Chưa bao giờ có một ngày đẹp như thế để thả diều! Chúng tôi đứa nào cũng cột
đến mấy vòng dây vào tay vậy mà diều vẫn bay cao. Thật là hào hứng được chạy với
những cánh diều liệng qua phải, qua trái và ngắm nhìn những cánh diều uốn lượn trên
bầu trời. Chúng tôi viết những nguyện ước lên những mẩu giấy và quấn chúng lên sợi
dây. Chầm chậm nhưng không ngừng, chúng leo lên đến tận cánh diều. Chắc là mọi
điều ước sẽ thành hiện thực.
Ngay cả các ông bố cũng buông cày và chơi diều cùng chúng tôi. Rồi đến các bà
mẹ cười khúc khích như còn độ tuổi đi học. Tóc các bà tung khỏi búi và thả lọn trên
má. Có một lần tôi nhìn mẹ tôi và nghĩ: mẹ nom thật đẹp, dù đã hơn bốn mươi.
Ngày hôm ý, trên đỉnh đồi, giờ giấc đã trôi đi đâu. Không còn thời gian, chỉ còn
những ngọn gió ngọc ngà. Mọi người như thoát ra khỏi con người thường ngày. Các
bậc cha mẹ quên đi vẻ đĩnh đạc và công việc của người lớn. Bọn nhỏ chúng tôi thì
quên đi những cuộc cãi và nhỏ nhoi và tính hiếu thắng. Tôi mơ hồ nghĩ: Có lẽ cõi
thiên đàng cũng giống như thế này thôi.
Theo FRAN-XÍT PHAO-LƠ
Chú thích: Thiên đàng: là thế giới tưởng tượng đầy hạnh phúc.
Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc
làm theo yêu cầu của bài tập.
1. Thời tiết ngày thả diều như thế nào?
a. Đó là một ngày đẹp hiếm có.
b. Đó là ngày nguyện ước gửi lên cánh diều sẽ thành hiện thức.
c. Đó là ngày không còn thời gian, chỉ còn những ngọn gió ngọc ngà.
2. Đoạn 1 của câu chuyện tả cảnh gì?
a. Tả cảnh trẻ em hào hứng chơi diều trong ngày chưa từng có.
b. Tả thiên nhiên, thời tiết nắng, gió và ngày thả diều.
c. Tả màu sắc của những cánh diều chở ước mơ.
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Ái Mộ A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A
Họ và tên:
Lớp: 5 .
Thứ ngày tháng năm 2018.
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
(KIỂM TRA ĐỌC)
Năm học 2018 - 2019
(Thời gian làm bài: 30 phút)
Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên
.
..................
GV chấm
Đọc hiểu:
I. Đọc thành tiếng (3 điểm).
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm).
* Đọc thầm câu chuyện sau:
NGÀY THẢ DIỀU
Chưa bao giờ có một ngày đẹp như thế để thả diều! Chúng tôi đứa nào cũng cột
đến mấy vòng dây vào tay vậy mà diều vẫn bay cao. Thật là hào hứng được chạy với
những cánh diều liệng qua phải, qua trái và ngắm nhìn những cánh diều uốn lượn trên
bầu trời. Chúng tôi viết những nguyện ước lên những mẩu giấy và quấn chúng lên sợi
dây. Chầm chậm nhưng không ngừng, chúng leo lên đến tận cánh diều. Chắc là mọi
điều ước sẽ thành hiện thực.
Ngay cả các ông bố cũng buông cày và chơi diều cùng chúng tôi. Rồi đến các bà
mẹ cười khúc khích như còn độ tuổi đi học. Tóc các bà tung khỏi búi và thả lọn trên
má. Có một lần tôi nhìn mẹ tôi và nghĩ: mẹ nom thật đẹp, dù đã hơn bốn mươi.
Ngày hôm ý, trên đỉnh đồi, giờ giấc đã trôi đi đâu. Không còn thời gian, chỉ còn
những ngọn gió ngọc ngà. Mọi người như thoát ra khỏi con người thường ngày. Các
bậc cha mẹ quên đi vẻ đĩnh đạc và công việc của người lớn. Bọn nhỏ chúng tôi thì
quên đi những cuộc cãi và nhỏ nhoi và tính hiếu thắng. Tôi mơ hồ nghĩ: Có lẽ cõi
thiên đàng cũng giống như thế này thôi.
