1) Dãy các hợp chất nào dưới đây trong phân tử chỉ có liên kết ion?
A. Na2O, MgCl2, Al2O3. B. CaO, HNO3, SO2.
C. K2O, AlCl3, CO2. D. Al2O3, CO2, H2SO4 .
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì 1 hóa 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẶNG HUY TRỨ - TTHUẾ 2008
Dãy các hợp chất nào dưới đây trong phân tử chỉ có liên kết ion?
A. Na2O, MgCl2, Al2O3. B. CaO, HNO3, SO2.
C. K2O, AlCl3, CO2. D. Al2O3, CO2, H2SO4 .
Hòa tan 0,6g kim loại thuộc nhóm IIA vào H2O thu được 0,336(l) khí(đktc). Kim loại đó là:
A. Ba (= 137) B. Ca (= 40)
C. Na (= 23) D. K (= 39)
Anion X - có 116 hạt gồm proton, electron và nơtron. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Số khối của nguyên tử X bằng:
A. 82. B. 80. C. 81. D. 79.
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử
B. Số khối của nguyên tử bằng tổng số proton và nơtron.
C. Điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số electron có trong nguyên tử
D. Nguyên tố hoá học gồm những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Cation X2+ có cấu hình e: 1s22s22p6, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA. B. Chu kỳ 3, nhóm IIA.
C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA. D. Chu kỳ 2, nhóm VIA.
Ion X2- có 18 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất và hiđroxyt cao nhất của X là công thức nào sau đây?
A. X2O7 , HXO4 B. X2O, H2XO4
C. X2O7 , X(OH)4 D. X2O, HXO4
Cho các giá trị độ âm điện: Na (0,93); Li (0,98); Mg (1,31); Al (1,61); P (2,19); S (2,58); Br (2,96) và N (3,04). Các nguyên tử trong phân tử nào dưới đây liên kết với nhau bằng liên kết ion?
A. LiBr B. AlN C. Na3P D. MgS
Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. Nguyên tử X có:
A. 13 electron,13 nơtron B. 15 proton, 16 electron.
C. 14 proton, 13 electron D. 15 proton, 16 nơtron.
Liên kết cộng hoá trị là liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một electron chung. B. sự cho-nhận electron.
C. một cặp electron chung. D. một hay nhiều cặp electron chung.
Một nguyên tố hoá học có nhiều loại nguyên tử có nguyên tử khối khác nhau vì lý do nào sau đây?
A. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau số electron.
B. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau số proton.
C. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron.
D. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau số electron.
Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ có tổng số proton trong hạt nhân hai nguyên tố là 25. Vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:
A. Chu kỳ 3, các nhóm IA và IIA. B. Chu kỳ 2, các nhóm IIA và IIIA.
C. Chu kỳ 3, các nhóm IIA và IIIA. D. Chu kỳ 2, các nhóm IVA và VA.
Cho 1,44 gam hỗn hợp gồm kim loại M (có hoá trị cao nhất bằng 2) và oxit của nó MO với số mol bằng nhau tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (ở đktc) thu được là 0,224 lít. Kim loại M có nguyên tử khối bằng
A. 40. B. 64. C. 24. D. 137.
Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron [He]2s22p3. Công thức của hợp chất khí với hydro và công thức oxyt cao nhất là:
A. RH4, RO2 B. RH2, RO3.
C. RH5 , R2O3 D. RH3, R2O5
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện trong nguyên tử A là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt bằng:
A. 13 và 17. B. 17 và 21. C. 13 và 15. D. 17 và 19.
Nguyên tử của một nguyên tố được cấu tạo bởi 193 hạt (proton, nơtron, electron). Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31 hạt. Số nơtron số khối A của nguyên tử trên lần lượt là :
A. 56 ; 146 B. 81 ; 145 C. 81 ;137 D. 137 ; 8
Trong tự nhiên Bo có 2 đồng vị: . Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,81 thì % các đồng vị tương ứng:
A. 19 và 81 B. 45,5 và 54,5 C. 27 và 73 D. 22 và 78
Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + KI + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + I2 + H2O.
Hệ số cân bằng của các chất phản ứng lần lượt là:
A. 4,5,8 B. 2,10, 8 C. 3,7,5. D. 2,8,6
Cho phương trình hoá học: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO.
Trong phản ứng trên, NO2 có vai trò gì?
A. Không là chất khử cũng không là chất oxi hoá. C. Là chất khử.
B. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. D. Là chất oxi hoá.
Cho ký hiệu nguyên tử , nguyên tử X có:
A. 12 prôton, 12 electron B. 11 prôton, 12 eletron
C. 11 electron, 12 notron D. 11 proton, 11 notron
Xét 3 nguyên tố X(Z=3); Y(Z=7) ; Z(Z=19). Chiều giảm dần tính kim loại là
A. X > Z > Y B. Y > X > Z
C. X > Y > Z D. Z > X > Y
Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron là :
(X) : 1s22s1 (Y): 1s22s2 (Z): 1s22s22p1
Tính bazơ của các hydroxyt được xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH B. XOH < Y (OH)2 < Z (OH)3
C. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH D. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2
Cho 11,4 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí hidro (đktc). Các kim loại đó là:
A. Ca và Sr. B. Be và Mg.
C. Mg và Ca. D. Sr và Ba.
Trong một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử giảm dần thì
A. tính kim loại giảm dần.
B. tính axít của hydroxyt tương ứng giảm dần.
C. hóa trị cao nhất với oxi tăng dần.
D. bán kính nguyên tử giảm dần.
Biết số Avogadro bằng 6,022.1023. Số nguyên tử hydro có trong 1,8 gam H2O là:
A. 3,011.1023. B. 1,2044.1023.
C. 6,022.1023 D. 0,6022.1023.
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nào sau đây không đúng:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s1
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Tinh thể kim loại có ánh kim, có tính dẻo, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt.
B. Tinh thể phân tử thường mềm, xốp, có nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.
C. Liên kết trong tinh thể ion là lực hút tĩnh điện rất bền.
D. Liên kết trong tinh thể nguyên tử là tương tác vật lý kém bền.
Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì :
A. Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần
B. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần
C. Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần
D. Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần
Một nguyên tố có công thức oxyt cao nhất là R2O7, nguyên tố này tạo với hiđro một chất khí trong đó hiđro chiếm 0,78% về khối lượng. R là :
A. F (=19). B. Cl (= 35,5)
C. Br (=80) D. I (=127)
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử ?
A. 2HgO → 2Hg + O2 B. 2Na + H2O → 2NaOH + H2.
C. 2Fe(OH)3 → 2Fe2O3 + 3H2O. D. 2Fe + 3Cl2 → 3FeCl3
File đính kèm:
- Dang Huy Tru 2 De thi hoc ki 1 hoa 10.doc