Tinh thần đoàn kết. C. Lòng trung thành. D. Lòng khoan dung. Câu 12: Sống giản dị là gì? A. tiêu xài hoang phí. B. đua đòi, ăn chơi không phù hợp với độ tuổi. C. sống xa hoa. D. sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Câu 13: Trung thực là gì? A. luôn đúng hẹn. B. luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm C. luôn chấp hành tốt kỉ luật. D. luôn nói đúng sự thật. Câu 14: Bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần bị nhắc nhở nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào? A. V là người không có lòng tự trọng. B. V là người dối trá. C. V là người lười biếng. D. V là người vô cảm. Câu 15: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào? A. Q là người không trung thực. B. Q là người vô cảm. C. Q là người không có lòng tự trọng. D. Q là người vô duyên. Câu 16: Biểu hiện nào không phải của đoàn kết, tương trợ ? A. Cùng nhau làm bài khó. B. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy. C. Gặp người bị nạn bỏ mặc không cứu. D. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn. Câu 17: Trong bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” có đoạn: “Kết niên lại anh em chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết niên lại anh em chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quân thù xây đắp cuộc sống ấm no”. Đoạn hát đó nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ. B. Lòng khoan dung. C. Tôn sư trọng đạo. D. Lòng biết ơn. Câu 18: Biểu hiện của có lòng tự trọng là: A. nói dối thầy cô giáo. B. luôn nói xấu người khác. C. không giữ đúng lời hứa. D. giữ đúng lời hứa. Câu 19: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người: A. sống giản dị. B. có lòng yêu thương mọi người. C. có lòng tự trọng. D. trung thực. Câu 20: Trên đường đi học, M thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, M liền chạy đến và giúp bạn đem xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường cho kịp giờ học. Em thấy M là người như thế nào? A. M là người có lòng trung thành. B. M là người vô tâm. C. M là người dối trá. D. M là người có lòng yêu thương mọi người. PHẦN II: TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (2đ) a. Tự trọng là gì? b. Vì sao mỗi người cần phải có lòng tự trọng? Câu 2 (1đ): Em hãy thử lấy một chiếc đũa rồi bẻ, sau đó lấy mười chiếc đũa bó lại rồi bẻ xem sao. Em hãy giải thích vì sao bẻ một chiếc đũa thì được, còn bẻ một bó đũa thì rất khó? Câu 3 (2đ): Cho tình huống: Hồng và Lan học cùng lớp, Hồng giỏi Toán còn Lan giỏi văn. Vì thế, khi đến giờ kiểm tra hay làm bài tập Toán, Hồng cho Lan chép bài còn đến giờ kiểm tra Văn, Lan cho Hồng chép bài. Em có nhận xét gì về việc làm của Hồng và Lan. Vì sao? Nếu là Hồng hoặc Lan, em sẽ làm gì?

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_7_ma_de_359_nam_h.doc