Theo FRAN-XÍT PHAO-LƠ
Chú thích: Thiên đàng: là thế giới tưởng tượng đầy hạnh phúc.
Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc
làm theo yêu cầu của bài tập.
1. Thời tiết ngày thả diều như thế nào?
a. Đó là một ngày đẹp hiếm có.
b. Đó là ngày nguyện ước gửi lên cánh diều sẽ thành hiện thức.
c. Đó là ngày không còn thời gian, chỉ còn những ngọn gió ngọc ngà.
2. Đoạn 1 của câu chuyện tả cảnh gì?
a. Tả cảnh trẻ em hào hứng chơi diều trong ngày chưa từng có.
b. Tả thiên nhiên, thời tiết nắng, gió và ngày thả diều.
c. Tả màu sắc của những cánh diều chở ước mơ.
3. Câu nào dưới đây miêu tả sự hào hứng của các bạn nhỏ chơi diều?
a. Chúng tôi đứa nào cũng cột mấy vòng dây vào tay mà diều vẫn bay cao.
b. Chầm chậm nhưng không ngừng, những cuộn giấy ghi nguyện ước leo lên đến tận cánh diều.
c. Thật hào hứng được chạy với những cánh diều liệng qua phải, qua trái và ngắm
những cánh diều uốn lượn trên bầu trời.
4. Các ông bố, bà mẹ hào hứng chơi thả diều như thế nào?
a. Họ viết nguyện ước lên những mẩu giấy, quấn chúng lên sợi dây.
b. Các ông bố buông cày cùng chơi diều, các bà mẹ tóc tung khỏi búi, cười khúc
khích như còn độ tuổi đi học.
c. Các bà mẹ làm như các con, cột mấy vòng dây vào tay để thả cho diều bay cao.
5. Nội dung của đoạn 3 là gì?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
6. Theo em, vì sao nhớ về ngày thả diều, tác giả nghĩ “Cõi thiên đàng cũng giống
như thế thôi”?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
7. Từ in đậm nào dưới dây được dùng với nghĩa gốc?
a. Cánh diều liệng qua phải, qua trái.
b. Màn đêm buông xuống.
c. Giờ giấc đã trôi đi đâu.
8. Từ in đậm nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
a. Cánh diều liệng qua phải, qua trái.
b. Cánh diều uốn lượn trên bầu trời.
c. Giờ giấc đã trôi đi đâu.
9. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột Đúng – Sai (Đ – S). Nếu sai sửa lại cho đúng.
Các từ in đậm trong từng cặp từ ngữ sau có mối quan hệ với nhau về nghĩa:
Cặp từ Mối quan hệ về nghĩa Đ - S Sửa lại
a. ngôi sao – sao thuốc là 2 từ đồng âm .
b. cỏ non – non gan là 1 từ nhiều nghĩa .
c. thong thả – khoan thai là 2 từ trái nghĩa .
10. a) Gạch chân dưới những từ không thuộc nhóm từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên:
a.1. đất, nước, không khí, đồi, nhà máy, cây cối, bầu trời.
a.2. mây, mưa, gió, bão, ầm ầm, chớp, nắng.
b) Từ “cháu” trong mỗi câu sau chỉ ai (người nói hay người nghe)?
b.1. Cháu là con của mẹ Lan Anh ạ.
Cháu chỉ
b.2. Cháu là con của mẹ Lan Anh, phải không?
Cháu chỉ
PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2018 - 2019
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
(KIỂM TRA VIẾT)
Thời gian làm bài: 55 phút
I. Chính tả: (2 điểm)
Giáo viên đọc cho HS viết bài trong thời gian khoảng 15 phút.
Bâng khuâng vào thu
Chớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non
căng tràn hương sữa. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian
trong ngần của buổi sớm mai
Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng
tháng tám hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghịch ngợm, nhớ nôn nao tiếng bài
giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rừng rực sắc
hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp
(Theo Nguyễn Thị Duyên)
II/ Tập làm văn (8 điểm ) - 40 phút :
Đề bài: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Bầu trời như được giội
rửa. Ánh sáng dát vàng lên hoa lá. Không khí đầy hương thơm, chim chóc lích
chích, véo von. Tất cả đều như có sức sống mới.
Em đã từng được chứng kiến cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa đẹp và đáng yêu
như thế nào, hãy tả lại.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_i_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2018_2019_truo.pdf