Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 1: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì?

 A. Gây mâu thuẫn, căng thắng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

 B. Các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.

 C. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.

 D. Các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.

Câu 2: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em thấy làm thế nào là hợp lí?

 A. Động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài.

 B. Không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp.

 C. Làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích.

 D. Làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được.

Câu 3: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần:

 A. chấp nhận phần thua thiệt về mình. B. thấy mâu thuẫn, căng thắng thì tránh đi.

 C. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng. D. biết lắng nghe và tôn trọng người khác.

Câu 4: Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần :

 A. chạy đua vũ trang để bảo vệ hoà bình.

 B. dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

 C. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

 D. giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại thay cho đối đầu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ XÃ HỘI Mã đề 132 32001 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN GDCD 9 Tuần 9 – Năm học: 2020 – 2021 Ngày kiểm tra: 03/11/2020 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan. Câu 1: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì? A. Gây mâu thuẫn, căng thắng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. B. Các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn. C. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt. D. Các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ. Câu 2: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em thấy làm thế nào là hợp lí? A. Động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài. B. Không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp. C. Làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích. D. Làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được. Câu 3: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần: A. chấp nhận phần thua thiệt về mình. B. thấy mâu thuẫn, căng thắng thì tránh đi. C. luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng. D. biết lắng nghe và tôn trọng người khác. Câu 4: Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần : A. chạy đua vũ trang để bảo vệ hoà bình. B. dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. C. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. D. giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại thay cho đối đầu. Câu 5: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài. B. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc. C. Tôn trọng nên văn hoá của các dân tộc. D. Tham gia cuộc thi viết thư UPU do nhà trường phát động. Câu 6: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở : A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt. B. bình đẳng cùng có lợi. C. cá lớn nuốt cá bé. D. không bên nào có lợi. Câu 7: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, trong trường hợp đó em thấy làm thế nào là hợp lí? A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra. Câu 8: Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất: A. chí công vô tư B. tự chủ. C. tự giác, sáng tạo. D. khoan dung. Câu 9: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về chí công vô tư? A. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện chí công vô tư. B. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. C. Chí công vô tư không còn phù hợp trong xã hội hiện nay. D. Sống chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân. Câu 10: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Chỉ làm những việc đã được phân công. B. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. C. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp đề không bị phê bình. D. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. Câu 11: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về dân chủ và kỉ luật? A. Dân chủ và kỉ luật là hai phạm trù không thể song song cùng tồn tại. B. Kỉ luật sẽ làm hạn chế quyền dân chủ của mỗi người. C. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể. D. Học sinh lớp 9 không thể phát huy quyền dân chủ vì các em chưa đủ 18 tuổi. Câu 12: Người chí công vô tư là người luôn sống: A. gió chiều nào, xoay chiều nấy. B. ích kỉ, hẹp hòi. C. công bằng, chính trực. D. mánh khoé, vụ lợi. Câu 13: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư? A. Luôn nhiệt tình, vô tư giúp đỡ các bạn trong, lớp. B. Chuyên tâm vào học tập, không tham gia các hoạt động của lớp. C. Chỉ giúp đỡ những bạn chơi thân với mình. D. Không phê bình các bạn trước lớp vì cho rằng như thế là thiểu tôn trọng bạn. Câu 14: Người tự chủ là người biết làm chủ: A. tình cảm của mình đề chi phối người khác. B. hành vi của mình và của người khác. C. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. D. suy nghĩ của mình và của người khác. Câu 15: Khi kiểm tra bài tập về nhà của các bạn, T phát hiện K (bạn thân của mình) chưa làm bài tập. Nếu là T, em sẽ xử sự như thế nào đề thể hiện chí công vô tư? A. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc K chưa làm bài tập. B. Thẳng thắn nhắc nhở K và báo cáo trung thực với cô giáo. C. Cho K chép bài và báo cáo với cô bạn đã làm đủ bài tập. D. Khuyên K giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô giáo. Câu 16: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là : A. đối tác. B. hợp tác C. giúp đỡ. D. chia sẻ. Câu 17: Việc làm nào dưới đây vi phạm kỉ luật? A. Làm bài tập đây đủ trước khi đến lớp. B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp. C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài. D. Không làm bài tập về nhà. Câu 18: Biểu hiện của người biết tự chủ là: A. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc. B. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp. C. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình. D. luôn làm theo ý kiến của người khác. Câu 19: Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ: A. đối đầu thay đối thoại. B. đối tác kinh tế. C. bạn bè thân thiện. D. mâu thuẫn, xung đột. Câu 20: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính: A. kỉ luật. B. năng động. C. tự chủ. D. sáng tạo.-------------- II. Phần tự luận ( 5 điểm) Câu 1 (2đ): a. Hợp tác là gì? b. Tại sao hợp tác là xu hướng mang tính tất yếu trong xã hội hiện nay? Câu 2 (1đ): Để trở thành người chí công vô tư mỗi học sinh cần phải làm gì? Câu 3 (2đ): Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Dũng rủ Hòa và thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm. a. Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không? b. Vì sao? c. Nếu là Hòa trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_132_nam_h.doc
Giáo án liên quan